Bài III wien là NƠi phát huy đỨc tin thưỢng đẾ Wien là trái tim của Đế chế La Mã thần thánh dưới triều đại Habsburg (Áo)



tải về 55.56 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích55.56 Kb.
#10651
Bài III- ***WIEN LÀ NƠI PHÁT HUY ĐỨC TIN THƯỢNG ĐẾ
* Wien là trái tim của Đế chế La Mã thần thánh dưới triều đại Habsburg (Áo).

"Đế chế La Mã thần thánh" còn được gọi là Thánh chế La Mã (Heiliges Romisches Reich, Holy Roman Empire) là đế chế mà thần dân chủ yếu là người Đức và do vương hầu người Đức cai trị. Lảnh thổ của Đế chế tập trung vào vương quốc của Đức và bao gồm nhiều lảnh thổ lân cận.

Đế chế nầy thành hình vào năm 962 từ vương quốc Frank Đông của dòng họ Karoling, dưới quyền cai trị của Otto I Đại đế (962-973). Qua đến triều đại Otto II, con của Otto I, đăng quang ngày 25/12/967, là Vua nước Đức, và được Giáo hoàng Giovani XIII tấn phong làm Hoàng đế La Mã thần thánh đầu tiên vào năm 961. Danh hiệu Hoàng đế La Mã thần thánh (Rominish Deutscher Kaiser) là một danh hiệu để chỉ những người cai trị vừa là Vua Đức, vừa là tước hiệu Hoàng đế (Imperator) được Giáo Hoàng tấn phong, có nhiệm vụ trọng yếu là bảo vệ cho Giáo hội Công giáo La Mã. Thật ra, ban đầu các Quý tộc người Đức gọi là tuyển hầu, bầu ra một người làm Vua nước Đức, sau đó người nầy được trao vương miện bởi Giáo hoàng, để trở thành Hoàng đế. Vị Hoàng đế nầy có tư cách Thánh hoàng. Nhưng kể từ sau lần đăng quang của Hoàng đế Karl V (2/1530), tất cả Hoàng đế kế tiếp đều là Hoàng đế được bầu do thiếu sự phong ngôi của Giáo Hoàng, nhưng vẫn gọi là Hoàng đế. Thường cũng có sự tranh cải và mâu thuẩn giữa Hoàng đế và Giáo Hoàng. Đừng lầm lộn Đế chế La Mã thần thánh chỉ là một siêu Quốc gia có tính cách thần quyền với Đế quốc La Mã thực sự của Vương quyền Ý ở La Mã.

Trải qua gần 1000 năm, Đế chế nầy được lảnh đạo bởi các Vị Hoàng đế, theo thời gian lần lượt qua các triều đại, của nhiều dòng họ khác nhau. Bắt đầu là Triều đại Otto (Saxon- 962-1024), rồi trải qua nhiều triều đại khác kế tiếp nhau, cho đến triều đại nhà Habsburg (được bầu Hoàng đế Đế chế La Mã thần thánh năm 1440-chấm dứt năm 1806, tức 360 năm) , tức là dòng họ Habsburg của vương triều Áo. Áo là trung tâm và Wien là con tim của Đế chế La Mã thần thánh của dòng họ Habsburg . Dòng họ Habsburg do vua người La Mã là Rudolf I sáng lập năm 1273. Triều đại nầy từ năm 1278 tới năm 1526, mở rộng lảnh thổ thành một Đại công quốc.Từ năm1440, triều đại Habsburg nào cũng đạt danh hiệu Hoàng Đế La Mã thần thánh. Đế chế nầy tan rã vào năm 1806, khi Hoàng đế Franz II của Đế chế La Mã thần thánh, vào năm 1804, từ bỏ vương miện Hoàng đế của Đế chế để tự ý trở thành Hoàng đế của nước Áo.

Từ năm 1157, Đế chế nầy có tên là Sacrum Romanum Imperium (Holy Roman Empire). Chữ "thần thánh" (sacrum, Holy) được dùng lần đầu tiên vào năm 1157 để ghép vào tên của Đế chế. Còn chữ "La Mã" có ý nghĩa các Hoàng đế La Mã thần thánh (người Đức), như là những người thừa kế danh hiệu Hoàng đế của Đế quốc La Mã ngày xưa, đã bị phế bỏ từ năm 480. Trong thế kỷ 15-16 danh hiệu được bổ sung thêm là "Đế chế La Mã thần thánh Dân tộc Đức" (Heiliges Romisches Reich Deutscher nation). Vào thời kỳ thịnh vượng, Đế chế nầy gồm một lảnh thổ rộng lớn của các nước Đức, Áo, Thụy sĩ, miền đông nước Pháp, Bỉ, Hà Lan, miền Tây Ba lan, Cộng hòa Séc và Ý hiện nay. Đế chế nầy suy tàn vào năm 1806. Dưới triều đại Habsburg, các Hoàng đế đóng đô ở Wien, thủ đô Áo hiện nay. Đế chế La Mã thần thánh không là một Liên Bang, hay là một Liên Minh các quốc gia, mà là một siêu Quốc gia, chưa từng phát triển thành hình thức một Quốc gia. Không do một tập đoàn nào cai trị, Đế chế La mã thần thánh chỉ có Hoàng đế do các tuyển hầu (elector) bầu ra,và được Giáo hoàng ở La Mã công nhận. Hoàng đế (Romisch Deutscher Kaiser) không có cai trị. Các tuyển hầu có quyền bầu Hoàng đế mà cũng không có quyền cai trị. Chính các công quốc trong Đế chế có quyền cai trị công quốc của mình, có Hoàng đế riêng, cha truyền con nối

Đế chế La Mã thần thánh là một thế giới Thiên chúa giáo, theo truyền thống Thiên chúa giáo, giữ truyền thống đạo đức, dưới sự lảnh đạo của các giáo sĩ dòng Tên. Các nghi lễ truyền thống ở đây được tổ chức rất trong đại, nghiêm trang, các vị giáo sĩ mong muốn người dân và cả quân vương phải sống đạo đức và biết kính trọng Đức Chúa Trời. Họ tin rằng, mọi chuyện đã được định đoạt bởi Thượng đế, các đấng quân vương phải biết chăm chỉ cầu nguyện để Thượng đế soi sáng và giúp đở họ. Trải qua gần một thế kỷ, 3 vị Hoàng đế Leopold I (1640-1705), Joseph I (1705-1711) và Karl V (1711- 1740) đều cho rằng việc quản trị hành chánh chỉ là thứ yếu, so với đức tin vào Thượng đế và sự ủng hộ của Thiên chúa giáo (viết theo Wikipedia).

* Wien là nơi thể hiện Giáo quyền của Thiên chúa giáo La Mã..

Theo Wikipedia, toàn quốc Áo có 73,6% theo Thiên chúa giáo La Mã. Nói riêng ở Wien, có 49,2% theo Thiên chúa giáo La Mã, 7,8% theo Hồi giáo, 6 % theo Chính thống giáo, 4,7% theo Tin Lành, 0,5% theo Do Thái giáo, 0, 5% theo Giáo hội Công giáo cổ, 5,7% theo các tôn giáo khác (Phật giáo rất ít), 25,6% không theo tôn giáo nào. Ảnh hưởng của Hồi giáo thể hiện ở vài nhà thờ, như Vương cung Thánh đường ST. Stephen, và nhà thờ Karl...có nửa bán cầu màu xanh ở trên đỉnh tháp.



Vì Wien là trái tim của Đế chế La Mã thần thánh dưới triều đại Nhà Habsburg, nên ở Wien có rất nhiều nhà thờ hùng vĩ và tráng lệ, theo nhiều phong cách kiến trúc khác nhau của nhiều thời kỳ cùng tồn tại ở đây. Khách du lịch đến Wien, ngoài việc tham quan các thắng cảnh, các lầu đài, các cung điện, các tòa nhà hiện đại, không thể không đến tham quan và tìm hiểu các nhà thờ ở đây, vì mỗi nhà thờ có một nét đẹp cổ kín riêng và một lịch sử khác nhau, phản ảnh văn hóa và lịch sử nước Áo của từng thời kỳ.

Như trên tôi đã nói tới Vương cung Thánh đường ST. Stephen hoành tráng trong khu phố cổ, đã được UNESCO công nhận là một di sản văn hóa thế giới, được xây dựng từ thế kỷ 13 và được tu bổ vào những thời kỳ sau đó, mang phong cách kiến trúc gothic( chủ yếu tháp nhọn vượt cao lên), pha lẫn La Mã ( kiến trúc nặng nề đồ sộ). Nhà thờ nầy là một trong 10 nhà thờ đẹp nhất châu Âu, dù cho tới nay có chỗ vẫn chưa hoàn thành. Kế đến là nhà thờ ST. Charles Borromeo (ST. Charles Borromeo church, Karlskirche) là nhà thờ theo kiến trúc Baroque cổ nhất ( xem giải thích ở đoạn dưới). Nó được xây cất do lời hứa của vua Charles VI vào năm 1713, để mừng bệnh dịch càn quét thành phố đã chấm dứt. Nhà thờ được xây dựng năm 1716 và hoàn thành năm 1739, cao 55m, rộng 40m. Tháp giữa của nhà thờ hình trụ tròn cao 72m gồm cả vòm hình nửa bầu dục ở trên, và trên hết là Thánh giá, biểu hiệu Giáo quyền. Ở mặt tiền và ở 2 bên cửa chính có 2 cột hình trụ có hình chạm nổi và đường vòng xoắn ốc từ dưới lên trên, cao 33m, ở trên cũng có 2 vòm bán cầu, trên cùng được chụp lên bởi vương miện và các con ó biễu hiệu Vương quyền của triều đại Habsburg. Có nghĩa là Giáo quyền đứng trên Vương quyền. Ở mặt trước, có 6 cây cột, và 2 bức tượng ở 2 bên trông giống như Đền thờ Hy lạp. Nhà thờ Votive (Votivkirche), được xây dựng từ 1855 đến 1879 theo phong cách Tân - gothic nổi bật nhất ở Wien, có 2 tháp cao 100m ở 2 bên cửa ra vào, gợi ý từ nhà thờ ở Pháp. Nhà thờ Am Hof (Am Hof church, Church of the nine choirs of Angels) ở quảng trường Am Hof được xây dựng từ năm 1386 đến 1403, theo phong cách La Mã (nặng nề, vững chắc và đồ sộ). Thế kỷ 16, nhà thờ nầy chuyển cho dòng Tên (Jesuits). Thế kỷ 17, nhà thờ nầy sữa lại theo kiến trúc Baroque. Nơi đây đã xảy ra nhiều biến cố lịch sử trọng đại, như năm 1804, vua Franz I tuyên bố ở đây, sẽ đăng quang làm Hoàng đế Áo quốc. Hai năm sau (1806), Đế chế La Mã thần thánh cáo chung. Nhà thờ ST Michael (Michaelerkirche) ở quảng trường Michael square (Michaelerplatz) được xây dựng lần đầu vào thế kỷ 1, được trùng tu vào cuối thế kỷ 18. Nhà thờ Augustines (Augustinerkirche), được xây dựng theo phong cách gothic, vào thế kỷ 14. Nhà thờ nầy tiếp nhận nhiều biến cố tôn giáo trọng đại, như đám cưới của Nữ hoàng Maria Theresa và Franz Stephan von Lothingen vào năm 1736, của Franz Joseph và Sissi vào năm 1854, của Thái tử Rudolf và Công chúa Stephanie's vào năm 1810, và ngay cả đám cưới của Hoàng đế Napoléon của Pháp với Công chúa Áo Marie Louise. Nhà thờ Maria am Gestade church, theo kiến trúc gothic, được xây dựng giữ thế kỷ 14 và 15, để thế nhà thờ củ xây dụng vào thế kỷ 12. Ngày nay nhà thờ nầy được nhiều người biết đến. Nhà thờ ST. Rupert' s church (Ruperchtskirche là nhà thờ xưa nhất ở Wien, tạo dựng năm 740 bởi giáo phận Salzburg, được tu bổ vào năm 1161. Ở ngoài nhà thờ nầy phía trước mặt và 2 tháp chuông theo kiến trúc La Mã, còn phía trong là sự phối hợp các yếu tố của kiến trúc La Mã, gothic và Thời kỳ Phục hưng. Nhà thờ Greek's church (Griehenkirche) là nhà thờ của Chính thống giáo, được xây dựng từ 1782 và 1787, mặt tiền theo phong cách Byzantine, xây năm 1858. Nhà thờ Capuchins (Capuchins church, Kapuzinerkirche) ở gần quảng trường New Market (Neuer Markt square) là một kiến trúc đơn giản và khiêm tốn của thế kỷ 17, dùng an táng 12 vị Hoàng đế và 19 vị Hoàng hậu và công chúa của dòng họ Habsburg. Trong số nầy có vua Franz Joseph I và Hoàng hậu Sissi. Ở quảng trường nầy, Nữ hoàng Maria Theresa có cho xây Fountain of Providence, vào năm 1739. Nhà thờ Leopold church (kirche Am Steinhof) rất đẹp, nằm trong bệnh viện tâm thần, trên ngọn đồi nhìn xuống TP Wien, thiết kế bởi Otto Wagner vào 1905 - 1907, là công trình kiến trúc baroque nổi tiếng thời hiện đại. Nhà thờ ST. Peter (Peterskirche) xây dựng bởi vua Charlemagne vào khoảng năm 792, để tưởng niệm cuộc chiến thắng quân Avars, được trùng tu lại vào thế kỷ 18.

Peterkirche nằm trên phố Graben, xây dựng theo kiến trúc Baroque của đầu thế kỷ XVIII. Khu nầy ngày xưa ( thế kỷ 12) là cái hố (Graben),vào thế kỷ 18, dưới triều Maria Theresa, nó là đường huyết mạch của Thủ đô Wien. Ngày nay nó là khu phố sầm uất và thanh lịch nhất của Wien. Vào đầu năm 1687, Vua Leopold I ra lệnh xây tượng đài tưởng niệm có tính cách huyền bí, gọi là Column of the Plague ( Pestsaule), để tỏ lòng biết ơn nhờ Thánh Thần bệnh dịch đã chấm dứt . Qua nhiều sự kiện lịch sử nói trên cho thấy các Vua triều đại Habsburg đều tin tưởng Thánh thần hộ trì. Lần thứ hai trở lại tham quan khu phố cổ, Sarah có dẫn chúng tôi ngang qua nhà thờ và đi loanh quanh trong khu phố nầy. Phía trước nhà thờ là nơi đậu xe ngựa để du khách thuê đi dạo Khu phố. Phố Graben hợp với 2 phố Karntnerstrasse và Kohlmart thành một khu ồn ào và nhộn nhịp, là khu dành cho người đi bộ của Thành phố Wien. Ở khu nầy, chúng tôi thấy nhiều cửa hàng sang trọng và thời trang. Những quán cà phê tao nhả của thành phố , những quán rượu thanh lịch, khung cảnh nhộn nhịp của các quán ăn dài theo lề đường và giữa đường, cùng với đông đảo người qua lại chen chúc trên đường là đặc điểm của khu Graben. Quán cà phê và quán rượu ở khu phố nầy là đặc điểm của văn hóa Wien.

Cũng nên biết qua , do chánh sách của Giáo hội Thiên chúa La Mã chống lại sự cải cách của Đạo Tin Lành vào thế kỷ 16, làm vô tình sinh ra nghệ thuật Baroque nói chung và kiến trúc Baroque nói riêng, trong khi kiến trúc phục hưng đã đi vào thoái trào. Dưới sự chỉ đạo của Giáo hội ở La Mã, một phong trào kiến trúc mới gọi là Kiến trúc Baroque, nhằm phô trương thanh thế và uy tín của nhà thờ trong dân chúng. Vài điểm đặc biệt của kiến trúc Baroque, như: Giáo đường cao và tráng lệ, phần giữa của Giáo đường rộng rãi, khoáng đạt, trang hoàng phong phú, tranh vẽ trên trần khổ lớn, xử dụng ánh sáng mạnh mẽ hoặc tương phản sáng tối, nội thất được trang trí bằng tranh tượng ,hội họa, điêu khắc, hình nổi, mái vòm, hình Oval là hình chủ đạo của lối kiến trúc Baroque... Baroque do từ tiếng Bồ đào Nha Borocco, tiếng Tây ban nha là Barrueco, có nghĩa là những viên ngọc không có quy luật hay có hình thù kỳ dị.



Nghệ thuật Baroque uyển chuyển không theo quy luật, đi ngược lại với lối kiến trúc thời phục hưng cứng nhắc, vốn thừa tự từ Hy Lạp và La Mã cổ đại . Với sự ủng hộ của Giáo hội nên ban đầu kiến trúc Baroque chỉ được thấy trong các nhà thờ (như Nhà thờ ST. Peter, nhà thờ Karlskirche), rồi đến cuối thế kỷ 17, kiến trúc Baroque được phối hợp với các kiến trúc lâu đài lớn (cung điện mùa hè Schonbrunn).

* Tác phẩm Requiem (cầu hồn) của Mozart và hình ảnh Kabbalah của Do Thái Giáo ở nhà thờ Karlskirche biểu hiện đức tin nơi Thượng đế của Kinh thành Wien.

Tối thứ bảy 23/3/2012, chúng tôi muốn đi xem hòa nhạc, dù ở Hoa Kỳ , chúng tôi chưa hề xem lần nào, nhưng vì Wien là Thủ đô âm nhạc thế giới, chúng tôi không bỏ qua cơ hội hiếm hoi không thể có lần thứ 2 nầy. Theo chương trình được giới thiệu ở khách sạn, chúng tôi định xem trình diễn ca nhạc kịch " Mozart & Strauss Konzerte" tại rạp "Palais Palffy " lịch sử, được xây cất vào thế kỷ 14, là nơi mà vào năm 1762, Mozart mới 6 tuổi đã tham dự hòa nhạc với cha và chị của ông. Chương trình gồm 2 phần; Phần 1: nhiều bản nhạc êm dịu nổi tiếng của Mozart trong đó có tác phẩm "La petite Sérénade nocturne", và "Don Giovanni" bất hủ, và nhiều bản nhạc của các nhạc sĩ ở Wien; Phần 2: nhiều bản nhạc của Johann Strauss II, trong đó có bản " La Valse du Danube bleu" nổi tiếng thế giới... Tất cả diễn viên , trong đó có nhiều diễn viên quốc tế nổi tiếng, sẽ mặc trang phục thời Trung cổ , trong khung cảnh huy hoàng thời Trung cổ. Hình ảnh Mozart sẽ sống lại bởi diễn viên trong y phục lịch sử Baroque, còn Johann Strauss II trong y phục lịch sử Biedermeier. Đây là dịp "ngàn năm một thuở " được đi xem nhạc của Mozart và Johann Strauss II tại kinh kỳ Wien, quê hương của các nhạc sĩ bậc thầy của nhân loại . Rất tiếc, chương trình nói trên đã chấm dứt trình diễn từ giữa tháng trước. Chúng tôi lại định xem nhạc Opera ở Nhà hát Quốc gia (The state opera house, Staasoper), nhưng phải đặt vé hàng tháng trước mới có, dù giá vé rất cao, vì du khách đến Wien đều đến xem hát opera ở rạp nổi tiếng thế giới nầy. Sarah đề nghị chúng tôi đi nghe Thánh ca và hòa nhạc ở Nhà thờ Karlskirche mà chúng tôi có mô tả ở trên, vì ở đó có trình diễn chương trình Thánh ca của Mozart.

Đêm đó, nhà thờ Karlskirche trình diễn tác phẩm Thánh ca "Requiem" của Mozart (sinh ngày 27/1/ năm 1756 - mất ngày 5/12/1791, 36 tuổi ). Đây là tác phẩm Thánh ca tiêu biểu của Mozart, được ông viết vào những ngày, tháng cuối cùng của cuộc đời. Vào mùa hè năm 1791, một người lạ mặt giấu tên tiếp xúc Mozart, nhờ viết Bộ lễ Requiem (cầu hồn), nhưng Mozart không thể khởi sự vì quá bận rộn. Cho đến tháng 9 năm đó, ông mới khởi sự viết. Đến tháng 10 năm đó, ông cảm thấy tình trạng sức khỏe suy yếu, nhưng vẫn bị người lạ đốc thúc, nên ông bị ám ảnh là ông viết bài cầu hồn cho chính mình. Hai tuần trước khi qua đời, Mozart bỏ dở việc viết tác phẩm Requiem. Tác phẩm chưa viết xong nhưng dự thảo đã hoàn thành. Trợ lý của ông, Sussnayr, tiếp tục hoàn thành tác phẩm nầy ở phần chót, nên không rõ đoạn nào do vị trợ lý viết. Tác phẩm Requiem viết bằng tiếng la tinh, gồm nhiều bài Thánh ca ngắn ca tụng Thiên chúa, và cầu xin Thiên chúa cứu rỗi những linh hồn người quá cố. Tác phẩm nầy thể hiện đức tin nơi Thượng đế cứu rỗi con người sau khi lìa đời.

Phần trình diễn rất hay, được hoan nghênh nhiệt liệt. Khán giả, lẽ dĩ nhiên có cả chúng tôi, đứng dậy vổ tay rất lâu, Vị nhạc trưởng phải trở ra chào khán giả 3 lần. Riêng tôi có một niềm vui khác mà tôi cho là một sự huyền diệu "không tìm mà gặp". Trước hết tôi có cơ hội tham quan Nhà thờ Karlskirche ban đêm, và quan sát bên trong nhà thờ nầy tỉ mỉ hơn. Quả thật Nhà thờ Karkirche tráng lệ và đồ sộ cả bên ngoài lẫn bên trong. Bên ngoài như chúng tôi đã mô tả khái quát như trên. Bên trong, trần nhà cao vút, trên trần và trên vách chung quanh đều được trang trí bằng các bức họa vĩ đại thời trung cổ để biểu dương Thánh thần. Ở cuối Nhà thờ, lẽ dĩ nhiên là mặt bằng để trình diễn Thánh ca, và nơi đặt bụt giảng khi hành lễ, và một Bàn thờ (xem hình). Mặt bằng cuối Nhà thờ nầy là phần nằm trong tháp hình trụ cao 72m như đã mô tả ở trên. Trên vách của tháp nầy, sau Bàn thờ, trông ra mặt trước của Nhà thờ, từ chân tháp lên đến đỉnh tháp hình nữa ovale là các hình tượng điêu khắc, theo thứ tự là tượng Chúa Je'sus Christ trên thập tự giá, ngôi thờ các Thánh, và cao chót vót tận nóc vòm là hình điêu khắc các Thánh bao quanh một hình Tam giác (thực sự tôi không hiểu ý nghĩa của các hình điêu khắc nầy), bên ngoài có nhiều tia hào quang, bên trong là chữ (xin xem hình).

Chữ nói trên theo Huyền học Do thái giáo (Kabbalah), được viết ra là YHVH, hay là YAHWEH, có nghĩa là Thượng đế. YHVH là chữ viết tắt của các chữ Yod Hé Vau Hé. Khi vũ trụ chưa hình thành, người Do Thái gọi Thượng đế là Yod Hé Vau Hé viết nguyên thành một chữ YHVH . Khi vũ trụ đã hình thành, họ chia chữ Yod He Vau He thành 4 phần , mỗi phần riêng một phương trời (Đông, Tây, Nam , Bắc). Vậy theo Huyền học Do Thái (Kabbalah), YHVH là bản thể là Thượng đế. , còn khi 4 chữ Y-H-V-H viết rời ra 4 phương thì có nghĩa là VẠN HỮU. Vậy khi tụ, YHVH là Thượng Đế, khi tán Y,H,V ,H là vạn hữu. Ý nói Thượng đế là Vũ trụ. Vũ trụ là Thượng đế. Ngoài ra Yod còn có nghĩa là Bản thể. gồm 2 phần tượng trưng 2 động lực Âm dương, tương sinh, tương khắc nguyên thủy, nguồn sinh hóa ra Vạn hữu. Vau là chữ thứ sáu. Số 6 có thể cắt nghĩa là Lục hợp (sáu phương trời ( Xin liên hệ với Lục long phò ấn của Đạo Cao Đài). Hình ảnh Kabbalah diễn tả ý nghĩa Nhất bản tán vạn thù, Vạn thù quy nhất bản, như Đạo Cao Đài. Kabbalah xưa dùng 4 chữ YHVH (Thượng đế) để vẽ nên con người: Yod (đầu), Hé (chân, tay), Vau (Mình). (xem BS Nguyễn văn Thọ - Vạn vật đồng nhất thể , trg 91-92). ( Xin liên hệ với 8 cung Bát quái Tiểu phục Giáo Tông của Đạo Cao Đài)


Kabbalah Do Thái giáo từ xưa đã diễn tả quan niệm Thượng đế bằng hình Tam giác bên trong có chữ YHVH. YHVH trong Tam giác cũng được diễn tả bằng Thiên nhãn trong Tam giác được thấy trong đồng Một mỹ kim, trong một số nhà thờ ở Hoa Kỳ và Canada, và trong Huyền học Do Thái.YHVH hay Thiên nhãn ở Trung tâm, chung quanh tỏa hào quang, bên ngoài là vòng mây tròn bao quanh.Thiên nhãn hay YHVH là Thượng đế ở Tâm điểm, hình tam giác là khí dương, phóng phát, tạo dựng, vừng mây chung quanh chỉ Vạn hữu với định luật tuần hoàn (BS Nguyễn văn Thọ - Sđd trg 104-106). Thiên nhãn trong khung Tam giác cũng được thấy trong nhà thờ chính tòa Aachen ở Đức (Nhà thờ chính tòa Aachen thường được gọi là "chính tòa cung đình" (Kaiserdom), được công nhận là di sản thế giới, là một nhà thờ Thiên chúa giáo tại thành phố Aachen, Tây Đức, lâu đời nhất ở Bắc Âu và trong thời Trung cổ, được biết đến như Nhà thờ Nữ vương Maria tại Aachen. Trong vòng 600 năm, từ 936- 1531, nhà thờ nầy được dùng làm nhà thờ để tấn phong 30 vị Vua và 12 Hoàng hậu Đức). Khung Tam giác tỏa hào quang ở nhà thờ Karskirche, còn được thấy ở điện Versailles (Telegrammaton at the 5th Chapel of the Palace of Versailles- France) .Xin liên hệ với Thiên nhãn trong khung Tam giác của Đạo Cao Đài.

Trong nhiều tài liệu mà tôi có đọc được, có hình Tam giác ở nhà thờ Karlskirche (Vienna) mà tôi nghĩ rằng không bao giờ tôi có thể tận mắt nhìn thấy được, vì tôi nghĩ đời tôi không dễ gì đến Vienna , mà có đến Vienna, làm sao biết nhà thờ Karlskirche ở đâu mà đến. Thế mà hôm nay, tôi không tìm mà gặp.



Ki Tô giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo đều xác quyết rằng Thượng đế là thực tại tối thượng, đôi khi còn được nghĩ Thượng đế vĩ đại đến nổi không lời nói nào có thể nói về Ngài. Vậy Ngài ở đâu ? Có phải Huyền học Do Thái (Kabbalah) diễn tả Thượng đế ở trong vũ trụ, từ đó phóng phát ra Vạn hữu hay không ? Nếu vậy, đìều nầy có trái với Thuyết sáng thế của Thiên chúa giáo hay không? Theo thuyết nầy, Thượng đế (Đức Chúa Trời) ở ngoài vũ trụ, chính Thượng đế tạo ra tất cả.Thượng đế tự hữu, hằng hữu, không do cái gì sinh ra, không bao giờ bị hũy diệt.Theo Ki tô giáo, Thượng đế có bản chất của Thượng đế, Vạn vật có bản chất của Vạn vật. Không có sự liên hệ giữa Thượng đế và Vạn vật.

Theo Ki Tô giáo, sáng tạo (creation) thường có nghĩa là Thượng đế đưa vũ trụ vào hiện hữu từ hư không ( Ex nihilo).Thế nào là hư không? Hư không là không có gì, hay là cái thực sự không phải là hoàn toàn " không"? Theo giáo lý Cao Đài, Thượng đế (tức Đức Chí Tôn) được sinh ra từ Hư vô chi khí .Hư vô chi khí không phải là hoàn toàn" không", mà là có một lượng tử cực kỳ nhỏ trong cái "không" đó. ngày nay khoa học gọi là cái không lượng tử, tức là tiềm ẩn một nguyên khí thiên nhiên và một nguyên lý tự nhiên tác động vào nhau đời đời kiếp kiếp, sinh ra tiếng nổ lớn, tạo ra Ngôi Thái cực tức Thượng đế. Thượng đế từ Hư vô chi khí, vậy Thượng đế cũng là Hư vô chi khí. Như vậy Thượng đế không có nhân hình, nhân ảnh như trong thần thoại, mà cũng không phải không có gì. Trong Ngôi Thái cực đó tiềm ẩn 2 khí Âm Dương. Ngôi Thái cực quay tròn trong không gian trong thời gian dài vô tận. sinh ra Lưỡng nghi là Âm và Dương, rồi Âm Dương lại tác động vào nhau tạo ra càn khôn vũ trụ. Như vậy Thượng đế cũng chỉ là một bản thể trong vũ trụ, sinh ra từ Hư vô chi khí, chớ không phải là một Đấng tự hữu ở ngoài vũ trụ và sinh ra vũ trụ. Vũ trụ được hình thành do tác động của 2 khí Âm Dương. Như vậy Thượng đế ở trong Vũ trụ, là Tâm điểm của Vũ trụ, Thượng đế là Vũ trụ, nên vạn vật trong càn khôn vũ trụ, kể cả con người, thú cầm, cỏ cây, kim thạch ... đều có bản chất cũa Thượng đế. Vũ trụ kết tụ lại là Thượng đế, cho nên vạn vật đều quy nguyên về Thượng đế. Nếu Huyền học Do Thái được hiểu như trên, tức là Thượng đế là một bản thể ở trong Vũ trụ , từ đó phóng phát ra Vạn hữu, và Vạn hữu qui hồi trở về Thượng đế, thì quan niệm nầy lại không khác giáo lý Cao Đài.



*Kết luận về chuyến đi truyền giáo Cao Đài ở Áo.

Đức Chí Tôn đã dạy "Các con cứ làm, mọi việc Thầy đã định trước" và "Các con muốn điều chi thì Thầy đã định rồi". Theo tôi, việc Viện Đại học Bangladesh giảng dạy môn Tôn giáo Cao Đài là có sự sắp đặt của ĐCT, vì Bangladesh là ngưởng cửa để Đạo Cao Đài hội hiệp với Thế giới Hồi giáo. Chuyến đi truyền giáo Cao Đài ở VĐH Vienna (Áo), theo tôi, cũng do sự sắp đặt của ĐCT, vì Wien (Vienna) và Áo là mảnh đất thích hợp cho hạt giống quý của ĐCT nẩy mầm và phát triển. Trước kia , Đạo Cao Đài đã được truyền bá sớm nhất ở Pháp vào năm 1931, được Giáo hội Gnostic ở Đức liên lạc để tìm hiểu vào năm 1930, và gần đây được giảng dạy ở VĐH Leipzig ( Đức), và ở VĐH Mạc Tư khoa (Moscow, Nga), nhưng theo tôi, những nơi nầy không có điều kiện để phát triển Đạo Cao Đài.

Áo quốc được mệnh danh là Thiên đường của châu Âu, có nhiều lâu đài cung điện và nhà thờ được UNESCO công nhận là di sãn của Thế giới. Ngay chính thủ đô Vienna cũng là di sãn của Thế giới. Người dân Vienna hiếu khách, hiền hòa, nhưng rất dũng cảm, được thể hiện trong suốt chiều dài của lịch sử châu Âu. Nước Áo sản sinh ra nhiều nhân tài cho thế giới, và Vienna là Thủ đô Âm nhạc của Thế giới, với các thiên tài âm nhạc bậc Thầy của Nhân loại. Đó là xét về phương diện Thế tục.Về phương diện Tâm linh, Áo là trung tâm, Vienna là trái tim của Đế chế La Mã Thần thánh, lấy Đạo đức và lòng tin tuyệt đối nơi Thượng đế làm cứu cánh cho cuộc sống tâm linh. Nhiều nhà thờ tráng lệ ở Vienna và Áo đã biểu lộ đức tin sâu sắc về tôn giáo của dân tộc nầy.

VĐH Vienna là Đại học lâu đời có tuổi đời 650 năm với 90 ngàn sinh viên, có nhiều Giáo sư đã được giải Nobel, có nhiều Viện sĩ và khoa học gia lừng danh thế giới, có 45 Phòng thí ngiệm chuyên đề, có Phân khoa Thần học và Tôn giáo với 2000 sinh viên, sẽ có vai trò tích cực trong việc nghiên cứu và



phổ biến Đạo Cao Đài. Do đó, theo tôi, Wien (Vienna) sẽ là nơi phát triển Đạo Cao Đài khắp châu Âu.






Каталог: gallery -> album
album -> BỘ TÀi chính tổng cục thuế
album -> BỘ TÀi chính tổng cục hải quan
album -> QUỐc tế Đang lắng nghe tiếng nói củA ĐẠo cao đÀI
album -> Bài II nưỚC ÁO: trọng tâm của dòng lịch sử VÀ VĂn hóa châU Âu nước Áo: một thiên đường ở Châu Âu
album -> BỘ TÀi chính tổng cục hải quan
album -> BỘ TÀi chính tổng cục hải quan
album -> Căn cứ hướng dẫn về điều kiện và thủ tục khấu trừ thuế gtgt đối với hàng hoá xuất khẩu tại Điểm 3(c) Mục III phần b thông tư số 129/2008/tt-btc ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính về thuế gtgt
album -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 638/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
album -> KÝ SỰ truyền giáO Âu châu năM 2012: Áo và pháp hà Ngọc Duyên
album -> ĐẠI ĐẠo tam kỳ phổ ĐỘ (Bát thập cửu niên)

tải về 55.56 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương