Bài hát ca ngợi: Ode to Joy Vị trị: Trung tâm chính trị



tải về 267.3 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích267.3 Kb.
#22423
1   2   3   4   5

5. Hệ thống pháp luật


Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu và Liên minh châu Âu. Các hiệp ước kế tiếp chỉnh sửa và bổ sung các hiệp ước đầu tiền ngày một đầy đủ và hoàn thiện hơn.[51] Đó chính là những hiệp ước tạo ra các thể chế chính trị của Liên minh châu Âu cũng như cung cấp cho các thể chế chính trị đó thẩm quyền thực hiện các mục tiêu và chính sách đã đặt ra ngay trong chính các hiệp ước. Những thẩm quyền này bao gồm thẩm quyền lập pháp [nb 2] ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các quốc gia thành viênLiên minh châu Âu và công dân của các quốc gia thành viên đó.[nb 3] Liên minh châu Âu có đầy đủ tư cách pháp nhân để kí kết các thỏa thuận và điều ước quốc tế.[52]

Căn cứ theo nguyên tắc "uy quyền tối cao" (tiếng Anh, "supremacy"), tòa án của các quốc gia thành viên có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và đúng đắn tất cả quy định và nghĩa vụ đặt ra tuân theo các hiệp ước mà quốc gia thành viên đó đã phê chuẩn, kể cả khi điều đó gây ra các xung đột pháp luật trong hệ thống pháp luật nội địa, thậm chí trong vài trường hợp đặc biệt là hiến pháp của một số quốc gia thành viên.



Các quyền cơ bản


Các điều ước đã kí kết giữa các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu công nhận rằng Liên minh châu Âu được "thành lập trên cơ sở tôn trọng những giá trị nhân phẩm, tự do, dân chủ, công bằng, pháp trị và nhân quyền, bao gồm quyền của những người thuộc những sắc tộc thiểu số ... trong một xã hội đa dạng, không phân biệt, khoan dung, công lý, đoàn kết và bình đẳng giới."[53]

Hiệp ước Lisbon đã trao hiệu lực pháp lý cho Hiến chương Liên minh châu Âu về những quyền cơ bản vào năm 2009. Hiến chương là sự tập hợp có chỉnh sửa những quyền lợi cơ bản của con người mà từ đó các điều luật của Liên minh châu Âu có thể bị xem xét và đánh giá lại trước Tòa án Công lý Liên minh châu ÂuHiến chương cũng là sự hợp nhất nhiều quyền khác nhau vốn trước đây đã được Tòa án Công lý Liên minh châu Âu thừa nhận và đồng thời là "những giá trị truyền thống được thừa nhận trong hiến pháp của nhiều quốc gia thành viên Liên minh châu Âu." [54] Tòa án Công lý Liên minh châu Âu từ lâu đã công nhận những quyền cơ bản và đôi lúc đã hủy bỏ một số điều luật của Liên minh châu Âu vì đi ngược lại với những quyền cơ bản đó.[55] Hiến chương được soạn thảo vào năm 2000. Mặc dù ban đầu Hiến chương không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý nhưng các điều khoản của Hiến chương luôn được nêu ra trước các tòa án Liên minh châu Âu. Bởi vì Hiến chương, bản thân nó, đã chứa đựng những quyền lợi hợp pháp mà các tòa án Liên minh châu Âucông nhận như các nguyên tắc nền tảng của luật pháp Liên minh châu Âu.

Mặc dù việc kí kết Công ước châu Âu về quyền con người (tiếng Anh, "European Convention on Human Rights" hay "ECHR") là một trong những điều kiện để trở thành thành viên Liên minh châu Âu,[nb 5] nhưng bản thân Liên minh châu Âu không thể tham gia Công ước vì Liên minh châu Âu vốn không phải là một quốc gia[nb 6] và cũng không có quyền hạn để tham gia.[nb 7] Hiệp ước Lisbon và Nghị định thư 14 đối với Công ước đã thay đổi bản chất vấn đề này trong đó Nghị định thư 14 ràng buộc Liên minh châu Âu với Công ước trong khi Hiệp ước Lisbon cho phép việc thực thi việc ràng buộc đã nêu.

Trên bình diện thế giới, Liên minh châu Âu cũng thúc đẩy các vấn đề về nhân quyền. Liên minh châu Âu phản đối việc kết án tử hình và đề nghị loại bỏ khung hình phạt này trên khắp thế giới.[56] Ngoài ra, việc loại bỏ khung hình phạt tử hình cũng là một điều kiện đối với quy chế thành viên Liên minh châu Âu.[57]

Các đạo luật


Các đạo luật chính của Liên minh châu Âu được thông qua dưới 3 dạng có tính chất pháp lý và phạm vi ảnh hưởng khác nhau: quy chế (tiếng Anh, "regulation"), sắc lệnh (tiếng Anh, "directive") và phán quyết (tiếng Anh, "decision"). Quy chế của Liên minh châu Âu tự động bổ sung vào luật pháp hiện hành của các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu vào thời điểm các quy chế này bắt đầu có hiệu lực mà không cần bất kì một biện pháp can thiệp pháp lý hay triển khai nào từ các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu,[nb 8] và có giá trị pháp lý cao hơn nội luật của các quốc gia thành viên đó nếu phát sinh xung đột pháp luật.[nb 2] Sắc lệnh đòi hỏi các quốc gia thành viênLiên minh châu Âu hoàn tất một yêu cầu nhất định đưa ra bởi Liên minh châu Âu nhưng để cho các quốc gia thành viên đó quyền tự quyết về cách thức thực hiện hoặc triển khai sắc lệnh.[nb 9] Đến hết thời hạn triển khai sắc lệnh, nếu những sắc lệnh đó không được thực thi, thì chúng có thể, trong một số điều kiện nhất định, sẽ có "hiệu lực trực tiếp" (tiếng Anh, "direct effect") vượt trên nội luật của các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu.

Phán quyết là một lựa chọn hoàn toàn khác với hai cách thức lập pháp nêu trên. Phán quyết được hiểu là những đạo luật được áp dụng trực tiếp cho một cá nhân cụ thể, một công ty hay một quốc gia thành viên nhất định. Phán quyết thường được sử dụng trong lĩnh vực luật cạnh tranh hoặc những vấn đề liên quan đến trợ giá của chính phủ (tiếng Anh, State Aid) nhưng mục đích chủ yếu nhất vẫn là xử lý các thủ tục hành chính trong nội bộ các thể chế Liên minh châu Âu. Quy chế, sắc lệnh và phán quyết của Liên minh châu Âu tương đương với nhau về giá trị pháp lý và không phân thứ bậc.




tải về 267.3 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương