Bài học từ sự sụp đổ và tan rã của Liên Xô



tải về 38.11 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích38.11 Kb.
#13553
Bài học từ sự sụp đổ và tan rã của Liên Xô (15:15 - 25/08/2011)
Cách đây 20 năm, cơn lốc "diễn biến hòa bình” và "cách mạng màu” đã làm sụp đổ và tan rã Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết - đất nước nhiều năm là thành trì của CNXH, là chỗ dựa vững chắc của phong trào cách mạng trên thế giới. Trong Thông điệp Liên bang năm 2005, Tổng thống Nga V.Pu-tin coi đó là "Thảm họa địa-chính trị khủng khiếp nhất thế kỷ XX”. Từ những trang đau buồn đó trong lịch sử nhân loại, chúng ta cần và có thể rút ta nhiều bài học bổ ích đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

                                                      Trung tướng PGS,TS Nguyễn Tiến Bình      

Cùng chịu tác động mạnh mẽ của chiến lược "diễn biến hòa bình” và "cách mạng màu” do các thế lực thù địch tiến hành, song sự sụp đổ, tan rã của Liên Xô có những điểm khác với các nước Đông Âu. Đối với các nước như Ba Lan, Hung-ga-ri, An-ba-ni, Tiệp Khắc, CHDC Đức…, các thế lực thù địch tập trung thúc đẩy "cách mạng đường phố” với "công nghệ biểu tình” gây áp lực, kết hợp với tác động làm tha hóa và phân hóa nội bộ Đảng cầm quyền và Nhà nước XHCN, dẫn tới những sai lầm nghiêm trọng về chiến lược, chấp nhận chế độ đa đảng và thành lập chính phủ liên minh có phe đối lập tham gia. Đồng thời chúng thực hiện kịch bản "cách mạng pháp luật” và "công nghệ bầu cử” để giành quyền lãnh đạo, kiểm soát các cơ quan quyền lực Nhà nước cho lực lượng đối lập thân phương Tây TBCN. Còn đối với Liên Xô, các thế lực thù địch lựa chọn kịch bản tích cực, kiên trì, thận trọng từng bước vượt qua "tấm màn sắt”, can dự ngày càng sâu rộng vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, tập trung thúc đẩy "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” ở bên trong và từ bên trên, dẫn tới cuộc "cách mạng cung đình” làm sụp đổ và tan rã Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết.

Sự sụp đổ và tan rã của Liên Xô chủ yếu là do những sai lầm nghiêm trọng về chiến lược của Đảng Cộng sản Liên Xô (ĐCS), trước hết là trong công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt cấp chiến lược. Ngay từ những năm 80 của thế kỷ XX, ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã không tỉnh táo và kiên quyết đấu tranh loại bỏ những phần tử cơ hội, thực dụng trong đội ngũ cán bộ chủ chốt. (Năm 1959, lần đầu tiên có 4 người của Liên Xô sang học ở Mỹ. Sau này hai người trong số đó là A.Y-a-kốp-lép, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng phụ trách công tác tư tưởng-lý luận và tướng tình báo C.Da-ni-lô-vích đã trở thành những "Điệp viên ảnh hưởng” của CIA, là đạo diễn chính của công cuộc cải tổ làm sụp đổ và tan rã Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết; năm 1975, M.Goóc-ba-chốp đã tiếp xúc với Matlock là người "phụ trách Đại sứ quán Mỹ ở Mát-xcơ-va”, từ đó trở thành đối tượng mà phương Tây TBCN tiếp cận và lợi dụng). Khi M. Goóc-ba-chốp làm Tổng bí thư ĐCS Liên Xô (1985-1991), ông ta cùng cộng sự đã nhân danh "cải tổ” để thực hiện sự thay đổi lớn về nhân sự trong đội ngũ cán bộ, dùng mọi thủ đoạn loại bỏ những người cộng sản kiên trung ra khỏi bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và quân đội, có 8 ủy viên trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng, hơn 20 bộ trưởng và hàng chục lãnh đạo cấp bộ, 92,5% trong 150 bí thư khu ủy, thành ủy, tỉnh ủy bị cách chức hoặc thay thế; trong ba năm 1987-1989 có khoảng 50% cán bộ cơ quan chiến lược của quân đội, hơn 100 cán bộ chính trị cấp chiến dịch-chiến lược và 30% tướng lĩnh bị cách chức hoặc cho ra quân với lý do "tư tưởng bảo thủ, không ủng hộ cải tổ”, thay thế họ là những phần tử "cấp tiến”; từ 1986 đến 1988, một loạt cán bộ chủ chốt của các tờ báo có ảnh hưởng lớn tại Liên Xô được thay thế bởi những người ủng hộ chủ trương "tây hóa” của M.Goóc-ba-chốp, từ đó các tờ báo này đã "quạt gió châm lửa” khuynh đảo dư luận, làm cho nhiều người ngộ nhận, say đắm và quá ảo tưởng đối với phương Tây TBCN. M.Goóc-ba-chốp cũng lũng đoạn đội ngũ cán bộ cao cấp trong Đảng và Nhà nước, tước bỏ dần các khả năng hành động đúng đắn của họ, góp phần đẩy nhanh sự sụp đổ và tan rã của Liên Xô.

Các phần tử cơ hội, thực dụng về kinh tế và chính trị nắm giữ những trọng trách trong ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã phản bội lý tưởng XHCN và lợi ích dân tộc, phản bội tư tưởng của V.I.Lê-nin về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là xóa bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ, xóa bỏ vai trò lãnh đạo và làm tan rã ĐCS Liên Xô, làm cho quân đội bị "phi chính trị hóa”. Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của ĐCS Liên Xô (từ 28-6 đến 01-7-1988), M.Goóc-ba-chốp đã báo cáo về "Tình hình thực hiện nghị quyết Đại hội XXVII ĐCS Liên Xô và nhiệm vụ đi sâu cải tổ”, trong đó đưa ra phương án cải tổ với mục tiêu xây dựng "CNXH dân chủ nhân đạo”. Điều này về thực chất là phủ nhận triệt để chủ nghĩa Mác - Lê-nin, áp dụng thể chế chính trị TBCN, thực hiện đa đảng qua cái gọi là "phân chia lại quan hệ quyền lực giữa Đảng với Xô Viết”, giải tán 23 ban trực thuộc Trung ương Đảng, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của ĐCS Liên Xô với tư cách Đảng cầm quyền. Hội nghị này là bước ngoặt cơ bản thay đổi thể chế chính trị của Liên Xô. Trong báo cáo tại Đại hội XXVIII của ĐCS Liên Xô (7-1990), M.Goóc-ba-chốp công khai bài xích nguyên tắc tập trung dân chủ. Điều lệ Đảng do Đại hội thông qua chính thức xóa bỏ nguyên tắc quan trọng nhất về tổ chức và hoạt động của Đảng. Ngày 24-8-1991, M.Goóc-ba-chốp tự ý tuyên bố giải tán Ban Chấp hành Trung ương Đảng và từ chức Tổng bí thư. Ngày 29-8-1991 với tư cách là Tổng thống Liên Xô, M.Goóc-ba-chốp ra lệnh giải thể các cơ quan chính trị và từ 1-9-1991 chấm dứt các hoạt động của Đảng trong quân đội, làm cho quân đội bị "phi chính trị hóa”. Ngày 25-12-1991, M.Goóc-ba-chốp tuyên bố từ chức Tổng thống và bàn giao nút bấm toàn bộ kho vũ khí hạt nhân cho B.En-sin, đánh dấu sự sụp đổ và tan rã của Liên Xô.

Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô cũng mắc sai lầm nghiêm trọng trong hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển KT-XH, không hợp lòng dân. Cuối thập kỷ 80 thế kỷ XX, Liên Xô đã thực hiện chiến lược cải cách kinh tế theo Chương trình kinh tế 500 ngày của Sta-ta-lin và chương trình kinh tế mang tên "Cuộc mặc cả vĩ đại” của Y-a-vô-lin-xki - sản phẩm của sự thỏa hiệp giữa các phần tử cơ hội, thực dụng trong cơ quan tham mưu chiến lược của Liên Xô với Trung tâm Ha-vớt của Mỹ, đưa nền kinh tế ngả theo quỹ đạo của CNTB, dẫn tới sự phân hóa xã hội và xung đột xã hội ngày càng sâu sắc, làm gia tăng những khó khăn và sự bức xúc, bất bình, suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Trong khi đó, tầng lớp đặc quyền là các phần tử thoái hóa, biến chất lạm dụng chức vụ mưu lợi riêng trong đội ngũ cán bộ ngày càng lộng hành, làm tổn hại nghiêm trọng uy tín của Đảng và Nhà nước XHCN. Hiện tượng độc quyền không chỉ thể hiện ở lĩnh vực phân phối, mà còn trong hoạch định, thực thi các chính sách, bố trí sử dụng cán bộ, uốn cong luật pháp để mưu lợi riêng cho bản thân, cho "nhóm lợi ích” và "tập đoàn lợi ích đặc biệt”, đồng thời né tránh sự kiểm tra, giám sát của kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước. Căn bệnh này trở nên đặc biệt nghiêm trọng dưới thời M.Goóc-ba-chốp, làm cho bộ máy của Đảng và Nhà nước XHCN bị tha hóa, biến chất, làm rạn vỡ quan hệ giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân, khiến đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân không tin Đảng, thờ ơ lãnh đạm với các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; các chủ trương, chính sách của Đảng không ra khỏi điện Krem-lin.

Từ sự sụp đổ và tan rã của Liên Xô, chúng ta có thể rút ra được những bài học bổ ích, đáng chú ý một số vấn đề nổi lên sau đây:

Một là, cần tăng cường công tác chính trị-tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với phòng, chống "diễn biến hòa bình” và "cách mạng màu”, coi đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và mang tính cấp thiết trong bảo vệ Tổ quốc.

Công tác chính trị-tư tưởng phải trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu trong xây dựng hệ thống chính trị, nhất là đảng cầm quyền và các cơ quan quyền lực Nhà nước; được coi trọng hàng đầu trong hoạt động lãnh đạo của đảng cầm quyền, hoạt động quản lý điều hành của Nhà nước và hoạt động của các đoàn thể chính trị-xã hội. Cần huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong tiến hành công tác chính trị-tư tưởng, cán bộ lãnh đạo, quản lý từ Trung ương đến cơ sở cần dành nhiều tâm huyết và trí tuệ đối với công tác rất hệ trọng và nhạy cảm này.



Hai là, thường xuyên chăm lo xây dựng đảng cầm quyền và bộ máy chính quyền trong sạch vững mạnh, đoàn kết thống nhất cao, xây dựng và thực hiện tốt chiến lược công tác cán bộ, nhất là lựa chọn và bố trí những cán bộ chủ chốt, bảo đảm thực sự vững vàng và tin cậy về chính trị.

Trong tiến hành chiến lược "diễn biến hòa bình” và "cách mạng màu”, các thế lực thù địch tập trung chống phá làm cho đảng cầm quyền và bộ máy chính quyền suy yếu về chính trị, tư tưởng và tổ chức, làm tha hóa biến chất đội ngũ cán bộ, thúc đẩy "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa”, dẫn tới xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, lật đổ chính quyền, giành quyền lãnh đạo và kiểm soát các cơ quan quyền lực Nhà nước cho lực lượng đối lập, đưa đất nước ngả theo quỹ đạo của CNTB. Vì vậy cần đặc biệt coi trọng xây dựng đảng cầm quyền trong sạch vững mạnh, thực sự đoàn kết thống nhất và gắn bó mật thiết với nhân dân, có năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu cao, lãnh đạo Nhà nước và xã hội có uy tín và hiệu quả; chăm lo làm trong sạch, lành mạnh hóa bộ máy chính quyền các cấp, thực sự là của dân, do dân và vì dân, thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ quản lý điều hành xã hội, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân và thúc đẩy tiến bộ xã hội.

Vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định là xây dựng và thực hiện tốt chiến lược công tác cán bộ, nhất là trong chuyển tiếp các thế hệ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Trong công tác tổ chức sắp xếp cán bộ, nhất là những vị trí chủ chốt cần lựa chọn đúng những người thực sự tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, đạo đức và lối sống, năng lực trí tuệ và trình độ tổ chức thực tiễn, gần gũi nhân dân và được tín nhiệm, bảo đảm sự vững vàng và tin cậy về chính trị. Cần tỉnh táo và kiên quyết loại khỏi bộ máy lãnh đạo của đảng và cơ quan quyền lực Nhà nước những phần tử cơ hội thực dụng, tha hóa về chính trị-tư tưởng và đạo đức, lối sống, sách nhiễu dân và xa dân, không được tín nhiệm.

Ba là, đảng cầm quyền và bộ máy chính quyền phải gắn bó mật thiết với nhân dân, có đường lối, chủ trương, chính sách và các hoạt động thực tiễn hợp lòng dân, có đội ngũ cán bộ đảng viên được nhân dân tin yêu và tín nhiệm, nắm chắc quần chúng và động viên được sức mạnh của nhân dân.

Để lãnh đạo, quản lý điều hành đất nước có hiệu quả, đảng cầm quyền, bộ máy chính quyền phải gắn bó mật thiết với nhân dân, được lòng dân, nắm chắc dân và quy tụ được sức mạnh của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khi đảng và chính quyền bị tha hóa biến chất, xa dân và sách nhiễu dân, mối quan hệ với nhân dân bị rạn vỡ thì đảng sẽ mất quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội, chính quyền sẽ bị lật đổ. Đảng cầm quyền và Nhà nước phải có đường lối, chủ trương, chính sách và các hoạt động thực tiễn hợp lòng dân, thực sự dân chủ, lắng nghe và tôn trọng những nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Cần đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội gắn với thực hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, nhất là ở những nơi còn nhiều khó khăn gian khổ, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào có đạo. Thường xuyên làm tốt công tác vận động nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tạo sự đồng thuận xã hội. Chủ động phát hiện và giải quyết kịp thời những bức xúc và bất bình của nhân dân, xử trí đúng pháp luật và an dân các vụ việc phức tạp nảy sinh, không cho lan rộng và kéo dài, không để các thế lực thù địch lợi dụng tạo cớ can thiệp. Điều rất hệ trọng và nhạy cảm là đội ngũ cán bộ phải thực sự tiền phong gương mẫu, gần gũi quần chúng, sâu sát cơ sở, được nhân dân tin yêu và tín nhiệm.



Bốn là, xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển vững chắc, giữ được độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, giữ vững sự lãnh đạo của đảng cầm quyền và sự quản lý điều hành của Nhà nước đối với nền kinh tế.

Sự ổn định và phát triển vững chắc của nền kinh tế là nền tảng vật chất bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Khi kinh tế lâm vào khủng hoảng và suy thoái, đất nước dễ lâm vào mất ổn định chính trị, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch lôi kéo và kích động nhân dân chống lại đảng cầm quyền và chính quyền đương nhiệm, làm chuyển hóa chế độ xã hội theo quỹ đạo của CNTB. Cần giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế, bảo đảm đúng định hướng phát triển của quốc gia, không để cho bất kỳ một thế lực nào điều khiển và thao túng nền kinh tế. Cần duy trì được tốc độ tăng trưởng hợp lý và ổn định, phát huy tốt năng lực nội sinh, tạo được nhiều việc làm và tăng thu nhập của người dân, bảo đảm công bằng xã hội và an sinh xã hội, tạo cơ sở vật chất để đất nước ổn định và phát triển bền vững.

Năm là, đảng cầm quyền phải nắm chắc LLVT, đặc biệt chăm lo xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân thực sự trung thành và tin cậy về chính trị, có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cao, làm nòng cốt trong bảo vệ Tổ quốc.

Việc nắm chắc và chăm lo xây dựng LLVT, nhất là quân đội nhân dân và công an nhân dân vững mạnh, thực sự trung thành và tin cậy về chính trị là một nguyên tắc chiến lược của đảng cầm quyền, liên quan trực tiếp đến sự sống còn của quốc gia dân tộc và chế độ. Đảng cầm quyền phải thường xuyên làm tốt công tác chính trị-tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, bản lĩnh chính trị và quyết tâm chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ quân đội và công an, sẵn sàng nhận và thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống; luôn giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với LLVT, nhất là quân đội và công an; đặc biệt chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội và công an luôn thực sự trung thành và tin cậy về chính trị; tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong quân đội và công an; thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối với LLVT.

Sự vững mạnh của LLVT không chỉ là nòng cốt trong bảo vệ Tổ quốc, mà còn là yếu tố đặc biệt quan trọng bảo đảm cho đất nước luôn chủ động về chiến lược trong mọi tình huống, buộc các thế lực thù địch phải cân nhắc khi toan tính những âm mưu, thủ đoạn chống phá độc lập dân tộc và CNXH.

Nguồn: Báo QĐND


http://quocphonganninh.edu.vn/index.aspx?Menu=1348&Chitiet=1689&Style=1





Каталог: UploadFiles
UploadFiles -> HỒ SƠ MỜi thầu xây lắp gói thầu số 07: Toàn bộ phần chi phí xây lắp công trình
UploadFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do- hạnh phúc
UploadFiles -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
UploadFiles -> Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tập huấn Chăm sóc skss tuổi mãn kinh và sàng lọc ung thư cổ tử cung
UploadFiles -> Ban chấp hành trung ưƠng đẢng cộng sản việt nam
UploadFiles -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO Độc lập Tự do Hạnh phúc
UploadFiles -> SỞ TƯ pháp số: 507/tb-stp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
UploadFiles -> Ubnd tỉnh thừa thiên huế
UploadFiles -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam huyện nam đÔng độc lập Tự do Hạnh phúc
UploadFiles -> THÔng báo về nội dung Hội nghị liên tịch chuẩn bị Kỳ họp thứ 2 Hội đồng nhân dân huyện khóa VI, sáu tháng đầu năm 2016

tải về 38.11 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương