BÀi học kinh nghiệM & giới thiệu mô HÌnh giám sát Cộng đồng TỪ CÁc dự Án vid 2009 & vaci 2011


Mô hình tham khảo 1: Trực tiếp hỗ trợ Nâng cao năng lực Giám sát cộng đồng tại cấp xã, phường



tải về 200.45 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích200.45 Kb.
#162
1   2   3   4   5

Mô hình tham khảo 1: Trực tiếp hỗ trợ Nâng cao năng lực Giám sát cộng đồng tại cấp xã, phường


Các dự án đã thực hiện theo mô hình này ở các mức độ khác nhau: VACI2011- P41, P55, P118.
Lựa chọn đối tượng cho mô hình, dự án: Chọn một cộng đồng ở một xã hoặc một phường- đây là một cộng đồng thuộc một khoảng không gian phù hợp với các hệ thống tổ chức sẵn có. Các cộng đồng đang hoặc chuẩn bị (trong thời gian thực hiện dự án) có kế hoạch triển khai một số công trình công cộng- do tự đầu tư hoặc nhà nước và nhân dân cùng đầu tư.


  • Đối tượng hưởng lợi: là những người dân

  • Đối tượng mục tiêu: có thể trực tiếp qua Ban Giám sát Cộng đồng, hoặc Ban Thanh tra Nhân dân xã, hoặc dự án có thể tự thành lập những tổ, nhóm mới để triển khai các hoạt động nâng cao năng lực, sau đó hỗ trợ các đối tượng mục tiêu trực tiếp triển khai các hoạt động cụ thể....


Về nội dung và hình thức hoạt động:

  • Bồi dưỡng kiến thức: tổ chức tập huấn kiến thức về Luật Phòng chống tham nhũng, các quy định về giám sát cộng đồng, vai trò của các bên liên quan. Hình thức tập huấn đơn giản, áp dụng tối đa phương pháp có sự tham gia với đa dạng thành phần, có thảo luận các tình huống sát với thực tế ở địa phương và có thực hành thực tế. Quy mô tập huấn nên tiến hành nhóm nhỏ ngay ở địa bàn thôn, ấp, tổ dân phố- tránh tập trung số lượng lớn về hội trường xã, phường là những hình thức đã không còn hiệu quả. Để mở rộng hiệu quả tập huấn, kết hợp với các hình thức khác như sân khấu hóa, tổ chức cuộc thi viết để mở rộng cho cả các thôn, xóm, tổ dân phố cùng tham gia và nâng cao nhận thức. Cũng có thể kết hợp đài truyền thanh xã, phường để phát lại các nội dung tập huấn.

  • Kỹ năng là yếu tố xương sống để thực sự xây dựng năng lực: sau khi tập huấn, triển khai cho các nhóm đối tượng mục tiêu áp dụng kiến thức đã được tập huấn- ví dụ cùng làm việc với UBND xã, phường để lựa chọn công trình, cùng chính quyền thực hiện các công tác giải phóng mặt bằng và sau đó là trực tiếp giám sát công trình (đọc bản vẽ kỹ thuật, giám sát chất lượng kỹ thuật). Ban thực hiện dự án cùng với các chuyên gia tư vấn của mình và cán bộ địa phương theo sát trong quá trình này để hỗ trợ cán bộ, thành viên trong Ban Giám sát Cộng đồng hay Thanh tra Nhân dân hay nhóm nòng cốt đã được hình thành thực sự hoàn thành được các nhiệm vụ về giám sát. Có thể hỗ trợ xây dựng biểu mẫu ghi chép thông tin, hỗ trợ cách trao đổi, ....

  • Thông tin: Dự án cần tập huấn, sau đó hướng dẫn các nhóm đối tượng mục tiêu biết cách và thực sự triển khai cơ chế chia sẻ thông tin thường xuyên, cập nhật với các bên liên quan. Ví dụ tổ chức các cuộc họp định kỳ, tổ chức hòm thư, phân công các cán bộ đầu mối trực tiếp theo dõi, tổng hợp các vấn đề phát sinh và trao đổi với chính quyền, nhà thầu, ...

  • Công cụ: tham khảo các tài liệu, hướng dẫn hiện có (của các dự án đã thực hiện như nêu tên phía trên) để cùng nhóm mục tiêu xây dựng thống tài liệu, sổ sách, biểu mẫu và hướng dẫn các thành viên của nhóm áp dụng và các công trình được đưa vào giám sát, theo dõi. Có thể áp dụng các công cụ công nghệ thông tin đơn giản để hỗ trợ quá trình này.


Về lĩnh vực can thiệp- Chọn các công trình đầu tư sử dụng vốn đầu tư từ nhà nước hoặc các công trình do nhà nước và nhân dân cùng làm ở ngay địa bàn xã, phường để triển khai giám sát.
Về phương pháp triển khai: dự án chỉ đảm nhiệm vai trò thúc đẩy, không trực tiếp làm thay. Cán bộ dự án thường xuyên sát cánh cùng nhóm đối tượng mục tiêu triển khai các hoạt động- nếu có khó khăn sẽ trực tiếp hướng dẫn, tư vấn cách làm. Các hoạt động bao trùm từ giai đoạn lập kế hoạch đến thực hiện và sau đó là cả tổng kết, rút kinh nghiệm về cách làm.
Về thiết kế, tổ chức thực hiện đề án

  • Đối tác thực hiện có thể là UBND phường, xã nhưng nên có sự gắn bó với cơ quan cấp quận/huyện và cả tỉnh/thành để có được sự thông suốt, tạo được sự ủng hộ khi triển khai các nội dung của mô hình, đặc biệt các nội dung liên quan đến xây dựng, đất đai. Sự gắn bó này cũng sẽ hỗ trợ cho nhân rộng kết quả của các mô hình sau này. Đặc biệt lưu ý tìm hiểu kỹ về năng lực của đơn vị đối tác để đảm bảo có đủ đội ngũ cán bộ có chuyên môn, có con người nhiệt tình và không bị rủi ro thay đổi công tác.

  • Khi lựa chọn các công trình để thực hành, nên có sự đa dạng để nhóm đối tượng được trải nghiệm nhiều nhiệm vụ, yêu cầu khác nhau.

  • Luôn tiến hành theo dõi chặt chẽ để thường xuyên đánh giá được và điều chỉnh ngay nếu cần thiết cho quy trình triển khai. Việc theo dõi cũng nhằm ghi nhận kịp thời những thay đổi ở nhóm đối tượng đã chọn, cũng như môi trường làm việc, sinh sống của nhóm để cùng với cơ sở dữ liệu đầu kỳ xác định hiệu quả thực sự của các hoạt động của dự án trong việc nâng cao năng lực giám sát tại cộng đồng. Gắn kết các bên liên quan như cơ quan quản lý, lãnh đạo chính quyền và cả cơ quan đảng cấp tỉnh, huyện cũng như báo chí, truyền thông ở địa phương (đài huyện, truyền hình, truyền thanh tỉnh, báo thanh tra tỉnh,...). Nên mời các đơn vị tham gia ngay từ giai đoạn đầu của các hoạt động để có mối quan hệ chia sẻ xuyên suốt, đồng thời tạo động lực để cộng đồng ở xã, phường, lãnh đạo, đối tác ở huyện, tỉnh và chính đơn vị thực hiện mô hình tích cực hơn trong các hoạt động của mô hình, đảm bảo tăng khả năng thành công của mô hình.

Điểm mạnh của mô hình: các hoạt động dễ thực sự đi vào chiều sâu, cộng đồng sẽ nắm chắc được cách làm và áp dụng được kể cả sau khi dự án đã kết thúc.

Hạn chế cần lưu ý: nếu không lưu ý tới công tác truyền thông, tuyên truyền, nhân rộng, mô hình sẽ khó gây tác động

Ví dụ tham khảo- Dự án P41, Thái Nguyên

(nguồn Báo Thái Nguyên, baothainguyen.org.vn/tin-tuc/dua-nghi-quyet-dai-hoi-dang-bo-tinh-lan-thu-xviii-vao-cuoc-song/thao-go-kho-khan-trong-giam-sat-cong-dong-107849-198.html)

Đồng Liên là một trong 4 xã của huyện Phú Bình, Thái Nguyên được lựa chọn điểm XDNTM. Tính đến trước thời điểm tiển khia dự án, xã mới chỉ đạt 4/19 tiêu chí đó là: hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; an ninh, trật tự xã hội; y tế; điện. Để trở thành xã nông thôn mới, xã phải đạt được nhiều tiêu chí khác, trong đó có giao thông nông thôn và cơ sở hạ tầng. Theo tính toán của địa phương này tổng giá trị các công trình xây dựng cơ bản trong quy hoạch XDNTM như chợ, trung tâm thi đấu văn hóa thể thao, sửa chữa và nâng cấp trên 5km đường liên xã… là gần 100 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn cần huy động nhân dân đóng góp hàng tỷ đồng. Với số tiền vốn lớn đầu tư nhiều như vậy đòi hỏi BGSĐTCĐ phải nâng cao năng lực, có cách làm việc thật sự chuyên nghiệp, để công khai các chủ trương chính sách và thực hiện minh bạch mọi hoạt động công vụ, góp phần đẩy lùi thất thoát nguồn vốn của Nhà nước và nhân dân.

Với giải thưởng VACI 2011 cùng với 33 đề án khác, Ban Quản lý Đề án (BQLĐA) từ văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh đã triển khai thực hiện tại xã Đồng Liên (Phú Bình) từ tháng 10-2011 và kết thúc nhanh chóng vào tháng 7/2012. Ngay sau khi Đề án được triển khai, BQLĐA đã thiết kế tờ áp phích về 19 tiêu chí Xây dựng Nông thôn mới (XDNTM) niêm yết tại nhà văn hóa các xóm và trụ sở UBND xa, phát động cuộc thi tìm hiểu chương trình XDNTM tới toàn thể bà con nông dân và nhận được trên 300 bài tham gia. Bên cạnh đó, mở 10 lớp tuyên truyền, tập huấn cho 600 người là các thành viên Ban GSĐTCĐ xã, bà con nhân dân 10 xóm về các tiêu chí XDNTM; những chính sách Nhà nước hỗ trợ và trách nhiệm của người dân khi tham gia XDNTM; các quy định pháp luật phòng, chống tham nhũng về nội dung công khai, minh bạch các hoạt động XDNTM. Sau đó, các xóm đều tổ chức tuyên truyền nội dung này tới đông đảo người dân qua hệ thống loa truyền thanh, lập các hòm thư góp ý về XDNTM tại nhà văn hóa 10 thôn xóm trong xã. Qua đó, đã giúp người dân có ý thức phát huy vai trò chủ thể, hiểu rõ trách nhiệm được bàn bạc quyết định các vấn đề phát triển kinh tế xã hội tại thôn, xóm và tham gia xây dựng chính quyền minh bạch, vững mạnh. Đồng thời có trách nhiệm trong giám sát của cộng đồng, khi cần phản ánh kiến nghị đến ai, cơ quan nào và được bảo vệ ra sao...

Sau khi được tập huấn những kiến thức cụ thể, thiết thực để giám sát các công trình đầu tư trên địa bàn xã một cách bài bản, các Ban Giám sát Cộng đồng đã thực hành giám sát công trình như đường bê tông gần 100m dẫn vào trường THCS Đồng Liên (được đầu tư xây dựng theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm với tổng số tiền 140 triệu đồng) theo phương pháp mới và đem lại hiệu quả, đảm bảo thi công đoạn đường đúng tiến độ và chất lượng trong 4 ngày. Các Ban GSCĐ cũng được BQLĐA giải đáp và đề ra phương án xử lý với những khúc mắc phát sinh trong giám sát công trình.

Một thành viên BGSĐTCĐ xã Đồng Liên chia sẻ: Tôi được bà con tín nhiệm bầu và tham gia công tác giám sát đầu tư cộng đồng được hơn 4 năm. Trước đây, khi đối mặt với những tập hồ sơ dày, nhiều thông số kỹ thuật chúng tôi gặp nhiều khó khăn vì thiếu kiến thức. Do đó, giám sát chỉ dựa vào kinh nghiệm. Chúng tôi cũng không hiểu hết thẩm quyền giám sát của mình đến đâu, giám sát những nội dung gì và bằng cách nào.... Thực tế này đã tồn tại nhiều năm ở nhiều công trình khiến vai trò của BGSĐTCĐ không thực sự phát huy hiệu quả. Đề án do Ban chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng tỉnh triển khai đã phần nào giúp chúng tôi tháo gỡ những khó khăn này. Qua lớp tập huấn và thực hành, chúng tôi nâng cao nhận thức giám sát cộng đồng.



Trong năm 2011, BGSĐTCĐ xã đã giám sát 4 công trình đảm bảo hiệu quả, không có khiếu kiện của nhân dân là: Đường đê Gang Thép dài 3km (tổng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước là 6 tỷ đồng); đường bê tông vào Trường THCS Đông Liên (tổng trị giá 140 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp 30 triệu đồng); nhà chức năng Trường Mầm non Đồng Liên (tổng trị giá 150 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp 140 triệu đồng); trạm bơm Đồng Ao - Đồng Tân (tổng trị giá trển 600 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp 30 triệu đồng). Đến cuối dự án, tổng số mô hình được giám sát lên tới 9 mô hình so với kế hoạch ban đầu chỉ 4 mô hình, trong đó có công trình xây dựng do ngân sách nhà nước đầu tư, có công trình do dân đóng góp và có công trình vừa do ngân sách nhà nước đầu tư và nhân dân đóng góp.

Каталог: content -> dam -> Worldbank -> document -> EAP -> Vietnam
dam -> Công ty tnhh bảo Hiểm aig việt Nam
dam -> ĐIỀu khoản tham chiếU (tor) Tuyển tư vấn cá nhân trong nước xây dựng báo cáo nhận định tình hình tham nhũng, đánh giá công tác pctn năm 2015
dam -> VƯỜn quốc gia bidoup núi bà thông báo mời nhà thầu tư VẤn cá nhâN
Vietnam -> Môi trường Kinh Doanh 2014 Thông tin tóm lược Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương
dam -> Công ty tnhh bảo hiểm aig việt Nam
dam -> Quay trở lại trang nạn đói Return to Famine
dam -> Công ty tnhh bảo hiểm aig việt Nam
Vietnam -> SỔ tay hưỚng dẫn thiết kế & thực hiện dự ÁN
Vietnam -> Đông Nam Á: Vùng duyên hải và sản lượng bị đe dọa

tải về 200.45 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương