BÀi học kinh nghiệM & giới thiệu mô HÌnh giám sát Cộng đồng TỪ CÁc dự Án vid 2009 & vaci 2011


PHẦN 2: GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÔ HÌNH GIÁM SÁT CỘNG ĐỒNG



tải về 200.45 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích200.45 Kb.
#162
1   2   3   4   5

PHẦN 2: GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÔ HÌNH GIÁM SÁT CỘNG ĐỒNG

Tuy đã và đang có nhiều nỗ lực để xây dựng năng lực cho giám sát cộng đồng nhưng nhu cầu còn cần hỗ trợ là vô cùng lớn. Đặc biệt trong bối cảnh các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí ngày càng trở nên phức tạp, đa dạng với quy mô, hình thức và lĩnh vực khác nhau, nhu cần cần phát huy các mô hình đã thành công trước đây để tiếp tục đổi mới, nhân rộng ra các địa bàn hay lĩnh vực khác sẽ ngày càng mở rộng.


Xét theo nhu cầu trong tình hình mới, căn cứ vào kinh nghiệm của các mô hình, dự án thuộc VID 2009 và VACI 2011, phần mô tả dưới đây đúc rút một số gợi ý để các địa phương, đơn vị có thể xây dựng các mô hình về giám sát cộng đồng cho phù hợp với bối cảnh của mình, góp phần vào nỗ lực PCTN. Trong giai đoạn tới đây, các tổ chức, đơn vị có thể tham khảo hai mô hình cụ thể hoặc i) tập trung cho cấp xã phường, hoặc ii) tạo ảnh hưởng ở quy mô rộng như sẽ tiếp tục trình bày cụ thể ở các phần tiếp theo.
Để xây dựng dự án, thiết kế mô hình, các công việc, bước đi cần thực hiện bao gồm:
Lựa chọn đối tượng cho mô hình, dự án: nên hiểu khái niệm cộng đồng theo cách nhìn mở- gồm người dân và tất cả các bên liên quan. Mỗi mô hình, dự án khi triển khai hoạt động luôn nhằm hỗ trợ cho đối tượng hưởng lợi cuối cùng chính là những người dân. Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng có đủ điều kiện về thời gian, nguồn lực để ”tiếp cận” trực tiếp đến người dân mà phải thông qua một số nhóm đối tượng trung gian. Nhóm đối tượng này sẽ thụ hưởng trực tiếp từ những hoạt động của dự án để từ đó đem lại lợi ích cho nhóm đối tượng hưởng lợi cuối cùng- và được gọi là nhóm đối tượng mục tiêu.
Như mô tả trong sơ đồ bên về các bên liên quan trong công tác Giám sát Cộng đồng có thể thấy có rất nhiều ”kênh” để có thể chuyển tải lợi ích đến cho nhóm đối tượng hưởng lợi là người dân.
Vì vậy, khi thiết kế mô hình, dự án, cần lựa chọn kỹ đối tượng hưởng lợi và nhất là đối tượng mục tiêu (trực tiếp từ dự án).

  • Đối tượng hưởng lợi: thường sẽ là những người dân nhưng cần xác định người dân trong vùng đang gặp phải những vấn đề, khó khăn gì, ở lĩnh vực nào (đầu tư công hay dịch vụ công) cần dự án tác động tới để đảm bảo quyền lợi;

  • Đối tượng mục tiêu: là những ”kênh” mà dự án có thể gây ảnh hưởng, thay đổi để từ đó đảm bảo quyền lợi, lợi ích cho người dân. Tùy theo vấn đề, lĩnh vực, cấp độ muốn thay đổi của đối tượng hưởng lợi, mỗi mô hình, dự án nên phân tích để chọn ”kênh” phù hợp nhất- ví dụ như liệt kê ở hình trên, ở cấp xã có thể là Thanh tra Nhân dân xã hay Ban GSCĐ cấp xã; cấp quận/huyện có thể là Thanh tra huyện hay UBND huyện hoặc các phòng ban chuyên môn của huyện hay các hội như Hội người cao tuổi, Hội Phụ nữ; tương ứng ở cấp tỉnh có Thanh tra tỉnh hay MTTQ tỉnh, ....


Lựa chọn, xác định nội dung và hình thức hoạt động: Ở mỗi mô hình, dự án cần phân tích thật kỹ để xác định chính xác điểm yếu của đối tượng mục tiêu làm căn cứ xây dựng cách đáp ứng đúng nhu cầu. Một khó khăn thường gặp của nhóm đối tượng mục tiêu là thiếu năng lực- cụ thể nhất là kiến thức, kỹ năng (cách làm, công cụ) và thông tin. Cần căn cứ vào lứa tuổi, trình độ và ngành nghề của nhóm đối tượng mục tiêu để lựa chọn hình thức nâng cao năng lực phù hợp.
Từ các mô hình VID 2009, VACI 2011, có thể tham khảo các kinh nghiệm sau:

  • Kiến thức: nên có sự tổng hợp, đúc rút thành các tài liệu đơn giản, tránh rườm rà, tốn kém, tận dụng các tài liệu sẵn có của các dự án đi trước như VID 2009, VACI 2011. Nếu tổ chức tập huấn, hội thảo- tránh các hình thức tập huấn một chiều, số lượng lớn mà nên có chọn lọc, tập huấn ngắn gọn ngay tại cộng đồng để đảm bảo sự thoải mái, chất lượng. Tập huấn bằng phương pháp có sự tham gia với đa dạng thành phần, có thực hành thực tế; có tổng kết bằng các hình thức đơn giản nhưng sinh động như sân khấu hóa, ... (tham khảo kinh nghiệm P55 VACI 2011 của CISDOMA tại Hà Giang);

  • Kỹ năng: đây là yếu tố xương sống để khẳng định năng lực thực sự đã được hình thành hay chưa. Các dự án như P64 Quảng Nam, P41 Thái Nguyên, P55 Hà Giang hay P132 Quảng Bình đều gắn nhóm đối tượng mục tiêu vào giám sát các công trình cụ thể, từ đó kiểm chứng và khẳng định được mức độ thay đổi năng lực của nhóm đối tượng mà mỗi dự án, mô hình hướng tới;

  • Thông tin: là một nguồn lực quan trọng để nâng cao năng lực cho các nhóm đối tượng mục tiêu. Ngoài việc tập huấn về kiến thức, hỗ trợ thực hành để tăng kỹ năng, cần cung cấp tối đa thông tin phù hợp cho các nhóm đối tượng để mở rộng hiểu biết, hình thành cách nghĩ cách làm có phản biện. Các hình thức cung cấp thông tin có thể qua loa đài, đường dây nóng, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm như truyền thống nhưng cần đưa nội dung cụ thể, phù hợp; hoặc có các hình thức mới hơn như thăm quan chéo, tư vấn tại chỗ. Mô hình của P64 ở Quảng Nam với đường dây nóng chuyên tư vấn chuyên môn từ Thanh tra huyện xuống các Ban GSCĐ cấp xã, phường để đọc bản vẽ, kiểm tra chất lượng vật liệu, .... là một ví dụ cụ thể về cách làm mới cho một ý tưởng không hoàn toàn mới;

  • Công cụ: tuy chưa nhiều dự án đầu tư nhiều vào các hệ thống tài liệu, biểu mẫu, bảng hỏi nhưng bài học từ các dự án cho thấy nếu có công cụ phù hợp (ví dụ hệ thống số sách ghi chép như P41 Thái Nguyên hướng dẫn cho 9 Ban GSCĐ ở 9 thôn hay P148 Bệnh viện Nhi Trung ương xây dựng Bộ bảng hỏi thu thập thông tin từ cha mẹ bệnh nhân, từ điều dưỡng viên, ...) sẽ hỗ trợ rất nhiều cho nhóm đối tượng mục tiêu được thực sự áp dụng kiến thức, kỹ năng đã được trang bị. Phương pháp cầm tay chỉ việc phải thực sự triển khai đến được cấp độ này. Ngoài ra trong tương lai, với xu hướng phát triển mạnh của các công cụ thông tin, truyền thông mới, các dự án nên sáng tạo, tìm tòi các hình thức hỗ trợ khác để nâng cao kỹ năng, đơn giản hóa công cụ thu thập thông tin, phân tích dữ liệu. Xem thêm phần tổng kết các dự án sử dụng công nghệ thông tin để có thêm những hướng đi mới.


Lựa chọn lĩnh vực can thiệp- Theo cách hiểu chung, một trong những lĩnh vực chủ yếu nhất cần đến giám sát cộng đồng là các công trình đầu tư sử dụng vốn đầu tư từ nhà nước hoặc các công trình do nhà nước và nhân dân cùng làm. Tuy nhiên, nếu theo cái nhìn rộng, giám sát cộng đồng có thể bao trùm rất nhiều khía cạnh khác nhau từ công trình đầu tư đến các hoạt động chi tiêu từ ngân sách nhà nước (dịch vụ công). Các lĩnh vực đang ”nóng” như hiện nay về đất đai, y tế, giáo dục, dịch vụ hành chính công, dịch vụ an ninh trật tự, ... sẽ đều là những lĩnh vực có thể khai thác nhiều vấn đề để xây dựng mô hình. Phụ lục 2 liệt kê và tóm tắt một số dự án của VID 2009, VACI 2011 và cả VACI 2013 vừa mới bắt đầu triển khai để cung cấp thông tin tham khảo về các lĩnh vực này.
Thiết kế, xây dựng phương pháp triển khai nên lưu ý kinh nghiệm dự án chỉ đảm nhiệm vai trò thúc đẩy, không trực tiếp làm thay- nhóm đối tượng mục tiêu là người thực hiện. Để thực hiện được phương thức này, khi lựa chọn dự án và nhóm đối tượng cũng như địa bàn nên lựa chọn những nội dung, lĩnh vực đang có ”đất” để thực hành- ví dụ các công trình đang chuẩn bị kêu gọi đầu tư, triển khai hay các hoạt động đang diễn ra hoặc sắp diễn ra cần được giám sát.
Tính toán, xây dựng bộ máy tổ chức thực hiện đề án

  • Sau khi đã phân tích nhóm đối tượng mục tiêu, lựa chọn nội dung và phương thức triển khai, các đơn vị cần quyết định quy mô của dự án. Hai mô hình chi tiết dưới đây gợi ý hai mức quy mô khác nhau- một vài xã, phường trong một huyện hoặc một tỉnh hay thậm chí trải ra trên một vài tỉnh. Tùy theo quy mô, các dự án xác định và lựa chọn đối tác phối hợp ở địa phương- vừa phù hợp về chuyên môn, vừa phù hợp về phạm vi triển khai. Một kinh nghiệm của các dự án VID 2009 và VACI 2011 là cần tìm hiểu, tính toán kỹ năng lực thực hiện của đối tác- cần đảm bảo có đủ cán bộ để phối hợp, cán bộ thực sự có năng lực cơ bản cần thiết và không có rủi ro bị thay đổi hay bận công việc khác trong trong thời gian 1 năm thực hiện dự án. Một yếu tố khác cần tìm hiểu là khả năng đơn vị đối tác có thể hỗ trợ công tác chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, kết quả từ mô hình cho các bên liên quan khác ở địa phương, trung ương. Lý tưởng là đơn vị đối tác sẽ áp dụng kiến thức cho ngay các hoạt động của mình, chia sẻ kinh nghiệm và có thể đề xuất để áp dụng mô hình này cho các đơn vị khác ở địa phương mình và các nơi khác trong cả nước.

  • Khi lựa chọn đối tượng, địa bàn, cần làm rõ để xác định vấn đề thật cụ thể, chính xác. Nên ghi chép lại các vấn đề này để đưa vào làm cơ sở dữ liệu cho đầu kỳ, thuận lợi cho công tác đánh giá sau này.

  • Nên đảm bảo xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, theo dõi, đánh giá toàn bộ quy trình triển khai, đặc biệt để ghi nhận thay đổi ở nhóm đối tượng đã chọn (với vấn đề đã được phát hiện), cũng như môi trường làm việc, sinh sống của nhóm để từ đó kịp thời có những điều chỉnh cần thiết. Để chia sẻ thông tin, hỗ trợ công tác nhân rộng mô hình, nên gắn kết các bên liên quan như cơ quan quản lý, lãnh đạo chính quyền và cơ quan đảng ở địa phương và trung ương, đặc biệt là cơ quan truyền thông. Việc gắn kết có thể đơn giản từ việc mời các đơn vị tham gia ngay từ giai đoạn đầu của các hoạt động để có mối quan hệ chia sẻ xuyên suốt. Mặt khác sự tham gia của các cơ quan quản lý, lãnh đạo hay giới truyền thông cũng sẽ góp phần tạo sự tự hào để cộng đồng ở địa phương, lãnh đạo, đối tác và chính đơn vị thực hiện mô hình tích cực hơn trong các hoạt động của mô hình, đảm bảo tăng khả năng thành công của mô hình.




Каталог: content -> dam -> Worldbank -> document -> EAP -> Vietnam
dam -> Công ty tnhh bảo Hiểm aig việt Nam
dam -> ĐIỀu khoản tham chiếU (tor) Tuyển tư vấn cá nhân trong nước xây dựng báo cáo nhận định tình hình tham nhũng, đánh giá công tác pctn năm 2015
dam -> VƯỜn quốc gia bidoup núi bà thông báo mời nhà thầu tư VẤn cá nhâN
Vietnam -> Môi trường Kinh Doanh 2014 Thông tin tóm lược Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương
dam -> Công ty tnhh bảo hiểm aig việt Nam
dam -> Quay trở lại trang nạn đói Return to Famine
dam -> Công ty tnhh bảo hiểm aig việt Nam
Vietnam -> SỔ tay hưỚng dẫn thiết kế & thực hiện dự ÁN
Vietnam -> Đông Nam Á: Vùng duyên hải và sản lượng bị đe dọa

tải về 200.45 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương