BÀi giảI ĐỀ HÌnh sự lshs/tn-31/240 -> lshs/tn-40/240 ĐỀ 31



tải về 317.42 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích317.42 Kb.
#16219
  1   2   3   4
BÀI GIẢI ĐỀ HÌNH SỰ

LSHS/TN-31/240 -> LSHS/TN-40/240
ĐỀ 31 :
LSHS/TN-31/240

Sáng ngày 30/8/2005, Trần Ngọc Nghiên sinh năm 1985, đi uống rượu với hàng xóm là anh Nguyễn Văn Hùng. Lúc 10 giờ cùng ngày, anh Hùng chở Nghiên đi mua bình ắc quy, sau đó, hai người uống thêm 1 lit rượu. Khoảng 14 giờ, Nghiên đi xe đạp từ nhà anh Hùng về nhà mình. Khi xe đến cầu Xuân Phước, huyện Q, tỉnh S gần đồn biên phòng T03, Nghiên nhìn thấy cháu Nguyễn Thị A, người cùng xã, sinh năm 1991 đi xe đạp phía trước cùng chiều liền nảy sinh ý định đồi bại. Nghiên theo cháu A đến khu vực núi Dàng là nơi ít người đi lại rồi đạp xe vọt lên, dựng xe ven đường, chạy bộ đuổi túm được cháu A. Nghiên dùng tay phải kẹp cổ, tay trái dắt xe đạp của cháu A lôi sâu vào trong rừng cách đường mòn về bên trái khoảng 20 m thì vứt xe vào bụi cây. Sau đó, Nghiên vật cháu A xuống đất, dùng hai tay bóp cổ, đè lên cháu A để lột quần áo nhưng cháu A chống cự quyết liệt, dùng tay cào cấu vào người A gây nhiều thương tích. Nghe thấy có tiếng xe máy chạy qua, A kêu cứu nên Nghiên nhặt một cục đá ong đập mạnh vào vùng mặt làm A vỡ xương hốc mắt phải, bất tỉnh. Lúc này Nghiên cởi quần áo của mình và quần áo của A thực hiện hành vi giao cấu. Khi Nghiên giao cấu được 2 phút thì tiếp tục có xe máy chạy qua đường mòn, sợ A kêu cứu nên Nghiên xốc nách A vào bên trong khoảng 2 m, nhặt một cục đá ong hình lăng trụ kích thước 20cmx10cm đập hai nhát vào vùng đầu và một nhát vào mồm A rồi tiếp tục giao cấu khoảng 5 phút sau thì thoả mãn dục vọng. Sau đó, Nghiên lôi xác A vào sâu trong rừng 20 m nữa và quay lại lấy quần áo của nạn nhân bỏ vào bên dưới gốc cây bạch đàn mục rồi phủ lá cây lên. Xong việc, Nghiên ra đường mòn lấy xe đạp của mình về nhà tắm rửa, thay quần áo. Ngày 1/9/2005, Nghiên tới đồn biên phòng T03 tự thú.

Sau khi tiến hành các hoạt động điều tra ban đầu, ngày 4/9/2005, Trưởng đồn Biên phòng T03 đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Ngọc Nghiên về tội Giết người theo khoản 1 Điều 93 BLHS và tội Hiếp dâm theo khoản 3 Điều 112 BLHS. Ngày 15/9/2005, Trưởng đồn Biên phòng T03 đã ra quyết định chuyển vụ án tới Cơ quan điều tra công an tỉnh S.



Câu hỏi 1 (1 điểm): Anh chị có nhận xét gì về các hoạt động tố tụng mà Trưởng đồn Biên phòng T03 đã thực hiện?

Tình tiết bổ sung

Biết việc phạm tội của Nghiên là rất nghiêm trọng, ngày 20/9/2005, bố của Nghiên đã tới Văn phòng luật sư X đề nghị luật sư Y, Phó trưởng Văn phòng luật sư X, thành viên đoàn luật sư thành phố H bào chữa cho Nghiên. Luật sư Y đồng ý.



Câu hỏi 2 (1 điểm): Luật sư Y cần thực hiện ngay các hoạt động gì để thực hiện việc bào chữa cho Nghiên?

Tình tiết bổ sung

Cơ quan điều tra đã từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho Luật sư Y với 2 lý do: thứ nhất, luật sư Y không phải là thành viên Đoàn luật sư tỉnh S; thứ hai, cơ quan điều tra đang yêu cầu Đoàn luật sư phân công một Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho Nghiên.



Câu hỏi 3 (1 điểm): Anh chị có tán thành các lý do từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho Luật sư Y không? Theo anh chị, luật sư Y cần giải quyết tình huống này như thế nào?

Tình tiết bổ sung

Cơ quan điều tra đã chuyển hồ sơ và bản kết luận điều tra đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh S truy tố Trần Ngọc Nghiên theo tội danh và điều khoản BLHS như quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can của đồn biên phòng T03. Luật sư Y đã được cấp giấy chứng nhận người bào chữa.



Câu hỏi 4 (1 điểm): Theo anh chị, luật sư Y cần trao đổi với ai, thuộc Cơ quan nào, đề xuất những vấn đề gì để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ?

Tình tiết bổ sung

Khi gặp Nghiên trong trại tạm giam, luật sư Y nhận thấy Nghiên có dấu hiệu thần kinh không bình thường, hay đập đầu vào tường, nói cười vô thức.



Câu hỏi 5 (1 điểm): Theo anh chị, luật sư Y cần:

a, đề xuất Viện kiểm sát trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để Cơ quan điều tra trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với Nghiên; hoặc

b, đề xuất giám thị trại tạm giam cho Nghiên tới điều trị ở cơ sở y tế chuyên khoa; hoặc

c, đề xuất Viện kiểm sát ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh; hoặc

d, cách giải quyết riêng của anh chị.

Tình tiết bổ sung

Tình trạng tâm thần của Nghiên là bình thường và vụ án tiếp tục được giải quyết theo thủ tục thông thường. Trên cơ sở cáo trạng của Viện kiểm sát, Toà án nhân dân tỉnh T đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử Trần Ngọc Nghiên về tội Giết người theo khoản 1 Điều 93 BLHS và Hiếp dâm theo khoản 3 Điều 112 BLHS. Trong quyết định đưa vụ án ra xét xử, luật sư nhận thấy bố cháu A được triệu tập với tư cách người bảo vệ quyền lợi của người bị hại còn mẹ cháu A được triệu tập với tư cách người đại diện hợp pháp của người bị hại. Ngoài ra, Hội thẩm nhân dân Hoàng Anh tham gia Hội đồng xét xử là thủ trưởng cơ quan nơi mẹ cháu A trước đây đã công tác.



Câu hỏi 6 (1 điểm): Anh (chị) có nhận xét gì về việc xác định tư cách người tham gia tố tụng như trên? Luật sư Y có cần đề nghị thay đổi Hội thẩm nhân dân Hoàng Anh không? Nếu không, tại sao? Nếu có, cần đề nghị thay đổi tại thời điểm tố tụng nào?

Câu hỏi 7 (1 điểm): Anh chị hãy nêu hướng bào chữa cho Nghiên tại phiên toà sơ thẩm.

Tình tiết bổ sung

Trong lời luận tội tại phiên toà, Kiểm sát viên đề nghị áp dụng điểm c,e,i, n, g khoản 1 Điều 93 BLHS đối với hành vi giết người của bị cáo Nghiên.



Câu hỏi 8 (1 điểm): Anh chị sẽ đối đáp như thế nào với Kiểm sát viên về sự buộc tội này để bào chữa cho thân chủ?

Tình tiết bổ sung

Sau khi tổng hợp hình phạt, Toà án nhân dân tỉnh S đã tuyên Trần Ngọc Nghiên phải chịu hình phạt cao nhất là tử hình.



Câu hỏi 9 (1 điểm): Anh chị sẽ tư vấn cho Nghiên và gia đình nên viết đơn kháng cáo hay viết đơn xin Chủ tịch nước ân giảm án tử hình hay viết cả hai đơn này? Tại sao?

Câu hỏi 10 (1 điểm): Anh chị hãy viết một trong hai loại đơn trên tuỳ theo sự lựa chọn của mình.

(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan)
Câu 1) Hoạt động khởi tố vụ án, khởi tố bị can, hoạt động điều tra ban đầu của trưởng đồn biên phòng T03 là sai vì căn cứ vào Điều 111 BLTTHS thì Bộ đội biên phòng chỉ có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phạm tội trong lĩnh vực quản lý của mình như các tội phạm ở chương XI: an ninh quốc gia và các điều 153,154,172,180,181, 188,193,194,195, 196, 221, 222, 223, 230, 231, 232, 253, 263, 264, 273, 274, 275 của BLHS.
Câu 2) Luật sư cần thực hiện ngay các thủ tục gửi cơ quan điều tra để được cấp chứng nhận bào chữa cho Nghiên: thủ tục gồm: Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận bào chữa, phiếu yêu cầu nhờ luật sư, thẻ luật sư, giấy chứng nhận hành nghề luật sư, giấy đăng ký hoạt động VPLS…
Câu 3) Không.

Trong trường hợp này cần khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận bào chữa cho Luật sư Y vì 2 lý do trên là không đúng quy định của BLTTHS và cần tìm cách tiếp xúc trực tiếp (nếu có thể) hoặc gián tiếp(thông qua gửi văn bản) cho thủ trưởng cơ quan điều tra tỉnh S trình bày sự việc của mình và đề nghị được cấp giấy CNBC cho mình (có khi hiệu quả)


Câu 4) Cần trao đổi với cơ quan VKS

Đề xuất là quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can của Trưởng đồn biên phòng là trái pháp luật vì thế không thể căn cứ vào 2 quyết định này để CQĐT ra quyết định kết luận điếu tra….


Câu 5)Câu a

Câu 6) Việc Toà án T triệu tập Cha của An làm người bảo vệ cho quyền lợi của người bị hại là không chính xác vì căn cứ vào Khoản 1 Điều 59 thì Người bảo vệ quyền lợi của đương sự là người mà bị hại nhờ bảo vệ quyền lợi cho họ (nhưng An đã chết thì lấy gì mà nhờ). Trong trường hợp này thì cả cha và mẹ của An điều có thể là người đại diện hợp pháp của người bị hại.

Cần thay đổi HTND Hoàng Anh vì căn cứ vào khoản 3 điều 42
Căn 7) Hướng bào chữa cho Nghiên là theo hướng giảm nhẹ hình phạt…

Câu 8) Điểm c, e, g là có cơ sở

Điểm i: không có cơ sở vì theo quy định tại điểm a điều 1 chương II Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986 thì thực hiện tội giết người một cách man rợ là kẻ tội phạm không còn tính người, dùng thủ đoạn gây đau đớn cao độ, gây khiếp sợ đối với nạn nhân hoặc gây khủng khiếp, rùng sợ trong xã hội như móc mắt, xẻ thịt, moi gan, chặt người ra từng khúc….

Điểm n: không có cơ sở vì giết người là tính chất côn đồ là trường hợp giết người có tính hung hãn cao, coi thường tính mạng người khác, vì lý do nhỏ nhen…


Câu 9) Nên viết đơn xin ân giảm án tử hình
Câu 10) Tham khảo đơn kháng cáo
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------------

 .............., ngày      tháng      năm 



ĐƠN KHÁNG CÁO

Kính gửi: Toà án nhân dân .........................................................

 

Người kháng cáo: .……………………………………………………….………..



Địa chỉ: .…………………………………………………………………..……...

Là: ………………….……………………………………………….....................

Kháng cáo: Bản án sơ thẩm...

Lý do của việc kháng cáo:

Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết những việc sau đây:

Những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo gồm có:

1…………………………………………………………………………………

2…………………………………………………………………………………

3…………………………………………………………………………………

4…………………………………………………………………………………

                                                                                          Người kháng cáo

                                                                                       (Ký tên hoặc điểm chỉ)

..........................................................................................................................................................................

ĐỀ 32 MÃ SỐ ĐỀ THI:
LSHS/TN-32/240

Nguyễn Ngọc Khanh (sinh ngày 12/9/1990) và Trần Thị Tú (sinh ngày 25/10/1989) đều học may và ở trọ tại cơ sở dạy cắt may của Đỗ Thế Thụ (sinh năm 1970) tại thôn L, xã B, huyện M, tỉnh H. Tạ Đức Hiền (sinh năm 1966) làm bảo vệ tại cụm dệt may công nghiệp Phố N, huyện M. Hiền thường xuyên đến nhà Thụ chơi nên quen Tú và Khanh. Hiền có nói với Tú khi nào học xong sẽ tìm chỗ xin việc cho.

Từ mối quan hệ đó, Thụ, Hiền đã nhiều lần rủ Tú và Khanh đi chơi. Lần đi chơi tối ngày 30/10/2005, Thụ bị em vợ là Lưu Ngọc La theo dõi, bắt quả tang khi đang quan hệ tình dục với Khanh tại đường 204. La đã báo cho bố đẻ Khanh là ông Vượn biết sự việc. Khi Khanh và Thụ về đến nhà, ông Vượn đã yêu cầu Thụ, Khanh, La ra UBND xã B làm việc. Tại đây, Khanh viết đơn tố cáo Thụ có hành vi cưỡng dâm Khanh.

Trong lời khai ban đầu, Thụ thừa nhận có hành vi giao cấu với Khanh vào tối ngày 30/10/2005 tại đường 204 nhưng là do cả hai người cùng tự nguyện. Trong lần đi chơi này có cả Hiền và Tú, nhưng Thụ không biết Hiền và Tú có giao cấu với nhau hay không.

Ngày 1/11/2005, Tú đến Cơ quan điều tra khai nhận: do Hiền hứa xin việc cho Tú nên Tú đã miễn cưỡng khi bị Hiền ép buộc giao cấu vào tối ngày 30/10/2005 tại đường 204. Hiền không thừa nhận có việc hứa hẹn xin việc cho Tú và có hành vi giao cấu với Tú.

Giấy chứng thương số 30/2005 ngày 1/11/2005 của Bệnh viện huyện M khám sản khoa đối với Nguyễn Thị Ngọc Khanh xác định: Âm hộ không sây sát, không bầm tím, không chảy máu, lỗ màng trinh có ít dịch trắng đục, điểm 5 giờ sung huyết đỏ, không rách, không chảy máu, màng trinh hình múi khế.

Giấy chứng thương số 29/2005 ngày 1/11/2005 của Bệnh viện M khám sản khoa đối với Tú xác định: Âm hộ có ít dịch trắng đục, âm hộ không sây sát, không bầm tím, không chảy máu, điểm 6 giờ, 7 giờ, 9 giờ màng trinh sung huyết đỏ, không chảy máu. Phần còn lại của thân thể bình thường.

Ngày 2/11/2005, Cơ quan điều tra công an huyện M ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam với thời hạn 03 tháng, kể từ ngày 2/11/2005 đối với Đỗ Thế Thụ về hành vi "Giao cấu với trẻ em" theo khoản 1 Điều 115 BLHS, Tạ Đức Hiền về hành vi "Cưỡng dâm" theo khoản 1 Điều 113 BLHS.

Ngày 5/12/2005, ông Tế là bố đẻ Hiền đến Văn phòng luật sư mời luật sư bào chữa cho Hiền từ giai đoạn điều tra vụ án đến khi kết thúc việc xét xử. Ông Tế cho rằng Hiền bị oan, gia đình ông bị mất danh dự nên ông sẵn sàng mời luật sư bào chữa cho Hiền với giá thù lao 150.000 đồng/giờ làm việc của luật sư với điều kiện luật sư phải làm việc tận tâm, tận lực vì quyền lợi hợp pháp của Hiền.

Câu hỏi 1 (1 điểm):Nếu anh (chị) là Trưởng Văn phòng luật sư, anh (chị) có ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với điều kiện ông Tế đưa ra như trên không? Giải quyết vấn đề này như thế nào?

Tình tiết bổ sung

Bản giám định pháp y số 112 ngày 2/01/2006 của Tổ chức giám định pháp y tỉnh H đối với Trần Thị Tú xác định: Âm hộ, tầng sinh môn phù nề, sung huyết đỏ, không sây sát, màng trinh rách cũ đã thành sẹo, âm hộ, âm đạo có nhiều dịch trắng đục. Kết luận tỷ lệ tổn hại sức khỏe toàn bộ là 15%.



Câu hỏi 2 (1 điểm): Là luật sư bào chữa cho Tạ Đức Hiền, anh (chị) có nhận xét và kiến nghị gì với Cơ quan điều tra công an huyện Y về kết luận giám định pháp y trên?

Tình tiết bổ sung

Ngày 20/1/2006, Cơ quan điều tra công an huyện M có văn bản đề nghị và được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện M gia hạn điều tra 03 tháng kể từ ngày 2/2/2006. Ngày 29/1/2006, Cơ quan điều tra công an huyện M quyết định gia hạn tạm giam đối với Đỗ Thế Thụ và Tạ Đức Hiền 03 tháng kể từ ngày 2/2/2006.

Ngày 27/4/2006, Cơ quan điều tra công an huyện M ra bản kết luận điều tra đề nghị Viện kiểm sát nhân dân huyện M truy tố Đỗ Thế Thụ về "Tội giao cấu với trẻ em" theo khoản 1 Điều 115 BLHS, Tạ Đức Hiền về "Tội cưỡng dâm" theo khoản 1 Điều 113 BLHS.

Hồ sơ vụ án thể hiện:

Thụ khai: tối ngày 30/10/2005 tại đường 204, Thụ và Khanh đã có quan hệ tình dục với nhau nhưng là do hai người tự nguyện. Khi đang giao cấu thì bị La bắt quả tang. Trên đường về Thụ đèo Khanh vào hàng thuốc mua thuốc tránh thai cho Khanh. Trong lần đi chơi này có cả Hiền và Tú, nhưng Thụ không biết Hiền và Tú có giao cấu với nhau hay không.

Khanh khai: tối ngày 30/10/2005, Khanh có quan hệ tình dục tự nguyện với Thụ tại đường 204. Trong lần đi chơi này có cả Hiền và Tú. Trên đường về, Tú nói với Khanh là Tú bị hiếp dâm. Khanh đã đi mua thuốc tránh thai cho Tú trước khi Thụ và Khanh về nhà.

Tú khai: tối ngày 30/10/2005 tại đường 204, cách chỗ Thụ và Khanh đứng khoảng 100m, Tú đã bị Hiền vòng ra đằng sau ôm chặt lấy người. Tú vùng vẫy đẩy ra nhưng Hiền hứa hẹn sẽ xin việc cho Tú và vật ngửa Tú ra lề cỏ bên đường, nằm đè lên trên người Tú. Tú đã giẫy đạp nhưng Hiền đè một tay lên ngực để giữ hai tay Tú, một tay còn lại Hiền tụt quần Tú xuống, sau đó Hiền giao cấu với Tú. Trong lúc này, Tú vẫn giãy giụa và có kêu nhưng không dám kêu to. Sau đó, Hiền đèo Tú về nhà, Tú đã tắm rửa, thay quần áo và uống thuốc tránh thai do Hiền mua cho.

Hiền khai: Hiền có đi chơi cùng Thụ, Khanh, Tú vào tối ngày 30/10/2005 tại đường 204 nhưng không có hành vi giao cấu với Tú. Khi thấy Thụ và Khanh đèo nhau về thì Hiền cũng đèo Tú về thẳng nhà Tú. Về nhân thân, Hiền là thương binh trong kháng chiến chống Mỹ, có anh trai là liệt sĩ.



Câu hỏi 3 (1 điểm): Anh (chị) cần chú ý vấn đề gì khi nghiên cứu các lời khai trên?

Câu hỏi 4 (1 điểm): Theo anh (chị) hành vi của Hiền thuộc các trường hợp nào sau đây? Tại sao?

  1. Phạm tội Hiếp dâm theo qui định Tại Điều 111 BLHS;

  2. Phạm tội Cưỡng dâm theo qui định tại Điều 113 BLHS;

  3. Không đủ căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tình tiết bổ sung

Ngày 25/5/2006, Viện kiểm sát nhân dân huyện M ra cáo trạng truy tố Đỗ Thế Thụ về "Tội giao cấu với trẻ em" theo khoản 1 Điều 115 BLHS, Tạ Đức Hiền về "Tội cưỡng dâm" theo khoản 1 Điều 113 BLHS.



Câu hỏi 5 (1 điểm): Anh (chị) cần kiến nghị với cơ quan tiến hành tố tụng nào? về vấn đề gì?

Tình tiết bổ sung

Ngày 6/6/2006, anh (chị) vào trại tạm giam gặp Tạ Đức Hiền. Hiền một mực chối tội, không nhận có hành vi giao cấu với Tú vào tối ngày 30/10/2005 tại đường 204.



Câu hỏi 6 (0,5 điểm): Anh (chị) trao đổi gì với Tạ Đức Hiền?

Câu hỏi 7 (1 điểm): Anh (chị) hãy lập kế hoạch xét hỏi tại phiên tòa?

Tình tiết bổ sung

Ngày 7/7/2006, Tòa án nhân dân huyện M ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày 27/7/2006.



Câu hỏi 8 (1,5 điểm): Anh (chị) hãy nêu những ý chính trong luận cứ bào chữa cho Tạ Đức Hiền tại phiên tòa sơ thẩm?


tải về 317.42 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương