BÀI 7 MẠt na thức khái niệm Mạt-na có từ rất sớm trước khi Phật giáo ra đời. Quan niệm tự ngã



tải về 255.76 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích255.76 Kb.
#25968
  1   2   3   4
BÀI 7

MẠT NA THỨC

Khái niệm Mạt-na có từ rất sớm trước khi Phật giáo ra đời.

Quan niệm tự ngã hình thành và phát triển ở thời Áo nghĩa thư.

Mọi tôn giáo, triết học, xã hội, đảng phái, con người. đều ra sức đi tìm cái ngã, củng cố cái ngã.

Danh vọng, tiền tài, địa vị, học thức… đều xây nên một cái ngã.

Theo Phật giáo, có cần đi tìm một cái ngã hay không? Sự tồn tại của nó như thế nào?



I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH MẠT NA

1. Thời kỳ Rig Veda (1500 - 1000 BC)

- Mạt-na thức được xem là “sự tự thể hiện mang tính tạo hình” (plastic self-expression), nhưng về cơ bản nó vẫn được xem là các hiện tượng tâm lý nói chung (mind), chứ không phải là một loại tâm lý cụ thể (feature of mind) hay mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người như nhận thức và tình cảm mà Tâm lý học ngày nay đang nghiên cứu.



2. Thời kỳ Brāhmaṇa (1000 – 800 TCN)

- Theo Rhys Davids, Brāhmaṇa có đề cập nhiều đến tâm lý (mind – manas - mạt na thức). Mạt-na thức được xem là ý thức. Chủ yếu bàn về cái tôi. Mạt-na vẫn là các hiện tượng tinh thần nói chung, chưa phát triển thành cấu trúc hay chức năng của nhân cách.



3. Upaniṣad (800 – 600 TCN): sáu phạm vi/chức năng hoạt động của Mạt-na

- Mind (manas) là công cụ trung gian giữa cái tôi và cơ thể. Nó được xem là nhận thức, tư duy, sinh mạng, cảm xúc, ý chí… Mạ na thức chỉ các hoạt động tinh thần.



a. Manas như một vật trung gian giữa cái tôi và cơ thể:

- Manas đủ khả năng để hành động theo cơ thể. Giữa giác quan và tâm lý, Áo nghĩa thư gọi manas là người đưa tin, sản phẩm, người đầy tớ, người môi giới. Manas còn là một vật trung gian giữa giác quan với chính chủ nhân của nó, là người nhập lãnh và người thụ hưởng.



b. Manas như vật trung gian giữa cái tôi và cảm giác (sensations):

- Theo Rhys Davids, “ham muốn, nghi ngờ, tin, không tin, kiên định, xấu hổ, mơ màng, sợ hãi; tất cả những cái này thực sự là manas - mạt-na thức”.



c. Manas với tư cách sinh mạng, linh hồn:

- Cái tôi “nắm giữ” và làm cho sống cơ thể “bằng tâm lý”; “bằng tâm lý”, cái tôi thấy, nghe, v.v… “tâm lý ở chỗ khác; tôi [sẽ] không thấy. Tâm lý ở chỗ khác; tôi [sẽ] không nghe. Bằng tâm lý đích thực mà cái tôi thấy… cái tôi nghe… Do đó, dù cho người nào được chạm vào lưng thì người ấy nhận thức bằng tâm lý”.

d. Manas với tư cách là cảm xúc:

- Áo nghĩa thư chú ý tới hai thuật ngữ trung tâm: hạnh phúc (pleasure) và đau khổ (pain).

e. Manas với tư cách là tư duy:

- Trong Áo nghĩa thư nguyên thuỷ, theo Rhys Davids, từ “mind” khá tương đương với manas (hay mano).



f. Mạt na với tư cách là ý chí:

Một số dạng cơ bản của ý chí:



  • Ý chí thuần tuý: Hai thuật ngữ mang tính ý chí thuần tuý: jūti và vaśa. Một có nghĩa là (1) động lực thúc đẩy của ý chí (the dynamic urge of will), từ còn lại nghĩa là (2) sức mạnh hay sự kiểm soát ý chí (power or control on volition).

  • Ý chí đức hạnh (good will): Ý chí này hướng tới cái tôi, hoặc hướng tới con người có đức hạnh. Ý chí là cái tôi trong tiến trình phát triển tinh thần (a process of spiritual growth). Rhys Davids cho rằng ý chí, mục đích (nỗ lực) và hành động là sự biểu hiện hàng loạt bản chất tự nhiên của cái tôi và đó là một sự Đang thành, một cái đang hình thành những gì mà nó không có trước đó (that is a Becoming, a coming-to-be what he was not before).

  • Ý chí trộn lẫn: Không có từ tương đương “ý chí” hay “quyết chí”. Các thuật ngữ bị trộn lẫnmục đích (purpose), lựa chọn (choice), quyết tâm (resolve), ý định (intention), khát vọng (desire), …

Tóm lại, vấn đề Mạt-na thức trong giai đoạn này khá phức tạp, không có hệ thống và bị trộn lẫn với các khái niệm khác. Nhìn chung Mạt na thức trong giai đoạn này là một công cụ của cái tôi, là sinh mạng, linh hồn, cảm xúc, một phần của tư duy và ý chí.

II. HOẠT ĐỘNG CỦA MẠT-NA

- Ngoài ý thức ra, còn có cái biết gì đó, cái ngã, đó là thức thứ 7.



- Ký ức: những gì ta làm, 10 năm sau ta nhớ lại; tôi đã thấy, tôi đã nghe, cái thấy cái nghe này là do ý thức phân biệt, thấy con bò, con trâu…

- Vậy có hai cái tôi: Cái tôi đã nghe trong quá khứ và cái tôi đang nghe ở hiện tại. Nếu bị mù, vẫn còn thấy con bò trong ý thức. Cái thấy như vậy có cái tự ngã.



a. Nhìn thấy con bò, con bò không còn nữa, về nhà vẫn thấy con bò trong tiềm thức, nhiều ngày sau mình vẫn nói tôi thấy con bò. Mắt không còn thì không nói tôi đang nhìn thấy con bò được. Tôi nhìn thấy (ngã) con bò (ngã sở).

b. Dù tai mắt không thấy, ý thức không còn vẫn còn bị một cái ngã chi phối (cái ngã trong chiêm bao), cái ngã dẫn đi sinh tử luân hồi. Đầu thai làm con người thì bị chi phối bởi con người, con bò bị chi phối bởi con bò….



- Một cái ta bất biến khi nhìn, còn cái tự ngã của thân thì từ khi sinh đến chết có biến đổi.

III. HAI LOẠI NGÃ CỦA ÁO NGHĨA THƯ:

Theo Upanishad, có hai cái tôi:

1. Khi thân này còn thì có một cái tôi, khi thân xác không còn thì cái tôi đó cũng không còn.

2. một cái tôi (cái ngã) siêu việt còn lại sau khi chết, nó bị nhốt trong cơ thể này, nó bị đau khổ bởi thân xác này.

- Cái ngã này đau khổ thì cái ngã kia cũng đau khổ, hai cái ngã này ràng buộc lẫn nhau.



- Cái ngã (người) này đi thì cái ngã siêu việt kia cũng đi, thân này cử động thì cái ngã siêu việt cũng cử động. Cái ngã của thân xác và cái ngã siêu việt (giống như hai người sinh đôi), chung một cái đầu, hai con mắt, hai tai; ngã này đau thì ngã kia cũng đau. Giải thoát cái ngã này thì giải thoát, bằng cách đày đoạ thân xác này, tu khổ hạnh, để cái ngã siêu việt thoát ra; đạp cái ngã của mắt tai mũi lưỡi thân thì cái ngã kia thoát ra. Hoặc là hưởng thụ cho cái tự ngã.

- Con người tin vào linh hồn bất biến trong thân xác này, thân xác này rã, linh hồn thoát ra. Sinh về thiên đàng cho sung sướng, muốn cho cái tự ngã được sung sướng. Các tôn giáo, triết học đều tin như thế.

- Theo Phật giáo thì người hơn con thú là biết đi tìm cái giải thoát, mặc dù con thú vẫn có tự ngã của nó.

- Ngay cả chủ nghĩa Duy vật cũng tin có cái ngã. Đấu tranh cho xã hội, giá trị cái tôi hơn con vật

- Theo Thiên chúa thì con người được nắn bằng đất sét, sau đó Chúa thổi vào để tạo thành linh hồn. Vậy thì linh hồn là hơi của Chúa, là một thứ vật chất, đó là hơi thở.

- Duy vật cho rằng “tôn giáo là thuốc phiện”, vì chết sẽ lên thiên đàng, mà không tập trung vào hiện thực.

- Tự Ngã là tên gọi khác của linh hồn.

- Khi mình ngủ hay chết thì cái gì tồn tại? Khi ý thức không còn thì có cái gì tồn tại? Linh hồn, phách, ma, quỷ.

- Trạng thái hoạt động khác nhau của bộ máy tâm thức khi sống và khi chết. Cái này gọi là linh hồn. Những giọt nước chảy nối tiếp, dòng sông Cửu long chảy ngàn xưa cũng thấy và ngày nay cũng đang chảy. Lúc sống lúc chết, có một dòng chảy đó là tự ngã.



- Phân biệt ngã chấp: ngã này xuất hiện dưới nhiều dạng. Chúng ta thấy cái ngã đang đi, đứng nằm, ngồi,… Chúng ta nhéo vào chân thì cái ngã thấy đau ở chân, nhéo trên mặt thì thấy đau ở mặt, vậy cái ngã này rất nhỏ và chạy khắp trong thân. Cái ngã xuất hiện và tồn tại ở trạng thái khi ngủ, chết… như thế nào?

CÓ HAI CÁI NGÃ: 1. ngã thường nghiệm và 2. thường hằng

1. Cái Ngã Thường Nghiệm: cái ngã có thể nhận thức bằng giác quan, suy luận, cái ngã này có sinh có diệt.

- Tự Ngã cấp I: Tôi thấy hình trong gương, thấy đau, thấy tôi đang đi đứng… Cảm giác lạc và khổ nên thấy cái tôi, muốn tránh cái khổ để tìm cái như ý, tất cả con người và loài thú đều có cái ngã này. Cái niệm tự ngã về thân xác. Phân biệt giữa ta và người, con thú.

- Tự ngã cấp II: Nằm ngủ chiêm bao thấy thèm ăn, đi tìm lạc thú trong chiêm bao. Ngủ say, ai đánh vào thì dậy liền, ngủ mê nhưng nghe tiếng động thì thức dậy liền, có cái gì đó vẫn đang tồn tại, đang bảo vệ con người. Thức hay ngủ vẫn tồn tại cái tự ngã này. Nóng quá giật mình thức dậy. (Cơ chế tự tồn)

- Sắc tồn tại tạo ra cái ngã để hưởng thụ vật chất, cái ngã này tạo ra tội lỗi, tạo ra ác nghiệp, đấu tranh để phục vụ tự ngã.

- Khi sống tức giận muốn giết mà giết không được, khi nằm chiêm bao thấy mình giết người đó. Khi chiêm bao, thấy mình đi tìm người yêu trong mộng.

- Trạng thái bình an của người không chiêm bao, không mộng mị. Người không thù hận, không tham lam, khi ngủ không bị ức chế bởi thân vật chất.

- Như vậy, do phân biệt ngã chấp, do tập quán xã hội, do phân biệt hoạt động của ý thứccó cái ngã này.



- Chính cái tự ngã tạo ra vô số khổ luỵ

2. Cái Ngã Vĩnh Hằng (siêu nghiệm):

- Chết đi để được giải thoát an lạc.



- Ngay cả người xuất gia khi chưa chứng thánh quả vẫn còn có người tin rằng, khi chết cần phải xây tháp để nằm ở đó, tin rằng có linh hồn (cái ngã) mình nằm ở đó. Các vị vua chết rồi thì xây lăng tẩm thật to để các cung phi mỹ nữ, quan thần đến để cúng tế.

- Chết thì chôn chứ không chịu thiêu, vì sợ nóng.



- Câu sanh ngã chấp: cái tự ngã này nó tồn tại và dẫn ta đi đầu thai từ kiếp này sang kiếp khác.

- Cái ngã bản năng: cái ngã của con chó, con gà, con người. Cái ngã của người què chết đi, thì vẫn thấy mình là con ma què chân (câu sinh ngã chấp).

- Cái ngã này chính do ảo tưởng mà thành.

IV. MẠT NA TRONG TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO

1. Phiền não là tâm bệnh

- Không có sự can thiệp của ý thức thì thức thứ bảy này là vô thức (unconsciousness). Những ức chế tâm lý rơi xuống tầng vô thức này, con người trở nên rối loạn, bạo lực. Những người tù có nhiều ức chế, lâu ngày tạo thành mầm bịnh. Mầm bệnh này gọi là Tuỳ miên.

- Còn phiền não là còn mầm bịnh, tất cả chúng sinh đều bịnh. Những ô nhiễm trong tâm là bệnh. Nhiễm là những trạng thái khó chịu, phiền não; nhiễm là tác nhân của bịnh.

- Nhiễm (tuỳ miên) này nó nằm tiềm phục, khi nào đủ duyên thì khởi thành phiền não. Triền và sử (thập triền thập sử, tích thành hữu lậu chi nhơn, lục căn lục trần vọng tác vô biên chi tội, mê luân khổ hải, thâm nịch tà đồ) tích thành tác nhân của hữu lậu, làm cho tâm bị ô nhiễm, căn trần thành bịnh.

2. Cơ chế tuỳ miên hoạt động:

- Tuỳ miêntiềm phục; sử là sai khiến; triền là hiện khởi và triền phược. Cơ chế làm nhiễm bịnh đó là ngã (thức thứ 7). “Ngô hữu đại hoạn vị ngô hữu thân, nhược ngô vô thân hà hoạn chi hữu”. Ta bịnh vì có thân, cái ngã tồn tại nơi thân. Tuy nhiên, theo Phật giáo có hay không có thân, thì con người vẫn đau khổ.

- Ngũ uẩn tăng thịnh: ức chế. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, tăng thịnh. Da bị nổi u nhọt mà bị đau đớn; nhiệt độ cơ thể tăng thì sốt có thể chết; Sắc tăng thì thọ cũng tăng, thân không chịu nổi sức nóng, thì cảm thọ không chịu nổi, ảo giác tăng (tưởng),

- Các trạng thái của Vô thức: Tai nạn xe hơi bất ngờ, ý thức không kịp can thiệp, hình ảnh tai nạn rớt vào vô thức. Khi chiêm bao người ta có thể la hét, ý thức hoạt động trong chiêm bao, vô thức tồn tại theo bản năng, la hét để cân bằng, điều hoà; chiêm bao thường có thể giải quyết những vẫn đề vô lý, như giết người trong mộng.

- Vô thức (thức thứ 8) là phần hoạt động không theo một lý luận, trật tự nhân quả nào. Trong chiêm bao vô thức tạo ra những hoạt cảnh giết người trong mộng, giết được rồi, thì vô thức cảm thấy thoải mái.

- Vô thức là thức thứ 8, nhưng cơ cấu tạo ra nền tảng ấy vẫn do ý thức (thức thứ 7). Thức thứ 7 tự điều trị, giải quyết những ức chế, ức chế biến thành tuỳ miên.

3. Phật Dạy Chỉ Có 6 Thức.

- Các thức (6 thức) có cơ sở thì hoạt động, còn không thì ngưng. Khi ngủ, bất tỉnh, chụp thuốc mê, nhập định (vô tưởng định) thì ý thức không hoạt động, không hiện hữu.

- Vậy theo Phật giáo, chúng ta có thể nói “Tôi không tư duy, tôi vẫn tồn tại.” Vì có một cái thức duy trì sự sống, tồn tại khi bất tỉnh, khi không tư duy.



- Chủng tử là trạng thái tiềm thế; hiện hành là trạng thái hoạt động. Cái vi tính có đủ chủng tử và hiện hành. Các phần cơ bản của máy tính là software, sau đó nối kết điện (duyên), hoạt động đúng phần khởi động, thì máy hoạt động hiện hành. Alaya (bộ vi xử lý, phần lưu trữ), dị thục (phần mền, phần đã xử lý, nhưng chưa hoạt động), máy hoạt động, các phần mền hiện lên (dị thục), tồn tại trong sự quan hệ để hoạt động (quan hệ duyên khởi: nhân (10 nhân), duyên (4 duyên), và quả (dị thục).

- 12 xứ: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Căn dựa vào đâu để khởi? Thế gian thì cho rằng các hệ thống thần kinh nằm sau nhãn cầu (là nơi để căn dựa vào), truyền về não bộ.



- Phật nói sáu thức, năm uẩn đều không có cái tự ngã nào. Tất cả đều duyên sinh, nên vô ngã.

- Căn cảnh thức này nếu quan sát thì không thấy cái ngã nào cả. Thấy sắc vô thường, vô ngã, thấy 5 uẩn vô ngã.



- Thấy được vô ngã thì không cần thiết phải biết thức thứ 6, 7 ở đâu.

- Đạt được vô ngã là giải thoát. Cái ngã này không phải là cái ngã “quên thân vì nước, vì xã hội, quên mình vì người”. Cái ngã mà Phật nói chỉ A-la-hán mới nhìn thấy.

Bài 7: THỨC MẠT-NA (MANAS)

I. NGUYÊN VĂN CHỮ HÁN

已說初能變。第二能變其相云何。頌曰

 次第二能變  是識名末那

  依彼轉緣彼  思量為性相.5

 四煩惱常俱  謂我癡我見

  并我慢我愛  及餘觸等俱.6

 有覆無記攝  隨所生所繫

  阿羅漢滅定  出世道無有.7

DỊCH NGHĨA

Đã trình bày thức năng biến thứ nhất. Bản chất của thức năng biến thứ hai là gì? Kệ tụng trình bày như sau:

5.Thứ đến, thức năng biến thứ hai. Thức này tên là Mạt-na. Nó hoạt động y kia và duyên kia. Tính tướng của nó là tư lương.

6. Nó thường cùng với bốn phiền não, là: ngã si, ngã kiến, cùng ngã mạn và ngã ái. Và cùng với các thứ khác, xúc, v.v…

7. Nó thuộc vô ký hữu phú; ràng buộc vào nơi thọ sinh; không có nơi A-la-hán, trong diệt định, và xuất thế đạo.

II. ĐỊNH DANH MẠT NA THỨC ( 次第二能變 . 是識名末那)

 Thức năng biến thứ hai là nêu lên thể tánh của nó. Thức ấy gọi là Mạt-na (Manas-vijñāna).

Thức Mạt na tiếng Phạn là Manas- vijñāna (末那識). Manas nghĩa là Ý. Vijñāna nghĩa là Thức.

Dịch là Ý thức. Nếu dịch là Ý thức thì trùng tên với thức thứ sáu, nên vẫn giữ lại tên Mạt-na để dễ phân biệt. Thức thứ sáu và bảy tuy cùng tên, nhưng ý nghĩa không giống nhau. Thức thứ bảy là ý căn, là nơi để thức thứ sáu nương vào.

Thức thứ bảy gọi là ý mà không gọi là ý thức, vì ba nguyên nhân sau:

1. Nếu gọi là ý thức, thì lẫn lộn với thức thứ sáu.

2. Theo Du già (63 (tr. 651b19), các thức đều có tên chung là Tâm - Ý - Thức. Về thể, tuy là một, nhưng giải thích ý nghĩa thì khác nhau. Vì căn cứ theo tính ưu thắng, thức A-lại-da tích luỹ chủng tử của tất cả các pháp, và sinh khởi hiện hành nên gọi là Tâm (citta); Mạt-na được gọi là Ý, vì trong tất cả thời gian, nó suy nghĩ, so đo, chấp ngã, ngã sở. Các thức còn lại gọi chung là Thức (vijñāna), vì đặc tính của chúng là phân biệt và nhận thức các đối tượng riêng biệt. Huân tập hiện hành thì thức thứ bảy không bằng thức thứ tám, phân biệt thì không bằng thức thứ sáu. Vì suy nghĩ, so đo của thức thứ bảy vượt trội hơn các thức khác, nên gọi là Ý.

3. Thức thứ bảy là nơi nương tựa của thức thứ sáu, nên thức thứ sáu mới gọi là ý thức. Chỗ nương ấy là ý căn, thức thứ bảy, nên gọi tên là ý.

Vận hành không ngưng nhưng có chuyển dịch nên gọi là chuyển thức. Mạt-na thức là cái bóng của A-lại-da; A-lại-da có mặt là Mạt-na có mặt. Tất cả văn hoá, ngôn ngữ,… của con người, cộng đồng tích tập trong A-lại-da bị Mạt-na chấp làm cái ngã, xem những chủng tử cộng đồng là của mình. Nên khi ai xúc phạm vào văn hoá cộng đồng thì Mạt-na liền phản ứng lại.

Sự tích tập của Mạt-na kém hơn Tâm, vì đặt nặng chọn lựa. Trong khi tâm không nắm giữ, thì đối với Mạt-na, buông bỏ hay nắm giữ, yêu thương hay ghét bỏ, duy trì hay phá bỏ… đều do thức Mạt-na này chủ động thực hiện.

Liễu biệt của nó kém hơn các thức khác (sáu thức trước). Vì nó không trực tiếp giải quyết các vấn đề nhận thức, nghe, nếm, ngửi, xúc chạm… các đối tượng bên ngoài. Mạt-na là ngưỡng cửa của căn nhà, mọi người chủ hay khách đều phải đi qua ngưỡng cửa này. Nó ở ngay cửa để giữ gìn các hạt giống. Người gác cỗng chùa, người nấu ăn, thị giả, dễ dàng thấy mình người quan trọng, đòi hỏi những vấn đề giấy tờ khi vào cơ quan, hỏi kỹ khi ai vào chùa, có việc gì để gặp thầy trụ trì… Mạt na nhân danh trách nhiệm để duy trì ngã chấp.

Ý căn (意根): Sở y của ý thức để nhận thức vạn pháp. Còn gọi là thắng nghĩa căn.

Truyền tống thức (傳送識): Thu nhận ảnh tượng vào nội tâm và cất giữ ở A-lại-da sau khi được ý thức nhận thức. Đồng thời, chuyển ảnh tượng từ A-lại-da trình diện ý thức để hồi tưởng. Thích thì thu nạp, không thích thì tống khứ. Khuynh hướng thái độ, thành kiến, kiến chấp, phân ranh giới nhị nguyên

Câu sinh ngã chấp (俱生我執): A-lại-da theo nghiệp lực thọ sanh vào cõi nào thì Mạt-na bám theo đó làm ngã.

III. SỞ Y CỦA MẠT NA (依彼轉)

Duyên bỉ là chỉ cảch sở duyên của thức Mạt-na. Bỉ (kia) là chỉ cho thức A-lại-da. Đối Pháp Luận, quyển 2, nói: Ý thì luôn luôn duyên thức A-lại-da, nên A-lại-da là cảnh sở duyên của Mạt-na. Nói cách khác, sở y của tập khí của Mạt-na là A-lại-da; do y chỉ trên đó mà nó vận hành, sinh khởi liên tục tiếp nối. Nên nói rằng thức này y chỉ nơi tàng thức. Do có A-lại-da mà có Mạt-na.

Do đó, Mạt-na phát sinh từ Căn bản thức (A-lại-da), thức thứ bảy không là một thực tại độc lập. Mạt-na là thức, nên nó cũng cần có căn. Nó nương trên A-lại-da để phát hiện nên được gọi là chuyển thức. Chuyển thức là một nhận thức được sinh khởi, chuyển hiện từ thức căn bản. Có tất cả bảy chuyển thức (evolving consciousness) và một căn bản thức.

Theo Duy thức học, thức có ba phần: Kiến phần (subject: chủ thể), tướng phần (object: đối tượng), tự chứng phần (bản chất của thức); cũng giống như cái đĩa, mặt trên và mặt dưới (kiến và tướng), và cái chất là ra đĩa là tự chứng phần. Nếu không có chất làm ra đĩa thì cũng không có mặt trên và mặt dưới.

Tướng phần của A-lại-da là sự biểu hiện của thức này thành ra thế giới vạn vật, tất cả những gì thuộc về đối tượng nhận thức của mình là tướng phần. Kiến phần là việc duy trì chủng tử, duy trì hiện hành. Kiến cũng là tướng.

Chuyển có nghĩa là lưu chuyển; hiển thị thức này hằng y chỉ thức kia, vì lấy đó làm điểm tựa.

Ngài Hộ Pháp cho rằng thức thứ bảy luôn luôn duyên kiến phần của thức thứ tám mà khởi lên chấp ngã. Vì thức thứ tám, một loại tương tục từ xưa cho tới nay, dường như thường; lại là chỗ nương tựa của các pháp, dường như có tác dụng chủ tể, cho nên cho là có một cái ngã thật (thật ngã).

Tại sao nói Mạt-na duyên kiến phần của A-lại-da? Bởi tác dụng thọ nhận cảnh, kiến phần được lộ rõ. Đó là lý do, thức thứ bảy chỉ duyên kiến phần của thức thứ tám.

Mạt-na thức và A lại da thức có mối quan hệ mật thiết với nhau, đưa đến nương tựa vào nhau. Mạt na thức nương vào A lại da thức, nên Mạt na là Năng y, A lại da là Sở y. Cả hai nương vào nhau, cũng giống như tám thức Tâm vương và các Tâm sở đều có chỗ nương tựa. Như cỏ cây lấy đất làm chỗ nương tựa, lìa xa đất chúng không thể sinh trưởng, tồn tại, đứng vững… Sở y của thức có ba thứ: Nhân duyên, Tăng thượng duyên, và Đẳng vô gián duyên.

1. Nhân duyên y (因緣依: dựa vào nhân duyên) dựa vào nhân duyên cũng gọi là dựa vào chủng tử, vì điểm sở y là chủng tử, nên gọi là chủng tử y hay là bản thân chủng tử. Ví như hạt lúa là nhân duyên sinh ra cây lúa. Tất cả Tâm pháp, Sắc pháp đều có chủng tử của nó và chứa trong A lại da thức, chờ duyên khởi lên hiện hành. Nên các pháp hữu vi đều nương vào Nhân duyên y mới có thể sinh khởi. Chủng tử có khả năng sinh ra hiện hành, nên gọi là Nhân duyên.

Nan-đà và Tối Thắng Tử cho rằng: phải đợi chủng tử diệt, hiện quả mới được sản sinh.

Ngài Hộ Pháp cho rằng chứng lý ấy không đứng vững. Nếu chủng tử diệt rồi mầm mới sinh không phải là điều đã được công nhận. Vì lửa và bấc đồng thời làm nhân cho nhau. Tuy nhiên, với chủng tử đồng loại, nhân quả không đồng thời hiện hữu. Chủng tử và hiện hành sinh sản lẫn nhau, nhất định chúng đồng thời hiện hữu. Chủng tử và quả của nó tất đồng thời hiện hữu. Chủng tử y không có tính tiền hậu.

2. Tăng thượng duyên y (增上緣依) đó là sáu nội xứ. Kiến phần của A-lại-da đóng vai trò tăng thượng duyên, những điều kiện để Mạt-na có thể căn cứ để tạo ra sở duyên của mình. Các tâm, tâm sở đều tựa và đây làm sở y. Cũng gọi là Câu hữu y (俱有依). Tăng thượng là thêm lên cái hiệu quả của nó, thúc đẩy sự phát triển của nó. Những điều kiện giúp cho nhân duyên phát triển. Như nắng mưa, phân bón,… giúp cho cây lúa phát triển. Có cả “Thuận tăng thượng duyên và Nghịch tăng thượng duyên”. Không phải lúc nào nghịch tăng thượng duyên cũng là xấu. Câu hữu y là y chỉ trên sự kiện (nhân quả) đồng thời hiện hữu; nhân quả lẫn nhau, nương tựa, giúp đỡ lẫn nhau. Như nhãn thức dựa vào nhãn căn, mà nhãn căn lại dựa vào nhãn thức. Thiếu một thì hai cái không có tác dụng.

Theo ngài Hộ Pháp, Y có nghĩa là tất cả các pháp có sinh diệt đều tựa trên nhân, gá vào duyên, mà được sinh sản và tồn tại. Những gì cần tựa gá được gọi là y. Như vua và bầy tôi nương tựa lẫn nhau.

Chỉ gọi tâm, tâm sở là cái có sở y, chứ không nói các pháp như sắc v.v., vì chúng không có sở duyên. Tâm sở lấy tâm làm sở y chứ không nói tâm lấy tâm sở làm sở y, vì chúng không làm chủ.

Năm thức đều có sở y, gồm năm sắc căn, thức thứ sáu, thứ bảy và thứ tám. Nếu khuyết một trong số đó, chúng không hoạt động. Khi nói năm thức duy chỉ y năm căn, đó là do tính chất đặc hữu.

Thức thứ sáu chỉ có hai câu hữu y. Đó là thức thứ bảy và thứ tám. Khuyết một trong đó, nó không hoạt động.

Thứ thứ bảy chỉ có một câu hữu y, là thức thứ tám. Nếu không có tàng thức, nó nhất định không hoạt động.

A lại da chỉ có một câu hữu y, là thức thứ bảy. Nếu không có thức thứ bảy, nó nhất định không hoạt động.

3. Đẳng vô gián duyên y (等無間緣依), cũng gọi là Khai đạo y, điểm sở y là cái mở đường. Sự biến mất của cái đi trước là điều kiện mở đường cho cái đi sau xuất hiện. Đẳng vô gián là: Niệm trước niệm sau tương tợ gọi là đẳng. Liên tục, không dứt quãng là vô gián. Dựa vào Đẳng vô gián là chỗ nương tựa của niệm trước làm niệm sau. Niệm trước mới diệt, niệm sau liền sanh không một chút gián đoạn, nên gọi là Đẳng vô gián duyên. Đã là Tâm pháp (gồm Tâm vương và Tâm sở) đều là như thế. Khai đạo y là, trong một sát na, Tâm pháp không có hai thể cùng khởi lên. Cho nên, chờ niệm trước diệt, nhường hiện hành xuất hiện, niệm sau mới khởi lên.



tải về 255.76 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương