BÀI 7: HƯỚng dẫn nghiệp vụ XỬ LÝ NỢ BỊ RỦi ro I. MỘt số NỘi dung đƯỢc hiểU ĐỂ thực hiện xử LÝ NỢ BỊ RỦi ro



tải về 109.09 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích109.09 Kb.
#6856
BÀI 7: HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ XỬ LÝ NỢ BỊ RỦI RO

I. MỘT SỐ NỘI DUNG ĐƯỢC HIỂU ĐỂ THỰC HIỆN XỬ LÝ NỢ BỊ RỦI RO

  1. Về tuyên bố một người mất tích

Căn cứ Khoản 1 Điều 78 Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định về tuyên bố một người mất tích khi:

- Một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án có thể tuyên bố người đó mất tích.

- Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.


  1. Về việc người mất tích được coi là đã chết

Theo quy định tại Điều 81 Bộ luật Dân sự, người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Toà án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong các trường hợp sau đây:

- Sau 3 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

- Biệt tích trong chiến tranh sau 5 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống.

- Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 1 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Khi một người biệt tích 5 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống. Thời hạn 5 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

- Tuỳ từng trường hợp, Toà án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết căn cứ vào các trường hợp nêu trên.



3. Ngày hiệu lực trong xử lý nợ bị rủi ro

- Về gia hạn nợ:

+ Đối với các món vay trong hạn: ngày hiệu lực là ngày đến hạn cuối cùng của món vay.

+ Đối với các món vay nợ quá hạn: ngày hiệu lực là ngày rủi ro.


  • Về khoanh nợ:

+ Đối với các món vay trong hạn, quá hạn thì ngày hiệu lực là ngày rủi ro.

+ Đối với các món vay đã khoanh nợ thì ngày hiệu lực là ngày hết hạn khoanh lần trước.

+ Đối với các trường hợp khoanh theo Quyết định từng lần thì ngày hiệu lực là ngày ghi trên Quyết định khoanh nợ.

II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ XỬ LÝ NỢ BỊ RỦI RO TRONG HỆ THỐNG NHCSXH

1. Đối tượng được xử lý nợ bị rủi ro

1.1 Khách hàng vay vốn tại NHCSXH bị rủi ro do nguyên nhân khách quan gồm:

- Hộ nghèo.

- Hộ cận nghèo.

- Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

- Các đối tượng vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm.

- Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

- Các đối tượng được vay vốn để thực hiện chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

- Các hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn.

- Thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn.

- Các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

- Các đối tượng được hưởng chính sách tín dụng về nhà ở tại các vùng theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Các đối tượng khác theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

1.2 Tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác tại NHCSXH.



  1. Phạm vi xử lý nợ bị rủi ro

2.1. Áp dụng đối với việc xử lý nợ của khách hàng vay vốn tại NHCSXH bị rủi ro do nguyên nhân khách quan. (Được quy định cụ thể tại Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 27/01/2011)

2.2. Rủi ro do nguyên nhân chủ quan của tổ chức, cá nhân vay vốn tại NHCSXH thì tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2.3. Các khoản cho vay bằng nguồn vốn tài trợ ủy thác đầu tư thì xử lý nợ bị rủi ro theo hiệp định hoặc hợp đồng đã ký kết.

2.4. Xử lý nợ bị rủi ro trong trường hợp khách hàng vay vốn có tài sản bảo đảm và có mua bảo hiểm:

Nếu khách hàng vay vốn tại NHCSXH có tài sản bảo đảm, khi gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, NHCSXH được quyền chủ động xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi vốn. Số tiền thu được dùng để bù đắp chi phí xử lý tài sản bảo đảm; hoàn trả nợ gốc, nợ lãi cho NHCSXH; nếu thừa thì trả lại cho khách hàng, nếu thiếu thì phần thiếu được xử lý rủi ro theo Quy định.

Trường hợp tài sản của khách hàng vay vốn tại NHCSXH (tài sản bảo đảm, cây trồng, vật nuôi, gia súc, gia cầm và tài sản khác) có mua bảo hiểm nếu bị tổn thất thì bị xử lý theo hợp đồng bảo hiểm. Khoản tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm được dùng để hoàn trả nợ gốc, lãi cho NHCSXH; nếu thừa thì trả lại cho khách hàng, nếu thiếu thì phần thiếu được xử lý rủi ro theo Quy định.



  1. Nguyên tắc xử lý nợ bị rủi ro

3.1. Khách hàng vay vốn NHCSXH sẽ được xem xét xử lý nợ bị rủi ro khi có đủ các điều kiện sau:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong hợp đồng tín dụng.

- Bị thiệt hại làm mất một phần hoặc toàn bộ vốn, tài sản do nguyên nhân khách quan.

- Gặp khó khăn về tài chính dẫn đến chưa có khả năng trả được nợ hoặc không trả được nợ cho ngân hàng.

3.2. Việc xử lý nợ bị rủi ro cho khách hàng được phân tích từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào:

- Nguyên nhân dẫn đến rủi ro.

- Mức độ rủi ro và khả năng trả nợ của khách hàng.

- Đảm bảo đầy đủ hồ sơ pháp lý.

- Đúng trình tự.

- Đảm bảo tính khách quan và công bằng giữa các đối tượng vay vốn.



4. Thời điểm xem xét xử lý nợ bị rủi ro

- Được tính từ thời điểm khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan. Ví dụ: Ngày 20/8/2012 hộ ông Nguyễn Văn H được NHCSXH cho vay vốn để chăn nuôi gà, thời hạn 12 tháng. Ngày 10/3/2013 đàn gà của ông bị dịch chết, ông H sẽ được xem xét xử lý nợ bị rủi ro từ ngày 10/03/2013.

- Thực hiện tại thời điểm thực tế phát sinh rủi ro hoặc theo từng đợt trên cơ sở đề nghị của khách hàng, của NHCSXH và chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.

- Định kỳ tối thiểu 6 tháng, chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh kiểm tra, tổng hợp đề nghị xử lý nợ rủi ro của NHCSXH nơi cho vay gửi Hội sở chính để tổng hợp và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.



5. Quy định về nguyên nhân khách quan

Tại quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, Điều 5 Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ, nguyên nhân khách quan chia thành 04 nhóm như sau:



Nhóm 1: Do thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, gây thiệt hại đến vốn, tài sản của khách hàng gồm:

- Thiên tai và biến đổi khí hậu: bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, sạt lở đất, rét đậm, rét hại, hỏa hoạn.

- Dịch bệnh: các dịch bệnh liên quan đến gia súc, gia cầm, thủy hải sản, động vật nuôi khác và cây trồng.

Nhóm 2: Do Nhà nước điều chỉnh chính sách, biến động tình hình kinh tế - xã hội, làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng như:

- Do điều chỉnh chính sách: Không còn nguồn cung cấp nguyên vật liệu; Mặt hàng đang sản xuất, kinh doanh bị cấm, bị hạn chế (cấm xe công nông, cấm sản xuất pháo); Một số mặt hàng phải chuyển đổi sản xuất, kinh doanh theo quyết định của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Do biến động chính trị, kinh tế - xã hội ở khu vực, quốc tế và nước nhận lao động của Việt Nam làm ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài như: doanh nghiệp tiếp nhận lao động bị: phá sản, giải thể; ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế... nên đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động.

Nhóm 3: Các nguyên nhân khách quan liên quan đến con người:

Khách hàng vay vốn sản xuất, HSSV hoặc người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài vay vốn thông qua hộ gia đình:

- Bị mất năng lực hành vi dân sự.

- Bị tai nạn nghề nghiệp trong quá trình lao động ở nước ngoài.

- Ốm đau thường xuyên, mắc bệnh tâm thần, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không nơi nương tựa.

- Chết; mất tích hoặc bị tuyên bố là chết, mất tích mà không còn tài sản để trả nợ, không có người thừa kế hoặc người thừa kế thực sự không có khả năng trả nợ thay cho khách hàng.



Nhóm 4: Khách hàng là pháp nhân, tổ chức kinh tế vay vốn NHCSXH đã có quyết định giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật mà không còn pháp nhân, không còn vốn, tài sản để trả nợ cho NHCSXH.

6. Xác định mức độ thiệt hại về vốn và tài sản

- Khi khách hàng vay vốn gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan và có đơn đề nghị xử lý rủi ro, NHCSXH chủ trì phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan tiến hành thẩm tra, lập biên bản xác nhận mức độ thiệt hại về vốn và tài sản của khách hàng.

Biên bản có xác nhận của Lãnh đạo NHCSXH nơi cho vay, Tổ trưởng Tổ TK&VV (chủ dự án), lãnh đạo tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cho vay cấp xã, Chủ tịch UBND cấp xã, cơ quan chuyên ngành cấp xã (nếu có) như cơ quan phòng chống lụt bão, cơ quan thú y.

Đối với trường hợp bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh nếu cơ quan chuyên ngành cấp xã không có con dấu thì cán bộ chuyên ngành cấp xã (cán bộ cơ quan phòng chống lụt bão, thú y...) phải xác nhận nội dung mức độ thiệt hại về vốn và tài sản và ký tên trên biên bản.

- Việc xác định mức độ (tỷ lệ) thiệt hại về vốn và tài sản của khách hàng được căn cứ vào số vốn, tài sản thực tế của khách hàng bị tổn thất so với tổng số vốn thực hiện dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh. Công thức tính:


Vốn, tài sản của phương án, dự án bị thiệt hại

Tổng số vốn để thực hiện dự án, phương án SXKD

Tỷ lệ (%) thiệt hại =

Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A vay chương trình giải quyết việc làm số tiền 15.000.000đ để thực hiện dự án với tổng số vốn là 30.000.000đ, thời gian vay 36 tháng. Do lũ lụt, ông A bị thiệt hại số tiền, ước tính 20.000.000đ trong tổng số vốn thực hiện dự án. Hãy cho biết tỷ lệ thiệt hại vốn và tài sản của ông A


Tỷ lệ thiệt hại (%)

==

20.000.000

xx

100%

==

67%

30.000.000

Lưu ý:

1. Trường hợp HSSV vay vốn để theo học tại các trường hoặc đối tượng chính sách vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài,việc xác định mức độ thiệt hại được căn cứ vào số vốn và tài sản thực tế bị tổn thất so với tổng số vốn khách hàng đang vay tại NHCSXH.

2. Trường hợp 01 hộ có nhiều món vay, khi hộ vay gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan làm thiệt hại về vốn và tài sản của món vay nào thì tính tỷ lệ thiệt hại riêng đối với món vay đó.

Ví dụ 2: Hộ bà Nguyễn Thị N vay NHCSXH 50.000.000đ, trong đó vay đi lao động có thời hạn ở nước ngoài là 30.000.000đ (thời gian vay 36 tháng), đầu tư cho sản xuất nông nghiệp là 20.000.0000đ (thời gian vay là 18 tháng). Do thiên tai mất mùa nên đã bị rủi ro thiệt hại 16.000.000đ. Hãy xác định tỷ lệ thiệt hạy về vốn, tài sản của bà N để làm căn cứ xử lý nợ bị rủi ro.



Tỷ lệ thiệt hại (%)

==

16.000.000

xx

100%

==

80%

20.000.000

7. Các biện pháp xử lý nợ bị rủi ro

Căn cứ vào mức độ thiệt hại về vốn, tài sản và yếu tố con người để có biện pháp xử lý nợ thích hợp. Hiện nay, NHCSXH có 3 biện pháp sau:



7.1. Gia hạn nợ

a) Khái niệm

Gia hạn nợ là việc NHCSXH cho phép khách hàng được kéo dài thời hạn trả nợ đã cam kết trong sổ vay vốn hoặc hợp đồng tín dụng. Trong thời gian gia hạn nợ khách hàng vẫn phải trả lãi tiền vay.



b) Điều kiện gia hạn nợ (áp dụng cho những rủi ro thuộc nhóm 1 và 2)

- Rủi ro do nguyên nhân khách quan.

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích.

- Mức độ thiệt hại về vốn và tài sản dưới 40%.



c) Thời gian gia hạn nợ:

Thời gian gia hạn nợ tối đa là 12 tháng đối với loại cho vay ngắn hạn; tối đa không quá 1/2 thời hạn cho vay đối với các khoản vay trung và dài hạn, được tính từ ngày khách hàng vay vốn đến hạn trả nợ cuối cùng.



7.2. Khoanh nợ

a) Khoanh nợ

Là việc NHCSXH khoanh lại món nợ cho khách hàng một khoảng thời gian nhất định, trong khoảng thời gian đó chưa thu nợ và không tính lãi tiền vay của khách hàng.



b) Điều kiện khoanh nợ (áp dụng cho những rủi ro thuộc nhóm 1 và 2)

- Rủi ro do nguyên nhân khách quan.

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích.

- Mức độ thiệt hại về vốn và tài sản từ 40% đến 100%.



c) Thời gian khoanh nợ

- Nếu mức độ thiệt hại về vốn và tài sản từ 40% đến dưới 80%, được khoanh nợ tối đa là 3 năm.

- Nếu mức độ thiệt hại về vốn và tài sản từ 80% đến 100%, được khoanh nợ tối đa là 5 năm.

- Khi hết thời gian khoanh nợ, khách hàng vay vốn vẫn gặp khó khăn, chưa có khả năng trả nợ, sẽ được NHCSXH xem xét tiếp tục cho khoanh nợ với thời gian tối đa không vượt quá thời gian đã được khoanh nợ lần trước theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

- Thời gian khoanh: tính từ ngày khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan hoặc tính từ thời gian hết hạn khoanh đối với khoanh bổ sung.

Trong ví dụ trên, trường hợp của hộ ông A sẽ được NHCSXH khoanh nợ với thời gian khoanh nợ tối đa là 3 năm (36 tháng tính từ ngày số vốn của ông A vay ngân hàng bị rủi ro). Trường hợp hộ bà N sẽ được NHCSXH khoanh nợ với thời gian là 5 năm kể từ ngày số vốn của bà N vay Ngân hàng bị rủi ro.

Giả sử, hết thời gian khoanh nợ, ông A và bà N vẫn gặp khó khăn, chưa có khả năng trả nợ, sẽ được NHCSXH xem xét tiếp tục cho khoanh nợ bổ sung với ông A tối đa là 3 năm và bà N tối đa là 5 năm.

7.3. Xoá nợ (gốc, lãi)

a) Xoá nợ (gốc, lãi)

Là việc NHCSXH không thu một phần hoặc toàn bộ nợ gốc, lãi của khách hàng đang còn dư nợ tại NHCSXH.



b) Điều kiện xóa nợ

- Khách hàng vay vốn bị rủi ro do thuộc nguyên nhân nhóm 1 và nhóm 2, đã được NHCSXH khoanh nợ nhưng đã hết thời gian khoanh nợ (kể cả đã khoanh nợ bổ sung) mà vẫn không có khả năng trả nợ và NHCSXH đã áp dụng các biện pháp tận thu mọi nguồn có khả năng thanh toán.

- Khách hàng vay vốn bị rủi ro do nguyên nhân ở nhóm 3 và nhóm 4, khi NHCSXH đã áp dụng các biện pháp tận thu mọi nguồn có khả năng thanh toán.

c) Số tiền xoá nợ (gốc, lãi)

- Số tiền khách hàng được xóa nợ gồm cả gốc và lãi là số tiền khách hàng còn phải trả cho NHCSXH sau khi ngân hàng đã áp dụng các biện pháp tận thu.

Ở ví dụ trên, giả sử trường hợp của hộ ông A, đã hết thời gian khoanh nợ (kể cả khoanh bổ sung), nhưng ông A vẫn không có khả năng trả nợ, NHCSXH đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi và thu được 5.000.000đ, số tiền hộ ông A được xóa là 10.000.000đ (gồm cả gốc và lãi)

8. Hồ sơ pháp lý để xử lý nợ bị rủi ro

8.1. Đối với gia hạn nợ, khoanh nợ (kể cả trường hợp khoanh nợ bổ sung) bao gồm những giấy tờ sau đây:

1/ Đơn đề nghị xử lý nợ của khách hàng do khách hàng viết theo mẫu của NHCSXH (mẫu số 01/XLN).

2/ Biên bản xác định mức độ thiệt hại về vốn và tài sản của khách hàng do khách hàng, cán bộ Hội, đoàn thể phụ trách tổ, tổ trưởng Tổ TK&VV, cán bộ tín dụng cùng lập (mẫu số 02/XLN). Cán bộ chuyên ngành ở xã (nếu rủi ro liên quan đến chuyên ngành) và UBND xã xác nhận.

3/ Bản sao giấy nhận nợ có rút số dư nợ (gốc, lãi, tổng số) đến ngày bị rủi ro do NHCSXH nơi cho vay sao y, ký và đóng dấu.

4/ Trường hợp khách hàng là tổ chức kinh tế, ngoài các văn bản trên cần có thêm các giấy tờ sau:

- Biên bản xác định mức độ tổn thất, thiệt hại về vốn và tài sản theo quy định của pháp luật kèm báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của tổ chức kinh tế.

- Phương án khôi phục sản xuất - kinh doanh của tổ chức kinh tế.

8.2. Đối với xóa nợ gồm những giấy tờ sau:

1/ Đơn đề nghị xử lý nợ của khách hàng, do khách hàng lập theo mẫu của NHCSXH (mẫu số 01/XLN).

Trường hợp khách hàng chết, mất tích hoặc bị coi là chết, mất tích, hoặc mất năng lực hành vi dân sự, mắc bệnh tâm thần: (i) nếu có người thừa kế thì người thừa kế viết đơn; (ii) nếu không có người thừa kế thì không cần đơn đề nghị xử lý nợ.

2/ Biên bản xác định mức độ thiệt hại về vốn và tài sản của khách hàng do khách hàng, cán bộ Hội, đoàn thể phụ trách tổ, tổ trưởng Tổ TK&VV, cán bộ tín dụng cùng lập (mẫu số 02/XLN). Cán bộ chuyên ngành ở xã (nếu rủi ro liên quan đến chuyên ngành) và UBND xã xác nhận.

Trên biên bản, ngoài việc xác định nguyên nhân và đánh giá mức độ thiệt hại về vốn và tài sản, phải thể hiện được những nội dung sau:

- Đã áp dụng các biện pháp tận thu mọi nguồn có khả năng thanh toán của khách hàng.

- Khách hàng không còn tài sản để trả nợ.

- Không có người thừa kế hoặc còn người thừa kế nhưng người thừa kế không có khả năng trả nợ thay cho khách hàng.

+ Trường hợp khách hàng chết, mất tích hoặc bị coi là chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, mắc bệnh tâm thần mà không có người thừa kế (không có người viết đơn và lập biên bản) thì NHCSXH nơi cho vay phối hợp với tổ trưởng Tổ TK&VV (hoặc chủ dự án) lập biên bản có xác nhận của lãnh đạo NHCSXH nơi cho vay; Tổ trưởng Tổ TK&VV (hoặc chủ dự án); Lãnh đạo tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cho vay cấp xã; Chủ tịch UBND cấp xã nơi khách hàng cư trú; xác nhận của cơ quan chuyên ngành cấp xã (nếu có).

+ Trường hợp khách hàng vay vốn hết thời gian khoanh nợ (kể cả trường hợp được khoanh nợ bổ sung) vẫn không có khả năng trả nợ: trên biên bản phải đánh giá cụ thể về khả năng trả nợ của khách hàng và thể hiện nội dung sau:



  • Món vay đã hết thời gian khoanh nợ (kể cả trường hợp đã được khoanh nợ bổ sung) mà khách hàng vẫn không có khả năng trả nợ.

  • NHCSXH đã áp dụng các biện pháp tận thu mọi nguồn có khả năng thanh toán.

3/ Các giấy tờ liên quan của khách hàng, học sinh sinh viên, người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài bị rủi ro đối với từng trường hợp cụ thể như sau:

- Khách hàng mất năng lực hành vi dân sự: bản sao (có công chứng) Quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án hoặc xác nhận cụ thể, rõ ràng về việc mất năng lực hành vi dân sự do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp.

- Khách hàng bị ốm đau thường xuyên, mắc bệnh tâm thần: bản sao (có công chứng) giấy xác nhận về tình trạng sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp.

- Khách hàng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không nơi nương tựa: phải có xác nhận của UBND cấp xã trên biên bản xác nhận về hoàn cảnh khó khăn đặc biệt của từng trường hợp cụ thể của khách hàng.

- Khách hàng chết, mất tích hoặc bị coi là chết, mất tích phải có bản sao (có công chứng) Giấy chứng tử hoặc bản sao có chứng thực Quyết định tuyên bố chết, mất tích của Tòa án hoặc có xác nhận rõ ràng của UBND cấp xã và công an cấp xã trên biên bản về các nội dung sau: họ và tên, hộ khẩu thường trú, thời gian, địa điểm chết, mất tích.

- Khách hàng là người lao động bị tai nạn nghề nghiệp trong quá trình lao động ở nước ngoài: các giấy tờ về mức độ thương tích hoặc hồ sơ bệnh án do doanh nghiệp tiếp nhận lao động ở nước ngoài hoặc cơ quan y tế nước ngoài xác nhận (bản tiếng nước ngoài cần dịch sang tiếng Việt có công chứng).

- Các giấy tờ liên quan khác: Trường hợp khách hàng không còn người thừa kế: Có bản sao (có công chứng) Giấy chứng tử, Quyết định tuyên bố mất tích của người thừa kế (nếu người thừa kế chết, mất tích) hoặc xác nhận cụ thể của UBND cấp xã trên biên bản về tình trạng của người thừa kế: người thừa kế chết; mất tích; không có người thừa kế. Trường hợp người thừa kế không có khả năng trả nợ có xác nhận của UBND cấp xã trên biên bản.

4/ Nếu khách hàng là pháp nhân, tổ chức kinh tế đã phá sản, giải thể:

- Phải có bản sao (có công chứng) Quyết định phá sản, giải thể của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc tuyên bố của Tòa án và các văn bản có liên quan đến việc thanh lý tài sản của đơn vị bị phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật.

- Bản sao giấy nhận nợ như: hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn hoặc các giấy tờ nhận nợ khác có rút số dư nợ (gốc, lãi, tổng số) đến ngày bị rủi ro (NHCSXH nơi cho vay ký sao y, đóng dấu).

- Các giấy tờ liên quan khác (nếu có).

Lưu ý:

- Hồ sơ pháp lý đối với gia hạn nợ lập 01 bộ.

- Hồ sơ pháp lý đối với khoanh nợ, xóa nợ lập 02 bộ.

9.Trình tự thực hiện xử lý nợ bị rủi ro

Khi gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, khách hàng viết Đơn đề nghị xử lý nợ (mẫu số 01/XLN) kèm các giấy tờ có liên quan (02 liên), riêng gia hạn nợ chỉ cần 01 liên.

Ngân hàng phối hợp với khách hàng và các cá nhân, tổ chức có liên quan tiến hành thẩm tra, lập Biên bản (mẫu số 02/XLN).

9.1. Tại NHCSXH nơi cho vay

Bước 1: Kiểm tra và tổng hợp hồ sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro

Căn cứ mẫu số 02/XLN và các giấy tờ do khách hàng gửi, tổng hợp bộ hồ sơ pháp lý, kiểm tra, chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ và lập biểu tổng hợp cho từng biện pháp:

* Đối với gia hạn nợ:

Lập 01 bộ hồ sơ pháp lý và 01 liên mẫu số 03/XLN làm cơ sở đề nghị giám đốc nơi cho vay ra quyết định gia hạn nợ theo ủy quyền của Tổng giám đốc.

Lưu ý: Đối với gia hạn nợ thông thường vẫn sử dụng mẫu 09/TD theo như quy trình hiện tại.

* Đối với khoanh nợ: Tổng hợp 02 bộ hồ sơ pháp lý và lập 02 liên tổng hợp đề nghị khoanh nợ theo mẫu số 04/XLN: 01 liên gửi NHCSXH cấp tỉnh, 01 liên lưu hồ sơ.

* Đối với xóa nợ: Tổng hợp 02 bộ hồ sơ pháp lý và lập 02 liên tổng hợp đề nghị xóa nợ theo mẫu số 05/XLN: 01 liên gửi NHCSXH cấp tỉnh, 01 liên lưu hồ sơ tại NHCSXH nơi cho vay.



Bước 2: Sắp xếp và lưu trữ hồ sơ.

* Sắp xếp hồ sơ: Hồ sơ được sắp xếp và đóng thành tập theo từng biện pháp (gia hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ); theo từng chương trình và theo đúng thứ tự danh sách khách hàng trên mẫu số 03,04,05/XLN.

* Lưu trữ hồ sơ: tại NHCSXH nơi cho vay lưu 01 liên mẫu số 03,04,05/XLN và 01bộ hồ sơ pháp lý đề nghị gia hạn nợ, khoanh nợ và xóa nợ.

Lưu ý: Giám đốc NHCSXH cấp nơi cho vay chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, hợp pháp của toàn bộ hồ sơ xử lý nợ và chỉ đạo việc lưu trữ hồ sơ theo quy định hiện hành của NHCSXH.



Bước 3: Gửi hồ sơ về NHCSXH cấp tỉnh

- 01 liên mẫu số: 04, 05/XLN kèm theo bộ hồ sơ pháp lý đã lập.

- Truyền file mềm mẫu số: 04,05/XLN.

* Thời hạn gửi hồ sơ:

- Đối với các trường hợp rủi ro đơn lẻ, cục bộ, NHCSXH cấp huyện gửi hồ sơ (biểu tổng hợp mẫu 04,05/XLN) đề nghị xử lý rủi ro về NHCSXH cấp tỉnh chậm nhất ngày 31/01 và 31/7 hàng năm.

- Trường hợp rủi ro xảy ra trên diện rộng, mức độ thiệt hại lớn phải thực hiện theo từng đợt gửi tổng hợp hồ sơ về NHCSXH cấp tỉnh để trình cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý.

- Riêng đối với gia hạn nợ bị rủi ro, định kỳ vào ngày 30/6 và 31/12 hàng năm hoặc khi có yêu cầu đột xuất, NHCSXH nơi cho vay báo cáo kết quả gia hạn nợ bị rủi ro trong kỳ gửi NHCSXH cấp tỉnh để tổng hợp gửi Hội sở chính (Ban Quản lý và xử lý nợ rủi ro). Báo cáo được gửi về Hội sở chính trước ngày 10/7 và 10/01 năm sau (mẫu 17/XLN).



9.2. Tại NHCSXH cấp tỉnh

Bước 1: Tổng hợp đề nghị xử lý nợ bị rủi ro của các NHCSXH nơi cho vay gửi

Căn cứ hồ sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro do NHCSXH nơi cho vay gửi, NHCSXH cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, thẩm định lại đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ, sau đó tổng hợp các khoản nợ đề nghị xử lý rủi ro theo từng biện pháp:

* Đối với khoanh nợ: tổng hợp và lập 02 liên đề nghị khoanh nợ theo mẫu số 04/XLN: 01 liên lưu tại NHCSXH cấp tỉnh, 01 liên gửi Hội sở chính và 01 bộ hồ sơ pháp lý

* Đối với xóa nợ: tổng hợp và lập 02 liên đề nghị xóa nợ của theo mẫu số 05/XLN: 01 liên lưu tại NHCSXH cấp tỉnh, 01 liên gửi Hội sở chính, và 01 bộ hồ sơ pháp lý.



Bước 2: Kiểm tra sau

Tiến hành kiểm tra tại chỗ (NHCSXH nơi cho vay) tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ xử lý nợ bị rủi ro.



Bước 3: Gửi hồ sơ về Hội sở chính NHCSXH.

- Đối với khoanh nợ: gửi 01 liên mẫu số 04/XLN kèm 01 bộ hồ sơ pháp lý.

- Đối với xóa nợ: gửi 01 liên mẫu số 05/XLN kèm 01 bộ hồ sơ pháp lý.

- Truyền file mềm mẫu số 04,05/XLN toàn chi nhánh.

- Tờ trình đề nghị xử lý nợ bị rủi ro của toàn chi nhánh nêu rõ nguyên nhân rủi ro; tình hình thiệt hại; số nợ bị rủi ro đề nghị xử lý; xác nhận tính chính xác, hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ đề nghị xử lý.

* Thời hạn gửi hồ sơ: NHCSXH cấp tỉnh gửi hồ sơ đề nghị xử lý nợ về Hội sở chính chậm nhất ngày 28/02 và ngày 31/8 hàng năm hoặc theo từng đợt trong các trường hợp rủi ro do thiên tai bão lụt, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng.



9.3. Tại Hội sở chính NHCSXH

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ pháp lý và tổng hợp các khoản đề nghị xử lý rủi ro toàn hệ thống

Căn cứ hồ sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro của NHCSXH cấp tỉnh, Giám đốc Ban Quản lý và xử lý nợ rủi ro có trách nhiệm tổ chức kiểm tra hồ sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro của toàn hệ thống, đảm bảo tính pháp lý sau đó tổng hợp theo từng biện pháp xử lý để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.



Bước 2: Kiểm tra sau

Hàng năm hoặc định kỳ Hội sở chính tiến hành kiểm tra hồ sơ tại NHCSXH nơi cho vay.



9.4. Theo dõi nợ đề nghị xử lý rủi ro chờ phê duyệt của cấp có thẩm quyền

- Việc hạch toán chỉ thực hiện khi có Quyết định của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Trong thời gian kể từ khi xảy ra rủi ro đến thời điểm trước khi có quyết định phê duyệt, NHCHXH nơi cho vay vẫn theo dõi nợ bình thường và chuyển nợ quá hạn nếu món vay đã đến hạn trả nợ.

9.5. Hạch toán theo dõi nợ đề nghị xử lý rủi ro sau khi được phê duyệt

Căn cứ thông báo Hội sở chính gửi hoặc quyết định kèm danh sách khoanh nợ, xóa nợ (mẫu số 11,12/XLN). Chậm nhất sau 05 ngày làm việc, NHCSXH nơi cho vay thực hiện:



- Đối với khoanh nợ: Tiến hành ghi thời gian được khoanh nợ vào sổ vay vốn (hoặc hợp đồng tín dụng) dòng chữ “Khoanh nợ.... năm theo QĐ số........ từ ngày ...../...../.....” và hạch toán từ tài khoản cho vay có liên quan sang tài khoản nợ cho vay được khoanh. Nếu dư nợ tại thời điểm hạch toán nhỏ hơn số tiền được thông báo khoanh nợ thì khoanh nợ theo số dư thực tế.

- Đối với xóa nợ: Thực hiện hạch toán xóa nợ gốc và lãi của khoản vay được thông báo xóa nợ.

Nếu dư nợ tại thời điểm hạch toán nhỏ hơn số tiền được thông báo xóa nợ thì xóa nợ theo số dư thực tế, đồng thời lập báo Nợ chuyển tiền điện tử số tiền gốc thực hiện xóa nợ về Hội sở chính (Sở giao dịch). Số tiền chênh lệch thừa, báo cáo và thuyết minh trên mẫu 14/XLN.



Lưu ý: Các món vay không được phê duyệt xử lý rủi ro tiến hành thu lãi bình thường (từ ngày vay đến ngày trả hết nợ).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quyết định 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Thông tư 161/2010/TT-BTC ngày 20/10/2010 của Bộ tài chính.

3. Quyết định 15/QĐ-HĐQT ngày 27/01/2011 của HĐQT NHCSXH.

4. Quyết định 07/QĐ-HĐQT ngày 15/01/2013 về bổ sung sửa đổi Quy định Xử lý nợ bị rủi ro kèm theo Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 27/01/2011.

5. Văn bản 1116/NHCS-QLN ngày 16/5/2011 về việc giải đáp vướng mắc sau hội nghị tập huấn về Xử lý nợ bị rủi ro.

6. Văn bản 2318/NHCS-QLN ngày 20/9/2011 về việc phân loại và rà soát Xử lý nợ bị rủi ro đã hết thời gian khoanh nợ

7. Văn bản 2674/NHCS-QLN ngày 31/10/2011 về việc chấn chỉnh công tác Xử lý nợ bị rủi ro.

8. Văn bản 1382/NHCS-QLN ngày 12/4/2012 về việc Xử lý nợ bị rủi ro đã được thông báo.

9. Văn bản 3381/NHCS-QLN ngày 23/10/2012 về giải đáp vướng mắc trong thực hiện biện pháp gia hạn nợ.

10. Văn bản 03/NHCS-QLN ngày 03/01/2013 về chấn chỉnh công tác Xử lý nợ bị rủi ro.

11. Văn bản 1360/NHCS-QLN ngày 03/5/2013 về thực hiện quy định Xử lý nợ bị rủi ro.

12. Văn bản 3107/NHCS-QLN ngày 25/9/2012 và 3613/NHCS-QLN ngày 14/11/2012 của Tổng giám đốc về việc rà soát, xử lý nợ tồn đọng không có khả năng thu hồi.

13. Văn bản 2005/NHCS-QLN ngày 4/6/2013 của Tổng giám đốc về việc lập hồ sơ đề nghị xử lý các khoản nợ tồn đọng không có khả năng thu hồi.



14. Các văn bản hướng dẫn khác...


Каталог: wp-content -> uploads -> 2013
2013 -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
2013 -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu
2013 -> Mãng cäc thiÕt diÖn nhá Tiªu chuÈn thi c ng vµ nghiÖm thu Minipile foundation Standard for constrution, check and acceptance
2013 -> Thiết kế nghiên cứU & thống kê y họC
2013 -> BỘ XÂy dựng số : 14/ 2003/ QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2013 -> Chương dao đỘng cơ
2013 -> Số Hồ sơ: 101/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc phiếu giao nhận hồ SƠ Loại hồ sơ: Đăng ký bhxh, bhyt bắt buộc
2013 -> Số Hồ sơ: 103/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam số Hồ sơ: 103/ /thu-đC Độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Số Hồ sơ: 107/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Niên Lịch Phụ Huynh/Học Sinh

tải về 109.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương