Bài 6: quan đIỂm giáo lý CỦA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (40 48)



tải về 72.9 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích72.9 Kb.
#6206
Bài 6: QUAN ĐIỂM GIÁO LÝ

CỦA ĐẠI CHÚNG BỘ VÀ BA CHI PHÁI ĐẦU TIÊN (40 - 48)

(40) 佛 所 說 經 皆 是 了 義 。

Các kinh của đức Phật thuyết đều là liễu nghĩa (nitārtha).

The sutra preached by the Buddha are all perfect in themselves.

BCDL: 一 切 諸 經 無 不 了 義 。

Có nội dung giống như quan điểm số 5: Thế Tôn sở thuyết vô bất như nghĩa.


  • Liễu nghĩa: Revelation of the whole meaning or truth - Complete understanding.

  • Liễu nghĩa giáo: Teaching of the whole truth.

  • Liễu nghĩa kinh: The sutras containing the whole truth. Bất liễu nghĩa is partial reveletion adapted (phương tiện) to the capacity of the hearers.

  • Từ Điển Phật Học Hán Việt (HT. Kim Cương Tử chủ biên): Kinh điển trình bày thuyết giảng nghĩa cứu cánh liễu hiển thì gọi là liễu nghĩa kinh (đó là Kinh điển Đại thừa). Kinh điển Tiểu thừa là Bất liễu nghĩa kinh. Cho nên Phật dạy: phải y vào kinh liễu nghĩa, đừng y vào kinh bất liễu nghĩa. (tr. 665).

Các kinh luận Hán tạng đề cập đến Tứ y gồm: Đại Bát Niết Bàn kinh, q.6; Đại Phương Đẳng Đại Tập kinh, q.29; Đại Phương Tiện Phật Báo Ân kinh, q.7; Đại Trí Độ luận, q.9 v.v… (Thích Minh Cảnh, Từ điển Phật học Huệ Quang, tr.4904). Kinh Đại Bát Niết Bàn, tập 1, Hòa thượng Thích Trí Tịnh dịch, phẩm VIII, Tứ y, NXB Tôn Giáo ấn hành, 2003, trang 186. “Tứ y”: Y pháp bất y nhân, y nghĩa bất y ngữ, y trí bất y thức, y liễu nghĩa kinh bất y bất liễu nghĩa kinh.

(41) 無 為 法 有 九 種 。 一 擇 滅 。 二 非 擇 滅 。 三 虛 空 。 四 空 無 邊 處 。 五 識 無 邊 處 。六 無 所 有 處 。 七 非 想 非 非 想 處 。八 緣 起 支 性 。九 聖 道 支 性 。

Pháp vô vi gồm có 9 loại: 1) Trạch diệt, 2) Phi trạch diệt, 3) Hư không, 4) Không vô biên xứ, 5) Thức vô biên xứ, 6) Vô sở hữu xứ, 7) Phi tưởng phi phi tưởng xứ, 8) Duyên khởi chi tánh (12 chi phần duyên khởi), 9) Thánh đạo chi tánh (tám chi phần thánh đạo).

There are nine kinds of unconditioned dharmas: 1. Extinction realized by wisdom; 2. Extincion not realized by the practice; 3. Space; 4. The realm of infinite space; 5. The realm of infinite consciousness; 6. The realm of nothingness; 7. The realm of neither perception nor non-perception; 8. The principle of interdependence; 9. The principle of the nature of the Aryan path.

BCDL: 無 為 法 有 九 種 。 一 思 擇 滅 。 二 非 思 擇 滅 。 三 虛 空 。 四 空 處 。 五 識 處 。 六 無 所 有 處 。 七 非 想 非 非 想 處 。 八 十 二 因 緣 生 分 。 九 八 聖 道 分 。



  • Chữ 支 có khi nào viết nhầm của chữ 之 ?

  • Câu Xá chỉ nói 3 vô vi: 1) Hư không vô vi 虛 空 無 為 = Ākāsa Asaṃskṛta, 2) Trạch diệt vô vi 擇 滅 無 為 = Pratisaṃkhyā Nirodha Asaṃskṛta, 3) Phi trạch diệt vô vi: 非 擇 滅 無 為 = Apratisaṃkhyā Nirodha Asaṃskṛta.

  • Pháp Tướng Tông nói 6 pháp vô vi: Asaṃskṛtadharma (S). Anything not subject to cause, condition, or dependence; out of time, eternal, inactive, supra-mundane. Pháp tướng tông enumerates 6 vô vi pháp: non-created elements: (1) Hư không vô vi: 虛 空 無 為 Ākāsa Asaṃskṛta = Unconditioned Empty Space; (2) Trạch diệt vô vi 擇 滅 無 為: Pratisaṃkhyā Nirodha Asaṃskṛta = Unconditioned Extinction obtained by knowledge; (3) Phi trạch diệt vô vi 非 擇 滅 無 為 Apratisaṃkhyā Nirodha Asaṃskṛta = Unconditioned extinction not by knowledge but by nature; (4) Bất động diệt vô vi = 不 動 滅 無 為 = Acala Nirodha Asaṃskṛta = Unconditioned extinction by a motionless state of heavenly meditation; (5) thọ tưởng diệt vô vi 受 想 滅 無 為 = Saṃjñā vedayita Nirodha Asaṃskṛta = Unconditioned extinction by the stop of idea and sensation by an arhat; (6) chân như vô vi: = 真 如 無 為 = Tathatā Asaṃskṛta = Unconditioned true suchness.

  • Pháp Tạng Bộ cũng nói đến 9 vô vi, nhưng khác với 4 bộ trên.

(42) 心 性 本 淨 客 隨 煩 惱 之 所 雜 染。說 為 不 淨。

Tâm tánh vốn thanh tịnh, nói bất tịnh là vì bụi bặm phiền não làm cho ô nhiễm.



The nature of mind is pure in its origin, they become impure when they are poluted by the dust of afflictions.

Bản chất của tâm vốn là thanh tịnh, nói bất tịnh là tại vì bụi bặm phiền não làm cho ô nhiễm.

BCDL: 心 者 自 性 清 淨 客 塵 所 污 。 一 隨 眠 煩 惱 。 二 倒 起 煩 惱 。 Trong BCDL, phiền não lại phân thành 2 loại phiền não như vừa nêu. “Đảo khởi phiền não” còn gọi là “triền phược”.

隨 煩 惱: Tùy Phiền Não: Tùy Hoặc - Phiền não khởi lên bởi phiền não căn bản, đối lại với phiền não căn bản khởi lên từ lục căn (Sequent, or associated klesa-trials, or evils, either all of them as always dogging the footsteps - Consequent afflictions resulting or arising from the fundamental afflictions, in contrast with afflictions arising from the six senses).

Anusaya (P), Anuśaya (S) Proclivity tùy miên = latent defilements: phiền não ngủ ngầm.

* Chủ trương bản tính thanh tịnh này rất quan trọng, giống như thiền tông Trung Hoa, Nhật Bản.

Lâm Tế Ngữ Lục, Tâm Bất Sinh của thiền sư Bankei (Nhật Bản).

(43) 隨 眠 非 心。非 心 所 法。亦 無 所 緣。

Tùy miên không phải tâm, không phải tâm sở, cũng không có đối tượng.

The tendencies are neither consciousness nor mental formations and they do not have objects of perceptions.

BCDL: 隨 眠 煩 惱 。非 心 非 心 法 無 所 緣 。



  • 所 緣 : đối tượng.

  • Câu Xá nói có 6 loại tuỳ miên: Tham, sân, vô minh (si), mạn, nghi, ác kiến. Ác kiến chia thành 5: thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ và tà kiến. Nói rộng là “10 tuỳ miên”, còn gọi là “10 kiết sử phiền não”.

  • Theo Theravada, tuỳ miên thuộc tâm sở bất thiện và cũng là đối tượng của tâm.

  • Theo tông nghĩa của Hữu Bộ, "tùy miên" là một tên khác của phiền não: Used by the Sarvastivadins as an equivalent for klesa, the passions and delusions.

  • Theo tông nghĩa của phái Duy Thức Ðại Thừa, đây là tên gọi chung cho chủng tử của "Phiền Não Chướng" và "Sở Tri Chướng" (tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến): Used by the school of consciousness as the seed of klesa (greed, hatred, ignorance, pride, doubt, wrong views).

(44) 隨 眠 異 纏 。纏 異 隨 眠 。應 說 隨 眠 與 心 不 相 應 。纏 與 心 相 應。

Tùy miên khác với triền phược, triền phược khác với tùy miên. Cho nên mới nói tùy miên không tương ưng với tâm mà triền phược lại tương ưng với tâm.



The anu’saya (dormant passions) is different from the paryavasthàna (pervading passions) and the paryavasthàna is different from the anusaya. It must be said that the anu’saya does not combine with the citta, whereas the paryavasthana does.

Theo Câu Xá Luận, Tùy miên (S: Anuśaya, P: Anusaya). Tùy miên phiền não (隨 眠 煩 惱) là phiền não đưa con người vào trạng thái mờ mịt nặng nề, hoạt động của nó nhỏ nhiệm khó biết, cùng đối cảnh và tâm, tâm sở tương ưng ảnh hưởng lẫn nhau mà thêm lớn mạnh nên gọi “tùy tăng”, bởi nó trói buộc con người nên gọi là “tùy phược”. Có 6 thứ: tham, sân, mạn, vô minh, ác kiến và nghi. Đây là sáu món tùy miên hay còn gọi là sáu món căn bản phiền não. Trong đó tham chia làm 2: dục tham và hữu tham thành 7 món tùy miên; kiến lại chia thành 5 thứ: thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ và giới cấm thủ, thành 10 món tùy miên. Ngoài ra, mười món này thêm những phần nhỏ nhiệm vi tế, tạo thành 98 món tùy miên.

Triền phược (Paryavasthàna) còn gọi là đảo khởi phiền não (倒 起 煩 惱). Là sự trói buộc, làm chướng ngại sự tu hành. Nói chung triền là chỉ cho tất cả phiền não trói buộc chúng sanh trong sanh tử nơi ba cõi. Nói riêng thì triền có 3 triền, 8 triền, 10 triền cho đến 500 triền; phược cũng có 3 phược, 4 phược. Kinh bộ gọi chủng tử phiền não (ở giai đoạn tiềm ẩn) là tùy miên; trái lại, gọi sự hiện hành của phiền não (ở giai đoạn hiển lộ) là triền.

BCDL: 隨 眠 煩 惱 異 。 倒 起 煩 惱 異 。 隨 眠 煩 惱 與 心 相 離 倒 起 煩 惱 與 心 相 應 。



HT. Trí Quang: Triền phược là phiền não hiện hành, nên xếp vào loại tương ưng (tâm sở), còn tùy miên nên xếp vào loại bất tương ưng.

  • Theo Duy Thức Tông, tuỳ miên thuộc tâm sở bất thiện. 24 tâm bất tương ưng hành trong Duy Thức học không có “triền phược”.

  • Triền cái Payavashāna (S), Nīvaraa (P), Hindrance Cái, Chướng, Ngăn, Che lấp, Phiền não Phiền não ngăn che thiện tâm. Có 5 thứ phiền não: tham dục, sân nhuế, hôn trầm, trạo cử, nghi ngờ. 1- Ngũ cái (5 cái nắp che đậy = 5 thứ phiền não che lấp tâm tính). Gồm: tham dâm, sân nhuế, thuỵ miên, trạo hối, nghi pháp.

(45) 過 去 未 來 非 實 有 體。Quá khứ và vị lai không thực có bản thể.

The past and future do not have the nature of reality.

BCDL: 過 去 未 來 。 是 無 現 在 。

Nếu nói quá khứ và vị lai chỉ về mặt thời gian thì không thực thể là điều dễ hiểu. Kinh Nhất Dạ Hiền Giả (131) trong Trung Bộ Kinh về quá khứ và vị lai là nói đến pháp (5 uẩn) không có thực.

Liên hệ: Câu chuyện Ngài Đức Sơn Tuyên Giám gánh bộ Thanh Long sớ sao (sớ giải của kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật) gặp bà già bán bánh rán hỏi “quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc” .

Hữu bộ lại cho cả ba thời đều có thực (tam thế thật hữu). Đại Chúng Bộ và Hữu Bộ khác nhau căn bản ở điểm này.

(46) 一 切 法 處 非 所 知 非 所 識 量 。非 所 通 達。

Tất cả các pháp xứ không phải là đối tượng của tri giác, không phải là đối tượng của nhận thức so sánh, cũng không phải là đối tượng để thông đạt.

None of the Dharmāyatana are objects of perceptions or objects of consciousness that can be compared to but they can onoy be attained through understanding.

NH: Tất cả các pháp xứ không phải là đối tượng của tri giác, không phải là đối tượng của nhận thức so sánh, mà chỉ có thể được thông đạt.

BCDL: 是 有 法 入 。 非 所 知 非 所 識 。

* Dharmāyatana: 法 處 pháp xứ : mental objects. Đối tượng của ý căn gọi là pháp xứ. Trong Duy Thức gọi là “lạc tạ ảnh tử” (ấn tượng).



Pháp xứ hay Pháp nhập (dhamrànyatana), là một trong 12 xứ, chỉ chung cho tất cả cảnh giới mà ý thức nương tựa vào đó. Nếu phối hợp với 5 uẩn thì Pháp xứ chính là thọ, tưởng và hành, gồm thâu 64 pháp là 46 tâm sở, 14 bất tương ưng hành, vô biểu sắc và 3 vô vi (theo Duy Thức học).

(47) 都 無 中 有。

Không có trung hữu.

There is no intermediate existence.

BCDL: 中 陰 是 無 。

* antarā-bhava: còn gọi là trung ấm (in the intermediate state).

* Quan điểm này đồng với quan điểm của Thượng Toạ Bộ. Thượng Toạ Bộ cho rằng tâm tử (cuti citta) cũng tức là tâm sanh (patisandhi citta).

không công nhận trung hữu, vì cho không có sự cách hở giữa tử hữu và sinh hữu; sự cách hở thời gian chỉ là đẳng vô gián duyên.

(48) 諸 預 流 者 亦 得 靜 慮。

Các vị Dự Lưu cũng đạt được tĩnh lự.

The Strotapannas can also attain the Dhyāna.

BCDL: 須 氀 多 阿 半 那 得 定。

* Tịnh lự: Dhyāna (thiền / định).

如 是 等 是 本 宗 同 義。Đại loại như vậy là quan điểm căn bản và đồng nhất [của 4 bộ phái]







Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa2 -> Hoc%20Ky%207 -> Di%20bo%20tong%20luan%20luan -> Tai%20lieu%20tham%20khao
Tai%20lieu%20tham%20khao -> Bài 5: LỘ trình tu chứng & quả VỊ thanh văn củA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (21- 39)
Tai%20lieu%20tham%20khao -> Bài 10. Quan đIỂm căn bản của nhất thiết hữu bộ
Tai%20lieu%20tham%20khao -> BÀI 20. Quan đIỂm của kinh lưỢng bộ (sautrantika = thuyết chuyển chấp bộ)
Tai%20lieu%20tham%20khao -> PHẦn c: quan đIỂm của hữu bộ VÀ CÁc chi phái bài quan đIỂm của thuyết nhất thiết hữu bộ
Hoc%20Ky%207 -> Bài 8: thức mạt-na (manas) nguyên văn chữ HÁN
Hoc%20Ky%207 -> BÀI 6 chủng tử
Tai%20lieu%20tham%20khao -> BÀI 11: quan đIỂm của hữu bộ (TIẾp theo)
Tai%20lieu%20tham%20khao -> BÀI 4 : quan đIỂm về BỒ TÁt theo đẠi chúng bộ VÀ 3 BỘ phái chi nhánh (16 – 20)
Tai%20lieu%20tham%20khao -> BÀI 1: TỔng quan về DỊ BỘ TÔng luân luậN 異 部 宗 輪 論 Tầm quan trọng của bộ luận
Tai%20lieu%20tham%20khao -> PHẦn b: HỌc thuyết của các bộ pháI ĐẠi chúng bộ (Mahāsaṁghika) Bài 3: Quan điểm về Đức Phật theo Đại Chúng Bộ

tải về 72.9 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương