BÀI 5: TỔ tiết kiệm và vay vốN



tải về 76.59 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích76.59 Kb.
#6901

BÀI 5: TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN



1. Những vấn đề chung về Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV)

1.1. Khái niệm về Tổ TK&VV

Tổ (TK&VV) là tổ chức do các tổ chức chính trị - xã hội hoặc cộng đồng dân cư tự nguyện thành lập trên địa bàn hành chính của xã và được UBND cấp xã chấp thuận bằng văn bản.



1.2. Mục đích thành lập Tổ (TK&VV)

- Tập hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; cùng tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh và đời sống; cùng giám sát nhau trong việc vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ ngân hàng.

- Các tổ viên trong Tổ TK&VV (sau đây gọi tắt là Tổ) giúp đỡ nhau từng bước có thói quen thực hành tiết kiệm để tạo lập nguồn vốn tự có và quen dần với sản xuất hàng hoá, hoạt động tín dụng và tài chính.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ viên trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng.



1.3. Nguyên tắc thành lập và hoạt động của Tổ

- Tự nguyện, đoàn kết, tương trợ, cùng có lợi.

- Các tổ viên cam kết cùng thực hiện đúng nghĩa vụ khi vay vốn, trả nợ và các nghĩa vụ khác theo quy định.

- Tổ hoạt động theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số dưới sự điều hành của Ban quản lý Tổ.



1.5. Điều kiện thành lập Tổ TK&VV

- Mỗi Tổ có tối thiểu 05 tổ viên và tối đa 60 tổ viên cư trú hợp pháp theo địa bàn dân cư thuộc đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). Nếu địa bàn cấp thôn có đủ số lượng tổ viên thì thành lập Tổ theo cấp thôn. Nếu trong một thôn không đủ số tối thiểu 5 tổ viên theo quy định thì được thành lập Tổ theo địa bàn thôn liền kề trong xã (liên thôn).

- Có Quy ước hoạt động nêu rõ nội dung hoạt động của Tổ (theo mẫu Biên bản họp Tổ M10A/TD)

- Việc thành lập Tổ và nội dung Quy ước hoạt động của Tổ phải được Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã chấp thuận và xác nhận vào Biên bản



2. Những quy định cụ thể

2.1. Nội dung và trình tự của việc thành lập Tổ

2.1.1. Nội dung thành lập Tổ

- Tùy điều kiện cụ thể của từng nơi, Ban giảm nghèo cấp xã lựa chọn và đề nghị Chủ tịch UBND cấp xã giao cho Trưởng thôn hoặc một tổ chức chính trị - xã hội đứng ra vận động thành lập Tổ.

- Trong quá trình hoạt động, Tổ được bổ sung thêm tổ viên nhưng tối đa không quá 60 tổ viên trong một Tổ.

- NHCSXH phối hợp với UBND cấp xã và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã tổ chức việc đào tạo nghiệp vụ và quản lý Tổ.



2.1.2. Trình tự thành lập Tổ

Bước 1: Ban giảm nghèo cấp xã, các tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) và Trưởng thôn tuyên truyền, vận động hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác gia nhập Tổ.

Lưu ý: Mỗi hộ gia đình được cử chủ hộ hoặc thành viên khác trong hộ có đủ năng lực hành vi dân sự tham gia vào Tổ.

Bước 2: Trưởng thôn hoặc tổ chức Hội, đoàn thể chủ trì đứng ra vận động thành lập Tổ và chọn 01 thành viên tự nguyện gia nhập Tổ làm Thư ký cuộc họp. Nội dung cuộc họp thành lập Tổ bao gồm:

- Thông qua danh sách các tổ viên của Tổ.

- Thông qua Nội dung quy ước hoạt động của Tổ.

- Bầu Ban quản lý Tổ.



Bước 3: Kết thúc cuộc họp, nội dung được lập thành Biên bản (mẫu số 10A/TD), người chủ trì có trách nhiệm báo cáo và trình UBND cấp xã phê duyệt cho phép Tổ hoạt động, sau đó gửi cho NHCSXH nơi cho vay 01 bản và giao cho Tổ lưu gữi 01 bản.

Lưu ý: cuộc họp phải có sự tham gia chứng kiến của Trưởng thôn.

2.2. Ban quản lý Tổ

2.2.1. Về số lượng thành viên Ban quản lý Tổ

Ban quản lý Tổ phải có đủ 02 thành viên: tổ trưởng, tổ phó. Ban quản lý Tổ do các tổ viên trong Tổ bầu chọn. Trong trường hợp đặc biệt, chưa bầu được Ban quản lý Tổ thì Chủ tịch UBND cấp xã chỉ định, nhưng tối đa trong 03 tháng Tổ phải tiến hành họp để bầu Ban quản lý Tổ theo đúng quy định.



2.2.2. Về tiêu chuẩn các thành viên Ban quản lý Tổ

- Phải là người có phẩm chất đạo đức, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc và được các tổ viên trong Tổ tín nhiệm.

- Tổ trưởng và tổ phó không có mối quan hệ vợ chồng, cha, mẹ, con hoặc anh chị em ruột.

- Thành viên Ban thường vụ tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã trực tiếp nhận ủy thác với NHCSXH không tham gia vào Ban quản lý Tổ do đơn vị mình quản lý.



2.2.3. Phân công nhiệm vụ các thành viên Ban quản lý Tổ

Các thành viên trong Ban quản lý Tổ phải phối kết hợp, đôn đốc, giám sát lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý Tổ và những công việc được NHCSXH ủy nhiệm, cụ thể:



* Nhiệm vụ của tổ trưởng:

- Điều hành hoạt động của Tổ để thực hiện Quy ước hoạt động của Tổ và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý Tổ.

- Triệu tập và chủ trì các cuộc họp.

- Là người đại diện cho Ban quản lý Tổ ký Hợp đồng ủy nhiệm với NHCSXH theo mẫu 11/TD.



* Nhiệm vụ của tổ phó:

- Ghi chép biên bản các cuộc họp.

- Giúp việc cho tổ trưởng, điều hành và giải quyết các công việc của Tổ khi được phân công.

- Thay mặt tổ trưởng giao dịch với ngân hàng khi tổ trưởng phân công. Riêng trường hợp nhận tiền hoa hồng thì phải có Giấy ủy quyền của tổ trưởng có xác nhận của UBND cấp xã (mẫu số 20/TD).



2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn và quyền lợi của Ban quản lý Tổ

2.3.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý Tổ (gồm 12 nhiệm vụ)

(1). Triển khai, thực hiện Quy ước hoạt động của Tổ; Tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích cho các tổ viên về: chủ trương, chính sách của Nhà nước về tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, thủ tục vay vốn NHCSXH; Tuyên truyền, vận động tổ viên thực hành tiết kiệm, nâng cao ý thức trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng.

(2). Tiếp nhận Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD) của tổ viên gửi đến. Tổ chức họp Tổ để bình xét cho vay công khai dưới sự giám sát, chứng kiến của Trưởng thôn và tổ chức hội nhận ủy thác cấp xã. Kết thúc cuộc họp phải lập biên bản mẫu 10C/TD để lưu tại Tổ.

* Nội dung bình xét cho vay công khai bao gồm:

- Tổ viên đủ điều kiện vay vốn theo quy định của Chính phủ và NHCSXH đối với từng chương trình xin vay.

- Đánh giá mức vốn xin vay, mức độ phù hợp của nhu cầu sử dụng vốn vay để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh của tổ viên theo từng chương trình xin vay và theo quy định của NHCSXH.

- Căn cứ vào những nội dung trên và chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của từng hộ để bình xét và đề nghị được vay vốn với mức vốn cần thiết, thời hạn vay vốn phù hợp.

- Sau khi được Tổ thống nhất bình xét cho vay công khai và biểu quyết các hộ được vay vốn thì tổ trưởng lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn gửi Ban giảm nghèo để trình UBND cấp xã xác nhận, đề nghị NHCSXH cho vay.

- Quán triệt cho tổ viên về ý thức vay vốn, sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ và lãi đầy đủ, đúng kỳ hạn.



(3). Nhận kết quả phê duyệt cho vay của NHCSXH, thông báo cho tổ viên biết lịch giải ngân của ngân hàng, chứng kiến việc ngân hàng phát tiền vay trực tiếp đến người vay.

(4). Lưu giữ đầy đủ hồ sơ, chứng từ liên quan đến hoạt động của Tổ. Tham gia đầy đủ các phiên giao dịch của NHCSXH, các buổi họp giao ban với ngân hàng, các lớp tập huấn nghiệp vụ, lĩnh hội và phổ biến đầy đủ các thông tin đến tổ viên.

Hồ sơ lưu trữ tại Tổ gồm có:



*Hồ sơ pháp lý của Tổ:

- Biên bản thành lập mới Tổ TK&VV, thay đổi ban quản lý tổ, kết nạp tổ viên, cho tổ viên ra khỏi tổ, bình xét cho vay... mẫu số 10(A,B,C)/TD.

- Hợp đồng uỷ nhiệm ký với NHCSXH mẫu 11/TD.

- Các phụ lục hợp đồng (nếu có).



* Hồ sơ vay vốn và các loại sổ sách, giấy tờ lưu trữ tại tổ:

- Danh sách Hộ gia đình đề nghị vay vốn mẫu 03/TD.

- Thông báo kết quả phê duyệt cho vay mẫu 04/TD.

- Bảng kê thu lãi - thu tiền gửi tiết kiệm - thu nợ gốc từ tiền gửi tiết kiệm và chi trả hoa hồng (mẫu số 12/TD).

- Bảng kê lãi phải thu - lãi thực thu - tiền gửi tiết kiệm - thu nợ gốc từ tiền gửi tiết kiệm (Bảng kê 13/TD).

- Thông báo danh sách chuyển nợ quá hạn mẫu số 14/TD (nếu có).

- Danh sách đối chiếu dư nợ vay (mẫu 15/TD).

- Biên bản kiểm tra các năm mẫu số 16/TD.

- Thông báo xử lý nợ bị rủi ro (nếu có).

- Sổ tiết kiệm của Tổ.

- Danh sách tổ viên đề nghị rút tiền gửi tiết kiệm (Danh sách 02/TM).

- Danh sách người vay đề nghị nộp lãi trong thời gian ân hạn (MS 01/DS).

- Bảng kê tính lãi nhập gốc định kỳ mẫu 02/TK.

- Biên bản bàn giao kèm các hồ sơ bàn giao (nếu có).



Lưu ý: Hồ sơ, giấy tờ phải được sắp xếp theo thứ tự thời gian để thuận lợi cho việc tra cứu.

(5). Đôn đốc các tổ viên tham dự các lớp tập huấn chuyển giao công nghệ, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả.

(6). Những Tổ có tín nhiệm và có đủ điều kiện sẽ được NHCSXH ký Hợp đồng ủy nhiệm với Ban quản lý Tổ mà người đại diện là Tổ trưởng. Ban quản lý Tổ chỉ được thực hiện những nội dung công việc trong Hợp đồng ủy nhiệm đã ký với NHCSXH.

(7). Đôn đốc các tổ viên trong Tổ sử dụng vốn vay đúng mục đích; trả nợ trả lãi đúng hạn. Nếu tổ viên gặp khó khăn chưa trả được nợ thì có biện pháp giúp đỡ tổ viên trả nợ ngân hàng.

(8). Trực tiếp giám sát việc sử dụng vốn vay, sản xuất kinh doanh, thu nhập và trả nợ ngân hàng của tổ viên. Thông báo kịp thời cho NHCSXH, chính quyền địa phương những trường hợp tổ viên sử dụng vốn vay sai mục đích, thay đổi chỗ ở ra ngoài địa bàn xã và các trường hợp khác ảnh hưởng đến hoạt động của Tổ và chất lượng tín dụng.

(9). Ban quản lý Tổ phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Trưởng thôn, tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác, UBND cấp xã và NHCSXH. Phải tham gia và chứng kiến việc kiểm tra sử dụng vốn vay, đối chiếu nợ vay và số dư tiền gửi tại hộ của các tổ chức, cơ quan có trách nhiệm.

(10). Chủ động đôn đốc, tham mưu và phối kết hợp với Trưởng thôn, tổ chức chính trị - xã hội, Ban giảm nghèo và UBND cấp xã xử lý các trường hợp nợ quá hạn, nợ bị chiếm dụng, đặc biệt có biện pháp thu hồi đối với trường hợp có điều kiện trả nợ đến hạn, quá hạn nhưng không trả nợ và tất cả các trường hợp chiếm dụng vốn gốc, lãi của tổ viên.

(11). Phối kết hợp với Trưởng thôn, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện kiểm tra, xác minh và có ý kiến về việc tổ viên đề nghị gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, xử lý nợ bị rủi ro.

(12). Đề xuất, kiến nghị và khiếu nại với chính quyền, NHCSXH và các cơ quan liên quan về việc thực hiện chủ trương, chính sách cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.

2.3.2. Quyền lợi của Ban quản lý Tổ

- Được NHCSXH đào tạo, tập huấn nghiệp vụ quản lý, điều hành hoạt động của Tổ.

- Được tham gia các cuộc họp giao ban với NHCSXH.

- Được NHCSXH chi trả hoa hồng cho các hoạt động nghiệp vụ về quản lý Tổ, quản lý nợ vay, thực hiện uỷ nhiệm cho NHCSXH trên cơ sở quy định của Nhà nước từng thời kỳ và gắn với kết quả thực hiện công việc ủy nhiệm và chất lượng tín dụng của Tổ.

- Được NHCSXH xem xét khen thưởng theo định kỳ hoặc đột xuất.

2.4. Quyền lợi và nghĩa vụ của tổ viên

2.4.1. Quyền lợi của tổ viên

- Tổ viên trong Tổ được hỗ trợ thủ tục, hồ sơ vay vốn và nhận vốn vay trực tiếp từ NHCSXH theo danh sách đã được phê duyệt khi vay vốn.

- Được tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, các dịch vụ về cung ứng vật tư kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm... (nếu có).

- Được bàn bạc và biểu quyết các công việc của Tổ. Được quyền đề đạt ý kiến, nguyện vọng với Ban quản lý Tổ.



2.4.2. Nghĩa vụ của tổ viên

- Chấp hành Quy ước hoạt động và biểu quyết tại các cuộc họp của Tổ.

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay; trả nợ gốc, trả lãi vốn vay đầy đủ, kịp thời; có trách nhiệm giám sát lẫn nhau trong việc vay vốn, trả nợ ngân hàng và việc thực hiện Quy ước hoạt động của Tổ.

- Chịu sự kiểm tra, giám sát của Ban quản lý Tổ, Trưởng thôn, Ban giảm nghèo, chính quyền cơ sở, tổ chức chính trị - xã hội và NHCSXH trong quá trình sử dụng vốn vay ngân hàng.



2.5. Các trường hợp phát sinh trong quá trình hoạt động của Tổ

2.5.1. Thay đổi thành viên Ban quản lý Tổ

Trường hợp thay đổi thành viên Ban quản lý Tổ thì tổ chức Hội, đoàn thể phải tổ chức họp để bầu người thay thế. Cuộc họp này phải có sự tham gia, chứng kiến của Trưởng thôn. Kết thúc cuộc họp, tổ chức hội có trách nhiệm báo cáo và trình UBND cấp xã phê duyệt vào biên bản họp Tổ (mẫu số 10B/TD), sau đó gửi NHCSXH nơi cho vay 01 bản và giao cho Tổ lưu gữi 01 bản.



Lưu ý: Khi thay đổi thành viên nào trong Ban quản lý Tổ thì ghi rõ thành viên đó trên Biên bản, đồng thời UBND cũng chỉ xác nhận thành viên Ban quản lý Tổ được thay đổi.

2.5.2. Kết nạp tổ viên mới vào Tổ và cho tổ viên ra khỏi Tổ

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác khi có nhu cầu vay vốn NHCSXH đều được gia nhập vào Tổ. Các Tổ được kết nạp thêm tổ viên mới nhưng tối đa không quá 60 tổ viên/Tổ.

- Tổ viên có thể ra khỏi Tổ khi không còn nhu cầu vay vốn NHCSXH; tổ viên bắt buộc phải ra khỏi Tổ theo nghị quyết của Tổ khi không thực hiện đúng Quy ước hoạt động của Tổ. Trong các trường hợp này, tổ viên phải trả hết các khoản nợ cho Ngân hàng.

Lưu ý: Các trường hợp thay đổi tổ viên, Tổ trưởng phải chủ trì cuộc họp hoặc ủy quyền cho tổ phó chủ trì và phải có sự tham gia của tổ chức hội nhận ủy thác cấp xã và trưởng thôn. Cuộc họp được lập thành biên bản (mẫu số 10C/TD) được đóng thành quyển lưu tại Tổ, đồng thời phải phô tô 01 bản gửi NHCSXH nơi cho vay.

2.5.3. Giải thể Tổ

- Tổ tự nguyện giải thể khi các tổ viên không còn nhu cầu vay vốn và đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, lãi cho NHCSXH.

- Giải thể Tổ theo đề nghị của NHCSXH do yêu cầu chia tách, sáp nhập Tổ hoặc Tổ hoạt động kém hiệu quả, có nhiều thành viên vi phạm Quy ước hoạt động của Tổ. Cuộc họp được lập thành biên bản (mẫu số 10C/TD).

- Việc giải thể Tổ phải được UBND cấp xã nơi công nhận và cho phép Tổ hoạt động chấp thuận cho giải thể.



2.6. Sinh hoạt Tổ

- Tổ sinh hoạt định kỳ (tháng hoặc quý) theo quy ước hoạt động của Tổ.

- Tổ có thể sinh hoạt đột xuất để giải quyết công việc phát sinh (nếu có).

- Nội dung sinh hoạt từng lần do Tổ trưởng chuẩn bị để đưa ra tập thể bàn bạc và biểu quyết.

- Cuộc họp của Tổ khi có các nội dung biểu quyết thì phải được ít nhất 2/3 số tổ viên dự họp và có ít nhất 2/3 số tổ viên có mặt tại cuộc họp tán thành mới có giá trị thực hiện. Các nội dung họp Tổ phải có biểu quyết bao gồm: kết nạp tổ viên, cho tổ viên ra khỏi Tổ, nội dung quy ước hoạt động, bầu tổ trưởng và tổ phó, bình xét cho vay từng hộ. Nội dung cuộc họp Tổ phải được lập thành biên bản và thông qua trước khi kết thúc cuộc họp

2.7. Hoạt động tiết kiệm của Tổ

- Hoạt động tiết kiệm của Tổ là việc các tổ viên động viên nhau dành dụm trong chi tiêu để gửi vào Ngân hàng nhằm tạo lập nguồn vốn tích lũy sử dụng trong tương lai.

- Việc thực hành tiết kiệm của tổ viên được thực hiện theo Quy ước chung của Tổ và theo nhu cầu, năng lực của từng tổ viên.

- Mỗi tổ viên khi gửi tiền vào NHCSXH được Ngân hàng mở tài khoản để gửi, rút và thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHCSXH.



2.8. Mối quan hệ của Tổ

2.8.1. Với UBND cấp xã

- Tổ được thành lập và hoạt động khi được UBND cấp xã chấp thuận chịu sự chỉ đạo, quản lý, kiểm tra trực tiếp của UBND cấp xã. UBND cấp xã chỉ đạo Trưởng thôn phối hợp với NHCSXH, các tổ chức chính trị - xã hội kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ, hoạt động ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội tại địa bàn thôn; theo dõi giúp đỡ người vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc người vay trả nợ, lãi Ngân hàng đầy đủ; tích cực xử lý các khoản nợ quá hạn.

- Tổ có trách nhiệm báo cáo thường xuyên với UBND cấp xã về tình hình sử dụng vốn vay của tổ viên, tình hình hoạt động của Tổ và các vấn đề phát sinh trong việc thực hiện Quy ước.

2.8.2. Với các tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác

- Các tổ chức hội nhận ủy thác động viên hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác gia nhập Tổ, thực hành tiết kiệm, tương trợ nhau trong sản xuất và đời sống, trả nợ NHCSXH đúng hạn, mang lợi ích cho các tổ viên và cộng đồng. Tổ có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức hội trong việc gắn sinh hoạt Tổ với sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội.

- Các tổ chức hội nhận ủy thác cho vay có trách nhiệm theo dõi giám sát hoạt động của Tổ đảm bảo đúng Quy chế này và theo các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ uỷ thác của NHCSXH, đồng thời phối hợp với Ngân hàng tổ chức thực hiện việc đào tạo nâng cao trình độ quản lý cho Ban quản lý Tổ.

2.8.3. Với NHCSXH

- Là mối quan hệ trong việc hướng dẫn tổ viên về thủ tục vay vốn và gửi tiền, kiểm tra việc sử dụng tiền vay và trả nợ ngân hàng, hướng dẫn các hoạt động tiết kiệm, cách ghi chép về các nội dung liên quan đến hoạt động của Tổ, thống kê báo cáo; các hoạt động ủy nhiệm và xử lý nợ; đồng thời là mối quan hệ phối hợp tuyên truyền các chế độ, chủ trương, chính sách tín dụng của Đảng, Chính phủ tới tổ viên.



- Ngoài việc uỷ thác cho tổ chức chính trị - xã hội theo dõi, giám sát, đôn đốc hoạt động của Tổ, NHCSXH có trách nhiệm theo dõi, giám sát hoạt động của Tổ, đồng thời phối hợp với UBND cấp xã và tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tổ chức thực hiện việc đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, quản lý cho Ban quản lý Tổ.

DANH MỤC CÁC VĂN BẢN HIỆN HÀNH

  1. Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 5/3/2013 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH về quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ TK&VV.

  2. Văn bản 1114A/NHCS-TD ngày 22/4/2007 của Tổng giám đốc NHCSXH hướng dẫn nội dung uỷ thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác giữa NHCSXH và các tổ chức chính trị - xã hội và các văn bản hướng dẫn bổ sung.

  3. Văn bản số 676/NHCS-TD ngày 22/4/2007 của Tổng giám đốc NHCSXH V/v sửa đổi một số điểm của văn bản 316/NHCS-TD về hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với hộ nghèo.

  4. Văn bản số 1617/NHCS-TD ngày 28/8/2007 của Tổng giám đốc NHCSXH “V/v nâng cao chất lượng tín dụng”.

  5. Văn bản số 244/NHCS-KH ngày 18/02/2009 của Tổng giám đốc NHCSXH về hướng dẫn nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm của người nghèo thông qua Tổ TK&VV.

  6. Văn bản số 234/NHCS-TD ngày 18/02/2009 của Tổng giám đốc NHCSXH về hướng dẫn thực hiện cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính Phủ.

  7. Văn bản số 243/NHCS-TD ngày 18/02/2009 của Tổng giám đốc NHCSXH về hướng dẫn quy trình phát hành Sổ vay vốn và phát hành biên lai thu lãi tiền vay.

  8. Văn bản số 2934/NHCS-TDNN ngày 02/12/2011 của Tổng giám đốc NHCSXH về việc sửa đổi, bổ sung nghiệp vụ phát hành Biên lai thu lãi, huy động tiền gửi tiết kiệm của tổ viên Tổ TK&VV và thanh toán hoa hồng cho Tổ TK&VV.

  9. Văn bản số 1004/NHCS-TDNN ngày 12/4/2013 của Tổng giám đốc về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định15/QĐ-HĐQT.

  10. Văn bản số 1365/NHCS-TDNN ngày 4/5/2013 của Tổng giám đốc về việc triển khai thực hiện Quyết định 15/QĐ-HĐQT.

  11. Văn bản số 2091/NHCS-TDNN ngày 13/6/2013 của Tổng giám đốc về việc trả lời vướng mắc trong việc kiện toàn Tổ TK&VV theo Quyết định 15/QĐ-HĐQT.

  12. Văn bản số 2032/NHCS-TDNN ngày 06/6/2013 của Tổng giám đốc về việc xác nhận của Trưởng thôn với Tổ TK&VV liên thôn, xóm, tổ dân phố.

  13. Văn bản số 2612/NHCS-TDNN ngày 18/7/2013 của tổng giám đốc về việc giải đáp vướng mắc về thực hiện Quyết định 15/QĐ-HĐQT.






Каталог: wp-content -> uploads -> 2013
2013 -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
2013 -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu
2013 -> Mãng cäc thiÕt diÖn nhá Tiªu chuÈn thi c ng vµ nghiÖm thu Minipile foundation Standard for constrution, check and acceptance
2013 -> Thiết kế nghiên cứU & thống kê y họC
2013 -> BỘ XÂy dựng số : 14/ 2003/ QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2013 -> Chương dao đỘng cơ
2013 -> Số Hồ sơ: 101/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc phiếu giao nhận hồ SƠ Loại hồ sơ: Đăng ký bhxh, bhyt bắt buộc
2013 -> Số Hồ sơ: 103/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam số Hồ sơ: 103/ /thu-đC Độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Số Hồ sơ: 107/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Niên Lịch Phụ Huynh/Học Sinh

tải về 76.59 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương