Bài 4 XÂy dựng và hoàn thiện nhà NƯỚc pháp quyềN



tải về 41.55 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích41.55 Kb.
#30004
Bài 4

XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN
I. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

1. Khái niệm “nhà nước pháp quyền” và “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”

Tư tưởng về nhà nước pháp quyền có từ rất sớm ở Hy Lạp. Đến thế kỷ XVIII, các nhà dân chủ tư sản tiếp tục hoàn thiện, nâng lên thành một học thuyết và nhà nước pháp quyền. Đây là học thuyết tiến bộ, nhân đạo đã trở thành giá trị của nền văn minh nhân loại.

Trong lịch sử đã tồn tại và trải qua nhiều hình thức nhà nước pháp quyền dựa trên nguyên tắc chung, nhưng không hoàn toàn giống nhau, xuất phát từ những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định. Vì vậy có thể khẳng định không một kiểu mẫu nhà nước pháp quyền nào là kiểu mẫu tối ưu hoặc duy nhất trên thế giới, bắt các dân tộc khác phải đi theo. Tuy nhiên, dựa trên các hình thái nhà nước pháp quyền tồn tại trong lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, có thể nêu hai đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền:

(1) Nhà nước pháp quyền là nhà nước dựa trên chế độ pháp trị, tức là sự thượng tôn pháp luật; pháp luật được đề cao; mọi tổ chức, cá nhân, mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật, hoạt động theo hiến pháp và pháp luật.

(2) Nhà nước pháp quyền là nhà nước dựa trên chế độ tam quyền phân lập; có sự độc lập tương đối trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa khác nhà nước pháp quyền tư sản ở hai điểm cơ bản:

- Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; nhà nước ra đời và hoạt động để phục vụ nhân dân, do nhân dân lập ra; vì lợi ích của nhân dân; trong đó nhân dân được hiểu theo nghĩa là tất cả mọi người sống trong nhà nước và không bị tước quyền công dân.

Nhà nước pháp quyền tư sản cũng tuyên bố là nhà nước của dân, do dân, và vì dân, nhưng thực chất quyền lực nhà nước nằm trong tay giai cấp tư sản.

- Tam quyền phân lập là lập pháp, hành pháp và tư pháp trong thực hiện không đối lập nhau mà là sự phân công, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau.

2. Quan điểm của Đảng về nhà nước pháp quyền

Trước đổi mới, Đảng ta chưa dùng khái niệm nhà nước pháp quyền, mặc dù trong các Hiến pháp 1946, 1959, 1980 đã thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng pháp luật và tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước theo tinh thần nhà nước pháp quyền ở mức độ nhất định. Bắt đầu từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 1 - 1994), Đảng ta dung khái niệm nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Văn kiện Đại hội IX khẳng định: “Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung phát triển năm 2011) thông qua tại Đại hội XI khẳng định: “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…”.

Từ thực tiễn nhận thức và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, có thể rút ra những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta như sau:

Một là, đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Hai là, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Ba là, nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật và bảo đảm cho các Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Bốn là, nhà nước tôn trọng và đảm bảo quyền con người, quyền công dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân; thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật.

Năm là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đồng thời bảo đảm sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

II. CÁC BẢN CHẤT VÀ NHIỆM VỤ XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM



1. Về bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2 Hiến pháp năm 1992 xác định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.

Bản chất nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được thể hiện bằng những đặc trưng sau:

Một là, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành đấu tranh cách mạng, trải qua bao hi sinh gian khổ, giành thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân mà nòng cốt là liên minh công - nông - trí thức dưới sự lãnh đạo của của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của Giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, là người lãnh đạo để thực hiện quyền lực của nhân dân. Đó là tính chất giai cấp của Nhà nước ta.

Nhân dân với tư cách là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước, thực hiện quyền lực nhà nước với nhiều hình thức khác nhau. Hình thức cơ bản nhất là nhân dân thông qua bầu cử lập ra các cơ quan đại diện quyền lực của mình. Điều 6 Hiến pháp 1992 quy định: “Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”. Đồng thời, nhân dân có quyền giám sát, yêu cầu các đại biểu và cơ quan do nhân dân lập ra trả lời vấn đề của nhân dân đặt ra trong việc thực thi chức năng, nhiệm vụ bảo đảm quyền lợi của nhân dân.

Hai là, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tính dân tộc của Nhà nước Việt Nam vừa là bản chất, vừa là truyền thống, vừa là nguồn gốc sức mạnh của Nhà nước ta. Ngày nay, tính dân tộc ấy lại được tăng cường và nâng cao nhờ khả năng kết hợp giữa tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc và tính thời đại. Điều 5 Hiến pháp năm 1992 khẳng định:

“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình…”

Các dân tộc có quyền lựa chọn những đại biểu ưu tú của dân tộc mình tham gia vào cơ quan nhà nước các cấp.



Ba là, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân.

Khi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, thì quan hệ giữa Nhà nước và công dân có quyền tự do, dân chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời phải làm tròn nghĩa vụ trước Nhà nước. Pháp luật đảm bảo trách nhiệm hai chiều giữa Nhà nước và công dân: quyền của công dân là nghĩa vụ, trách nhiệm của Nhà nước và nghĩa vụ của công dân là quyền của Nhà nước.



Bốn là, tính chất dân chủ rộng rãi của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Dân chủ hóa đời sống xã hội và hoạt động của Nhà nước là đòi hỏi có tính nguyên tắc, nảy sinh từ bản chất dân chủ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thực chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa là thu hút những người lao động tham gia một cách bình đẳng và ngày càng rộng rãi vào quản lý công việc của nhà nước và của xã hội. Vì vậy, quá trình xây dựng nhà nước phải là quá trình dân chủ hóa tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, đồng thời phải cụ thể hóa tư tưởng dân chủ thành các quyền của công dân, quyền dân sự, chính trị cũng như quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Phát huy được quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được rộng rãi là nguồn sức mạnh vô hạn của Nhà nước.

Những đặc điểm mang tính bản chất nêu trên của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện cụ thể trong các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và được pháp luật chế định một cách chặt chẽ.



2. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn hiện nay

Đại hội X chỉ rõ: Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) thông qua tại Đại hội XI yêu cầu: “Không ngừng hoàn thiện tổ chức nhà nước”.

Để thực hiện yêu cầu trên, trong những năm tới cần làm tốt các nhiệm vụ sau:

Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến và hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền.

Hai là, đổi mới tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội:

- Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Hoàn thiện cơ chế bầu cử để nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội: tăng hợp lý số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách, phát huy tốt hơn vai trò của đại biểu và đoàn đại biểu Quốc hội.

- Tổ chức lại một số ủy ban của Quốc hội; nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội.

- Đổi mới hơn nữa quy trình xây dựng luật, giảm mạnh việc ban hành pháp lệnh.

- Thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và chức năng giám sát tối cao của Quốc hội.

Ba là, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ:

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại.

- Luật hóa cơ cấu tổ chức của Chính phủ; tổ chức Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, bảo đảm hiệu lực, tinh gọn và hợp lý.

Cơ cấu lại bộ máy Chính phủ theo hướng giảm mạnh các đầu mối phù hợp với yêu cầu đổi mới chức năng, nhiệm vụ. Cơ cấu lại các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước các cấp theo hướng giảm mạnh cấp phó, bỏ cấp trung gian; chuyển các bộ phận phục vụ sang hình thức hợp đồng dịch vụ; phân cấp mạnh cho cấp dưới gắn với việc thực hiện có hiệu quả thanh tra, kiểm tra của cấp trên. Tăng cường quyền chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động, về tổ chức, nhân sự và tài chính của các đơn vị dịch vụ công cộng. Nghiên cứu để áp dụng cơ chế thủ trưởng cơ quan hành chính cấp trên bổ nhiệm chức danh người đứng đầu cơ quan chính quyền cấp dưới. Tách hoạt động hành chính với các hoạt động sự nghiệp, các hoạt động công quyền với các hoạt động dịch vụ. Thực hiện đầy đủ nguyên tắc công khai dân chủ và phục vụ nhân dân đối với các cơ quan và công chức nhà nước. Thực hiện nghiêm ngặt chế độ công vụ trong các cơ quan nhà nước.

- Nghiên cứu việc thành lập cơ quan tài phán hành chính để giải quyết các khiếu kiện hành chính.

- Thực hiện phân cấp mạnh, hợp lý cho chính quyền địa phương, giao quyền chủ động hơn nữa cho địa phương, nhất là trong việc quyết định về ngân sách, tài chính, đầu tư, nguồn nhân lực, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Trung ương.



Bốn là, xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp:

- Xây dựng các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền của con người.

- Đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Cải cách tư pháp khẩn trương, đồng bộ; lấy cải cách hoạt động xét xử làm trọng tâm; thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra.

- Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp.



Năm là, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp.

- Phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân.

- Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, phân định lại thẩm quyền đối với chính quyền ở nông thôn, đô thị, hải đảo.



Sáu là, đổi mới tổ chức, bộ máy hành chính và hoạt động của cơ quan hành chính, cán bộ, công chức:

- Thực hiện các giải pháp nhằm chấn chỉnh bộ máy và quy chế hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức.

Ban hành và thực hiện luật về công chức, công vụ; xác định rõ cơ quan, công chức nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho từng loại cán bộ, công chức và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức.

- Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức và đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu nâng cao chất lượng cả về năng lực và phẩm chất đạo đức.

- Có cơ chế đưa ra khỏi bộ máy nhà nước những người không xứng đáng, kém phẩm chất và năng lực. Tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động của bộ máy nhà nước, hành vi của công chức. Trừng trị nghiêm khắc theo pháp luật những hành vi phạm pháp, phạm tội bất cứ ở cương vị, chức vụ nào.

- Thực hiện chế độ trách nhiệm trong đề cử, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo theo hướng cấp trưởng giới thiệu cấp phó, cấp sử dụng trực tiếp giới thiệu để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.



- Tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí. Đây là đòi hỏi bức xúc của xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng ta nhằm xây dựng bộ máy lãnh đạo, quản lý trong sạch, vững mạnh, khắc phục một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta.
Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 41.55 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương