Bài 4 CÁc nưỚC ĐÔng nam á (Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á



tải về 68.59 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích68.59 Kb.
#11688
ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA 1 TIẾT LƠP 11 NĂM HỌC 2014- 1015

Bài 4

CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX)

Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á

- Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.

- Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Campuchia; Tây Ban Nha, rồi Mĩ chiếm Philippin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a.

- Xiêm (nay là Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập, nhưng trở thành “vùng đệm” của tư bản Anh và Pháp.



Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia

*Bối cảnh Campuchia giữa thế kỉ XIX

- Trước khi Pháp xâm lược, triều đình phong kiến Campuchia suy yếu phải thần phục Thái Lan.

- Năm 1863 Campuchia, chấp nhận sự bảo hộ của Pháp Năm 1884 Pháp gạt Xiêm, biến Campuchia thành thuộc địa của Pháp.

→Mâu thuẫn giữa nhân dân campuchia với thực dân Pháp gay gắt →Phong trào đấu tranh bùng nổ.

*Tiêu biểu: khởi nghĩa của Si-vô-tha (1861 – 1892), của A-cha-xoa (1863 – 1866) và của Pu-côm-bô (1866 – 1867).



Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỉ XX

*Bối cảnh lịch sử

- Giữa TK XIX, chế độ phong kiến suy yếu, phải thuần phục Thái Lan.

- Năm 1893, bị thực dân Pháp xâm lược →Lào trở thành thuộc địa của Pháp.

- Đầu TK XX, nhân dân Lào tiến hành nhiều cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp. Tiêu biểu:

+1901-1903: cuộc khởi nghĩa do Pha-ca-đuốc chỉ huy, giải phóng Xa-van-na-khét, vùng biên giới Việt – Lào. Kết quả thất bại.

+1901-1937: cuộc khởi nghĩa trên cao nguyên Bô-lô-ven do Ong Kẹo, Com-ma-đam chỉ huy thất bại.

*Nhận xét:

- Phong trào đấu tranh của nhân dân Lào, và Cam-pu-chia cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng còn mang tính tự phát.

- Hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.

- Lãnh đạo là các sĩ phu yêu nước và nông dân.

- Kết quả: Các cuộc đấu tranh đều thất bại, do tự phát thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức vững vàng.

- Thể hiện tinh thần yêu nước và tình đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương.

Xiêm giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

*Hoàn cảnh

- Giữa thế kỉ XIX, Xiêm cũng đứng trước nguy cơ bị xâm lược của dân phương Tây, nhất là Anh và Pháp.

- Năm 1752, vương triều Rama chủ trương “đóng cửa”.

- Năm 1851, vương triều Rama IV thành lập và chủ trương “mở cửa”, đặc biệt trong đường lối ngoại giao.

- Năm 1868, vương triều Rama V thành lập, tiếp tục chính sách “mở cửa”.

*Nội dung cải cách

- Kinh tế:

+Nông nghiệp: giảm thuế, xóa bỏ chế độ lao dịch.

+Công thương nghiệp: Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, lập ngân hàng…

- Chính trị:

+Cải cách theo kiểu phương Tây.

+ Đứng đầu nhà nước vẫn là vua.

+Giúp việc có hội đồng nhà nước (nghị viện).

+Chính phủ chia thành 12 bộ.

- Quân đội, tòa án, trường học được cải cách theo kiểu phương Tây.

- Về xã hội: xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ, giải phóng người lao động.

- Đối ngoại:

+Thi hành chính sách đối ngoại mềm dẻo, “ngoại giao cây tre”.

+Lợi dụng vị trí nước đệm.

+Lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh và Pháp → lựa chiều có lợi để giữ chủ quyền đất nước.

- Tính chất: cải cách mang tính chất cách mạng tư sản không triệt để.

- Ý nghĩa: tạo điều kiện Xiêm phát triển theo con đường TBCN, giữ độc lập tương đối về chính trị.

Bài 5

CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA –TINH (Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)




1. Châu Phi

a. Khái quát chung

- Là nơi có nền văn minh lâu đời, có vị trí chiến lược quan trọng; thị trường rộng lớn, nguồn nhân công rẻ mạt; tài nguyên phong phú... →châu Phi trở thành đối tượng của chủ nghĩa tư bản xâm lược.

b. Các đế quốc xâm lược phân chia châu Phi

- Những năm 70 – 80 của TK XIX, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi.

- Anh: chiếm Nam Phi, Tây Nigiêria, đông Phi, Kênia, Xô-ma-li, Uganđa...

- Pháp: chiếm Tây Phi, xích đạo châu Phi, Ma-đa-ga-xca, Xô-ma-li, Tuy-ni-di, Xa-ha-ra, An-giê-ri…

- Đức: chiếm Ca-mơ-run, Tô-gô, Tây Nam phi, Tan-da-ni-a…

- Bỉ: chiếm Công–gô

- Bồ Đào Nha: chiếm Mô-dăm-bich, Ăng-gô-la, Ghi-nê.

=> Đầu TK XX, việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở châu Phi đã căn bản hoàn thành, nhưng không đồng đều tạo ra mâu thuẫn giữa các nước đế quốc.

c. Cuộc đấu tranh tiêu biểu

*Nguyên nhân: Do chính sách áp bức, bóc lột của thực dân làm nhân dân châu Phi đói khổ, bệnh tật đứng trước nguy cơ diệt vong.

+ 1830-1847: Cuộc đấu tranh của Áp-đen Ca-đê (Angiêri) thu hút đông đảo lực lượng tham gia →Pháp mất nhiều thập niên mới chinh phục được nước này.

+ 1879-1882: Ở Ai Cập, Atmet Arabi lãnh đạo phong trào “Ai Cập trẻ” →Năm 1882, các đế quốc mới ngăn chặn được phong trào.

+ 1882-1898: Mu-ha-met Át-mét đã lãnh đạo nhân dân Xu-Đăng chống thực dân Anh →Năm 1898 phong trào bị đàn áp đẫm máu.

+ 1889: Nhân dân Êtiôpia tiến hành kháng chiến chống thực dân Italia →Ngày 1/3/1896 Italia thất bại, Êtiôpia và Libêria giữ được độc lập.

=> Kết quả: Phong trào chống thực dân của nhân dân châu Phi hầu hết thất bại.

-Do chênh lệch lực lượng, trình độ tổ chức thấp, bị thực dân đàn áp.

Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước, tạo tiền đề cho giai đoạn đầu thế kỉ XX.



2. Khu vực Mĩ Latinh

a. Đặc điểm khu vực

- Mĩ Latinh một bộ phận rộng lớn (từ Mêhicô → cực Nam châu Mĩ)

- Giàu tài nguyên, có lịch sử văn hóa lâu đời.

b. Chế độ thực dân ở Mĩ Latinh

-Từ TK XVI – XVII, là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.- Chủ nghĩa thực dân thống trị dã man, tàn khốc, chiếm đất lập đồn điền, đuổi cư dân bản địa.- Đưa người Châu Phi sang để khai thác tài nguyên. →Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra quyết liệt.

c. Phong trào dân giải phóng dân tộc

- Năm 1791, ở Haiti bùng nổ cuộc dân tộc của người da đen..

- Đầu TK XIX, phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, quyết liệt, các quốc gia Mĩ Latinh giành được độc lập: Achentina (1816 ………

c. Tình hình Mĩ Latinh sau khi giành độc lập

- Kinh tế phát triển nhanh chóng theo con đường TBCN (Braxin, Bôlivia), dân số tăng nhanh,…

- Mĩ âm mưu biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ.

- Thủ đoạn thực hiện:

+Năm 1823, đưa ra học thuyết Mơnrô –

+Gây chiến và hất cẳng Tây Ban Nha khỏi Mĩ La-tinh.

+Thực hiện chính sách “cái gậy lớn” và “ngoại giao đôla” để khống chế Mĩ La-tinh.


Bài 6: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918)
Nguyên nhân của chiến tranh

Nguyên nhân sâu xa

- Cuối TK XIX đầu TK XX, sự phát triển không đều giữa các nước tư bản về kinh tế, chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

- Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa đã dẫn đến các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên: Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895); Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898); Chiến tranh Anh-Bôơ (1899 – 1902); Chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905).

- Để chuẩn bị một cuộc chiến tranh lớn tranh giành thị trường, thuộc địa, các nước đế quốc ở châu Âu đã thành lập hai khối liên minh quân sự đối đấu lập:

+ Khối liên minh (1882): Đức, Áo – Hung, Italia: chủ trương chia lại thế giới.

+ Khối hiệp ước (1907): Anh, Pháp, Nga: Giữ nguyên hiện trạng thế giới.

*. Duyên cớ trực tiếp

Ngày 28-6-1914, thái tử Áo – Hung bị ám sát → phe Đức, Áo – Hung chớp thời cơ gây chiến tranh.

- Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa đã dẫn đến các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên: Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895); Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898); Chiến tranh Anh-Bôơ (1899 – 1902); Chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905).

- Để chuẩn bị một cuộc chiến tranh lớn tranh giành thị trường, thuộc địa, các nước đế quốc ở châu Âu đã thành lập hai khối liên minh quân sự đối đấu lập:

+ Khối liên minh (1882): Đức, Áo – Hung, Italia: chủ trương chia lại thế giới.

+ Khối hiệp ước (1907): Anh, Pháp, Nga: Giữ nguyên hiện trạng thế giới.

*. Duyên cớ trực tiếp

Ngày 28-6-1914, thái tử Áo – Hung bị ám sát → phe Đức, Áo – Hung chớp thời cơ gây chiến tranh.




II. Diễn biến của chiến tranh

1. Giai đoạn thứ nhất (1914 – 1916)

- Sau sự kiện Thái tử Áo – Hung bị người Xec-bi ám sát, từ ngày 1 đến ngày 3 – 8, Đức tuyên chiến với Nga và Pháp. Ngày 4 – 8, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

- Ở giai đoạn này, Đức tập trung lực lượng về phía Tây nhằm nhanh chóng thôn tính nước Pháp. Do quân Nga tấn công quân Đức ở phía Đông, nên nước Pháp được cứu nguy. Từ năm 1916, chiến tranh chuyển sang thế cầm cự đối với cả hai phe.

- Chiến tranh bùng nổ, cả hai phe đều lôi kéo thêm nhiều nước tham gia và sử dụng nhiều loại vũ khí hiện đại đã giết hại và làm bị thương hàng triệu người.


2. Giai đoạn thứ hai (1917 – 1918)

-Tháng 2 – 1917, Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga diễn ra, phong trào cách mạng ở các nước dâng cao buộc Mĩ tham chiến và đứng về phe Hiệp ước (4 – 1917), vì thế phe Liên minh liên tiếp bị thất bại.

- Từ cuối 1917, phe Hiệp ước liên tiếp mở các cuộc tấn công làm cho đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.

- Ngày 11 – 11 – 1918, Đức đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh thế giới nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh.

Tính chất: chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh phi nghĩa.

III. Kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, tiêu tốn 85 tỉ đô la.

- Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận, nhất là Mĩ. Bản đồ chính trị của thế giới đã bị chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ được mở rộng thêm thuộc địa của mình.

- Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối của chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự bùng nổ và giành thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.
ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014-2015

Bài 9

CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917
VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917 - 1921)



. Cách mạng tháng Mười Nga 1917

1. Tình hình nước Nga trước cách mạng

- Chính trị: Đầu thế kỉ XX Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, với sự thống trị của Nga hoàng và những tàn tích phong kiến nặng nề. Năm 1914, nước Nga tham gia CTTG I càng bộc lộ sự lạc hậu, yếu kém của đất nước. Nước Nga còn là “nhà tù” của các dân tộc, với hơn 100 dân tộc trong đế quốc Nga đặt dưới sự thống trị tàn bạo của chế độ Nga hoàng.

- Kinh tế: lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, công nông nghiệp đình đốn.

- Xã hội: Đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ → Mâu thuẫn xã hội gay gắt.

- Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng phát triển.

2. Từ Cách mạng tháng Hai đến Cách mạng tháng Mười

a. Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917

- 23/2/1917, cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân

Pê-tơ-rô-gơ-rát.

- Phong trào chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.

- Lãnh đạo là Đảng Bôn-sê-vích.

- Lực lượng: công nhân, nông dân, binh lính lật đổ chế độ Nga hoàng.

- Kết quả:

+ Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ.

+ Xô viết là đại biểu công nhân, nông dân và binh lính được thành lập (tháng 3/1917 toàn nước Nga có 555 Xô viết).

+ Giai cấp tư sản thành lập Chính phủ lâm thời. Nga trở thành nước Cộng hòa.

- Tính chất: Cách mạng tháng Hai ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

b. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

- Sau cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại song song hai chính quyền: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết.

→ Cục diện không thể kéo dài.

- Trước tình hình đó, Lê-nin đã đề ra Luận cương tháng Tư xác định đường lối của cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng DCTS sang cách mạng XHCN lật đổ Chính Phủ tư sản lâm thời.

- 10/1917, không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê-nin về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

- Đêm 24-10-1917, khởi nghĩa bùng nổ.Đêm 25-10, tấn công cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản.Khởi nghĩa Pêtơrôgrát giành thắng lợi.

- Đầu năm 1918, chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên khắp cả nước.

- Tính chất: Cách mạng tháng Mười Nga là cuộc cách mạng XHCN.



Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga

- Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và xã hội Nga – nhân dân lao động, các dân tộc trong đế quốc được giải phóng, làm chủ đất nước,làm chủ vận mệnh của mình.

- Thay đổi cục diện thế giới với sự ra đời của chế độ XHCN ở nước Nga, cổ vũ, thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới.
Bài 11:

TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC



CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)
1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vecxai – Oasinhtơn

- Sau CTTG I, các nước tư bản thắng trận (Anh, Pháp, Mĩ) tổ chức hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919-1920) và Oa-sinh-tơn (1921-1922) để phân chia quyền lợi.

- Qua các văn kiện ký kết, một trật tự thế giới mới được thiết lập gọi là Hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.

+ Mang lại nhiều quyền lợi cho các nước thắng trận.

+ Xác lập sự nô dịch các nước bại trận (Đức) và các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc.

+ Hội nghị Vécxai còn quyết định thành lập Hội Quốc liên, nhằm duy trì trật tự thế giới mới, với sự tham gia của 44 nước thành viên.



3. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và hậu quả của nó

a. Nguyên nhân

- 1924 - 1929, thời kì các nước tư bản ổn định chính trị, phát triển kinh tế, nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận (cung vượt cầu), khủng hoảng sản xuất thừa.

b. Đặc điểm: là cuộc khủng hoảng lớn nhất, bao trùm toàn bộ các nước TBCN, bắt đầu từ Mĩ rồi sang châu Âu và lan rộng khắp thế giới.

c. Hậu quả

- Kinh tế: bị tàn phá nặng nề, đẩy hàng trăm triệu người vào tình trạng đói khổ chủ yếu là công nhân, nông dân.



Bài12:NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH

(1918 – 1939)
Nước Đức trong những năm 1929 – 1939

1. Khủng hoảng kinh tế và quá trình Đảng Quốc xã lên cầm quyền

- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, đã giáng đòn nặng nề làm kinh tế. Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm tới 47% so với trước khủng hoảng, hàng nghìn nhà máy đóng cửa, khiến 5 triệu người thất nghiệp… Chính trị, xã hội Đức khủng hoảng trầm trọng.

- Để đối phó lại khủng hoảng, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít-le thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức lên nắm chính quyền.Đảng Cộng sản Đức kiên quyết đấu tranh song không ngăn cản được.

- Ngày 30-1-1933, Hít-le lên làm Thủ tướng. Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức. Nước Đức bước vào một thời kì đen tối.



2. Nước Đức trong những năm 1933 – 1939

- Chính trị:

+ Hít-le thiết lập nền chuyên chính độc tài, công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ; với chính sách đối nội cực kì phản động và đối ngoại hiếu chiến xâm lược.

+ Năm 1934, Hít-le tuyên bố hủy bỏ Hiến pháp Vaima, tự xưng là Quốc trưởng suốt đời. Nền Cộng hòa Vaima sụp đổ.

- Kinh tế: đẩy mạnh việc quân sự hóa nền kinh tế nhằm phục vụ nhu cầu quân sự. Năm 1938, tổng sản phẩm công nghiệp tăng 28% so với trước khủng hoảng và đứng đầu châu Âu tư bản về sản lượng thép và điện.

- Đối ngoại:

+ Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động.

+ Ra lệnh tổng động viên, thành lập đội quân thường trực và triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu.

+ Kí với Nhật Bản “Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản”, hình thành khối phát xít Đức - Italia - Nhật Bản. Nhằm tiến tới phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.

- Năm 1938, nước Đức trở thành một xưởng súng và một trại lính khổng lồ và bắt đầu triển khai các hành động chiến tranh xâm lược

- Chính trị - xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục, lôi kéo hàng triệu người tham gia.

- Quan hệ quốc tế: hình thành hai khối đế quốc đối lập:

+ Mĩ, Anh, Pháp đã tiến hành cải cách về kinh tế - xã hội; giữ nguyên hiện trạng Vécxai – Oasinhtơn.

+ Đức, Italia, Nhật Bản phát xít hóa bộ máy nhà nước.

- Hai khối đối lập này ráo riết chạy đua vũ trang để gây cuộc chiến tranh thế giới mới, nhằm chia lại thế giới.

Bài 13: NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI

( 1918 – 1939 )
NƯỚC MĨ TRONG NHỮNG NĂM 1929 – 1939

1.Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mĩ.

- Nguyên nhân: do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, sự không đồng bộ giữa các ngành, mất cân đối cung – cầu.

- Tháng 10-1929, khủng hoảng bùng nổ ở Mĩ, bắt đầu từ lĩnh vực tài chính – ngân hàng, sau đó nhanh chóng lan sang các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp. phá hủy nghiêm trọng sản

- Cuộc khủng hoảng chấm dứt thời hoàng kim của Mĩ và tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế Mĩ. Năm 1932, sản lượng công nghiệp chỉ còn 53,8% (so với năm 1929), hàng chục vạn công ti, hàng vạn ngân hàng bị phá sản, hàng chục triệu người dân bị thất nghiệp,…

- Các mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng khắp nước Mĩ.
2. Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven

- Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đưa ra Chính sách mới.

- Chính sách mới bao gồm một loạt các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp… dựa trên sự can thiệp tích cực của Nhà nước.

- Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản của nước Mĩ trong cơn khủng hoảng nguy kịch và duy trì chế độ dân chủ tư sản ở Mĩ.

- Về đối ngoại:

+ Thi hành Chính sách láng giềng thân thiện với các nước Mĩ latinh. Tháng 11-1933, chính thức đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.



+ Đối với các vấn đề quốc tế, Mĩ giữ vai trò trung lập trước sự xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ.


Каталог: upload -> soft
soft -> Test 10 Phonetics: Chọn từ mà phần gạch chân có cách phát âm khác với những từ còn lại
soft -> PHÒng giáo dục và ĐÀo tạO Độc lập Tự do Hạnh phúc
soft -> TRƯỜng trung hoc phổ thông chuyên lê quý ĐÔN
soft -> NHẰm giúp các học sinh hiểu rõ HƠn một số khái niệm cơ BẢn và CÁc cụm từ viết tắt trong đỊa lý
soft -> Ôn tập chủ ĐỀ ĐẠi số TỔ HỢp nhận xét
soft -> Một thuật toán nổi tiếng Euclide Thuật toán Euclide
soft -> Bài toán "đèn nhấp nháy"
soft -> TRƯỜng thpt tôn thất tùNG
soft -> Ubnd quận hải châu cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
soft -> MÔn lịch sử 10 Bài 29: CÁch mạng tư SẢn hà lan và CÁch mạng tư SẢn anh cách mạnh tư sản Anh

tải về 68.59 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương