Bài 2 Thiền Tông Sử Thoại



tải về 51.02 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích51.02 Kb.
#29906
Bài 2

Thiền Tông Sử Thoại

ẤN ĐỘ
Tại Đông Bắc Ấn Độ có một tiểu bang đặc biệt tên gọi là Bihar.
Trong Bihar có một thành phố nay đã tàn tạ mang tên Vương Xá (Rajgir).
Ngày xưa Vương Xá chính là kinh đô của một tiểu quốc mệnh danh là Ma-kiệt-đà (Magadha).
Nằm ở phía Nam Vương Xá là một ngọn núi nhỏ có tên là Linh Thứu (Gijjhakuta).
Linh Thứu là nơi mà Phật Thich-ca đã giảng pháp trong khoảng 7 năm.
Trên đỉnh núi này, trong một buổi giảng pháp, Phật không nói gì, chỉ cầm một đoá hoa đưa ra trước đại chúng. Chẳng ai hiểu gì, chỉ một vị đệ tử có tên Ma Ha Ca-Diếp mỉm cười thầm lĩnh hội.
Về sau Tổ Ma Ha Ca-diếp trở thành truyền nhân của Phật trong một dòng truyền thừa có tên gọi là Thiền tông.
Dòng truyền thừa này lan tỏa sang Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, phát triển cho đến ngày nay.
Chuyện kể về một người cầm hoa - một người mỉm cười được người đời sau gọi là Niêm hoa vi tiếu, chỉ một dạng thức tâm truyền tâm, không cần đến ngôn ngữ.
Mà ngôn ngữ là chiếc áo ngoài của tư duy nên đây là một phép truyền thừa vắng bóng tư duy.

Thích-Ca Mâu-Ni Phật

(śākyamuni buddha)



釋迦牟尼佛

*CÁC  VỊ  TỔ  NỐI PHÁP :-



01. Ma-ha Ca-diếp (mahākāśyapa)

   摩訶迦葉


02. A-nan (ānanda)

   阿難陀
03. Thương-na Hòa-tu (śānavāsin)

   商那和修

04. Ưu-bà-cúc-đa (upagupta)



   優婆掬多

05. Đề-đa-ca (dhītika)

   提多迦

06. Di-già-ca (miśaka)



   彌遮迦

07. Bà-tu-mật (cũng gọi là Thế Hữu, vasumitra)

   婆須密

08. Phù-đà Nan-đề (buddhanandi)



   浮陀難提,佛陀難提

09. Phù-đà Mật-đa (buddhamitra)

   浮陀密多,佛陀密多

10. Bà-lật Thấp-bà (pārśva)

   婆栗濕婆,脅尊者

11. Phú-na Dá-xa (puṇayaśa)

   富那夜奢

12. A-na Bồ-đề (ānabodhi) hoặc Mã Minh (aśvaghoṣa)



阿那菩提,馬鳴

13. Ca-tì-ma-la (kapimala)

   迦毘摩羅

14. Long Thụ (nāgārjuna)



   龍樹
   

15. Ka-na-đề-bà (kāṇadeva) hoặc Thánh Thiên (āryadeva)

   迦那提婆,聖天

16. La-hầu-la-đa (rāhulabhadra)

   羅睺羅多

17. Tăng-già Nan-đề (saṃghanandi)



   僧伽難提

18. Tăng-già Xá-đa (saṃghayathata)

   僧伽舍多

19. Cưu-ma-la-đa (kumāralāta)



   鳩摩羅多

20. Xà-dạ-đa (śayata)

   闍夜多

21. Thế Thân (vasubandhu)


婆修盤頭,世親

22. Ma-nô-la (manorata)

   摩拏羅

23. Cưu-lặc-na (haklenayaśa)



   鳩勒那,鶴勒那

24. Sư Tử Bồ Đề (siṃhabodhi)

   師子菩提

25. Bà-xá Tư-đa (baśaṣita)



   婆舍斯多

26. Bất-như Mật-đa (puṇyamitra)

   不如密多

27. Bát-nhã Đa-la (prajñādhāra)



   般若多羅

28. Bồ-đề Đạt-ma (bodhidharma)

   菩提達磨

GIẢI TỎA MỐI NGHI CỦA HỌC GIẢ HỒ THÍCH

Học giả Hồ Thích cho rằng chính thiền sư Thần Hội đã dựng nên hệ thống truyền thừa của thiền tông, bắt đầu từ Đức Phật Thích Ca về sau. Điều này có chính xác hay không, chúng ta hãy cùng nhau khảo sát.



1. Vào thời kỳ Nam Bắc triều (giữa thế kỷ V – VI), Phật giáo Trung Quốc bắt đầu có những trứ tác tự thuật về những “Pháp thống” Phật giáo như quyển: “Phó Pháp tạng nhân duyên truyện”, đến thời Tùy Đường (589-907) các tông phái Phật giáo hưng khởi, nương vào quan niệm “Pháp thống” đương thời mà biên soạn riêng “Pháp hệ” để dương danh sự truyền thừa Chính pháp Phật của tông phái mình – Dĩ tâm truyền tâm, giáo ngoại biệt truyền, kỳ thật đó cũng là nét đặc thù của “phán giáo” và “lập tông” của Thiền tông vậy.

Vây quanh việc truyền tâm ấn Phật, Thiền tông đã ghi chép rất nhiều câu chuyện Thiền thật sinh động (ngữ lục), thậm chí còn biên tạo Phật kinh để chứng thuyết Thiền, như chuyện “Niêm hoa vi tiếu”, chuyện “28 vị Tổ Tây thiên”…

Truyền thuyết “Niêm hoa vi tiếu” không biết có từ lúc nào, chỉ thấy ghi chép thành văn vào đời Tống (960-1127) trong “Tông môn tạp lục” mục “Nhân thiên nhãn” quyển 5, có đoạn ghi chép như sau:

2. Vương Kinh Công (Vương An Thạch) khi đàm đạo với Thiền sư Tuyền Phật Huệ, nói:

- Nơi Hàm Uyển, tôi thấy có ba quyển “Đại Phạn Thiên Vương Vấn Phật Quyết Nghi kinh”, bèn đọc, trong kinh văn ghi thật rõ: Phạn Vương đến Linh Sơn hiến Phật cành hoa “Ba la” màu vàng kim, buông mình làm sàng tọa, thỉnh Phật vì chúng thuyết pháp.

Thế Tôn đăng tòa đưa cành hoa lên thị chúng, nhân thiên hội chúng lúc đó có cả trăm vạn thảy đều ngơ ngẩn lặng thinh, chỉ có Kim sắc Đầu Đà Ca Diếp nở mặt cười mỉm, Thế Tôn liền nói:

- Ta đã có Chính pháp Nhãn tàng, Niết bàn Diệu tâm, Thực tướng Vô tướng, nay phó chúc cho Ma Ha Ca Diếp.

Kinh này ghi chép nhiều về chuyện các đế vương thỉnh vấn Đức Phât, nên coi như “bí tạng”, thế gian khó nghe thấy được.

Theo như trên, chuyện “Niêm hoa vi tiếu” không những có thật, mà còn được ghi chép trong kinh Phật, sở dĩ kinh này thế gian khó nghe thấy được, bởi nằm bí tạng trong Hàn uyển (nơi chứa thư tịch cung đình).

Như chúng ta đều biết, Thiền tông nhấn mạnh “bất lập văn tự”, là để chứng minh tông môn mình vẫn là đích truyền tâm pháp từ chư Phật chư Tổ, đương nhiên chư tổ cũng phải viện dẫn kinh sách điển tịch để mà nói; nhưng ở đây chúng tôi muốn nêu lên vấn đề, theo như câu chuyện trên, chính mắt Vương An Thạch (1021-1087) đọc được trong kinh “Đại Phạn Thiên Vương Vấn Phật Quyết Nghi kinh”.

3. Trong bài tựa “Ma Ha chỉ Quán” của ngài Thiên Thai Trí Khải có viết như sau:

Ngài Sa môn Đại Sư Trí Khải ở chùa tu thiền núi Thiên Thai thuật:

Đại Sư Trí Khải sanh thời Ngũ Đại vào đời Trần và đời Tuỳ năm Đại Đồng thứ tư (583), đời nhà Lương. ngài tên Trần Đức An, pháp danh Trí Khải, người ở gần sông Dĩnh tỉnh Hồ Bắc. thân phụ là Trần Khởi Tổ, đời vua Nguyên Đế nhà Lương được phong Ích Dương Hầu. thân mẫu ngài họ Từ.

Như theo mạch tìm nguồn, người tìm đến chỗ phát xuất, và theo làn hương, dò được chỗ phát sinh. Kinh Ðại Tập nói: ‘Ta tu tập không có bậc Thầy. Nhưng Kinh cũng nói ‘Ta, Thích Ca Mâu Ni, nhận lời thọ ký từ Phật Nhiên Ðăng’. {Pháp} thế gian thường nói: ‘Những người sinh ra vốn sẳn trí tuệ tột đỉnh. Kế đến là những người có được trí tuệ qua sự học hỏi.’ Giáo lý Phật là chân lý bao la và vi diệu. Chân lý nầy như thiên quang tự tỏa rạng hay là sắc xanh kia có từ một loại cây tràm?’.(12) 


Nếu một hành giả nghe được sự trao truyền pháp bảo của ông cha, vị ấy sẽ nhận ra cội nguồn tông chỉ. Qua vô số kiếp Bậc Ðại Giác Ðược Thế Gian Cung Kính đã làm đầy ắp mỗi mỗi luật nghi. Trong suốt sáu năm, Ngài diệt được cái thấy sai lệch trong chính mình và {rốt ráo} chinh phục được Ma vương với chỉ một ngón tay. Lần đầu tiên thuyết pháp tại vườn nai sau hết tại non Linh Thứu và nhập diệt trong rừng song thọ.

Thế Tôn truyền pháp cho Ngài Maha Ca Diếp (Mahakasyapa) (I), là người sau buổi trà tỳ đã phân xá lợi Phật làm tám phần {để chia cho các tín chủ} và {lần đầu tiên tập họp đồ chúng} để kết tập kinh tạng.

Ngài Maha Ca Diếp, sau đó, truyền pháp cho Ngài A Nan (II) Ngài A Nan dùng phong luân tam muội hóa giữa sông Hằng và phân chia xá lợi làm bốn phần.

Trước đó, Ngài A Nan đã truyền pháp cho Ngài Sa Nặc Ca (Sanavasa).

Sa Nặc Ca, rưới pháp cam lộ, biểu hiện 500 thân thọ pháp và truyền pháp cho Ngài Ưu Ba Cúc Ða (Upagupta) (IV). Vị nầy đắc quả thứ ba trong tứ quả khi hãy còn là thường nhân, và sau khi vào sống đời tăng sĩ, đắc được tứ quả.

Ngài Ưu Ba Cúc Ða truyền pháp cho Ngài Ðề Ða Ca (Dhrtaka).

Vị nầy ngay khi bước lên nhận lễ thụ phong trở thành tăng sĩ liền đắc sơ quả, trước khi lập lại ba lần sám pháp, liền chứng được tứ quả và những quả vị cao hơn.

Ngài Ðề Ða Ca truyền pháp cho Ngài Mickara (Di Già Ca).

Vị nầy truyền pháp cho Ngài Phật Ðà Nan Ðề (Buddhanandi).

Vị nầy truyền pháp cho Ngài Phật Ðà Mật Ða Buddhamitra là người đã xiển dương tam bảo với một vị vua và thắng cuộc tranh biện với một nhà số luận.

Vị nầy truyền pháp cho một vị tỳ khiêu là Ngài Hiếp Tôn Giả (Parsva).

Khi Hiếp Tôn Giả sinh ra, tóc đã bạc, hai bàn tay phát ra ánh sáng, cầm quyển kinh Phật.

Tôn giả truyền pháp cho Ngài Phú Na Da Xá (Punyayasas) là vị đã thuyết phục được Ngài Mã Minh (Asvaghosa) trong một cuộc tranh biện,

xuống tóc cho Ngài Mã Minh, và thu nhận làm đệ tử. Ngài Mã Minh viết cuốn Rastrapala, là một kịch phẩm nói về Vô Thường, Khổ, và Không. Những người cảm nhận được có thể giác ngộ.

Ngài Mã Minh truyền pháp cho Ngài Ca Tỳ Ma La (Kapimala) là người viết một bộ luận về Vô Ngã (Anatman); bất cứ nơi nào có bộ luận nầy những ý tưởng sai lầm đều bị tiêu hoại.

Ngài Ca Tỳ Ma La truyền pháp cho Ngài Long Thọ (Nagarjuna) là vị được sinh ra dưới một cội cây Arjuna (A chu đà na), và đắc được pháp thân qua sự giúp đở của một long thần (naga).

Ngài Long Thọ truyền pháp cho Ngài Ca Na Ðề Bà (Kanadeva). Ngài Ca Na Ðề Bà đã soi thủng con mắt trên một bức tượng bằng vàng của một vị thần, và dùng thần thông hóa thành một con mắt thịt rất lớn.

Ngài Ca Na Ðề Bà truyền pháp cho Ngài La Hầu La Ða (Rahulata). Vị nầy từ trí nhớ có thể đọc tụng một quyển sách gồm có danh hiệu của các thần linh, và vì vậy dùng thần lực nầy chinh phục được lòng tin của những kẻ nghi hoặc và hoán chuyển được họ.

Ngài La Hầu Ða La truyền pháp cho Ngài Tăng Già Nan Ðề (Sanghanandi) là người đã nói bài kệ để ấn chứng cái hiểu của một vị A La Hán và truyền pháp cho Ngài Già Da Xá Ða (Sanghayasas).

Ngài Già Da Xá Ða tìm thấy một đô thị khi đi dạo dọc theo một bờ biển, và tại đó đọc tụng những dòng kệ.

Ngài truyền pháp đến Ngài Cưu Ma La Ða (Kumarata) là người một lần nọ nhìn thấy một đoàn kỵ mã đông đảo, liền nhớ được từng màu sắc của mỗi con ngựa, cùng biết được tên và màu áo khác nhau của mỗi kỵ sĩ.

Vị nầy truyền pháp cho Ngài Xà Dạ Ða (Jayata). Vì lợi ích cho những tăng nhân phạm giới, Ngài Jayata dùng thần lực hóa ra một cái hầm lửa khiến những vị tăng nầy bước vào sám hối. Hầm lửa thoắt biến thành ao nước, và tội lỗi được xóa tan.

Pháp được truyền đến Ngài Bà Tu Bàn Ðầu (Vasubandhu)

Vị nầy tiếp nối truyền pháp cho Ngài Ma Nã La (Manorhita). Ngài Ma Nã La dùng sông Hằng để chia đám đông ra làm hai, và hoán chuyển {nhóm người ở hướng Nam}(32).

Ngài Ma Nã La truyền pháp cho Ngài Hạc Lặc Na (Haklenayasas),

Vị nầy sau đó truyền pháp cho Ngài Sư Tử Tôn Giả (Simha). Sư Tử Tôn Giả bị vua Damila (nước Kế Tân) sát hại (33). Theo đường gươm, máu Ngài tuôn ra như dòng sữa 


Có hai mươi ba vị đã nối truyền pháp bảo, bắt đầu với Ngài Maha Ca Diếp và chấm dứt với Sư Tử Tôn Giả, nhưng kể cả Madhayantika (Bà-tu-mật)Sanavasa (Thương-na-hòa-tu), là các bậc đồng thời tiếp nhận pháp, thì có tất cả hai mươi bốn vị. Các bậc tôn sư nói trên đều được thọ ký thành Phật từ kim khẩu Thế Tôn. Tất cả đều là những bậc Thánh, và có thể làm lợi ích cho muôn người.

4. Ngài Mã Minh với Luận Đại Thừa Khởi Tín

Giáo pháp của đức Thích Tôn được truyền thừa qua các thời kỳ. Thời Nguyên thủy Phật giáo là thời đức Thích Tôn còn tại thế, cho đến khoảng 200 năm sau khi đức Phật nhập Niết-bàn. Kế tiếp là thời kỳ Bộ phái Phật giáo, phân kỳ này giáo nghĩa Phật dạy được chư Thánh đệ tử bàn thảo tận nguồn cao thâm.

Sau Phật Niết-bàn 800 năm khoảng thế kỷ thứ III, các Bộ phái Phật giáo phân lập đầy đủ và ý nghĩa Đại thừa Phật giáo cũng được tuyên bày. Chư Tổ truyền thừa, chư Đại Bồ-tát xuất thế. Bấy giờ những bậc tư tưởng lớn ra đời như Mã Minh, Long Thọ, Đề-bà, Vô Trước, Thế Thân… lần lượt phát huy giáo nghĩa Tâm học Đại thừa.

Tổ Mã Minh tạo Luận Đại Thừa Khởi Tín, nhằm chỉ ra thể đại, tướng đại, dụng đại của tâm. Luận dẫn “Tất cả pháp chân như bình đẳng không thêm không bớt. Như Lai tạng tánh đầy đủ vô lượng công đức, hay sinh nhân quả thiện của thế và xuất thế gian... Chư Phật xưa nương đây, chư Đại Bồ-tát cũng nương pháp này mà đến được đất Như Lai”.

5. Ngài Long Thọ và Luận Trung Quán
Ngài Long Thọ được xem là thủy tổ của tám tông phái Phật giáo từ khi Phật giáo Đại thừa phát triển ở Ấn độ rồi truyền qua Đông độ. Địa vị của Ngài trong lịch sử Phật giáo Đại thừa rất to lớn. Triết lý Tánh Không của Ngài là một đóng góp lớn vào sự phát triển Phật giáo Đại thừa, không những đã ảnh hưởng lớn vào tư tưởng các nước Phật giáo Đại thừa, mà ngày nay người Tây phương cũng rất chú ý. Ngài cùng với đệ tử thân cận là Aryadeva (Thánh Thiên) được coi như đã dựng nên trường phái Trung Quán, là một nỗ lực khai thị, chứng minh một cách có hệ thống một chân lý về thực tướng của các pháp.

Candrakirti (Nguyệt Xứng), một người thừa kế và chú giải Long Thọ, trong Madhyamakàvatàra Bhàsya, nói rằng không dễ gì hiểu được ý của thánh điển, nhưng may mắn là đã có một người được Phật ấn chứng cho để hiểu đúng ý nghĩa của Kinh điển. Đó là ngài Long Thọ. 

Đối với Phật giáo Đại thừa, ngài Long Thọ có thể nói là một nhân vật Phật giáo chỉ đứng sau đức Thế Tôn, và vì vậy Ngài cũng đã được coi như vị Phật thứ hai. Tuy nhiên chúng ta không biết nhiều về cuộc đời Ngài. 
Như ta đã biết, tư tưởng Tánh Không là nền tảng của Phật giáo Đại thừa nói chung và hệ thống Trung Quán nói riêng. 

Theo A-tỳ-đạt-ma, các thành tố nền tảng tạo nên sự hiện hữu cũng gọi là pháp thì thật sự hiện hữu, ngoài ra, mọi vật thể được tạo nên do các thành tố kia đều không thật có. Tuy nhiên, theo Bát-nhã, mọi hiện thể kể cả các thành tố nền tảng, pháp, thảy đều là những hiện hữu giả tạm, hay giả lập. 

Trung Quán triển khai giáo lý Không của hệ thống Bát-nhã bằng một thứ lý luận phủ định sắc bén. Với Trung Quán, các pháp đều là rỗng không (sùnya), có nghĩa là chúng không có một hiện hữu nội tại nào mà chỉ hiện hữu trong sự đối đãi. Sự hiện hữu giả tạm này là sự hiện hữu do duyên sinh (pratityasamutpàda - duyên khởi), và vì vậy nên gọi là Không (sùnyatà). Theo Pràsangika, duyên khởi cũng có nghĩa là nương vào tâm mà khởi, có nghĩa là mọi hiện thể chỉ là những giả lập trên tâm thức. Tất cả các pháp đều không hiện hữu một cách tự tại, mà đều dựa vào tâm thức, kể cả tâm thức và không. Như vậy, các pháp là không có nghĩa là chúng là giả lập, do tâm thức tạo nên, không hiện hữu tự tại, giống như mộng, như huyễn. 

Mọi chúng sanh đều cùng một bản tánh tương thuộc lẫn nhau, đi vào sự hiện hữu xuyên qua nhân duyên, do đó được định tính là vô, không. Vô hay không này không phải là có mà cũng phải là không, mà vượt lên cả hai. 

Nhưng theo Long Thọ, chúng ta nói rằng mọi pháp đều rỗng không, là vì chúng hiện hữu trong điều kiện. Cũng thế, khái niệm Không cũng không khác gì hơn là một giả lập, giả danh. Đó là Trung đạo, có nghĩa là khái niệm về Không khởi ra trong quá trình phủ định có và không, khái niệm Không này rốt ráo cũng phải được phủ định. vì vậy, Trung đạo cũng chính là tiến trình tuần tự phủ định. Đó là một cố gắng phơi bày tính duyên sinh bằng cách tuần tự nêu ra một tiến trình phủ định liên tục, tận cùng. 

Một trong các lý do ngài Long Thọ nhấn mạnh vào biện chứng phủ định là đả phá Theravada (Thượng tọa bộ) của Tiểu thừa. Trường phái này trong thời đại ngài Long Thọ vẫn còn nhiều thế lực, cho rằng các pháp là thật có, và dùng Abhidharma (A-tỳ-đạt-ma) để bảo vệ quan điểm. Ngài Long Thọ chứng minh quan điểm sai lầm này bằng cách nêu lên quan điểm về Tánh không của tất cả các pháp. Theo Long Thọ, Tiểu thừa cũng lập trên Bát-nhã, nhưng không phải chỉ dừng lại ở Không mà phải bước thêm để kiến nhập Trung đạo Tánh Không như trình bày ở trên. 

Chẳng những ngài Long Thọ đả phá giáo lý sai lầm trong chính Phật giáo, Ngài còn nhắm vào các tôn giáo ngoài Phật giáo, đả phá sự giải thích về “không” trên quan điểm hư vô của họ. 

Ngài Long Thọ còn nhấn mạnh vào việc phá bỏ mọi khái niệm cố định. Trong Trung Luận, Ngài nói rằng chư Phật có khi dạy ngã, có khi dạy vô ngã, có khi dạy không ngã cũng không không ngã. Ngài còn nói thêm rằng, người nào chấp vào không thì người này khó cứu được. Chẳng những chúng ta phủ định có và không có, chúng ta còn phải từ bỏ luôn cả không, chỉ như thế, mới thấy được tướng chân thật của vạn pháp, là Tánh không. 

Cũng không nên để bị tù nhốt trong những từ ngữ vô tri như nhân duyên, Tánh không rồi giải thích các pháp, các hiện tượng thế gian như là có những tính chất bất biến. Như vậy sẽ không thể thấy được cái Không chân thật (Chơn không), hay sự vắng bóng mọi đặc tính có định tính trong bản thể của chúng. Long Thọ vì vậy nhấn mạnh rằng, chúng ta không nên hiểu những khái niệm như Duyên sinh do đức Phật dạy hoặc Trung đạo do Long Thọ dạy trên mặt ngôn ngữ thuần túy, mà phải thể nghiệm những chân lý đó qua sự tu tập đạo Phật. 

Tóm lại, chúng ta có thể tóm lược lập trường về tiến trình quán chiếu thật tướng các pháp của ngài Long Thọ như sau: khởi từ không quán, quán chiếu tính giả danh của các khái niệm để bước vào thế giới diệu hữu của Trung đạo. Chân lý này được thuyết minh qua bài kệ trong Trung Quán sau đây: 



“Các pháp do duyên sinh, 

Tôi thuyết tức là không; 

Không cũng là giả gọi, 

Cũng gọi nghĩa Trung đạo.” 

(Nhân duyên sở sinh pháp, 

Ngã thuyết tức thị không; 

Thị danh vi giả danh, 

Diệc danh Trung Đạo nghĩa)

3. Xét về ý chỉ “Như Lai niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu” chúng ta nhận thấy nó gần với lời của Trang Tử (Đạo gia) từng nói: “Mạc nghịch vu tâm, tương thị nhi tiếu” (không trái trong tâm, nhìn nhau mà cười), đều để nói lên cái mà trong cảnh giới giao lưu gọi là hỗ tương truyền đạt ý mình mà người kia hiểu được qua tâm tâm tương ấn, do đó thiền tông rất hân nhiên chấn phát tông môn y cứ theo truyền thuyết thần kỳ này.



Những điều đó đã vén mở ra cho chúng ta thấy được cái tính đặc thù của sự truyền thừa Thiền pháp– không trọng kinh giáo, chuyên trọng vào tự tâm chứng ngộ tức thì (đương hạ tức thị) của Thiền đốn ngộ, và từ đó nó cũng hé lộ rõ cái dấu ấn đặc trưng của nền văn hóa Thiền Phật giáo Trung Hoa.






tải về 51.02 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương