BÀI 11: TÂY Âu thời hậu kì trung đẠI (tiết 1) I. MỤc tiêu bài họC



tải về 33.23 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích33.23 Kb.
#12734
BÀI 11: TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI (tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, học sinh có khả năng:



1. Về kiến thức

- Trình bày được nguyên nhân, điều kiện dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý.

- Kể tên được các cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu thế kỉ XV – XVI.

- Giải thích được khái niệm: “Phát kiến địa lý”.

- Phân tích được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý đối với Tây Âu thời hậu kì trung đại nói riêng và thế giới nói chung.

2. Về kĩ năng

- Quan sát lược đồ và trình bày các cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu thế kỉ XV - XVI.

- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình.

3. Về thái độ

- Đánh giá được công lao của các nhà phát kiến địa lý.



II. TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Nguyễn Gia Phú – Nguyễn Văn Ánh – Đỗ Đình Hãng – Trần Văn La, Lịch sử thế giới Trung đại, NXB Giáo Dục (tr 84- 96)

- SGK lịch sử lớp 10, NXB Giáo Dục

- Phan Ngọc Liên, Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.



III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Lên kế hoạch dạy học

- Chuẩn bị các câu hỏi

2. Chuẩn bị của học sinh

- Tìm hiểu các khái niệm, thuật ngữ quan trọng trong bài.

- Tìm hiểu hành trình phát kiến địa lí.

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC


  1. Kiểm tra bài cũ

Trò chơi: đối mặt

  1. Giới thiệu bài mới

Giáo viên giới thiệu hình ảnh: Nhà thám hiểm Cô-lôm-bô; Tàu Caraven; Lược đồ các cuộc phát kiến địa lí và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Hãy cho biết sự kiện lịch sử nào được phản ánh qua những hình ảnh trên?

3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện của những phát kiến địa lý

GV: Theo em,thế nào là phát kiến địa lí.

HS: trả lời.

GV chốt ý: phát kiến địa lí là hành trình tìm kiếm và phát hiện những vùng đât mới, những con đường mới.



* HS: Quan sát lược đồ “Con đường buôn bán từ phương Tây sang phương Đông” và trả lời câu hỏi:

Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý cuối thế kỉ XV?

* GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận

*HS: Quan sát tranh ảnh (La bàn; Thiết bị đo thiên văn; Hải đồ; Tàu Caraven) và trả lời câu hỏi:

Những thành tựu về khoa học, kĩ thuật có ý nghĩa như thế nào đối với các cuộc phát kiến địa lý cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI?

*GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận:

Hoạt động 2: Tìm hiểu những phát kiến lớn về địa lý

GV giải thích vì sao Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là 2 nước đi tiên phong thực hiện các cuộc thám hiểm vượt đại dương

* GV: Yêu cầu học sinh quan sát và trình bày các cuộc phát kiến lớn trên lược đồ.

* HS quan sát lược đồ và trình bày.

* GV mở rộng thêm về những phát hiện mới của các cuộc phát kiến địa lí .

* GV yêu cầu học sinh lập bảng thống kê các cuộc phát kiến địa lí theo: thời gian, tên người phát kiến, phát hiện mới.
Hoạt động 3: Tìm hiểu hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý

*HS quan sát tranh ảnh (bản đồ đế quốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, cướp bóc, xâm lược thuộc địa và buôn bán nô lệ…) và trả lời câu hỏi:

Em có suy nghĩ gì về nhận định sau ?

- Phát kiến địa lí đã mở rộng hiểu biết của con người.

- Phát kiến địa lí làm thay đổi nền kinh tế thế giới.

- Phát kiến địa lí đã gây ra nhiều đau khổ cho nhân dân.

*GV nhận xét và tổng kết.


1. Những cuộc phát kiến địa lý

a, Nguyên nhân và điều kiện của những phát kiến địa lý
*Nguyên nhân:

- Lực lượng sản xuất phát triển nên nhu cầu về thị trường, vàng bạc, hương liệu tăng.

- Đường bộ từ Tây Âu sang phương Đông bị chặn.

=> Yêu cầu cần tìm con đường biển sang phương Đông.




*Điều kiện:

- Khoa học, kĩ thuật tiến bộ: Hiểu biết mới về địa lý, đại dương; la bàn, kính đo góc thiên văn, kĩ thuật đóng tàu…


b. Các cuộc phát kiến địa lý lớn

- Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai nước tiên phong thực hiện các cuộc thám hiểm vượt đại dương.

- Năm 1487, Đi-a-xơ đi vòng quanh bờ biển châu Phi đến mũi Hảo Vọng, xác định có thể đến Ấn Độ bằng đường biển.

- Năm 1492, Cô-lôm-bô đến được Cu Ba và một số đảo vùng Ăng-ti. Ông là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ.

- Năm 1497, Va-xco đơ Gama đã hoàn thành cuộc thám hiểm vòng quanh châu Phi sang Ca-li-cut Ấn Độ (5/1498).

- Magienlang là người đã thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển (1519 – 1522)



c. Hệ quả:

- Phát kiến địa lí đã mở rộng hiểu biết của con người: Đem lại hiểu biết mới về trái đất, về những con đường mới, dân tộc mới.

- Phát kiến địa lí làm thay đổi nền kinh tế thế giới: thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy nhanh sự tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.

- Phát kiến địa lí đã gây ra nhiều đau khổ cho nhân dân: Nảy sinh sự cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

2. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu

(đọc thêm)



3. Sơ kết bài học

HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:



1.Nguyên nhân sâu xa dẫn đến phát kiến địa lí là :

A. Tìm vùng đất mới.

B. Nhu cầu nguyên liệu, thị trường, vàng bạc...

C. Muốn khám phá thế giới.

D. Con đường buôn bán Tây Âu – phương Đông bị án ngữ.

2. Phát kiến địa lý diễn ra trong thời gian nào?

A. Thế kỉ XI - XII.

B. Thế kỉ XIV - XV.

C. Thế kỉ XV - XVI.

D. Thế kỉ XVI - XVII.

3. Điều kiện quan trọng nhất để phát kiến địa lí là :

A. Tài chính dồi dào

B. Hiểu biết về địa lý, đại dương…

C. Kĩ thuật hàng hải phát triển

D. Sử dụng la bàn

4. Các nước đi tiên phong trong phát kiến địa lí:

A. Anh, Hà Lan.

B. Hi Lạp, Italia.

C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

D. Tây Ban Nha, Anh.

5. Nội dung nào không phải là hệ quả của phát kiến địa lí

A. Thúc đẩy quá trình tan rã của chế độ phong kiến.

B. Dẫn đến sự xuất hiện của xuất hiện chủ nghĩa thực dân

C. Giao lưu văn hóa Đông - Tây.

D. Mang lại tương lai tốt đẹp cho người da đen.

6. Cuộc hành trình của Va-xcô đơ Ga-ma bắt đầu vào năm nào? Ông đã đến được nước nào?

A. Năm 1492-Đến Ấn Độ B. Năm 1497- Đến Trung Quốc

C. Năm 1498-Đến Trung Quốc D. Năm 1497- Đến Ấn Độ

7. Ai là người phát hiện ra châu Mĩ, nhưng lầm tưởng đó là Ấn Độ

A. Va-xcô đơ Ga-ma B. A-mê-ri-gô

C. C.Cô-lôm-bô D. Ph. Ma-gien-lan

8. Ai là người thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển vào năm 1519?

A. C.Cô-lôm-bô B. Va-xcô đơ Ga-ma

C. Ph.Ma-gien-lan D. B.Đi-a-xơ



4. Dặn dò:

- Học bài cũ.



- Chuẩn bị bài mới: tìm hiểu cuộc đời, các tác phẩm của Leona đơ vanhxi.






tải về 33.23 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương