BÀI 11: quan đIỂm của hữu bộ (TIẾp theo)



tải về 81.1 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích81.1 Kb.
#30548




BÀI 11: QUAN ĐIỂM CỦA HỮU BỘ (TIẾP THEO)

(91) 不 依 靜 慮 。得 入 正 性 離 生。亦 得 阿 羅 漢 果。



Không nương vào tĩnh lự (dhyāna) vẫn đắc được Chánh Tánh Ly Sanh, cũng đắc A-la-hán quả.

  • Trong truyền thống Kinh điển Pali, thiền định (chỉ) là một phương pháp ngăn chặn phiền não và là nền tảng để phát triển thiền quán. Hành giả có thể phát triển thiền quán để chứng đắc các Thánh quả.

BCDL: 若 不 依 定 得 入 正 定 。

(92) 若 依 色 界 無 色 界 身。 雖 能 證 得 阿 羅 漢 果 。而 不 能 入 正 性 離 生 。



Nếu nương vào thân ở cõi sắc và vô sắc giới, hành giả tuy có thể chứng đắc Thánh quả A-la-hán, nhưng không bao giờ có thể chứng được Chánh Tánh Ly Sanh.

THB: Nếu nương vào sắc giới (rūpadhātu) vô sắc giới (arūpadhātu), tuy có thể chứng đắc A-la-hán, nhưng không thể thành tựu chánh tánh ly sanh; nếu căn cứ dục giới thân, không những chỉ nhập được chánh tánh ly sanh, còn chứng quả A-la-hán. (Lưu ý: THB trong đoạn đầu bỏ mất chữ thân).

BCDL: 亦 得 阿 羅 漢 多 依 色 界 無 色 界 心 。得 阿 羅 漢 多 不 得 入 正 定。



Dục giới: 1. địa ngục (niraya), 2. ngạ qủy (peta), 3. súc sanh (tiracchāna), 4. a-tu-la (asura), 5. nhơn (manussa), 6. thiên (deva).

Chư thiên dục giới:

6. Tứ Thiên Vương (Cātummahārājika): the Guardian Deities of the four quarters of the firmament reside with their followers.

7. Đao-lợi (Tāvatimsa): the Celestial Realm of the thirty-three Devas.

8. Dạ-ma (Yāma) : The Realm of the Yāma Devas that which destroys pain is Yāma.

9. Đâu-suất (Tusita) : Happy dwellers = The Realm of Delight.

10. Hoá Lạc (Nimmānarati) : The Realm of the Devas who delight in the created mansions.

11. Tha Hoá Tự Tại (Paranimmitavasavatti) : The Realm of the Devas who make others' creation serve their own ends."

Chư thiên Sắc giới:

Sơ thiền:

12. Phạm Chúng (Brahma Parisajjā): The Realm of the Brahma's Retinue.

13. Phạm Phụ (Brahma Purohitā): The Realm of the Brahma's Ministers.

14. Đại Phạm (Mahā Brahma): The Realm of the Great Brahmas.



Nhị thiền:

15. Thiểu Quang (Parittābhā): The Realm of Minor Lustre

16. Vô Lượng Quang (Appamāṇābhā): The Realm of Infinite Lustre

17. Quang Âm Thiên (Ābhassarā): The Realm of the Radiant Brahmas.



Tam Thiền:

18. Thiểu Tịnh (Parittasubhā): The Realm of the Brahmas of Minor Aura.

19. Vô Lượng Tịnh (Appamānasubhā): The Realm of the Brahmas of Infinite Aura.

20. Biến Tịnh (Subhakiṇhā): The Realm of the Brahmas of Steady Aura.



Tứ Thiền:

21. Quảng Quả Thiên (Vehapphalā): The Realm of the Brahmas of Great Reward.

22. Vô Tưởng Thiên (Asaññāsatta): The Realm of Mindless Beings.

23. Tịnh Cư Thiên (Suddhāvāsa): The Pure Abodes. Chỉ những bậc Anāgāmi (A-na-hàm) mới có thể tái sanh về cảnh giới này.

Trong cõi Tịnh Cư thiên chia thành 5 bậc:

23. i. Vô Phiền (Avihā): The Durable Realm

24. ii. Vô Nhiệt (Atappā): The Serene Realm

25. iii. Thiện Kiến (Sudassi): The Clear-Sighted Realm

26. iv. Thiện Hiện (Sudassa): The Beautiful Realm

27. v. Sắc Cứu Cánh Thiên (Akaniṭṭhā): The Highest Realm.



Chư thiên vô sắc giới:

28. Không vô biên xứ, 29. Thức vô biên xứ, 30. vô sở hữu xứ và 31. phi tưởng phi phi tưởng xứ.



Lưu ý: Kinh điển Nam truyền cho rằng không có Thánh quả ở cõi Vô sắc. Nhiều câu chuyện ghi lại các vị thiên tử nghe pháp Phật chứng được sơ quả Tu-đà-hoàn.

Đối chiếu với đồ biểu vũ trụ theo Câu Xá (ĐCCXL, 107), Cõi tứ thiền có 9: Vô Vân, Phước Sinh, Quảng Quả (Vô Tưởng), Vô Phiền, Vô Nhiệt, Thiện Kiến, Thiện Hiện, Sắc Cứu Cánh, Ma-hê-thủ-la). Chỗ này có lẽ Câu Xá Luận ghi nhầm, vì Quảng Quả Vô Tưởng là hai, Sắc Cứu Cánh và Ma-hê-thủ-la là một. Vô Vân và Phước Sinh không có trong hệ thống Abhidhamma của Theravada.

(93) 依 欲 界 身 非 但 能 入 正 性 離 生 。 亦 能 證 得 阿 羅 漢 果 。

Nương vào thân cõi dục không những chứng đắc Chánh Tánh Ly Sanh mà còn có khả năng chứng đắc A-la-hán quả.

BCDL: 欲 界 中 得 入 正 定 。亦 得 阿 羅 漢 多 鬱 多 羅 鳩 婁 。無 離 欲 人 。 聖人 不 生 彼 處 。

(94) 北 俱 盧 洲 無 離 染 者 。

Ở Bắc Câu Lô Châu (Uttarakura) không có người ly nhiễm.



THB: Bắc-câu-lô châu (uttarakura) không có người nào không bị ô nhiễm, thánh nhân không bao giờ sanh nơi ấy và cõi vô tưởng thiên (asaṁjāñādevaloka).

  • Vì cảnh giới này quá sung sướng, không có khổ cảnh, nên họ không bao giờ khởi lên ý niệm từ bỏ dục lạc. Chính vì thế, sinh ở Bắc Câu Lô Châu có thể được xem là một trong 8 nạn (đui, điếc, câm, ngọng, sanh ở vùng biên địa ác kiến, sanh ở Bắc Cu Lô Châu, Sanh ở Vô Tưởng Thiên, thế trí biện thông).

Phẩm Uất-đan-viết

Tóm tắt nội dung Kinh Trường A Hàm - Tuệ Sĩ nói như sau:



Nói riêng về châu lục phía bắc Tu-di. Phổ thông trong văn hệ Hán, châu này được phiên là Bắc Câu-lâu, mà Sanskrit là Uttara-Kuru, chỉ vùng đất phía bắc Kuru. Kuru là một trong 16 vương quốc lớn trong thời Phật, thường được nhắc đến trong các Kinh. Tuy vậy, theo đại thể, Kuru ở đây hẳn là một vương quốc thần thoại, và Bắc Kuru cũng là vùng đất thần thoại, có thể tận phía bắc ngoài dãy Thông lĩnh. Xa hơn nữa, về lịch sử, có thể là vùng đất ở phía bắc các thành bang Sumeria cổ đại.

Châu này được kể riêng vì sinh hoạt xã hội ở đây khác hẳn ba châu kia. Trong châu này, hoàn toàn chưa có hình thức sinh hoạt sản xuất. Thực phẩm, có loại lúa tự nhiên không cần gieo trồng. Về y phục, có loại cây tự nhiên sản xuất ra áo quần, ai cần thì đến lấy. Các dụng cụ khác như chén bát, đàn địch, hương liệu, cũng được cung cấp tự nhiên như vậy. Dân ở đây không có khái niệm về gia đình, vợ chồng, cha mẹ và con cái. Trai gái thích nhau, dẫn vào chỗ khuất nào đó, rồi chia tay. Trẻ nít mới sinh, bỏ giữa đường, mọi người đi ngang qua, chăm sóc nó. Không có các tội ác như giết nhau, trộm cắp, nói dối; nghĩa là không hề có khái niệm về đạo đức. Vì vậy, ở đó không hề biết Phật pháp. Ngay cả các thuyết ngoại đạo, ở đây cũng không biết. Ở đây cũng không có các thứ bịnh tật như ba châu kia, cho nên ai cũng sống hết thọ lượng của mình, không có chết yểu.

Xem Kinh Thế Ký (30) trong Trường A-hàm.

(95) 聖 不 生 彼 及 無 想 天 。

Thánh nhân không sanh ở Bắc Câu Lô Châu (Uttara-Kuru) và Vô Tưởng Thiên (asaṃjñādeva).

BCDL: 聖 人 亦 不 生 無 想 天 。

Vô tưởng thiên: Theo Thắng Pháp Tập Yếu Luận, sau khi đắc tứ thiền, nếu một người hành sañña viraga bhāvana (thiền ly dục đối với tưởng và thức, tức là không còn mong muốn có tưởng và thức) thời nghiệp này sẽ cho quả tái sinh trong cõi Vô Tưởng Thiên (Asaññā-satta) chỉ có sắc tục sinh (rūpa-paṭisandhi).

(96) 四 沙 門 果 非 定 漸 得 。 若 先 已 入 正 性 離 生 。依 世 俗 道 有 證 一 來 及 不 還 果.

Bốn quả Sa-môn không phải do định mà chứng đắc tuần tự. Nếu đã chứng nhập Chánh Tánh Ly Sanh trước thì nương vào thế tục đạo để chứng Nhất Lai và Bất Hoàn quả.


  • Theo truyền thống Nam truyền, lộ trình tâm chứng vẫn theo thứ tự nhưng nó xảy ra quá nhanh nên dường như không thấy có thứ lớp.

BCDL: 不 必 定 次 第 。 得 聖 道 四 果 。 若 人 已 入 正 定 。 依 世 道 得 至 婆 凡 里 陀 如 寐 (彌 履 反) 阿 那 伽 寐 (彌 履 反) 四 念 處 。

  • HT. Trí Quang chia câu này thành 2. Câu thứ hai bắt đầu từ nhược..”

(97) 可 說 四 念 住 能 攝 一 切 法。

Có thể nói bốn niệm trụ có thể dung nhiếp tất cả pháp.



  • Quan điểm này nói rõ hơn quan điểm số 90: 一 切 靜 慮 皆 念 住 攝 。

  • Lộ trình tu chứng Tứ Niệm Xứ (Trụ) của Hữu Bộ có phần không chi tiết bằng Theravada, cho rằng: Quán thân bất tịnh, quán tâm vô thường, quán thọ thì khổ, quán pháp vô ngã.

(98) 一 切 隨 眠 皆 是 心 所。與 心 相 應 有 所 緣 境 。

Tất cả tuỳ miên đều là tâm sở (cetasika), cùng tương ưng với tâm và có cảnh sở duyên (ālambana) / đối tượng.



  • Tùy miên (anuśaya) là tên khác của phiền não hay hoặc. Luận Câu Xá 20 nói: tùy miên có bốn nghĩa (biểu hiện và chức năng): vi tế, tùy tăng, tùy tục, tùy phược. Khi căn bản phiền não hiện tiền vẫn khó biết rõ hành tướng của nó nên gọi là vi tế. Nó làm tăng thêm sự hôn ám trầm trệ đối với cảnh nó duyên và những tâm tương ưng với nó nên gọi là tùy tăng. Nó thường theo dõi hữu tình gây ra các tội lỗi nên gọi là tùy tục. Nó thường hiện khởi trói buộc, không muốn, nó vẫn sinh, cố ngăn, nó vẫn khởi nên gọi là tùy phược. (Đại cương luận Câu Xá, 2000, tr. 166).

  • Theo Câu Xá, tuỳ miên / tuỳ phiền não (anuśaya) có tất cả 19 trạng thái. 1. Đại phiền não địa pháp có 6: si, phóng dật, giải đãi, bất tín, hôn trầm, trạo cử + Đại bất thiện địa pháp có 2 (vô tàm, vô quý) + Tiểu phiền não địa pháp gồm có 10 (phẫn, phú, xan, tật, não, hại, hận, siểm, cuống, kiêu). Có tất cả 46 tâm sở. (Xem ĐCCXL, tr. 89 và Tuỳ phiền não, tr. 179)

  • Tâm sở tương ưng với tâm vương bởi năm sự đồng đẳng: (1) Đồng sở y: Tâm vương và tâm sở đồng nương một căn mà hiện khởi. Như khi nhãn thức tâm vương nương nhãn căn mà hiện khởi, thì tâm sở tương ưng với nhãn thức cũng nương nhãn căn mà hiện khởi, chứ không thể nương căn khác. (2) Đồng sở duyên: tâm vương tiếp xúc cảnh nào thì tâm sở tương ưng cũng tiếp xúc cảnh đó. (3) Đồng hành tướng: sự nhận thứcc của tâm vương như thế nào thì nhận thức của tâm sở tương ưng cũng như thế ấy. Hành tướng tức tướng mạo hiểu biết, sự nhận thức là tướng hành động của tâm. (4) Đồng thời gian: Tâm vương, tâm sở tương ưng phải đồng một lúc hiện khởi. (5) Đồng thể sự: mỗi tâm vương, tâm sở tương ưng đều có tự thể riêng bằng nhau hoà hợp lại mới thành nghĩa tương ưng.

  • Bản dịch của Chân Đế khác với bản dịch của Huyền Trang.

BCDL: 可 說 一 切 法 隨 眠 煩 惱 是 心 法。 。Có thể nói tất cả pháp tùy miên, phiền não đều là tâm pháp (tâm sở), không tương ưng với tâm.

(99) 一 切 隨 眠 皆 纏 所 攝 。非 一 切 纏 皆 隨 眠 攝 。



Tất cả tuỳ miên (anu’saya) đều gồm trong triền phược (paryavasthāna), không phải tất cả triền phược đều nằm trong tuỳ miên.

  • Triền là mười thứ trói buộc chúng sinh vào ngục sinh tử, và làm nhân khởi lên các hành động ác, do đó khiến chúng sinh bị trói buộc vào đường ác, nên gọi là triền. Nhưng nói rộng thì tất cả phiền não dù là căn bản hay chi mạt, đều gọi là triền được cả. Nên cũng có chỗ gọi tham, sân si là 3 triền. Mười triền là hôn trầm, trạo cử, vô tàm, vô quý, phẫn, phú, xan, tật, thuỳ miên, hối. (tr. 179). Như vậy, trong 19 tuỳ miên phiền não, từ số 4 đến 13 được gọi là triền, từ 14 -19 gọi là cấu uế.

  • Xem thêm tr. 192: Nó là chi mạt hoặc từ căn bản hoặc phát sinh như vô tàm, xan, trạo cử là từ tham sinh; vô quý, tùy miên, hôn trầm là từ vô minh sinh; tật và lận từ sân sinh; hối và ố tác từ nghi sinh; phú từ si hoặc từ cả tham và nghi sinh.

BCDL: 一 切 隨 眠 煩 惱 。可 立 倒 起 名 。 一 切 倒 起 煩 惱 可 立 倒 起 名 。 不 可 立 隨 眠 名 。

(100) 緣 起 支 性 定 是 有 為 。 Tánh của các chi duyên khởi chắc chắn đều là hữu vi.



THB: Duyên khởi (pratīyasamutpāNgatva) là pháp hữu vi (samskṛta). (THB bỏ mất chữ “chi tánh”)

Đối kháng với quan điểm của Đại chúng bộ 41: 無 為 法 有 九 種 trong đó có duyên khởi chi tánh.

BCDL: 十 二 緣 生 是 有 為 。 十 二 緣 生 分 亦 有 。

(101) 亦 有 緣 起 支 隨 阿 羅 漢 轉 。

Cũng có các chi phần của duyên khởi vận hành nơi chư vị A-la-hán.


  • Một số chi như thức (viññāṇa), danh sắc (nāma-rūpa), lục nhập (sadayatana), xúc (sparsa), thọ (vedanā) có vai trò duy trì mạng sống của một vị A-la-hán (Arahant).

  • THB: Duyên khởi luôn hiện hữu ở địa vị A-la-hán. (bỏ mất chữ “chi” và thêm trạng từ “luôn”).

BCDL: 隨 阿 羅 漢 多 行 .

(102) 有 阿 羅 漢 增 長 福 業 。



Có vị A-la-hán tăng trưởng phước nghiệp.

  • Theo truyền thống Theravada, một vị A-la-hán làm mọi việc với “tâm duy tác” (kiriya citta) nên không được phước mà cũng không gây quả khổ.

  • Xem ĐCCXL, tr. 126.

BCDL: 阿 羅 漢 多 。亦 有 福 德 增 長。

(103) 唯 欲 色 界 定 有 中 有 。

Cõi Dục và cõi Sắc chắc chắn có trung hữu.

Đối lập với quan điểm 47 của Đại Chúng Bộ : 都 無 中 有 。Hóa Địa Bộ cũng đồng quan điểm của Đại Chúng Bộ.


  • Cõi vô sắc không có thân nên không có thân trung ấm.

  • Tiền ấm là thân khi chưa chết. Hậu ấm là thân sau khi đã tái sanh. Trung ấm là thân ở giữa sau khi chết và trước khi tái sanh.

  • Tên khác của trung ấm (S: Antarà-bhava, tiếng Tây Tạng là Brado): trung hữu, trung uẩn, hương ấm, hương hành (lần theo mùi hương mà đi = tầm hương, ngửi mùi hương mà tới = thực hương), ý hành (thân này nương gá vào ý để tìm chỗ tái sanh), thú sanh (sanh trong tam đồ lục đạo).

  • Chư thiên ở dục giới và sắc giới có thân trung ấm không? Do phước báu mà chư thiên đều hoá sanh, vậy làm sao có thân trung ấm?

Theo quan điểm của Hữu bộ (ĐCCXL, 108): “Con người có 4 giai đoạn [tứ hữu]: tử hữu [S:Manarà-bhava], trung hữu [S:Antarà-bhava], sinh hữu  [S: Upapati-bhava], bản hữu [S: Pùva-kàla-bhava]. Tử hữu là giai đoạn con người do phiền não nghiệp đời trước chiêu cảm lấy quả báo thân đời nay, sống cho đến sát na cuối cùng, xả bỏ báo thân. Trung hữu là giai đoạn sau khi xả bỏ báo thân cho đến khi đủ duyên đầu thai, sự hiện hữu của hữu tình giữa khoảng thời gian đó, gọi là trung hữu. ... Tát-bà-đa còn chủ trương thân trung ấm của loài người cỡ như con nít năm sáu tuổi, đủ cả sáu căn nhưng vì đó là thứ tịnh sắc căn vi tế, mắt thịt không thấy được, chỉ có thiên nhãn cực tịnh và những hữu tình cùng ở giai đoạn trung hữu mới trông thấy được. Thời gian trung hữu cũng có 4 nhà chủ trương khác nhau: Tỳ-bà-sư cho rằng nó chỉ có trong khoảnh khắc, chết liền đầu thai. Luận sư Thế Hữu [Vasumitra] cho rằng nó tồn tại lâu nhất bảy ngày. Luận sư Thiết-mạt-đạt-đa cho rằng nó có thể tồn tại trong bảy bảy bốn mươi chín ngày. Còn Luận sư Pháp Cứu [Dharmatrāta] cho thì cho rằng không nhất định vì tùy theo nhân duyên thụ sinh bất thường. Do nghiệp lực rất mạnh thúc đẩy trung hữu đáng thọ sanh vào loài nguời thì hội đủ duyên liền sinh vào loài người, trung hữu đáng thụ sinh vào loài súc thì hội đủ duyên liền sinh vào loài súc. Sinh hữu là giai đoạn từ trung hữu chết, do vọng tưởng khởi lên tâm ái dục hoặc sân nhuế đối với cha mẹ, liền đầu thai, hay gọi là kiết sinh. Chính ở giây phút kiết sinh này gọi là sinh hữu. Bản hữu chỉ thời gian từ sinh hữu cho đến tử hữu, chấm dứt một đời”.

Theravāda không đồng tình có thân trung ấm này. Một người chết liền theo nghiệp mà tái sinh vào trong các cảnh giới. Lúc bấy giờ một thức mới sinh khởi. Thức này do nghiệp tục sinh (janakakamma) tạo ra, nối liền hai kiếp sống cũ và mới, gọi là kiết sinh thức, thức tục sinh, hay còn gọi là thức nối liền (papaisandhivinna).

Có thể, sau khi một người thân hoại mạng chung, vị ấy có thể bị đọa vào cảnh giới peta (ngạ quỷ) và do đó lễ cầu siêu được diễn ra để người thọ cúng có thể hồi hướng phước (cầu siêu) cho người đã khuất, bị đọa vào cảnh giới ngạ quỷ. Có 3 loại không nhận được phước hồi hướng: A-tu-la ngạ qủy (KālakaNcikapeta), hạng ngạ quỷ luôn đói khát (khuppipāsikāpeta), hạng ngạ quỷ thường xuyên bị lửa đốt (NijjhāmataṆhikāpeta). Chỉ có hạng ngạ quỷ sống bằng thực phẩm nhờ người khác (paradattupajīkapeta) mới nhận được phước hồi hướng. (TK. Chánh Minh, Luận giải Chánh Tri Kiến, phần Giới cấm thủ).

Hòa thượng Thánh Nghiêm đã giải thích trong bài “Thân trung ấm là gì?” như sau: Theo luận Câu xá, quyển 10 thì thân trung ấm chữ Phạn có năm nghĩa: ý sinh thân, cầu sinh, ăn hương liệu, trung hữu, sinh khởi.



Ý sinh thân là do tâm ý cầu cho có tái sinh thân. Cầu sinh là thường xuyên tìm kiếm nơi có thể tái sinh. Ăn hương liệu là tự duy trì mình nuôi sống mình bằng các món ăn thơm tho mình ưa thích. Trung hữu là vào thời gian quá độ giữa chết và tái sinh. Sinh khởi là xuất hiện sau khi thân đời sống trước chết đi.

Thực ra, chúng sinh trong ba cõi sau khi chết đều trải qua một thời kỳ thân trung ấm, trước khi tái sinh vào một thân khác. Chỉ có chúng sinh ở cõi vô sắc giới thường xuyên ở trong cảnh Thiền định, không có sắc uẩn, nên không có thân trung ấm. Theo Kinh "Đại Bảo tích" quyển 56 (Hội nhập thai tạng), thì thân trung ấm của chúng sinh từ địa ngục có dung mạo xấu xí như củi khô bị thiêu cháy. Thân trung ấm của chúng sinh chuyển từ giới quỷ đói có dung sắc như nước, thân trung ấm của chúng sinh cõi người và cõi Trời có dung sắc màu vàng, thân trung ấm của chúng sinh chuyển từ cõi sắc giới có màu trắng đẹp. Do vậy, hình trạng của thân trung ấm có thể có hai tay, hai chân, bốn chân, nhiều chân hay không có chân đều do hình tướng của chúng sinh ở đời trước mà hình thành. Luận "Câu xá" , quyển 9 cho biết, thân trung ấm của người thuộc dục giới có thân như cậu bé 5, 6 tuổi, thân trung ấm của vị Bồ tát ở cõi dục giới có thân như thân của người tráng niên với tướng mạo đẹp đẽ, khi nhập thai và sinh ra đều có hào quang chiếu sáng. Thân trung ấm của cõi Trời thuộc sắc giới có thân hình tròn đầy như khi còn sống. Theo "Đại thừa Nghĩa Chương" , quyển 8, chúng sinh ở hai cõi dục giới và sắc giới nói chung đều có thân trung ấm. Chỉ riêng loại chúng sinh thượng thiện (thiện bậc cao) hay chúng sinh cực ác, sau khi chết hoặc vãng sing Tịnh độ , hay là chết hoá sinh làm loài trời hoặc sa xuống địa ngục hay làm ngạ quỷ thì không có thân trung ấm. Chúng sinh phạm tội ngũ nghịch bị đoạ ngay cõi ác, không có thân trung ấm.

BCDL: 欲 色 界 中 有 中 陰 。



-Kinh Trung Ấm thượng. –Kinh Niết Bàn 27-34. –Kinh Tạp A Hàm 25. –Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ 57. -Luận Đại Tỳ Bà Sa 70. -Luận Câu Xá 8. -Luận Thành Duy Thức Thuật Ký 6. -Luận Thuận Chánh Lý 21. -Phật Hoá Thân Diệu Giác (vào cảnh giới Trung  Ấm). – Theo tài liệu nghiên cứu của HT. Thích Huyền Tôn “Phương pháp cứu độ thân trung ấm”.

(104) 眼 等 五 識 身 有 染 離 染 。 但 取 自 相 唯 無 分 別 。

Năm thức (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân) có nhiễm và tịnh. Chúng chỉ [có khả năng] giữ tự tướng (svalakṣaṇa) mà không có [khả năng] phân biệt.

Ở đây, bộ phái này muốn nói, năm thức vừa có tịnh, vừa có nhiễm, chúng chỉ có khả năng ghi nhận theo chức năng của nó, mà không có khả năng phân biệt. Vì sự phân biệt do ý thức can thiệp vào. Tuy nhiên, đã gọi là thức tức là sự phối hợp tương tác giữa các căn (phù trần căn, tịnh sắc căn) với các đối tượng, nên một khi nhãn thức khởi lên chắc chắc phải có tâm gán vào (tức ý thức đã hiện khởi trong nhãn thức) nên không thể nói nó không có khả năng phân biệt.

BCDL: 五 識 現 起 。 時 得 生 欲 。不 得 離 欲 五 識 執 別 。

(105) 心 心 所 法 體 各 實 有 。

Tâm và tâm sở pháp đều có thật thể.

BCDL: 相 無 分 別 。 有 心 及 助 心 法 定 有 境 界 。

(106) 心 及 心 所 定 有 所 緣 。

Tâm và tâm sở chắc chắn phải có đối tượng (sở duyên).

(107)自 性 不 與 自 性 相 應, 心 不 與 心 相 應

Tự tính (svabhāva) không tương ưng với tự tính. Tâm (citta) không tương ưng với tâm.

Không hiểu.

CĐ: 自 性 與 自 性 不 相 應 。心 與 心 不 相 應 。

(108) 有 世 間 正 見 。 有 世 間 信 根 。


  • Có chánh kiến (samyakḍṛṣṭi) thế gian (laukika), có tín căn thế gian.

  • THB: Thế gian có người có chánh kiến, thế gian có người có tín căn.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến? Chánh kiến, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại. Này các Tỷ-kheo, có loại chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y (upadhivepakka); có loại chánh kiến, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi (magganga).

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Có bố thí, có cúng dường, có tế tự, có quả báo các nghiệp thiện ác, có đời này, có đời khác, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh; ở đời có các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chánh hướng, chánh hạnh, sau khi với thượng trí tự mình chứng đạt đời này và đời khác lại tuyên bố lên. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Phàm cái gì, này các Tỷ-kheo, thuộc trí tuệ, tuệ căn, tuệ lực, trạch pháp giác chi, chánh kiến, đạo chi của một vị tu tập Thánh đạo, thành thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Thánh tâm. Chánh kiến như vậy, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi (117. Đại Kinh Bốn Mươi, Kinh Trung Bộ).


  • CBPPGTT: Chánh kiến thế gian là tuệ tri câu hữu (dính liền) với ý thức thiện nhưng có cấu nhiễm (sāsrava). Bản dịch như vậy đi quá xa với nguyên tác.

Đối kháng với quan điểm 36 của Đại Chúng Bộ: 無 世 間 正 見 。無 世 間 信 根 。 無 無 記 法 。

BCDL: 世 間 有 正 見 。 世 間 有 信 根 。 有 無 記 法。



(109) 有 無 記 法 。Có pháp vô ký (avyākṛta).

  • Vô ký có thể được dịch là không thiện và không ác, và cũng có nghĩa là không xác định. CBPPGTT dịch là “không xác định”.

Đối kháng với quan điểm 37 của Đại Chúng Bộ.
Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa2 -> Hoc%20Ky%207 -> Di%20bo%20tong%20luan%20luan -> Tai%20lieu%20tham%20khao
Tai%20lieu%20tham%20khao -> Bài 6: quan đIỂm giáo lý CỦA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (40 48)
Tai%20lieu%20tham%20khao -> Bài 5: LỘ trình tu chứng & quả VỊ thanh văn củA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (21- 39)
Tai%20lieu%20tham%20khao -> Bài 10. Quan đIỂm căn bản của nhất thiết hữu bộ
Tai%20lieu%20tham%20khao -> BÀI 20. Quan đIỂm của kinh lưỢng bộ (sautrantika = thuyết chuyển chấp bộ)
Tai%20lieu%20tham%20khao -> PHẦn c: quan đIỂm của hữu bộ VÀ CÁc chi phái bài quan đIỂm của thuyết nhất thiết hữu bộ
Hoc%20Ky%207 -> Khể thủ Duy thức tánh Mãn phần thanh tịnh giả
Hoc%20Ky%207 -> Bài 8: thức mạt-na (manas) nguyên văn chữ HÁN
Tai%20lieu%20tham%20khao -> BÀI 4 : quan đIỂm về BỒ TÁt theo đẠi chúng bộ VÀ 3 BỘ phái chi nhánh (16 – 20)
Tai%20lieu%20tham%20khao -> BÀI 1: TỔng quan về DỊ BỘ TÔng luân luậN 異 部 宗 輪 論 Tầm quan trọng của bộ luận
Tai%20lieu%20tham%20khao -> PHẦn b: HỌc thuyết của các bộ pháI ĐẠi chúng bộ (Mahāsaṁghika) Bài 3: Quan điểm về Đức Phật theo Đại Chúng Bộ

tải về 81.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương