BÀI 1: TỔng quan về duy thức họC



tải về 58.42 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích58.42 Kb.
#29985
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ DUY THỨC HỌC
- Duy thức (唯識) vijñapti-mātratā, vijñapti-mātra, citta-mātra.

- Duy thức tông (zh. 唯識宗, Vijñapti-mātra, Vijñapti-mātratā, vijñaptimātravādin, cittamātravādin, hoặc Cittamātra), gọi tắt là Thức tông, Thức học (Vijñānavāda (विज्ञानवाद), vijñānavādin).

- Còn gọi là Du-già hành tông/ phái (Yogācāra (योगाचार), Yogācārin 瑜伽行派 - "Yoga Practice School, Way of Yoga School, Knowledge Way, Consciousness-Only School, Subjective Realism) nhấn mạnh thực hành Du-già (sa. yoga), thiền quán. Tây Tạng còn gọi là Duy tâm tông (zh. 唯心宗, sa. cittamātrin).

- Một trong hai trường phái chính của Phật giáo Đại thừa (Phái còn lại Trung Quán - Mādhyamaka) do hai Đại sư Vô Trước (zh. 無著, sa. asaṅga) và Thế Thân (zh. 世親, sa. vasubandhu) sáng lập vào tk 4. Ảnh hưởng triết học đại thừa ở Đông Á.

- Gắn với ứng thân của Bồ-tát Di-lặc huyền thoại (zh. 彌勒, sa. Maitreya-nātha) từ tk 4 TL.

- Nghiên cứu bản chất của thế giới hiện tượng và tâm lý (vạn pháp). Trung Quốc còn gọi là Pháp Tướng Duy Thức Học hay Pháp tướng học (法相宗).


- Mọi hiện tượng là cảm nhận của thức (duy thức - vijñāptimātratā), không đối tượng độc lập ngoài thức, không thực hữu. Khái niệm mới A-lại-da thức (zh. 阿賴耶識, sa. ālayavijñāna).

- Không phải duy tâm chủ quan (subjective idealism), duy tâm siêu hình (metaphysical idealism). Chỉ ra kinh nghiệm ý thức phân biệt, sai lầm, tưởng tượng.

- Như luận tạng A-tỳ-đạt-ma (Abhidharma - Thắng Nghĩa Pháp), DTH là tâm lý học và tâm thức học Phật giáo. TS. Nhất Hạnh gọi là Duy biểu học - Nhìn sâu cách vận hành của tâm.

- Nhận thức mới về bản chất vận hành và hoạt động của tâm (citta) và hiểu được bản chất của thức (Vijñāna). Nhờ đó, chăm sóc tâm, chuyển hoá tâm để hướng đến an vui, hạnh phúc.

- Minh chứng bản chất “vô ngã” của thế giới (Như Thế Tôn ngôn: Nhất thiết pháp vô ngã) => xử lý và trị liệu cảm xúc rất hiệu quả.

- Cẩm nang hướng dẫn nhận thức chân lý và xử lý tình huống nhận thức.


VAI TRÒ CỦA THẾ THÂN

Duy thức tam thập tụng (Phạn: triṁśikā-vijñaptimātratāsiddhi-kārikā (Thirty Verses on Consciousness only 唯識三十頌), viết tắt là Triṁśikā. Do Bồ-tát Thế Thân (sa. Vasubandhu, zh. 世親) viết vào những năm cuối đời, thể hiện triết lý Đại thừa, hiệu chỉnh quan điểm trước đó của chính ngài. Huyền Trang dịch vào năm 648.

Bản sớ giải Triṃśikāvijñapti-bhāṣya của ngài An Huệ Sthirmati - 475~555) giúp ta biết được nguyên tác Tam thập tụng (Triṃśikā-kārikā) đã bị mất.

Thế Thân (zh. shìqīn 世親, ja. seshin, sa. vasubandhu, bo. dbyig gnyen དབྱིག་གཉེན་), ~316-396, hay Thiên Thân (zh. 天親), phiên âm là Bà-tu-bàn-đầu (zh. 婆修盤頭), Bà-tẩu-bàn-đậu (zh. 婆藪槃豆). Trước khi theo Duy thức tông (sa. vijñānavādin), ngài là luận sư Thuyết nhất thiết hữu bộ (sa. sarvāstivādin) và là Tổ thứ 21 của Thiền tông Ấn. Sinh tại Peshāwar, sống tại Kashmir và chết tại A-du-đà (ayodhyā).

Hai Thế Thân (chẳng hạn Erich Frauwallner): 1) Luận sư của Thuyết nhất thiết hữu bộ, tác giả của A-tì-đạt-ma-câu-xá luận, 2) Em của ngài Vô Trước, tác giả của Duy thức nhị thập tụng. Lê Mạnh Thát trong Triết học Thế Thân (The Philosophy of Vasubandhu) phản bác.

- Thuộc dòng Bà-la-môn, sinh ra một năm sau Vô Trước làm tỳ-kheo.

- Nghiên cứu PG nguyên thuỷ với tại Phú-lâu-sa-phú-la (sa. puruṣapura). Sống tại Kashmir 4 năm từ 341-345.

- Năm 346, trước tác A-tì-đạt-ma-câu-xá luận (sa. abhidharmakośa).

- Lúc du phương, gặp anh Vô Trước, chuyển hướng Đại thừa, viết và xiển dương duy thức của anh.

- năm 383, vua Candragupta II. Vikramāditya (Siêu Nhật) mời Sư làm đạo sư cho vương tử Govindagupta Bālāditya (Tân Nhật) trong cung điện tại A-du-đà (ayodhyā).

- Đệ tử xuất sắc nhất của Sư là nhà Trần-na (sa. diṅnāga).

- Năm 396, Sư tịch tại A-du-đà (một thuyết khác là tại Nepāl).
Thập đại luận sư (zh. 十大論師): Mười luận sư của Duy thức tông tại Ấn Độ, viết luận giải về Duy thức tam thập tụng (sa. triṃśikāvijñāptimātratāsiddhi-kārikā) của Thế Thân (zh. 世親, sa. vasubandhu). Họ là thế hệ sau của Trần-na (zh. 陳那, sa. dignāga) và Pháp Xứng (zh. 法稱, sa. dharmakīrti).


  1. Thân Thắng (zh. 親勝, sa. bandhuśrī)

  2. Hoả Biện (zh. 火辨, sa. citrabhāṇa)

  3. Đức Huệ (zh. 德慧, sa. guṇamati)

  4. An Huệ (zh. 安慧, sa. sthiramati)

  5. Nan-đà (zh. 難陀, sa. nanda)

  6. Tịnh Nguyệt (zh. 淨月, sa. śuddhacandra)

  7. Hộ Pháp (zh. 護法, sa. dharmapāla) (530-591)

  8. (Tối) Thắng Tử (zh. [最]勝子, sa. jinaputra)

  9. Thắng Hữu (zh. 勝友, sa. viśeṣamitra)

  10. Trí Nguyệt (zh. 智月, sa. jñānacandra).

KINH QUAN TRỌNG CỦA DUY THỨC



  1. Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh (sa. buddhāvataṃsaka-mahāvaipulya-sūtra)

  2. Giải thâm mật kinh (sa. sandhinirmocana-sūtra);

  3. Như Lai xuất hiện công đức kinh, không có bản Hán văn;

  4. Đại thừa a-tì-đạt-ma (sa. mahāyānābhidharma-sūtra), không có bản Hán văn, được nhắc đến trong Nhiếp đại thừa luận, Du-già sư địa luận;

  5. Nhập Lăng-già kinh (sa. laṅkāvatāra-sūtra);

  6. Hậu nghiêm kinh (sa. ghaṇavyūha), không có bản Hán văn;

LUẬN BẢN QUAN TRỌNG CỦA DUY THỨC



  1. Du-già sư địa luận (sa. yogācārabhūmi-śāstra), Vô Trước soạn, Huyền Trang dịch ra Hán ngữ, 100 quyển.

  2. Đại thừa bách pháp minh môn luận (sa. mahāyānaśatadharma-vidyādvāra-śāstra), Thế Thân soạn, Huyền Trang dịch, 1 quyển;

  3. Đại thừa ngũ uẩn luận (sa. skandhaka-prakaraṇa), Thế Thân soạn, Huyền Trang dịch, 1 quyển;

  4. Hiển dương thánh giáo luận (sa. ārya-śāsana-prakaraṇa-śāstra), Vô Trước soạn, Huyền Trang dịch, 20 quyển;

  5. Nhiếp Đại thừa luận (sa. mahāyāna-saṃgraha), Vô Trước soạn, có ba bản Hán dịch: 1. Phật-đà-phiến-đa (sa. buddhaśānta) dịch, 2 quyển; 2. Chân Đế (sa. paramārtha) dịch, 3 quyển; 3. Huyền Trang dịch, 3 quyển;

  6. Đại thừa A-tì-đạt-ma (tạp) tập luận (sa. abhidharma-samuccaya), Vô Trước soạn, Sư Tử Giác (sa. siṃhabodhi) thích, An Huệ (sa. sthiramati) tập, Huyền Trang dịch, 16 quyển;

  7. Biên trung biên luận (sa. madhyāntavibhāga-śāstra), Di-lặc thuyết, Huyền Trang dịch, 3 quyển;

  8. Nhị thập duy thức tụng (sa. viṃśika-vijñāptimātratā-kārikā), có ba bản dịch: 1. Duy thức luận, Bát-nhã-lưu-chi (sa. prajñāruci) dịch, 1 quyển; 2. Đại thừa duy thức luận, Chân Đế dịch, 1 quyển; 3. Duy thức nhị thập tụng, Huyền Trang dịch, 1 quyển;

  9. Duy thức tam thập tụng (sa. triṃśatika-vijñāptimātratā-kārikā), Thế Thân soạn, Huyền Trang dịch, 1 quyển;

  10. Đại thừa trang nghiêm kinh luận (sa. mahāyānasūtralaṅkāra-śāstra), Vô Trước soạn, Ba-la-phả-mật-đa (sa. prabhākāramitra) dịch, 13 quyển;

  11. Phân biệt du-già luận (?), Di-lặc thuyết, chưa có bản Hán văn;

VĂN BẢN GỐC

1/ Duy Thức Tam Thập Tụng của Bồ-tát Thế Thân (Vasubandhu; 320 - 400), bản dịch chữ Hán của ngài Huyền Trang.

2/ Tam Thập Tụng Chú Giải bằng Sanskrit của ngài An Huệ (Sthiramati 470-550).

3/ Thành Duy Thức Luận của ngài Huyền Trang (Xuan Zhang; 600- 664). Đây là bản dịch và chú giải Duy Thức Tam Thập Tụng của thầy Thế Thân, tổng hợp quan điểm duy thức của 10 đại luận sư Ấn Độ.
VĂN BẢN THAM KHẢO

1/ Bát Thức Quy Củ Tụng của ngài Huyền Trang. Có màu sắc luận lý và nhận thức luận, do ảnh hưởng từ Nhân minh luận của ngài Trần-na (Dignāna 400- 480), tổ của logic và luận lý học Phật giáo.

2/ Nhiếp Đại Thừa Luận (Mahayana- samgrahashastra) của Bồ-tát Vô Trước (Asanga 321 - 390). Tư tưởng về duy thức rất công phu và hệ thống.

VĂN BẢN THAM KHẢO

Bát Thức Quy Củ Tụng Trang Chú, Quảng Minh
Duy Biểu Học Giảng Luận, HT. Nhất Hạnh
Duy Thức Học Trọn Bộ, HT. Thích Thiện Hoa dịch
Duy Thức Học Yếu Luận, HT. Thích Từ Thông
Duy Thức Tam Thập Tụng Lược Giải, Thích Trí Châu
Giới Thiệu Ðại Cương Về Duy Thức Học, Ni Sư Thích Nữ Tuệ Hạnh
Duy Thức Học và Nhơn Minh Luận, HT. Thích Thiện Hoa
Phật Giáo và Tâm Lý Học Hiện Đại, TT. Thích Viên Lý Việt dịch
Tâm Lý Học Phật Giáo, ÐÐ. Thích Tâm Thiện
Tâm Lý Học Phật Giáo, HT. Thích Chơn Thiện
Tâm Ý Thức, TT. Thích Tuệ Sỹ
Thành Duy Thức Luận, Pháp Sư Huyền Trang - HT. Thích Thiện Siêu
Thành Duy Thức Luận, Việt dịch: Tuệ Sỹ
Thức Biến, HT. Thích Thiện Siêu
BÀI 2: TRIẾT HỌC DUY THỨC
Duy thức học đi từ nhận thức luận đến giải thoát luận, nhằm giải phóng các sai lầm của thức, giúp mọi người sống với trí tuệ.

Về Nhận thức luận

Phương tiện nhận thức: Tám thức (Sanskrit: aṣṭa-vijñāna - The eight consciousnesses)


Giải thích thế giới hiện hữu qua nhận thức luận. Chức năng hạt giống, hành động, phản ứng, di hưởng đời sau. Năm thức giác quan, ý thức (Mano-vijñāna empirical consciousness), thức mạt-na (Manas obsessed with "self," = "defiled manas" (kliṭa-manas) và thức a-lại-da (Sanskrit: ālayavijñāna). Đây là 3 lớp của tâm theo kinh Pali (citta, manas, and vijñana).

Duy thức biểu hiện (cittamātra or vijñapti-mātra): Thừa nhận các nhận thức sai lầm, hướng về nhận thức duyên khởi để tiến đến nhận thức như thật.

3. Tam tánh (trisvabhāva The Three Natures): Ba phương thức nhận thức thế giới, ba bản chất của nhận thức (the three natures of perception).


1) Nhận thức sai lầm = Biến kế sở chấp tính (遍計所執性, sa. parikalpita-svabhāva): Huyễn giác (zh. 幻覺) hay thác giác (zh. 錯覺) => thế giới tri giác sai. Do tưởng tượng, chấp trước, ảnh hưởng của ý thức hệ triết học, tôn giáo sai lầm. Phản ánh sai về hiện hữu. parikalpita => lakṣana-niḥsvabhāvatā, the "absence of inherent characteristic"

2) Nhận thức duyên khởi (Y tha khởi tính 依他起性, sa. paratantra-svabhāva)=> thế giới tri giác duyên khởi. Tương duyên và cộng sinh, mang tính khách quan, điều kiện nên không có tự tính (sa. asvabhāva). paratantra => utpatti-niḥsvabhāvatā, the "absence of inherent arising"

3) Nhận thức trọn vẹn (Viên thành thật tính (zh. 圓成實性, sa. pariniṣpanna) => thế giới tri giác như thật. Nhìn sự vật đúng với chính nó. Tâm chân như (sa. tathatā), Như Lai tạng (sa. tathāgata-garbha), là tính không thực thể (sa. śūnyatā). pariniṣpanna => paramārtha-niḥsvabhāvatā, the "absence of inherent ultimacy"

Về giải thoát luận:

1. Du-già hạnh (Yogacàra) hành trì yoga = thiền quán về tâm (tứ niệm xứ) => chuyển thức thành trí. Nhận thức vai trò của thức kho tàng, các hạt giống, khuynh hướng, hành vi, chấp trước dẫn đến khổ đau để giải phóng chúng và kết liễu chúng.

2. Con đường tâm linh (ngũ đạo):


  1. Tư lương (sambhārāvasthā - provisioning): định hướng con đường, chuyển bị thái độ, quyết tâm, phát triển nhân cách, tu luyện = bồ đề tâm (bodhicitta).

  2. Gia hành (prayogāvasthā "experimental"): Trải nghiệm Phật pháp, ứng dụng cuộc sống, Nhận thức không có gì ngoài tâm, nỗ lực tu hành.

  3. Thông đạt (prativedhāvasthā - "deepening understanding"): Tầm nhìn về, nắm vững con đường chuyển hoá (darśana-mārga); Hành trì pháp, đạt tri kiến như thật, loại trừ phiền não (sa. kleśa), bước vào Thập địa (sa. daśabhūmi).

  4. Tu tập (bhāvanā-mārga - the Path of Cultivation). Chuyển hoá nhận thức, chuyên sâu về tu tập. Nỗ lực vượt qua Bồ Tát thập địa.

  5. Cứu cánh (niṭhāvasthā - "final stage"): Diệt sạch phiền não, chấm dứt luân hồi, chứng đắc giác ngộ, thể đạt pháp thân (sa. dharmakāya)

BA THỜI KỲ ĐẠO PHẬT



Đạo Phật Nguyên Thủy (Source, Original or Primitive Buddhism): dựa vào Phật và gần với Phật nhất, từ tk 6-5 TTL.

Đạo Phật Bộ Phái (Buddhist Sects/ Schools) Khoảng 340 TTL. Có trên 20 bộ phái. Therevada tiếp nối của phái Đồng Diệp Bộ (Tamrasatiya) thuộc Phân Biệt Thuyết Bộ (Vibhajyavāda).

Đạo Phật Đại Thừa (Mahayana Buddhism): Tk 2 TTL. Gốc rễ từ nguyên thuỷ, thừa hưởng đạo Phật bộ phái. Hệ thống triết lý và đạo đức theo hướng biện chứng, phân tích, logic. Tiếp biến văn hoá, tinh thần nhập thế, lý tưởng bồ-tát.

Các tác phẩm của Thế Thân:



  1. A-tì-đạt-ma-câu-xá luận (sa. abhidharmakośaśāstra), bao gồm A-tì-đạt-ma-câu-xá luận tụng (sa abhidharmakośa-śāstra-kārikā) và A-tì-đạt-ma-câu-xá luận thích (sa. abhidharmakośa-bhāṣya);

  2. Duy thức nhị thập luận (tụng) (sa. viṃśatikāvijñāptimātratāsiddhi-kārikā), còn bản Tạng và Hán ngữ. Có ba bản Hán văn, Huyền Trang dịch 1 quyển, Chân Đế (sa. paramārtha) dịch riêng 1 quyển dưới tên Đại thừa duy thức luận, Bát-nhã-lưu-chi (sa. prajñāruci) dịch 1 quyển dưới tên Duy thức luận;

  3. Duy thức nhị thập luận thích (sa. viṃśatikā-vṛtti), còn bản Tạng và Phạn;

  4. Duy thức tam thập tụng (sa. triṃśikā-vijñāptimātratāsiddhi-kārikā), còn bản Tạng và Hán ngữ, Huyền Trang dịch, 1 quyển;

  5. Tam tính luận (sa. trisvabhāva-nirdeśa), còn bản Phạn và Tạng ngữ;

  6. Biện trung biên luận thích (sa. madhyānta-vibhāga-bhāṣya), còn bản Tạng và Hán ngữ, Huyền Trang dịch;

  7. Kim cương bát-nhã-ba-la-mật kinh luận (sa. vajracchedikā-prajñāpāramitā-sūtra-śāstra), chỉ còn bản Hán ngữ;

  8. Thập địa kinh luận (sa. ārya-daśabhūmi-vyākhyāna), còn bản Tạng và Hán ngữ, bản Hán ngữ được Bồ-đề-lưu-chi (sa. bodhiruci) dịch;

  9. Đại thừa kinh trang nghiêm luận thích (sa. mahāyāna-sūtralaṅkāra-vyākhyā), còn bản Tạng và Hán ngữ;

  10. Nhiếp đại thừa luận thích (sa. mahāyānasaṃgraha-bhāṣya), còn bản Tạng và Hán ngữ. Có ba bản Hán văn, Huyền Trang dịch gồm 10 quyển, Chân Đế dịch gồm 15 quyển, Đạt-ma-cấp-đa (sa. dharmagupta) dịch riêng 10 quyển dưới tên Nhiếp Đại thừa thích luận;

  11. Ngũ uẩn luận (sa. pañcaskandha-prakaraṇa), chỉ còn bản Tạng và Hán ngữ;

  12. Phật tính luận (sa. buddhagotra-śāstra), Chân Đế dịch, 4 quyển;

  13. Đại thừa bách pháp minh môn luận (sa. mahāyāna-śatadharmavidyā-dvāra-śāstra), 1 quyển, Huyền Trang dịch;

  14. Diệu pháp liên hoa kinh ưu-ba-đề-xá (sa. saddharmapuṇḍarīka-sūtropadeśa), 2 quyển, Bồ-đề-lưu-chi cùng Đàm Lâm dịch;

  15. Chuyển pháp luân kinh ưu-ba-đề-xá (sa. dharmacakra-pravartana-sūtropadeśa), 1 quyển, Tì-mục Trí Tiên dịch;

  16. Vô lượng thọ kinh ưu-ba-đề-xá (sa. amitāyussūtropadeśa), 1 quyển, Bồ-đề-lưu-chi dịch;

  17. Lục môn giáo thụ tập định luận (Phạn?), 1 quyển, Nghĩa Tịnh dịch;

  18. Niết-bàn kinh bản hữu kim vô kệ luận (Phạn?), 1 quyển, Chân Đế dịch;

  19. Niết-bàn luận (Phạn?), 1 quyển, Đạt-ma-bồ-đề (sa. dharmabodhi) dịch;

  20. Như thật luận;

  21. Thắng tư duy phạm thiên sở vấn kinh luận;

  22. Thành nghiệp luận (sa. karmasiddhi-prakaraṇa), còn bản Hán và Tạng ngữ;

  23. śīlaparikathā, một bài luận ngắn về giới, cho rằng giữ giới luật hiệu nghiệm hơn bố thí (dāna), chỉ còn bản Tạng ngữ;

  24. Duyên khởi kinh thích (sa. pratītyasamutpāda-sūtrabhāṣya), một phần Phạn ngữ đã được tìm lại, giáo sư Giuseppe Tucci xuất bản.

Каталог: sach tailieu

tải về 58.42 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương