BÀI 1: TỔng quan báo trực tuyến I. Một số vấn đề lý luận



tải về 0.74 Mb.
trang1/9
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích0.74 Mb.
#37775
  1   2   3   4   5   6   7   8   9
NHẬP MÔN BÁO TRỰC TUYẾN

Trình bày: ThS. PHAN VĂN TÚ


BÀI 1: TỔNG QUAN BÁO TRỰC TUYẾN
I. Một số vấn đề lý luận

1. Khái lýợc về internet và truyền thông trực tuyến:

1.1. Internet

Sự ra đời của một loại hình báo chí gắn liền với những phát minh công nghệ

- Phát minh ra máy in của Gutenberg vào thế kỷ XV đánh dấu sự phát triển của báo in;

- Phát minh ra máy điện báo và dịch vụ tin tức qua đýờng dây thép;

- Nhiếp ảnh ra đời cuối thế kỷ 19;

- Radio ra đời đầu thế kỷ 20;

- Truyền hình ra đời vào những năm 1930; phát triển mạnh từ những năm 1970;

- Internet ra đời vào cuối thế kỷ 20 trở thành nền tảng cho một hình thức truyền thông mới: báo trực tuyến;
Một số điểm mốc trong quá trình ra đời của internet
- Năm 1957, tổng thống Eisenhower (Mỹ) thành lập Cơ quan các dự án nghiên cứu cao cấp (Advanced Research Projects Agency/ARPA);

- Năm 1969, ARPANET ra đời ;

- Năm 1972, APRANET lần đầu tiên ra mắt công chúng và đổi tên thành DARPA - Cuối năm 1980, Internet ra đời từ sự tổng hợp từ các mạng ARPANET, NSFNET, USENET, BITNET, Compuserve , American Online
Internet là gì?

Internet là mạng thông tin diện rộng bao trùm toàn cầu, hình thành trên cơ sở kết nối các máy tính điện tử, cho phép liên kết con người lại bằng thông tin và kết nối nguồn tri thức đã tích luỹ được của toàn nhân loại trong một mạng lưu thông thống nhất. Quy mô, phạm vi ảnh hưởng của thông tin trên mạng Internet rộng lớn hơn nhiều so với các phương tiện thông tin thông thường khác. Với Internet, mọi người có khả năng và điều kiện rất thuận lợi trong việc tiếp cận trực tiếp với các nguồn thông tin trên thế giới



1.2. Internet một thực thể truyền thông mới:

- Truyền thông và truyền thông đại chúng

- Mô thức truyền thông internet

- Truyền thông liên cá nhân

- Truyền thông tập thể

- Truyền thông đại chúng



2. Khái niệm báo trực tuyến

Hiểu một cách chung nhất, báo trực tuyến là loại hình báo chí phát hành trên mạng Internet, sử dụng công nghệ world wide web, với ngôn ngữ HTML, dành cho công chúng sử dụng Internet.



3. Về tên gọi loại hình báo chí phát hành trên mạng Internet ở Việt Nam:

- Báo điện tử

- Báo online

- Báo mạng

- Báo mạng điện tử

- Báo trực tuyến



Xác định một số tiêu chí nhận diện báo trực tuyến:

- Chủ thể của nội dung thông tin phải là các tổ chức được phép hoạt động như một cơ quan báo chí theo Luật báo chí hiện hành.

- Báo trực tuyến phải có sự độc lập tương đối trên mạng Internet so với bản báo in, hoặc chương trình phát thanh – truyền hình của cùng cơ quan chủ quản, hoặc phải có ranh giới giữa thông tin của báo trực tuyến với thông tin của trang web mà nó cùng chung tên miền.

- Nội dung thông tin phải được truyền bá tới đông đảo công chúng sử dụng Internet, nghĩa là bất kỳ ai sử dụng mạng Internet đều có thể truy cập.

- Nội dung thông tin phải được cập nhật liên tục

II. Đặc trưng loại hình

1. Cập nhật phi định kỳ:

2. Đặc trưng trình bày:

+ Đặc thù màn hình và liên kết

+ Phần mềm xuất bản và kết cấu nhiều lớp

+ Tính chất phi tuyến tính liên văn bản

+ Bài báo mở

+ Không bị giới hạn về số lượng chữ viết, hình ảnh và số lượng “trang” báo

+ Vấn đề “bài toán trang nhất”

3. Tích hợp multi media

4. Lưu trữ và tìm kiếm thông tin

5. Phát hành đơn giản và rộng khắp

6. Tính tương tác

Tính tương tác là khả năng cho phép công chúng truyền thông cùng tham dự vào nội dung thông tin của báo như phản hồi tin tức, liên hệ với chuyên gia, với những độc giả khác hay với chính những người làm báo



Phân loại:

- Tương tác giữa công chúng với tòa soạn;

Tương tác giữa công chúng với nguồn tư liệu của tờ báo;

Tương tác giữa công chúng với nhà báo;

Tương tác giữa công chúng với nhân vật của bài báo;

Tương tác giữa những công chúng với nhau;

7. Chi phí sản xuất thấp

8. Cá nhân hóa thông tin

Đặc trưng cá nhân hóa thông tin của báo trực tuyến có thể hiểu là nhóm khả năng đặc biệt của loại hình báo chí này trong việc cho phép người sử dụng có thể tự do lựa chọn thông tin mình cần, vào đúng lúc mình cần (tiếp nhận thông tin không đồng bộ), theo cách thức mình mong muốn (khả năng tự trình bày)…



9. Hạn chế:

- Độ tin cậy của thông tin;

- Những hạn chế về mặt kỹ thuật (máy móc, cơ sở hạ tầng Internet, điện…);

- Những hạn chế do trình độ, thói quen, tâm lý của bạn đọc;

- Vấn đề quản lý/sắp xếp trang, mục;

- Nguồn thu;



III. Báo trực tuyến trên thế giới
1. Quá trình hình thành và phát triển
+ Đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất nhau về mốc xác định báo trực tuyến trên thế giới ra đời ở đâu, ngày nào

+ Nhà nghiên cứu Lancester cho rằng mô hình một tờ báo trực tuyến đã được nghĩ đến từ năm 1973. Nhưng khi tờ báo khảo cứu về lĩnh vực tinh thần xuất bản trên mạng năm 1979 ra đời thì đó là tờ báo trực tuyến đầu tiên.

+ Những “tờ” báo trực tuyến trên thế giới đầu tiên được biết đến trong giai đoạn 1990 – 1995 như Post modern Culture; Electronic journal of Communication; Journal of the International Academy of hospitality Research; LIBRES: Library and Information Science Research Electric Journal;…
+ Năm 1995, một loạt các tờ báo lớn của Mỹ đã xây dựng website của mình trên mạng như: Los Angeles Times, USA Today, New York Times… Cũng năm này, nhiều tờ báo khác ở Châu Á cũng xuất hiện trên mạng internet như China Daily, Utusan (Malaysia), Kompas (Indonesia)
Asahi Simbun (Nhật Bản)…

+ Một số mốc trong tiến trình phát triển: Năm 1992, báo trực tuyến tiến thêm một bước mới về hình thức (tích hợp multi media); Năm 1994, web phát triển rộng khắp, báo trực tuyến nở rộ, những nghiên cứu về báo trực tuyến bắt đầu; Năm 1997, đã có giáo trình giảng dạy về báo trực tuyến tại các trường báo chí ở Mỹ…


2. Báo trực tuyến trên thế giới hiện nay:
+ Các cơ quan báo chí trên thế giới hiện nay đều có báo trực tuyến với nhiều hình thức thông tin trực tuyến phong phú

+ Đội ngũ nhà báo trên thế giới hiện nay đầu có tư duy làm báo trực tuyến, tư duy đa phương tiện

+ Mô hình tòa soạn các cơ quan báo chí hiện nay mang tính tích hợp cao

+ Hướng đến việc đưa thông tin trực tuyến qua các thiết bị di động

+ Quảng cáo online đang dần chiếm ưu thế, các dịch vụ giá trị gia tăng cũng phát triển
IV. Báo trực tuyến ở Việt Nam
1. Quá trình hình thành và phát triển Internet ở Việt Nam
+ Ngày 5/3/1997, Việt Nam thành lập Ban điều phối quốc gia mạng internet. Ngày 19/11/1997, Việt Nam chính thức hòa mạng Internet quốc tế.

+ Internet đã và đang làm nên nhiều thay trong các mặt đời sống ở Việt Nam. Và tiến trình phát triển Internet Việt Nam đã kéo theo sự ra đời của một thực thể truyền thông mới với sự phát triển nhanh chưa từng thấy: báo trực tuyến.

+ Các chỉ số thống kê hơn 10 năm qua cho thấy sự phát triển cực nhanh của hạ tầng kỹ thuật internet và số lượng người sử dụng internet ở Việt Nam cũng như việc ứng dụng internet trong các lĩnh vực đời sống.
2. Sự ra đời báo trực tuyến, bước phát triển của hệ thống báo chí Việt Nam đương đại:
+ một tháng sau thời điểm Việt Nam kết nối Internet quốc tế, tờ báo đầu tiên của Việt Nam đã xuất hiện trên mạng thông tin toàn cầu: tạp chí Quê hương, tạp chí của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài.

+ Giai đoạn 1997 – 2002 được xem là thời kỳ “tập dượt” của làng báo trực tuyến Việt Nam

+ Từ 2002 đến nay được xem là giai đoạn phát triển cực thịnh của báo trực tuyến Việt Nam;
3. Một số báo tiêu biểu:
4. Một số đặc điểm trong tiến trình phát triển:
4.1. Phát triển gắn liền với thành tựu khoa học - công nghệ:

- Công nghệ đã góp phần thay đổi phương thức làm báo

- Hạ tầng viễn thông tác động tới việc phát triển

- Các thiết bị công nghệ phát triển cũng góp phần tác động tới việc phát triển báo trực tuyến

- Đây là đặc điểm có tính quy luật trong tiến trình phát triển của báo chí trực tuyến trên toàn thế giới

4.2. Phát triển từ những cơ quan báo chí truyền thống

- Tận dụng nguồn các nguồn lực

- Hạn chế: thói quen, tư duy làm báo

4.3. Phát triển song hành cùng với sự thu hút ngày càng nhiều công chúng trẻ và người Việt Nam ở nước ngoài

- Công chúng báo trực tuyến là công chúng trẻ

- Thế mạnh báo trực tuyến trong tuyên truyền đường lối chính sách đối ngoại, trong thông tin đối ngoại

4.4. Phát triển song hành với trình độ của báo chí trực tuyến thế giới

- Công chúng Báo trực tuyến Việt Nam có khả năng sánh vai với làng báo chí trực tuyến toàn cầu

- Báo trực tuyến Việt Nam là bước phát triển lớn của báo chí Việt Nam đương đại
BÀI 2: TỔ CHỨC TÒA SOẠN VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT
I. Mô hình tòa soạn
+ Không có mô hình chung cho tất cả các toà soạn báo trực tuyến

+ Đa phần các toà soạn báo trực tuyến có biên chế gọn nhẹ, chuyên môn hoá cao

+ Xu thế trên thế giới hiện nay: tòa soạn tích hợp

+ Bộ máy nội dung của tòa soạn báo trực tuyến thường gồm (1) Bộ phận nội dung với hệ thống các ban chuyên mục (chuyền đề) - đội ngũ sản xuất (gồm các biên tập viên, thư ký tòa soạn); (2) bộ phận kỹ thuật và (3) đội ngũ quản lý bao gồm Tổng TKTS, Tổng Biên tập






Phóng viên




tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương