Bch đOÀn trưỜng đẠi học ngoại ngữ



tải về 0.5 Mb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.5 Mb.
#19213
  1   2   3   4   5   6


ĐOÀN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BCH ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

*********

Số: 01 HD/ĐTN




Hà nội, ngày 15 tháng 4 năm 2013



HƯỚNG DẪN

Quy trình, thủ tục kết nạp Đảng và chuyển sinh hoạt Đảng
Để giúp các tổ chức cơ sở đảng làm tốt nghiệp vụ công tác Đảng, BCH Đoàn Thanh niên trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội tập hợp các văn bản quy định, hư­ớng dẫn của Trung ư­ơng, Thành ủy Hà Nội và Đảng ủy Đại học Quốc gia Hà Nội, Đảng ủy Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN về công tác Đảng, ban hành “Hướng dẫn quy trình, thủ tục kết nạp Đảng và chuyển sinh hoạt Đảng”.
Phần I: Kết nạp đảng viên và công nhận đảng viên chính thức

I. Kết nạp đảng viên

1. Tiêu chuẩn chung (Điểm 2, Điều 1, Điều lệ Đảng)

- Là công dân Việt Nam, tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi trở lên (tính theo tháng); thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng;

- Có nhận thức và động cơ phấn đấu vào Đảng đúng đắn;

- Lập trường, quan điểm vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng; chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; chấp hành tốt nội quy, quy chế của đơn vị;

- Có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, được tập thể tín nhiệm;

- Gương mẫu trong học tập, rèn luyện, công tác;

- Tích cực tham gia các hoạt động của đoàn thể;

- Lý lịch rõ ràng, không vi phạm các điều kiện do Trung ương quy định, đã được thẩm tra xác minh;

- Về trình độ học vấn: Người vào Đảng nói chung phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên;

- Phải có giấy chứng nhận học lớp “Bồi dưỡng nhận thức về Đảng” và tự nguyện viết đơn xin vào Đảng.



2. Kết nạp Đảng trong sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh

1). Tiêu chuẩn:

Ngoài các tiêu chuẩn chung nêu trên, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh được kết nạp Đảng cần đảm bảo thêm các tiêu chuẩn sau:

- Đối với sinh viên: Có quá trình phấn đấu từ những năm thứ nhất, thứ hai liên tục và đến năm thứ ba mới xem xét, kết nạp; có điểm trung bình chung các học kỳ từ loại giỏi trở lên; trường hợp đạt từ loại khá thì phải là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn và cán bộ Hội sinh viên có nhiều thành tích trong hoạt động lớp, đoàn thể;

- Đối với học viên cao học và nghiên cứu sinh (là sinh viên học chuyển tiếp): Tính liên tục thời gian phấn đấu ít nhất từ 2 - 3 năm học trước đó; có điểm thi các môn từ 7,0 điểm trở lên;

- Đối với học viên cao học và nghiên cứu sinh (hệ tập trung, chuyên tu): Chỉ xem xét kết nạp những sinh viên, học viên cao học đã học ở trường ít nhất từ 1 năm trở lên.

2). Chỉ tiêu kết nạp Đảng hàng năm trong sinh viên (Quyết định số 254-QĐ/TCĐU ngày 30/10/2006 của Đảng ủy Đại học Ngoại ngữ- Quốc gia Hà Nội):

- Chi bộ khoa Sư phạm tiếng Anh: 07 đồng chí/1 năm

- Chi bộ khoa NNVHCNNTA 02 đồng chí /1 năm

- Chi bộ khoa 20 đồng chí /1 năm

- Chi bộ khoa: 08 đồng chí /1 năm

- Chi bộ khoa: 10 đồng chí /1 năm

- Chi bộ khoa 06 đồng chí /1 năm

- Chi bộ khoa 03 đồng chí /1 năm

- Chi bộ khoa 01 đồng chí /1 năm

3. Tuổi đời và trình độ học vấn của người vào Đảng trong trường hợp đặc biệt (Điểm 1, Hướng dẫn số 03-HD/BTCTW)

Những người trên 60 tuổi (tính theo năm) vào Đảng phải có đủ sức khỏe và thực sự có uy tín, đang công tác ở cơ sở nơi chưa có tổ chức đảng, chưa có đảng viên hoặc có yêu cầu đặc biệt phải được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp.



4. Kết nạp đảng viên trong một số trường hợp cụ thể

1). Về việc kết nạp lại người vào Đảng: (Điểm 5, Quy định số 23-QĐ/TW ngày 31/10/2006 của Bộ Chính trị):

- Có đủ tiêu chuẩn và điều kiện của người vào Đảng theo quy định.

- Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp lại người vào Đảng:

+ Người bị khai trừ, xóa tên, cho ra khỏi Đảng đã có thời gian ít nhất 36 tháng, kể từ ngày cấp có thẩm quyền ban hành quyết định.

+ Người bị án hình sự ít nghiêm trọng (bị phạt 3 năm tù trở xuống) đã có thời gian ít nhất 60 tháng, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền quyết định xóa án tích.

+ Tự làm đơn xin kết nạp lại; phải được Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đồng ý bằng văn bản, Thường vụ Đảng ủy Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) xem xét, quyết định.

- Chỉ kết nạp lại một lần.

- Những đảng viên được kết nạp lại phải trải qua thời gian dự bị 12 tháng.

- Tuổi đảng của đảng viên được kết nạp lại tính từ ngày đảng viên đó được công nhận là đảng viên chính thức lần đầu, trừ thời gian không tham gia sinh hoạt đảng và thời gian dự bị của lần kết nạp lại (trường hợp đặc biệt do Ban Bí thư xem xét, quyết định).



* Đối tượng không xem xét kết nạp lại: Không xem xét, kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do: Vi phạm lịch sử chính trị và chính trị hiện nay theo quy định của Bộ Chính trị; tự bỏ sinh hoạt đảng; làm đơn xin ra khỏi Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn); gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; bị phạt tù vì tội tham nhũng; bị án hình sự từ mức nghiêm trọng trở lên.

2). Kết nạp vào Đảng đối với người có đạo: (Quy định số 123-QĐ/TW ngày 28/9/2004 của Bộ Chính trị khóa IX và Hướng dẫn số 40-HD/BTCTW ngày 08/4/2005 của Ban Tổ chức Trung ương):

a). Chỉ xem xét, kết nạp quần chúng ưu tú là người có đạo (Tín đồ ưu tú) vào Đảng khi có đủ các điều kiện sau:

- Là tín đồ trong các tôn giáo được Nhà nước công nhận (phụ lục 1). Những người là tín đồ hoặc tự nhận là tín đồ trong các tôn giáo chưa được Nhà nước công nhận thì không thuộc diện xem xét, kết nạp vào Đảng.

- Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để kết nạp vào Đảng theo quy định, trong đó cần xem xét kỹ các nội dung sau:

+ Qua thực tiễn hoạt động chứng tỏ người xin vào Đảng thực sự ưu tú, có khả năng thuyết phục và vận động quần chúng thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, được cán bộ, đảng viên, quần chúng có đạo và không có đạo ở nơi công tác, nơi cư trú tín nhiệm; có khả năng hoàn thành nhiệm

vụ đảng viên theo quy định tại Điều 2, Điều lệ Đảng.

+ Đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận người xin vào Đảng không vi phạm lịch sử chính trị và chính trị hiện hành theo Quy định số 57-QĐ/TW ngày

03/5/2007 của Bộ Chính trị “Một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng”.

b). Nguyên tắc, thủ tục:

- Đối với tín đồ: Thực hiện theo các nguyên tắc, thủ tục xét kết nạp và công nhận đảng viên chính thức theo Quy định số 23-QĐ/TW ngày 31/10/2006 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 03-HD/BTCTW ngày 29/12/2006 của Ban Tổ chức Trung ương.

- Đối với nhà tu hành; chức sắc, chức việc; lãnh đạo các hội đoàn tôn giáo:

+ Các tổ chức cơ sở đảng (TCCS) trực thuộc ĐHQGHN: Làm thủ tục xét, đề nghị kết nạp hoặc chuyển đảng chính thức cho người vào Đảng thuộc đối tượng này nhưng không trực tiếp ra quyết định.

+ Đối với Đảng ủy ĐHQGHN: Ban Thường vụ làm văn bản xin ý kiến Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội kèm theo hồ sơ kết nạp đảng viên. Sau khi nhận được văn bản trả lời đồng ý của Thành ủy Hà Nội, Thường vụ Đảng ủy ĐHQGHN ra quyết định kết nạp.

3). Kết nạp Đảng đối với người có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài (Quy định số 127- QĐ/TW ngày 03/11/2004 của Ban Bí thư và Hướng dẫn số 41-HD/BTCTW ngày 13/4/2005 của Ban Tổ chức Trung ương):

a). Chỉ xem xét, kết nạp vào Đảng những người là công dân Việt Nam đã kết hôn với người nước ngoài vào Đảng khi:

- Có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình VN.

- Người nước ngoài đó phải có lý lịch bản thân rõ ràng; không hoạt động phạm tội nghiêm trọng đã được cơ quan pháp luật của Nhà nước Việt Nam và Nhà nước của người nước ngoài xác nhận; không có thái độ hoặc hoạt động chống ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

- Người vào Đảng có đủ tiêu chuẩn, điều kiện kết nạp theo quy định chung, trong đó cần xem xét các nội dung:

+ Qua thực tiễn hoạt động chứng tỏ người xin vào Đảng thực sự ưu tú; được cán bộ, đảng viên và quần chúng nơi công tác, nơi cư trú tín nhiệm; có khả năng hoàn thành nhiệm vụ đảng viên theo quy định tại Điều 2, Điều lệ Đảng.

+ Đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận người xin vào Đảng không vi phạm lịch sử chính trị và chính trị hiện hành theo Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị “Một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng”.

b). Nguyên tắc, thủ tục:

- Thực hiện đúng các nguyên tắc, thủ tục xét kết nạp và công nhận đảng viên chính thức theo quy định Điều lệ Đảng, Quy định số 23-QĐ/TW ngày 31/10/2006 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 03-HD/BTCTW ngày 29/12/2006 của Ban Tổ chức Trung ương.

- Phải do Ban Thường vụ Đảng ủy ĐHQGHN xem xét, quyết định kết nạp người đã có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài vào Đảng. Đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp và khai trừ đảng viên không được thực hiện quyền này. Trường hợp còn vướng mắc (như còn ý kiến khác nhau về lịch sử chính trị của người nước ngoài mà người xin vào đảng đã kết hôn; về tiêu chuẩn, điều kiện…của người xin vào Đảng) thì xin ý kiến của Thường trực Thành ủy Hà Nội trước khi ra quyết định kết nạp đảng viên. Thủ tục tiến hành như sau:

+ Ban Thường vụ Đảng ủy ĐHQGHN làm văn bản xin ý kiến Thường trực Thành ủy Hà Nội, kèm theo hồ sơ kết nạp đảng viên;

+ Khi được Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội ra văn bản trả lời đồng ý, Ban Thường vụ Đảng ủy ĐHQGHN ra quyết định kết nạp.

- Các cấp ủy đảng ở ngoài nước chỉ ra quyết định kết nạp quần chúng là công dân Việt Nam đi công tác, học tập, lao động xuất khẩu… ở nước ngoài có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài vào Đảng sau khi có ý kiến bằng văn bản của Ban Cán sự Đảng ngoài nước.

4). Kết nạp đảng viên là người Hoa (Thông tri số 06-TT/TW ngày 02/11/2004 của Ban Bí thư và Hướng dẫn số 42-HD/BTCTW ngày 13/4/2005 của Ban Tổ chức Trung ương):

a). Điều kiện cụ thể:

- Đã được xác định là công dân Việt Nam (có quốc tịch Việt Nam), gia đình sinh sống từ 3 đời trở lên ở Việt Nam, gắn bó với các dân tộc Việt Nam.

- Đối với công dân Việt Nam xin vào Đảng là con đẻ của đảng viên người Hoa thì được xem xét kết nạp Đảng khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện kết nạp theo quy định chung. Trong đó cần xem xét kỹ các nội dung:

+ Qua thực tiễn chứng tỏ người xin vào Đảng đã ra sức phấn đấu cho mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh của Tổ quốc Việt Nam và góp phần củng cố tình hữu nghị giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt - Trung. Chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; thực sự là người ưu tú, được cán bộ, đảng viên, người Hoa và quần chúng ở nơi công tác, nơi cư trú tín nhiệm. Có khả năng hoàn thành nhiệm vụ đảng viên.

+ Đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận người xin vào Đảng không vi phạm lịch sử chính trị và chính trị hiện hành theo Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị “Một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng”.

b). Nguyên tắc, thủ tục:

- Thực hiện đúng các nguyên tắc, thủ tục xét kết nạp và công nhận đảng viên chính thức theo Quy định số 23-QĐ/TW ngày 31/10/2006 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 03-HD/BTCTW ngày 29/12/2006 của Ban Tổ chức Trung ương.

- Phải do Ban Thường vụ Đảng ủy ĐHQGHN xem xét, quyết định kết nạp những người Hoa vào Đảng. Đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp và khai trừ đảng viên không được thực hiện quyền này. Trường hợp còn vướng mắc (như còn ý kiến khác nhau về lịch sử chính trị, tiêu chuẩn, điều kiện… của người xin vào Đảng) thì xin ý kiến của Thường trực Thành ủy Hà Nội trước khi ra quyết định kết nạp đảng viên. Thủ tục tiến hành như sau:

+ Ban Thường vụ Đảng ủy ĐHQGHN làm văn bản xin ý kiến Thường trực Thành ủy Hà Nội, kèm theo hồ sơ kết nạp đảng viên;

+ Khi được Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội ra văn bản trả lời đồng ý, Ban Thường vụ Đảng ủy ĐHQGHN ra quyết định kết nạp.

5). Thẩm quyền xét kết nạp đảng viên trong một số trường hợp cụ thể:

- Người đang học tập tập trung ở trường từ 12 tháng trở lên: Do tổ chức Đảng nhà trường xem xét kết nạp. Tổ chức đảng ở địa phương nơi người vào Đảng cư trú nhận xét về phẩm chất, đạo đức, lối sống, quan hệ xã hội, việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước gửi về cấp ủy nhà trường để có cơ sở xem xét.

- Người đã tốt nghiệp ra trường về địa phương chờ việc làm thì tổ chức đảng địa phương xem xét kết nạp.

- Người đang làm hợp đồng tại cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp:

+ Nếu làm hợp đồng dưới 12 tháng (có thời hạn) thì tổ chức đảng nơi cư trú xem xét kết nạp; trước khi làm thủ tục xem xét kết nạp phải có nhận xét của cơ

quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người đó làm việc.

+ Nếu làm hợp đồng từ 12 tháng trở lên (không thời hạn) thì tổ chức đảng của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người đó làm việc xem xét, kết nạp.

6). Việc kết nạp người vào Đảng ở nơi chưa có đảng viên, chưa có chi bộ:

Đảng ủy ĐHQGHN giao cho chi bộ có điều kiện thuận lợi nhất để phân công đảng viên chính thức tuyên truyền, giúp đỡ người vào Đảng. Khi có đủ điều kiện, tiêu chuẩn vào Đảng thì chi bộ nơi có đảng viên giúp đỡ người xin vào Đảng đang sinh hoạt làm thủ tục đề nghị kết nạp theo quy định.

7). Việc xem xét, kết nạp đảng viên đối với người vào Đảng khi thay đổi đơn vị công tác hoặc nơi cư trú:

- Người đang trong thời kỳ được tổ chức đảng xem xét kết nạp mà chuyển sang đơn vị công tác hoặc nơi cư trú mới, thì cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi làm giấy chứng nhận người đó là cảm tình Đảng, đang được tổ chức đảng giúp đỡ, xem xét kết nạp; cấp ủy cơ sở nơi đến giao cho chi bộ tiếp tục phân công đảng viên chính thức (không lệ thuộc vào thời gian đảng viên chính thức cùng công tác với người vào Đảng) theo dõi, giúp đỡ.

- Người vào Đảng đã được chi bộ, đảng ủy cơ sở xét, ra nghị quyết đề nghị cấp có thẩm quyền xét, kết nạp đảng viên nhưng chưa gửi hồ sơ kết nạp lên cấp ủy có thẩm quyền, thì cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi làm công văn gửi kèm hồ sơ đề nghị kết nạp đảng viên đến cấp ủy cấp trên trực tiếp của TCCS đảng nơi chuyển đến. Cấp ủy cấp trên trực tiếp của cơ sở nơi chuyển đến chỉ đạo cấp ủy đảng trực thuộc phân công đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ và xem xét để kết nạp.

- Người vào Đảng đã được cấp ủy cơ sở gửi nghị quyết và hồ sơ kết nạp đảng viên lên cấp có thẩm quyền, nhưng chưa có quyết định kết nạp hoặc đã có quyết định kết nạp nhưng ngày ra quyết định kết nạp sau 30 ngày kể từ ngày ghi trong quyết định của cấp có thẩm quyền cho người vào Đảng chuyển đơn vị công tác, học tập hoặc chuyển đến nơi cư trú mới, thì cấp ủy có thẩm quyền làm công văn gửi kèm theo hồ sơ đề nghị kết nạp đến cấp ủy cấp trên trực tiếp của TCCS đảng nơi chuyển đến để xem xét, quyết định kết nạp.

Trường hợp cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp người vào Đảng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người vào Đảng có quyết định được chuyển đến đơn vị công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới, thì gửi công văn kèm theo quyết định và hồ sơ kết nạp đến cấp ủy cấp trên trực tiếp của TCCS đảng nơi người vào Đảng chuyển đến để chỉ đạo chi bộ tổ chức lễ kết nạp đảng viên. Không tổ chức lễ kết nạp ở nơi đã chuyển đi.

- Người vào Đảng chuyển đến đơn vị công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới thuộc phạm vi lãnh đạo của cấp ủy có thẩm quyền (trong một đảng bộ huyện và tương đương) thì cấp ủy có thẩm quyền xem xét và thông báo đến cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi, đồng thời chuyển quyết định kết nạp đến cấp ủy cơ sở nơi người vào Đảng đến để tổ chức lễ kết nạp.

* Với các trường hợp nêu trên, cấp ủy cơ sở nơi chuyển đến cần kiểm tra kỹ hồ sơ, thủ tục kết nạp trước khi tổ chức lễ kết nạp; nếu chưa bảo đảm nguyên tắc, thủ tục hoặc chưa đủ tiêu chuẩn đảng viên thì đề nghị cấp ủy có thẩm quyền nơi ra quyết định kết nạp xem xét lại. Thời gian xem xét lại không để quá 60 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cấp ủy nơi người vào Đảng chuyển đến.



5. Người xin vào Đảng có một trong những vấn đề sau đây thì không được kết nạp (Quy định số 57- QĐ/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị "Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng")

1). Về bản thân người xin vào Đảng:

- Đã làm tình báo, gián điệp, chỉ điểm, mật báo viên, cộng tác viên hoặc làm việc cho các cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát đặc biệt của địch.

- Đã tham gia bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang, bán vũ trang của địch, có tội ác với cách mạng, với nhân dân.

- Đã hoạt động trong các đảng phái, tổ chức chính trị phản động; giữ chức vụ ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thư ký hoặc tương đương trong các tổ chức chính trị - xã hội do địch lập ra từ cấp xã hoặc tương đương trở lên.

- Tham gia cách mạng nhưng đã đầu hàng, phản bội; bị địch bắt, đã khai báo, chỉ điểm gây thiệt hại cho cách mạng.

- Không báo cáo trung thực với tổ chức đảng lý lịch, đặc điểm chính trị của bản thân, vợ hoặc chồng, con.

- Đang có dấu hiệu làm tình báo, gián điệp cho nước ngoài; tham gia các đảng phái, tổ chức chính trị phản động; cung cấp, tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước cho nước ngoài, cho cá nhân và tổ chức chính trị phản động.

- Lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo hoạt động gây nguy hại đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Nhận tài trợ của cá nhân, tổ chức đang có hoạt động chống ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

- Quan hệ với tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hành vi chống ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, làm phương hại đến lợi ích đất nước, an ninh quốc gia.

- Có tiền, kim loại quý, đá quý, các giấy tờ có giá trị như tiền đang gửi ngân hàng nước ngoài trái với quy định của Nhà nước.

- Có biểu hiện cơ hội chính trị; bè phái gây mất đoàn kết nghiêm trọng.

- Đồng tình, bao che, tiếp tay cho hoạt động của các phần tử chống ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Không tán thành quan điểm, đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng; tán thành đa nguyên, đa đảng; phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng.

- Nói, viết, lưu trữ trái phép hoặc tán phát các tài liệu có nội dung trái Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước.

- Viết, phát tán hồi ký, tự thuật, trả lời phỏng vấn các cơ quan ngôn luận có nội dung thuộc bí mật nội bộ Đảng, bí mật Nhà nước, xuyên tạc, phủ định truyền thống của Đảng và dân tộc; lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu khống người khác làm ảnh hưởng xấu đến nội bộ Đảng.

- Tổ chức hoặc chủ động tham gia các cuộc họp, hội thảo, mít tinh, biểu tình trái phép hoặc có nội dung chống ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

- Có tiền án, tiền sự, bị xử lý về hành vi xâm phạm an ninh quốc gia; phạm tội hình sự đặc biệt nghiêm trọng.

- Chuyên làm nghề mê tín, dị đoan.

2). Về quan hệ gia đình của người xin vào Đảng (cha, mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng; vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng của vợ hoặc chồng):

- Đã làm tình báo, gián điệp, chỉ điểm, mật báo viên, cộng tác viên hoặc làm việc cho các cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát đặc biệt của địch.

- Tham gia bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang, bán vũ trang của địch có tội ác với cách mạng, với nhân dân; giữ chức vụ ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thư ký hoặc tương đương trong các đảng phái, tổ chức chính trị phản động;

đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội do địch lập ra từ cấp xã và tương đương trở lên.

Trường hợp đặc biệt, người xin vào Đảng có quan hệ gia đình như nói trên nhưng từ khi tham gia công tác đến nay có thành tích xuất sắc, thực sự giác ngộ lý tưởng của Đảng, tỏ rõ thái độ kiên quyết phản đối sai phạm, tội ác của người thân, được cấp ủy có thẩm quyền thẩm tra, kết luận, nếu có đủ tiêu chuẩn thì vẫn kết nạp vào Đảng, nhưng phải được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý.

- Đang làm tình báo, gián điệp hoặc làm việc cho các “trung tâm” phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch dưới mọi hình thức.

- Có hành vi chống ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

- Đang bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia; đang bị phạt tù về tội hình sự đặc biệt nghiêm trọng.

- Là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hành vi chống ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hoặc không rõ lai lịch chính trị.

- Đang làm việc cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hành vi chống ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.



6. Thủ tục và quy trình xét kết nạp đảng (cả kết nạp lại)

1). Hồ sơ xét kết nạp gồm:

- Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng (mẫu 6);

- Đơn xin vào Đảng (mẫu 7);

- Lý lịch của người xin vào Đảng và các văn bản thẩm tra kèm theo (mẫu 8, mẫu 10, mẫu 11);

- Giấy giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công (mẫu 12);

- Biên bản họp nhận xét của chi đoàn (mẫu 13), Ban chấp hành (BCH) Đoàn cơ sở (mẫu 14), Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Đoàn TNCSHCM), (mẫu 15a);

- Biên bản họp nhận xét của công đoàn cơ sở, BCH công đoàn (mẫu 15b);

- Bảng điểm của quá trình học tập từ khi vào trường đến thời điểm xét kết nạp

(tính bình quân) đối với người vào Đảng là học sinh, sinh viên, học viên cao học và

nghiên cứu sinh;

- Tổng hợp ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi công tác (mẫu 17) và chi ủy nơi cư trú đối với người vào Đảng (mẫu 16);

- Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên của chi bộ (mẫu 18, mẫu 19);

- Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên của đảng ủy cơ sở (mẫu 20).

2). Quy trình xét kết nạp

a). Trước khi đi thẩm tra lý lịch:

- Chi bộ họp xét, lập danh sách đối tượng xét kết nạp, đề nghị Đảng ủy cấp trên cho đi thẩm tra lý lịch;

- Chi ủy hướng dẫn đối tượng xét kết nạp khai lý lịch theo quy định của Trung ương (mẫu 8);

- Cấp ủy cơ sở xét danh sách và cho phép tiến hành thẩm tra lý lịch.

b). Sau khi thẩm tra lý lịch:

- Chi ủy thuộc đảng ủy cơ sở họp để xét lý lịch của người xin vào Đảng, ghi nhận xét của chi ủy vào lý lịch đã thẩm tra rồi gửi đảng ủy cấp trên nhận xét, xác nhận. Riêng chi ủy cơ sở thì nhận xét và ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người xin vào Đảng.

- Người xin vào Đảng tự nguyện viết đơn (mẫu 7).

- Chi ủy nơi công tác tổng hợp ý kiến nhận xét của các tổ chức đoàn thể nơi công tác (mẫu 17), chi ủy nơi cư trú (mẫu 16) của người xin vào Đảng.

- Chi bộ (kể cả chi bộ cơ sở) họp xét kết nạp quần chúng vào Đảng ra "Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên" (mẫu 18, mẫu 19).

- Đảng ủy cơ sở xét và ra "Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên"(mẫu 20) hoặc "Quyết định kết nạp đảng viên" (mẫu 23) (nếu được ủy quyền).

- Cấp ủy có thẩm quyền xét và ra "Quyết định kết nạp đảng viên"(mẫu 21, 22).

3). Hướng dẫn các bước thực hiện

a). Bồi dưỡng nhận thức về Đảng:

Người vào Đảng phải được học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do Ban Thường vụ Đảng ủy ĐHQGHN hoặc Trung tâm bồi dưỡng

chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp (mẫu 6).

b). Đơn xin vào Đảng:

Người vào Đảng tự viết đơn (mẫu 7), trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ vào Đảng; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên trên 2 mặt tờ giấy khổ A4.

c). Lý lịch của người vào Đảng:

- Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực các nội dung trong lý lịch theo Hướng dẫn này (mẫu 8); không tẩy xóa, sửa chữa, nhờ người khác viết hộ và phải chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có điều gì không hiểu hoặc không nhớ rõ thì phải báo cáo với chi bộ.

- Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên đóng dấu.

d). Thẩm tra lý lịch người vào Đảng:

- Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm:

+ Người vào Đảng;

+ Cha, mẹ đẻ, cha mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng của người vào Đảng (sau đây gọi chung là người thân).

- Nội dung thẩm tra:

+ Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay, về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống.

+ Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Phương pháp thẩm tra:

+ Nếu biết rõ những người thân của người vào Đảng đang là đảng viên, trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra xác minh. Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra xác minh nội dung đó; khi các cấp ủy cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.

+ Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ ở đảng (xã, phường, thị trấn…) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi ủy báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp ủy cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch; không cần có bản thẩm tra riêng.

+ Trường hợp người thân của người vào Đảng đang ở nước ngoài, thì cấp ủy nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp ủy hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (qua Ban Cán sự đảng ngoài nước) để lấy xác nhận; trường hợp có nghi vấn về chính trị thì đến cơ quan an ninh ở trong nước để thẩm tra.

+ Người vào Đảng và người thân của người vào Đảng đang làm việc tại cơ quan đại diện, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì đại diện cấp ủy cơ sở đến nơi làm việc và cơ quan an ninh của Nhà nước có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để thẩm tra những vấn đề có liên quan đến chính trị của những người nêu trên.

+ Đối với ông bà nội, ngoại, anh chị em ruột, con, nếu có vấn đề nghi vấn về chính trị ở trường hợp nào thì xác minh riêng trường hợp đó.

- Trách nhiệm của các cấp ủy và đảng viên:

+ Trách nhiệm của chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi có người vào Đảng:



  • Kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng (chi ủy chưa nhận xét và cấp ủy cở sở chưa chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch).

  • Cử đảng viên đi thẩm tra hoặc gửi phiếu thẩm tra (mẫu 10) đến cấp ủy cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra.

  • Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận (mẫu 11), ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào Đảng.

+ Trách nhiệm của cấp ủy cơ sở và cơ quan nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch:

  • Chỉ đạo chi ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi chưa có chi ủy) và cơ quan trực thuộc có liên quan xác nhận vào lý lịch hoặc phiếu thẩm tra, báo cáo cấp ủy cơ sở.

  • Cấp ủy cơ sở thẩm định, ghi nội dung xác nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch hoặc phiếu thẩm tra gửi cho cấp ủy cơ sở có yêu cầu; nếu gửi phiếu thẩm tra theo đường công văn thì không để chậm quá 30 ngày (ở trong nước), 90 ngày (ở ngoài nước) kể từ khi nhận được phiếu yêu cầu thẩm tra lý lịch.

  • Tập thể lãnh đạo ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch thống nhất về nội dung trước khi xác nhận vào lý lịch hoặc phiếu thẩm tra.

+ Trách nhiệm của đảng viên được cử đi thẩm tra lý lịch: Phải có trách nhiệm cao, công tâm, am hiểu nghiệp vụ và có hiểu biết về người vào Đảng; kết thúc đợt thẩm tra phải làm văn bản báo cáo trung thực với cấp ủy những nội dung được giao thẩm tra và chịu trách nhiệm trước Đảng về những nội dung đó.

- Kinh phí cho việc đi thẩm tra lý lịch của người vào Đảng: Đảng viên ở các cơ quan hưởng ngân sách Nhà nước, các doanh nghiệp đi thẩm tra lý lịch người vào Đảng thì được thanh toán công tác phí theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước; ở các đơn vị khác thì được vận dụng theo chỉ đạo của cấp ủy cấp trên trực tiếp của TCCS đảng.

đ). Đảng viên chính thức giới thiệu người vào Đảng:

- Đảng viên “cùng công tác với người vào Đảng” là đảng viên chính thức, cùng hoạt động (công tác, lao động, học tập...) ít nhất 12 tháng với người được giới thiệu vào Đảng trong cùng một đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở.

Nếu đảng viên giúp đỡ người vào Đảng chuyển công tác, nghỉ hưu, thay đổi nơi cư trú đến đảng bộ cơ sở khác, bị kỷ luật... thì chi bộ phân công đảng viên chính thức khác theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng (không nhất thiết đảng viên đó cùng hoạt động với người vào Đảng ít nhất 12 tháng).

- Đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ người vào Đảng khi làm hồ sơ kết nạp phải viết “Giấy giới thiệu người vào Đảng” (mẫu 12), nêu rõ những điểm chính về lý lịch, phẩm chất chính trị, nhận thức về Đảng, đạo đức lối sống, năng lực công tác, quan hệ quần chúng của người vào Đảng; chịu trách nhiệm trước Đảng về những nội dung đó.

e). BCH Đoàn TNCSHCM ở cơ sở giới thiệu đoàn viên vào Đảng:

Chi đoàn họp nhận xét, ghi biên bản (mẫu 13); BCH Đoàn thanh niên cơ sở hoặc chi đoàn cơ sở xem xét biên bản đó, ra “Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng” (mẫu 14, mẫu 15a). Nghị quyết cần nêu rõ những ưu điểm, khuyết điểm của đoàn viên về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực công tác, quan hệ quần chúng; số thành viên tán thành, số thành viên không tán thành giới thiệu đoàn viên vào Đảng; chịu trách nhiệm về những nội dung đó. Nghị quyết này được gửi kèm theo nghị quyết đề nghị của chi đoàn nơi đoàn viên đang sinh hoạt.

Những tổ chức cơ sở đoàn lớn, hoạt động trên địa bàn rộng, nếu được cấp ủy cơ sở đồng ý và ban chấp hành đoàn cơ sở ủy quyền, thì ban thường vụ được ra "Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng".

f). Ban chấp hành công đoàn cơ sở giới thiệu đoàn viên công đoàn vào Đảng.

- ở những nơi có tổ chức Đoàn TNCSHCM, người vào đảng trong độ tuổi thanh niên, được BCH Đoàn cơ sở ra “Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng” (mẫu 15a) và một đảng viên chính thức giới thiệu.

- ở những nơi không có tổ chức Đoàn TNCSHCM, người vào Đảng còn trong độ tuổi thanh niên được công đoàn cơ sở họp nhận xét và BCH công đoàn cơ sở xem xét, ra “Nghị quyết giới thiệu đoàn viên công đoàn vào Đảng” (mẫu 15c) và một đảng viên chính thức giới thiệu. Thủ tục giới thiệu người vào Đảng của BCH công đoàn như thủ tục giới thiệu người vào Đảng của BCH Đoàn TNCSHCM.

- ở những nơi có tổ chức Đoàn TNCSHCM, người vào Đảng không còn trong độ tuổi thanh niên thì do 2 đảng viên chính thức giới thiệu (mẫu 12) nhưng vẫn có ý kiến nhận xét của công đoàn cơ sở, BCH công đoàn cơ sở (mẫu 15b).

g). Lấy ý kiến nhận xét của đoàn thể nơi làm việc và chi ủy nơi cư trú đối với người vào Đảng:

- Nơi làm việc: Chi ủy tổ chức lấy ý kiến của đại diện các tổ chức chính trị - xã hội trong phạm vi lãnh đạo của chi bộ mà người vào đảng là thành viên.

- Nơi cư trú: Chi ủy nơi có người vào Đảng đang làm việc lấy ý kiến trực tiếp hoặc gửi phiếu lấy ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ (nơi chưa có chi ủy) nơi cư trú của người vào Đảng (mẫu 16).

- Tổng hợp ý kiến: Chi ủy nơi có người vào Đảng tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể nơi làm việc và chi ủy nơi cư trú đối với người vào Đảng, kèm theo hai văn bản nêu trên để báo cáo chi bộ (mẫu 17).

h). Nghị quyết của chi bộ xét kết nạp người vào Đảng:

Chi bộ (kể cả chi bộ cơ sở) họp để xét kết nạp người vào Đảng phải xem xét: Đơn xin vào Đảng; lý lịch của người vào Đảng; văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức; Nghị quyết giới thiệu đoàn viên của BCH Đoàn TNCSHCM cơ sở hoặc Nghị quyết giới thiệu đoàn viên công đoàn của BCH Công đoàn cơ sở; bản tổng hợp ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi làm việc và chi ủy nơi cư trú. Nếu được hai phần ba số đảng viên chính thức trở lên tán thành kết nạp người vào Đảng thì chi bộ ra “Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên” gửi cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định (mẫu 18, mẫu 19). Nghị quyết nêu rõ kết luận của chi bộ về lý lịch, ý thức giác ngộ chính trị, ưu điểm và khuyết điểm về phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực công tác, quan hệ quần chúng... của người vào Đảng; số đảng viên chính thức tán thành, không tán thành, lý do không tán thành và gửi cùng toàn bộ hồ sơ lên Đảng ủy cấp trên sau khi đã thông báo công khai trong 1 tuần.

i). Nghị quyết của cấp ủy cơ sở xét kết nạp người vào Đảng:

- Trước khi đưa ra đảng ủy cơ sở xem xét, ban thường vụ hoặc thường trực (nơi chưa có ban thường vụ) cấp ủy cơ sở phải tiến hành kiểm tra lại hồ sơ lý lịch của người vào Đảng và các văn bản của chi bộ xem đã đủ và đúng chưa.

- Đối với cấp ủy cơ sở (chi ủy, đảng ủy cơ sở) không được Đảng ủy Đại học Quốc gia Hà Nội ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên: Tập thể cấp ủy thảo luận, biểu quyết; nếu được hai phần ba số cấp ủy viên trở lên tán thành thì ra "Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên" (mẫu 20), báo cáo Thường vụ Đảng ủy Đại học Quốc gia Hà Nội xét, ra “Quyết định kết nạp đảng viên”.

- Đối với đảng ủy cơ sở được Đảng ủy ĐHQGHN ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên: Tập thể cấp ủy thảo luận, biểu quyết; nếu được hai phần ba số cấp ủy viên trở lên tán thành thì ra “Quyết định kết nạp đảng viên” (mẫu 23) mà không cần ra “Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên”.

j). Thẩm quyền quyết định kết nạp đảng viên:

- Sau khi nhận được “Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên” của cấp ủy cơ sở, Đảng ủy ĐHNN- ĐHQGHN tiến hành thẩm định, xem xét, quyết định (mẫu 23).

- Trường hợp người vào Đảng có vấn đề liên quan đến lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay, không thuộc thẩm quyền quyết định của cấp ủy (Quy định số 57- QĐ/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị “Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng”) thì báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội xem xét. Nếu được sự đồng ý bằng văn bản của Thành ủy Hà Nội thì cấp ủy có thẩm quyền mới ra quyết định kết nạp.

k). Tổ chức lễ kết nạp:

- Khi có quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền, chi bộ tổ chức lễ kết nạp đảng viên kịp thời, không để chậm quá 30 ngày, kể từ ngày ghi trong quyết định.

- Trang trí lễ kết nạp:


Каталог: document dhnn
document dhnn -> Ban chấp hành trung ưƠng số 01-hd/tw đẢng cộng sản việt nam
document dhnn -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 10/2011/tt-bgdđT
document dhnn -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
document dhnn -> TRƯỜng đẠi học ngoại ngữ Số: 845/tb-đhnn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
document dhnn -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Quy định đánh giá kết quả rèn luyện
document dhnn -> THỜi khóa biểu môn học giáo dục thể chất học kỳ I năm họC 2013 – 2014. ĐẠi học ngoại ngữ
document dhnn -> THỜi khóa biểu môn học giáo dục thể chất học kỳ I năm họC 2014 – 2015. ĐẠi học ngoại ngữ
document dhnn -> THỜi khóa biểu môn học giáo dục thể chất học kỳ II năm họC 2014 – 2015. ĐẠi học ngoại ngữ
document dhnn -> TRƯỜng đẠi học ngoại ngữ Số: 126./Tb- đhnn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
document dhnn -> THÔng báo về việc thực hiện chế độ miễn, giảm học phí cho sinh viên

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương