Bch đOÀn tỉnh thanh hóa số: 381 bc/TĐtn-btg đOÀn tncs hồ chí minh



tải về 41.36 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích41.36 Kb.
#124


BCH ĐOÀN TỈNH THANH HÓA

***


Số: 381 - BC/TĐTN-BTG

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH




Thanh Hóa, ngày 03 tháng 4 năm 2015


BÁO CÁO

Tổng hợp ý kiến của cán bộ, đoàn viên, thanh niên tham gia đóng góp đối với

dự thảo Bộ Luật dân sự (sửa đổi)

------------

Thực hiện Kế hoạch số 278 KH/TWĐTN, ngày 23/01/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, đoàn viên, thanh niên về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi); sau quá trình tổ chức triển khai thực hiện lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, đoàn viên, thanh niên trên địa bàn toàn tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổng hợp báo cáo kết quả, cụ thể:

I. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN ĐỐI VỚI DỰ THẢO BỘ LUẬT DÂN SỰ (SỬA ĐỔI)

- Ngay sau khi nhận được Kế hoạch của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về việc tổ chức lấy ý kiến cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh niên về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi)”. Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã ban hành Kế hoạch số 123 KH/TĐTN - BTG, ngày 06/02/2015 về việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp đối với Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi); chỉ đạo các cấp bộ Đoàn trên địa bàn toàn tỉnh triển khai, tổ chức việc lấy kiến trong cán bộ, đoàn viên thanh niên. Quá trình triển khai thực hiện, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn thường xuyên theo dõi, chỉ đạo và đôn đốc việc tổ chức lấy ý kiến gắn với kiểm tra nhiệm vụ công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu niên của từng địa phương, đơn vị.

- Về hình thức lấy ý kiến đóng góp:

+ Cơ quan Tỉnh đoàn đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, công chức Cơ quan Tỉnh đoàn về Luật dân sự (sửa đổi)

+ Các cấp bộ Đoàn trên địa bàn toàn tỉnh đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp bằng các hình thức như: Thông qua hội nghị trong khối cán bộ, công chức; thông qua sinh hoạt chi đoàn, chi hội trong đoàn viên, thanh niên khối địa bàn dân cư.

- Đối tượng được lấy ý kiến và tham gia ý kiến là cán bộ đoàn, đoàn viên thanh niên, đảng viên trọng độ tuổi thanh niên.

- Kết quả số lượng ý kiến tham gia đóng góp: trên 28.600 ý kiến góp ý.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG ĐỐI VỚI DỰ THẢO BỘ LUẬT DÂN SỰ (SỬA ĐỔI)

Các ý kiến tham gia đóng góp đều nhận định Dự thảo Bộ luật dân sự thể hiện được tương đối đầy đủ những tư tưởng, nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp năm 2013 về tư tưởng, nguyên tắc cơ bản của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa về sở hữu và quyền tự do kinh doanh, quyền bình đẳng giữa các chủ thể thuộc mọi hình thức sở hữu và thành phần kinh tế, tăng cường các biện pháp để công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực của đời sống dân sự. Bộ luật dân sự thực sự phát huy được hai vai trò cơ bản là: (1) tạo cơ chế pháp lý hữu hiệu để công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân và quyền dân sự của các chủ thể khác, đặc biệt, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của bên yếu thế, bên thiện chí trong quan hệ dân sự; hạn chế đến mức tối đa sự can thiệp của cơ quan công quyền vào việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ dân sự; (2) là bộ luật của quan hệ thị trường thông qua việc ghi nhận một cách nhất quán nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự.

Thực tiễn cho thấy, trong những năm qua đất nước có nhiều phát triển, công cuộc đổi mới giành được nhiều thành công, vì vậy yêu cầu đặt ra đối với Bộ luật dân sự phải thực sự đi vào cuộc sống, bám sát thực tế đời sống xã hội, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do đó, việc sửa đổi Bộ luật dân sự là một tất yếu khách quan, phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng ta, đã được Hiến pháp năm 2013 quy định tại khoản 3 điều 102: “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

III. Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VỀ NỘI DUNG CỦA DỰ THẢO LUẬT DÂN SỰ (SỬA ĐỔI)

1. Về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền dân sự.

Hầu hết các ý kiến đều thống nhất theo nội dung dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) và chỉ rõ, Bộ luật dân sự năm 2005 quy định nguyên tắc tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ (Điều 9) nhưng chưa quy định cụ thể trách nhiệm của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác trong việc thụ lý, giải quyết việc dân sự, trong trường hợp chưa có quy định của pháp luật về vụ việc đó.

Trong dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) có bổ sung điều 19, theo đó Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật áp dụng. Trong trường hợp này, Tòa án căn cứ vào tập quán (điều 11) nguyên tắc áp dụng tương tự pháp luật, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và lẽ công bằng để giải quyết.

2. Về quyền nhân thân.

Phần lớn các ý kiến tham gia đều thống nhất với quy định của dự thảo Bộ luật, theo đó Bộ luật dân sự cần cụ thể hoá các quyền nhân thân được quy định trong Hiến pháp và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Việc quy định cụ thể các quyền nhân thân sẽ tạo thuận lợi hơn cho việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn, với tư cách là luật chung cần quy định cụ thể, chi tiết các quyền nhân thân đã được quy định trong Hiến pháp làm cơ sở cho các Luật hoặc văn bản dưới luật khác quy định, bảo vệ các quyền nhân thân của cá nhân và đây cũng là truyền thống của pháp luật dân sự Việt Nam từ Bộ luật dân sự năm 1995 đến nay.



3. Về chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.

Qua nghiên cứu Phụ lục các vấn đề trọng tâm xin ý kiến, nhiều ý kiến cho rằng: việc không chính thức ghi nhận hộ gia đình là một chủ thể độc lập của quan hệ pháp luật dân sự sẽ tạo những khó khăn cho các cơ quan, tổ chức hành chính khi phải xác định hộ gia đình là gì? bao gồm các thành viên nào? Ngoài ra, sẽ có những vấn đề phát sinh như: Phải rà soát, sửa đổi rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật có quy định về hộ gia đình, nhiều hình thức ghi nhận sự đóng góp của gia đình đối với xã hội sẽ không còn giá trị (như danh hiệu Gia đình văn hóa….), nhiều quan hệ pháp luật hiện hành do hộ gia đình thực hiện vẫn đang được pháp luật thừa nhận và bảo vệ cũng như nhiều thủ tục hành chính, giấy tờ pháp lý liên quan đến hộ gia đình sẽ xử lý như thế nào? Để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình cũng như các thành viên của hộ gia đình trong các giao dịch đã thực hiện?....

Do đó cần phải có phương án trước mắt và lâu dài: Về trước mắt nên thừa nhận gia đình là một chủ thể độc lập của quan hệ pháp luật dân sự nhưng chỉ nên giới hạn các giao dịch của hộ gia đình liên quan đến tài sản chung là quyền sử dụng đất; Về lâu dài cần có những điều chỉnh vì đây là một chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự vì đặc tính thiếu ổn định, thiếu bền vững của hộ gia đình (sự thay đổi thành viên, số lượng thực, nơi cư trú….).

4. Về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.

Đề nghị tiếp tục duy trì quy định như Bộ luật dân sự hiện hành để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, theo đó trong trường hợp pháp luật quy định hình thức bắt buộc của giao dịch thì chủ thể của giao dịch phải tuân thủ hình thức đó, nếu không tuân thủ thì giao dịch bị tuyên bố vô hiệu; việc quy định các bên bắt buộc phải tuân thủ hình thức này là nhằm góp phần quản lý nhà nước đối với các loại tài sản có giá như ôtô, xe máy, tàu bay và bất động sản.



5. Về bảo vệ người thứ ba ngay tình trong trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu.

Đa số các ý kiến đều nhất trí với ý kiến thứ nhất, vì quy định như vậy Bộ luật dân sự sẽ góp phần bảo đảm tốt hơn, công bằng, hợp lý hơn quyền, lợi ích hợp pháp của người thiện chí, ngay tình trong giao dịch dân sự, theo đó nếu người thứ ba ngay tình, căn cứ vào việc tài sản đã được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà xác lập giao dịch thì người thứ ba ngay tình được bảo vệ. Khoản 3 điều 182 Dự thảo Bộ luật dân sự cơ bản kế thừa quy định của Bộ luật dân sự hiện hành, phù hợp với quy định của Luật đất đai 2013. Do đó việc quy định bảo vệ người thứ ba ngay tình trong trường hợp tài sản đã được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là phù hợp với nguyên tắc đăng ký bất động sản hiện nay, bảo đảm sự ổn định trong các quan hệ dân sự, góp phần thay đổi nhận thức của người dân đối với công tác đăng ký tài sản và nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ làm công tác này.



6. Về hình thức sở hữu.

Đa số các ý kiến đều thống nhất với dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi vì điều 55 Hiến pháp đã quy định về sở hữu toàn dân và Bộ luật dân sự cần ghi nhận hình thức sở hữu toàn dân để phù hợp với Hiến pháp; Đối tượng của sở hữu toàn dân là những tài sản có giá trị lớn, là tư liệu sản xuất chủ yếu của đất nước, do đó sở hữu toàn dân là hình thức sở hữu rất quan trọng cả về mặt kinh tế và chính trị; Cơ chế thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với các tài sản thuộc hình thức sở hữu toàn dân có nhiều điểm đặc thù so với hình thức sở hữu khác do chỉ có Nhà nước mới có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân và có chế độ pháp lý riêng cho Nhà nước thực hiện quyền này.



7. Về thời điểm xác lập quyền sở hữu và các vật quyền khác.

Các ý kiến tham gia đóng góp đều nhất trí cao với loại ý kiến thứ hai, đề nghị quy định một nguyên tắc thống nhất, theo đó thời điểm xác lập quyền sở hữu và vật quyền khác đối với bất động sản được tính từ thời điểm tài sản được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền và các bên đã hoàn tất thủ tục trước bạ, sang tên để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, hạn chế được tình trạng ly khai của các luật chuyên ngành khi điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan.



8. Về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi.

Thống nhất với loại ý kiến thứ hai, đề nghị không quy định như dự thảo Bộ luật vì quy định như vậy là không phù hợp với bản chất của hợp đồng là sự tự do ý chí, tự do thoả thuận. Các cơ quan Nhà nước, trong đó có Toà án không được và không nên can thiệp vào sự tự do của các bên khi tham gia các giao dịch dân sự nói chung và hợp đồng nói tiêng. Bộ luật dân sự hiện hành và dự thảo Bộ luật đã quy định về sửa đổi hợp đồng, trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi thì các bên có quyền thoả thuận để sửa đổi hợp đồng, nếu hoàn cảnh thay đổi đến mức không thể thực hiện được hợp đồng thì hợp đồng chấm dứt theo sự thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Việc cho phép Toà án can thiệp đến mức phân chia thiệt hại, buộc phải đàm phán, buộc bồi thường thiệt hại khi một bên không đàm phán như dự thảo Bộ luật là không đúng với bản chất của hợp đồng và trong điều kiện lý do khách quan dễ dẫn đến tình trạng không công bằng cho 1 bên nào đó trong hợp đồng.



9. Về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản.

Phần đông các ý kiến tham gia đóng góp đều thống nhất với loại ý kiến thứ hai, đề nghị quy định một mức lãi suất trần cụ thể trong Bộ luật dân sự, không sử dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố làm lãi suất tham chiếu, đồng thời quy định nguyên tắc, thẩm quyền thay đổi mức lãi suất cụ thể vì các lý do: lãi suất cơ bản chỉ là mức lãi suất chung với mục đích để điều hành chính sách tiền tệ, không mang tính thị trường, lãi suất này không được chia thành các mức lãi suất khác nhau để áp dụng cho các thời hạn khác nhau, chủ thể tham gia giao dịch khó có thể biết mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố có phù hợp với loại vay tương ứng hay không. Do đó sử dụng lãi suất cơ bản để điều chỉnh các quan hệ dân sự là không phù hợp, sẽ gây khó khăn cho các chủ thể khi tham gia giao dịch dân sự trên thực tế và việc quy định cụ thể mức lãi suất trần trong Bộ luật dân sự sẽ đảm bảo được tính rõ ràng minh bạch, dễ áp dụng, các bên tham gia giao dịch dân sự có thể biết ngay hậu quả pháp lý khi xác lập hợp đồng vay.



10. Về thời hiệu.

Về thời hiệu thừa kế (Điều 646 BLDS sửa đổi): Quy định thời hạn yêu cầu Toà án giải quyết việc thừa kế là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Phần lớn các ý kiến tham gia đều cho rằng quy định như thế là quá dài, làm xáo trộn cuộc sống của người quản lý di sản nên giữ nguyên thời hạn như BLDS 2005 (thời hạn 10 năm) là phù hợp.

Nếu như theo Bộ luật dân sự sửa đổi kéo dài thời hiệu lên 30 năm sẽ làm xáo trộn, phức tạp thêm tình hình kinh tế, chính trị của địa phương.

Thực tế các vụ án tranh chấp về di sản thừa kế lâu nay vẫn đang là việc nhức nhối, phức tạp. Bởi lẽ nếu có tranh chấp về di sản thì các thành viên thuộc hàng thừa kế thứ nhất đã giải quyết ngay sau khi người có tài sản chết chứ không để đến 5 - 10 năm sau mới khởi kiện vì di sản (động sản) cũng không có giá trị lớn lắm, nhưng sau 10 năm khi mà vì lý do khách quan giá trị của di sản được nâng lên mới xảy ra tranh chấp, điều này đã gây nên tình trạng hỗn loạn tại địa phương, mặc dù về mặt pháp luật là đúng nhưng lại gây ra những hệ lụy về đạo đức, thuần phong mỹ tục, làm sứt mẻ tình cảm anh em ruột thịt. Do đó, nên giữ nguyên thời hiệu thừa kế theo quy định của BLDS năm 2005 là 10 năm.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tham gia đóng góp đối với Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) của cán bộ, đoàn viên thanh niên trên địa bàn toàn tỉnh; Ban Thường vụ Tỉnh đoàn báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh theo dõi, tổng hợp.


Nơi nhận

- Ban Bí thư TW Đoàn

- Ban TG TW Đoàn;

- Thường trực UB MTTQ tỉnh;

- Các huyện, thị, thành đoàn, đoàn trực thuộc;

- Lưu Ban TG, VT TĐ



TM. BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ĐOÀN

PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC



(Đã ký)

Lê Văn Trung




Каталог: Vanban
Vanban -> CHỦ TỊch nưỚC
Vanban -> Ubnd tỉnh phú thọ Số: 1220/QĐ-ub cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Vanban -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Vanban -> Sè: 90/2003/Q§-ub
Vanban -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 35/2008/NĐ-cp ngàY 25 tháng 03 NĂM 2008
Vanban -> BỘ NÔng nghiệP & phát triển nông thôn cục trồng trọt giới Thiệu
Vanban -> 10tcn tiêu chuẩn ngành 10tcn 1011 : 2006 giống cà RỐt-quy phạm khảo nghiệm tính khác biệT, TÍnh đỒng nhấT
Vanban -> TIÊu chuẩn ngành 10tcn 683 : 2006 giống dưa chuột-quy phạm khảo nghiệM
Vanban -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞng bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số 41/2004/QĐ-bnn ngàY 30 tháng 8 NĂM 2004
Vanban -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 41.36 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương