Bch đOÀn tỉnh bình dưƠng số: 37 -hd/TĐtn-tckt đOÀn tncs hồ chí minh



tải về 58.97 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích58.97 Kb.
#15423

BCH ĐOÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

***


Số: 37 -HD/TĐTN-TCKT

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
Bình Dương, ngày 11 tháng 8 năm 2014


HƯỚNG DẪN

Thực hiện Quyết định 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về

Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam



và các đoàn thể chính trị xã hội”

Thực hiện Hướng dẫn số 47-HD/TWĐTN-BKT, ngày 01/7/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị; Căn cứ Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Bình Dương hướng dẫn triển khai thực hiện với các nội dung cụ thể sau:



I. HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT

1. Khái niệm giám sát

Giám sát” là việc theo dõi, phát hiện, xem xét; đánh giá, kiến nghị nhằm tác động đối với cơ quan, tổ chức và cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử, công chức, viên chức nhà nước về việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.



2. Chủ thể giám sát

- Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đoàn các cấp.

- Ủy ban Kiểm tra của Tỉnh Đoàn và Đoàn trực thuộc.

- Các phòng, ban, đơn vị được Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn phân công giám sát.



3. Đối tượng giám sát

- Hoạt động của tổ chức Đảng và đảng viên.

- Hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan do Quốc hội thành lập, Hội đồng nhân dân các cấp.

- Hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc.

- Hoạt động của Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc.

- Hoạt động của Toà án Nhân dân, Viện kiểm sát Nhân dân các cấp, cơ quan điều tra và các cơ quan tiến hành tố tụng khác.

- Hoạt động của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.

- Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp.



4. Nội dung giám sát

Giám sát tập trung vào 6 nội dung sau đây (trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc gia).



4.1. Đối với tổ chức Đảng

Việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các nội dung có liên quan trực tiếp đến công tác Đoàn, Hội, Đội và quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi. Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thuộc lĩnh vực phụ trách.



4.2. Đối với Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan do Quốc hội thành lập, Hội đồng nhân dân các cấp

Việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Kiểm toán nhà nước; việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân các cấp.



4.3. Đối với Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc

Việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các nội dung có liên quan trực tiếp đến công tác Đoàn, Hội, Đội và quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi. Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý hành chính nhà nước các cấp.



4.4. Đối với Hội đồng Nhân dân các cấp

Việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Nhân dân, thường trực Hội đồng Nhân dân, các ban của Hội đồng Nhân dân các cấp.



4.5. Đối với Ủy ban Nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc

Việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các nội dung có liên quan trực tiếp đến công tác Đoàn, Hội, Đội và quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi. Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý hành chính nhà nước các cấp.



4.6. Đối với Toà án Nhân dân, Viện kiểm sát Nhân dân các cấp, cơ quan điều tra và các cơ quan tiến hành tố tụng khác

Việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong hoạt động xét xử, thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, nhất là các vụ việc có liên quan đến thanh thiếu nhi; việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Toà án Nhân dân, Viện kiểm sát Nhân dân các cấp, cơ quan điều tra và các cơ quan tiến hành tố tụng khác.



4.7. Đối với cán bộ, đảng viên

Việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, việc giữ mối liên hệ với nhân dân, với thanh thiếu nhi và thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú.



4.8. Đối với các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp

Việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp.



5. Quy trình tổ chức đoàn giám sát

5.1. Bước 1: Chuẩn bị

- Hàng năm, căn cứ vào tình hình thực tiễn, yêu cầu của cấp ủy Đảng, các cấp bộ Đoàn có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát báo cáo cấp ủy, chính quyền cùng cấp trước khi triển khai. Chương trình, kế hoạch giám sát được thống nhất với các cơ quan Nhà nước có liên quan (nếu có). Trong trường hợp cần thiết, có thể giám sát ngoài kế hoạch, nhưng phải có ý kiến của cấp uỷ, chính quyền cùng cấp. Kế hoạch giám sát phải rõ mục đích, nội dung, yêu cầu giám sát, quy trình giám sát và xử lý sau giám sát.

- Thành lập đoàn giám sát (thành phần như kế hoạch đã báo cáo cấp uỷ, chính quyền).

- Thông báo cho đơn vị được giám sát về mục đích, yêu cầu, nội dung giám sát, thời gian tiến hành giám sát và thành phần đoàn giám sát trước khi tiến hành giám sát.



5.2. Bước 2: Tiến hành

- Đoàn giám sát làm việc với đơn vị được giám sát để thực hiện kế hoạch giám sát, thống nhất cách thức tiến hành; yêu cầu đơn vị được giám sát chuẩn bị báo cáo các nội dung giám sát, cung cấp tài liệu và phối hợp thực hiện giám sát.

- Đoàn giám sát thực hiện giám sát thông qua các hình thức sau:

+ Thông qua việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân chủ ở cơ sở, hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân, của Ủy ban Kiểm tra của Đoàn ở cấp tỉnh, cấp huyện.

+ Thông qua nghiên cứu văn bản, tài liệu, báo cáo của các cơ quan, tổ chức; đơn, thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của các tổ chức, cán bộ, đoàn viên thanh niên và quần chúng nhân dân, qua phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Thông qua việc tham gia các đoàn giám sát do các cơ quan dân cử đề nghị.

- Trình tự giám sát:

+ Lãnh đạo đoàn giám sát nêu mục đích, yêu cầu và các nội dung cần giám sát.

+ Đơn vị được giám sát trình bày báo cáo các nội dung giám sát.

+ Đại diện đoàn giám sát có ý kiến với báo cáo và các nội dung cần làm rõ.

+ Đơn vị được giám sát làm rõ ý kiến của đoàn giám sát. Đoàn giám sát có thể đi khảo sát, kiểm tra thực tế.

5.3. Bước 3: Công việc sau giám sát

- Đoàn giám sát tiếp thu ý kiến phản ánh của cán bộ, đoàn viên, thanh niên, ý kiến của các chuyên gia (nếu có).

- Đoàn giám sát họp, đánh giá, thống nhất nội dung kết quả giám sát; báo cáo kết quả giám sát tại mỗi cơ sở do trưởng đoàn giám sát ký. Báo cáo kết quả giám sát có ghi ý kiến của cấp uỷ cơ sở được giám sát.

- Báo cáo tổng hợp kết quả giám sát và các kiến nghị của đoàn giám sát được gửi tới cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp (nếu có) và đơn vị được giám sát.

- Công bố công khai kết quả giám sát sau khi xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền.

6. Quyền và trách nhiệm trong giám sát

- Các cấp bộ Đoàn phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng kế hoạch giám sát; yêu cầu cơ quan, tổ chức được giám sát cung cấp thông tin về các vấn đề có liên quan đến nội dung giám sát.

- Tổ chức đối thoại giữa chủ thể giám sát và đối tượng giám sát để làm rõ nội dung kiến nghị khi một trong hai bên có yêu cầu.

- Kiến nghị và theo dõi việc giải quyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sau giám sát.

- Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn báo cáo kết quả giám sát với Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân Tỉnh; cấp bộ Đoàn từ huyện đến cơ sở báo cáo kết quả giám sát đến cấp ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân cùng cấp để các cơ quan được báo cáo cho ý kiến về việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát.

- Chịu trách nhiệm về kết quả giám sát.

- Đề nghị các đối tượng được giám sát thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Bộ Chính trị, cụ thể là:

+ Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát; trao đổi những vấn đề liên quan theo đề nghị của chủ thể giám sát; góp ý vào dự thảo báo cáo giám sát khi được chủ thể giám sát đề nghị.

+ Đối thoại để làm rõ nội dung kiến nghị giám sát khi cần thiết.

+ Kiến nghị với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp hoặc các cơ quan, ban, ngành chức năng liên quan, nếu chủ thể giám sát vi phạm Quy chế này.

+ Tổ chức thực hiện và trả lời kiến nghị giám sát bằng văn bản cho chủ thể giám sát theo quy định.

II. HOẠT ĐỘNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI

1. Khái niệm phản biện xã hội

Phản biện xã hội” là việc nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị đối với dự thảo các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.



2. Chủ thể phản biện xã hội

- Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đoàn các cấp.

- Ủy ban Kiểm tra Tỉnh Đoàn và huyện, thị, Thành Đoàn và Đoàn trực thuộc.

- Các phòng, ban, đơn vị được Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn phân công phản biện xã hội.



3. Đối tượng phản biện xã hội

Các dự thảo văn bản về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Nhà nước khi được yêu cầu phản biện, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn, bao gồm:

3.1. Dự thảo các chủ trương, đường lối của Đảng liên quan đến Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và đoàn viên, thanh thiếu nhi.

3.2. Dự thảo Luật, Nghị quyết của Quốc hội; dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội; dự thảo các Đề án, chủ trương, Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân các cấp; dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật của Tòa án Nhân dân, Viện kiểm sát Nhân dân các cấp.

3.3. Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và Ủy ban Nhân dân các cấp.

3.4. Khi có yêu cầu phản biện từ các cơ quan cấp tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ phản biện xã hội.

3.5. Khi có yêu cầu phản biện ở địa phương, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đoàn cùng cấp chủ trì, phối hợp thực hiện nhiệm vụ phản biện xã hội.

4. Nội dung phản biện xã hội

- Sự cần thiết, tính cấp thiết của văn bản dự thảo.

- Sự phù hợp của văn bản dự thảo với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; thực tiễn công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của đơn vị, địa phương.

- Tính đúng đắn, khoa học, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính khả thi của văn bản dự thảo.

- Dự báo tác động, hiệu quả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của văn bảo dự thảo.

5. Quy trình phản biện xã hội

5.1. Bước 1: Chuẩn bị

Xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp phản biện xã hội phù hợp với kế hoạch, yêu cầu phản biện của cơ quan, tổ chức cần phản biện.



5.2. Bước 2: Thực hiện

- Tổ chức hội nghị lấy ý kiến phản biện của các cấp bộ Đoàn, cán bộ, đoàn viên, thanh niên thông qua các hình thức sau:

+ Hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đoàn các cấp để tham gia phản biện.

+ Tổ chức lấy ý kiến phản biện thông qua việc Ban Chấp hành, Ban Thường vụ gửi văn bản dự thảo đến Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đoàn trực thuộc, cán bộ, đoàn viên có liên quan để lấy ý kiến phản biện.

+ Tham gia các Hội nghị phản biện do cấp ủy Đảng, Mặt trận Tổ quốc tổ chức.

- Khi cần thiết, tổ chức trao đổi trực tiếp với cơ quan, tổ chức có văn bản dự thảo được phản biện.



5.3. Bước 3: Kết thúc

- Tổng hợp các ý kiến phản biện bằng văn bản, có chữ ký của đại diện cơ quan tổ chức lấy ý kiến phản biện.

- Gửi kết quả phản biện bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức yêu cầu phản biện.

6. Quyền và trách nhiệm trong hoạt động phản biện xã hội

- Xây dựng kế hoạch phản biện xã hội phù hợp với kế hoạch, yêu cầu phản biện của tổ chức Đoàn.

- Chịu trách nhiệm về những nội dung phản biện.

- Bảo đảm bí mật nội dung thông tin phản biện theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có văn bản dự thảo (nếu có).

- Đề nghị cơ quan, tổ chức được yêu cầu phản biện xã hội thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Bộ Chính trị, cụ thể:

+ Gửi văn bản dự thảo và cung cấp đầy đủ những thông tin, tài liệu cần thiết đến chủ thể phản biện.

+ Cử người có trách nhiệm thay mặt tổ chức của mình tham dự hội nghị phản biện do chủ thể phản biện tổ chức hoặc tham gia trao đổi theo yêu cầu của chủ thể phản biện.

+ Trả lời bằng văn bản với chủ thể phản biện về việc tiếp thu ý kiến phản biện. Báo cáo đầy đủ (bằng văn bản) các ý kiến phản biện của chủ thể phản biện với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành văn bản.



III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tỉnh Đoàn

- Hàng năm, căn cứ yêu cầu nhiệm vụ và chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân Tỉnh để xây dựng kế hoạch giám sát, kế hoạch phản biện xã hội triển khai và chỉ đạo thực hiện trong hệ thống tổ chức của Đoàn.

- Kịp thời xây dựng, bổ sung các nội dung giám sát và phản biện xã hội ngoài kế hoạch theo yêu cầu của các cấp có thẩm quyền.

- Tổng hợp đầy đủ các ý kiến giám sát và phản biện xã hội của các cấp bộ Đoàn và đoàn viên thanh niên, báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xem xét, quyết định; đồng thời báo cáo kết quả thực hiện về Trung ương Đoàn.

- Tuyên truyền, quán triệt về công tác giám sát và phản biện xã hội qua các kênh thông tin của Đoàn.

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ phụ trách, tham mưu công tác giám sát và phản biện xã hội cho cán bộ Đoàn cấp huyện và cơ sở.

- Lập kinh phí giám sát và phản biện xã hội hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Các Huyện, Thị, Thành Đoàn và Đoàn trực thuộc

- Triển khai và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch giám sát, phản biện xã hội theo yêu cầu.

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch giám sát, phản biện xã hội theo chỉ đạo, yêu cầu của cấp ủy, chính quyền cùng cấp.

- Tổng hợp đầy đủ các ý kiến giám sát và phản biện xã hội báo cáo cơ quan có thẩm quyền, đồng thời báo cáo kết quả thực hiện về tổ chức Đoàn cấp trên.

- Tuyên truyền, quán triệt về công tác giám sát, phản biện xã hội trong đoàn viên thanh niên thông qua các hình thức cụ thể, phù hợp với tình hình của đoàn viên, thanh niên địa phương, đơn vị.

- Lồng ghép việc tập huấn nội dung Quy chế đối với cán bộ Đoàn, phấn đấu thực hiện tập huấn đến đội ngũ Bí thư Đoàn cơ sở và phổ biến đến Bí thư Chi đoàn.

- Các cấp bộ Đoàn lập kinh phí giám sát và phản biện xã hội hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trên đây là Hướng dẫn triển khai thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đề nghị Huyện, Thị, Thành Đoàn và Đoàn trực thuộc căn cứ hướng dẫn triển khai thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện về Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn (qua Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn) trước ngày 30/11 hàng năm. Hướng dẫn này được phổ biến đến cơ sở Đoàn để áp dụng thực hiện./.





Nơi nhận:

- Ban Tổ chức TWĐ;

- Ban Kiểm tra TWĐ;

- Ban Dân vận Tỉnh ủy Bình Dương;

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh;

- Ban Nội chính UBND Tỉnh;

- TT.TĐ;

- 22 đơn vị Đoàn trực thuộc;

- Các phòng/ ban chuyên môn Tỉnh Đoàn;

- Các đơn vị sự nghiệp của Tỉnh Đoàn;

- Lưu: VP, Ban TC-KT Tỉnh Đoàn.


TM. BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ĐOÀN

BÍ THƯ



(đã ký)


Nguyễn Phạm Duy Trang




tải về 58.97 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương