BỨc tranh về XÃ HỘi thưỢng lưu anh thế KỶ 19 thông qua tác phẩm vanity fair của william makepeace thackeray



tải về 35.29 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích35.29 Kb.
#30664
BỨC TRANH VỀ XÃ HỘI THƯỢNG LƯU ANH THẾ KỶ 19 THÔNG QUA TÁC PHẨM VANITY FAIR CỦA WILLIAM MAKEPEACE THACKERAY

A PICTURE OF THE UPPER CLASS IN  19th  CENTURY ENGLAND AS DRAWN BY   W. M. THACKERAY IN NOVEL VANITY FAIR

Sinh viên thực hiện :

Lớp

Giáo viên hướng dẫn:

TÓM TẮT

Bài nghiên cứu này nhằm tìm hiểu về những đặc điểm về văn hoá xã hội của nước Anh thế kỷ 19, dựa trên cuốn tiểu thuyết “Vanity Fair” - tựa Tiếng Việt là Hội chợ phù hoa của W. M. Thackeray - một tác gia lớn của văn học hiện thực phê phán Anh. Với kết quả đạt được, đề tài nêu lên được một bức tranh hoàn chỉnh về giai cấp thống trị của nước Anh thế kỉ 19 – một xã hội điêu tàn, thối nát duới sự thống trị của những con người suy đồi, sa đoạ về đạo đức, lối sống.



ABSTRACT

This study investigates the social and cultural features of 19th century England , based on novel Vanity Fair written by W. M. Thackeray – a great author of Critical Realism English Literature. From the findings, I attempt to identify the picture of the Upper class society in 19th century Enlgand which was described corrupt and depraved in the novel.



1. MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài         

Để hiểu về văn hoá xã hội của một quốc gia trong một thời điểm cụ thể, cách tốt nhất là ta nên nghiên cứu những tác phẩm văn học điển hình của thời kì đó. Bởi vì dưới con mắt soi xét của các nhà thơ, nhà văn, xã hội như được miêu tả một cách chân thực, chi tiết đồng thời họ cũng có thái độ khách quan và  nhiệt tình khi phê phán những thói hư, tật xấu, nhứng sự bất công trong xã hội. Đặc biệt là với những tác phẩm của tác gia lớn của văn học hiện thực phê phán Anh, chúng có một tầm khái quát rộng lớn và phản ánh khá toàn diện xá hội nước Anh đương thời. Từ số phận hẩm hiu của một cậu bé mồ côi, đến người phụ nữ trong xã hội tư sản quý tộc, từ tình trạng nghèo khổ của nhân dân lao động đến sự suy đồi về tình cảm, đạo đức và lối sống của tầng lớp thống trị. Tất cả như đuợc miêu tả chân thực và sống động trong các tác phẩm văn học thời kì đó. Tuy nhiên mỗi tác giả có một cách tiếp cận vấn đề khác nhau, và cũng có thái độ khác nhau về những vấn đề đó. Chẳng hạn như Charles Dickens, sự tố cáo gay gắt các tầng lớp thống trị luôn luôn kết hợp chặt chẽ với lòng yêu thuơng, trân trọng những người dân lao động bình thường, hay với W. M. Thackeray, từ những tác phẩm đầu tiên cho đến cuối cùng, rõ ràng đề tài và kinh nghiệm sống của ông chỉ giới hạn trong môi trường thượng lưu và còn nhiều tác giả khác với những phong cách điền hình đặc trưng cho chính họ. Điều này đã tạo ra sự phong phú đa dạng và đầy đủ trong  nền văn học nước Anh .Vì thế, nếu muốn trải nghiệm cuộc sống của giai cấp thống trị nứơc Anh thế kỉ 19, không nơi đâu là tốt hơn các tác phẩm của Thackeray, đặc biệt là với kiệt tác Vanity Fair (Hội chợ phù hoa) của ông.        

Xuất phát từ những vấn đề được nêu ở trên, bài nghiên cứu này được tiến hành với mục đích phân tích tác phẩm trên để nêu bật lên được bức tranh xã hôi đen tối của tầng lớp thống trị nước Anh thế kỉ 19 với những thói hư,tật xấu, sự thối nát cũng như sa đoạ của họ, đồng thời cũng chuyển tải ước vọng cùng những thông điệp mà tác giả muốn gởi đến bạn đọc qua những đoạn văn châm biếm sâu cay đó.

1.2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục đích nghiên cứu         

Bài nghiên cứu này nhằm mục đích giúp bạn đọc yêu văn học Anh có cái nhìn toàn cảnh hơn nữa đối với xã hội thượng lưu Anh thời bấy giờ, nhìn vào đó cũng như nhìn vào tấm gương soi chính cuộc đời để rồi kịp nhận ra những điều thực sự có ý nghĩa trong cuộc đời.



1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu         

- Tìm hiểu những thói hư tật xấu trong lối sống, đạo đức của giới thượng lưu  Anh       

- Tìm hiểu những suy nghĩ, thái độ của tác giả đối với xã hội và con người đương thời qua đó nêu lên được ước muốn cũng như thông điệp mà ông muốn gởi đến cho tất cả mọi người.                    

- Nêu lên một số kiến nghị đối với việc dạy và học môn văn học nước ngoài trong nhà trường

1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu

      - Xã hội thượng lưu Anh được miêu tả như thế nào qua tác phẩm này?

      - Thái độ của tác giả như thế nào khi miêu tả giới thượng lưu?

      - Tác giả có đưa ra đề xuất nào để cải thiện xã hội không? trường.



1.3. Phạm vi nghiên cứu         

Bài nghiên cứu này chỉ đề cập đến xã hội thượng lưu nước Anh thế kỉ 19 và sự thối nát, suy đồi của nó. Dữ liệu nghiên cứu chỉ giới hạn trong tiểu thuyết Vanity Fair, Hội chợ phù hoa và trong các tác phẩm có liên quan.



2. CƠ SỞ LI THUYẾT

2.1. Hoàn cảnh lịch sử         

Xã hội Anh thế kỉ 19 trải qua một sự biến đổi phức tạp về cơ cấu xã hội. Xung đột xã hội gay gắt, mâu thuẫn giữa lao động và tư bản nổi lên hàng đầu khiến quần chúng nhân dân mất dần lòng tin  với dân chủ - tư bản. Văn học hiện thực Anh hình thành, nở rộ trong bầu không khí căng thẳng đó, các nhà hiện thực như nhận thức được những sự thật đen tối của thời kì hoàng kim – dưới sự cai trị của nữ hoàng Victoria cũng như sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản. Điều này đã thực sự hấp dẫn các nhà văn Anh như Dickens, Thackeray, Bronte etc.



2.2. Trào lưu văn học trong thời kì của Thackeray

Khuynh hướng chủ đạo của văn học Anh thế kỉ 19 là chủ nghĩa hiện thực phê phán. Trào lưu này ra đời và phát triển từ những năm ba mươi của thế kỉ 19 trong thời kì những cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng dâng cao, chủ yếu giữa tầng lớp nhân dân lao động với tầng lớp địa chủ và tư bản. Khi đó người ta bắt đầu nhận ra rằng chủ nghĩa lãng mạn giờ đây quá trìu tượng, quá cao xa, quá cách biệt với thế giới thực tại. Cống hiến lớn nhất của chủ nghĩa hiện thực Anh là trong những sáng tác ưu tú, các tác giả đã biết hưởng ứng những vấn đề chủ yếu do xung đột cơ bản của thời đaị đề xuất – đó là xung đột giữa tư bản và vô sản.

2.3. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Thackeray

2.3.1  Sơ lựơc về tiểu sử của Thackeray

Thackeray sinh ngày 18 tháng 7 năm 1811 ở Calcutta, bố là một viên chức ở Ấn độ. Sớm mồ côi cha, ông trở về Anh từ nhỏ. Rời trường Đại học Cambridge sau hai năm theo học, Thackeray du lịch qua nhiều nước châu Âu, bấy giờ ông còn giàu có nhờ tài sản của cha để lại, Về sau, bị phá sản, ông gia nhập giới trí thức nghèo, trở thành nhà văn, nhà báo chuyên nghiệp.



2.3.2 Sự nghiệp văn chương

Cũng như Charles Dickens, Thackeray khởi đầu sự nghiệp văn chương bằng một hình thức mà cả hai người đều gọi là kí hoạ, phác thảo. Đó là một hình thức thích hợp với nghề báo. Nhưng tới thời của Thackeray, nó đã một nghĩa bóng, mở rộng cho cả những tác phẩm khắc họa được những chân dung sắc sảo, đồng thời bao quát được một số bức tranh xã hội. Nhìn chung, tác phẩm của Thackeray có sức mạnh khái quát để châm biếm và phê phán thói tham tiền và quyền lực, thói kiêu căng bất trị, thói "quỵ luỵ với người trên, tài nhẫn với kẻ dưới" của những người thượng lưu. Ông còn là một nhà tâm lý sắc sảo khi phản ánh những vấn đề của con người thời đại.



3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bài nghiên cứu áp dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, trong đó cơ sở lý thuyết của bài nghiên cứu dựa trên những nguồn tài liệu có liên quan như liệt kê dưới đây, kèm theo đó là một vài phần phân tích những nhân vật quan trọng trong tiểu thuyết như lão Pitt, hầu tước Steyne, Rebecca Sharp etc.

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập chủ yếu từ cuốn tiểu thuyết Vanity Fair của Thackeray và cuốn Hội chợ phù hoa -  bản dịch sang tiếng Việt của Trần Kiêm cùng một số tài liệu có liên quan.

4.  KẾT QUẢ

4.1 Xã hội thượng lưu Anh thế kỉ 19 là một xã hội thối nát với đủ mọi thói hư tật xấu của những người đương thời

4.1.1 Quyền lực vô hạn của đồng tiền

Trong xã hội thượng lưu Anh, người ta coi trọng đồng tiền hơn cả tình thân, họ ngã giá cho tất cả mọi thứ. Đồng tiền ở đây có một sức mạnh thật to lớn, nó có thể biến đổi cả tâm tính, tình cảm của con người, trở nên tốt hơn hoặc xấu hơn, nhưng tất cả cũng chỉ vì tiền mà thôi.



4.1.2 Sự tôn sùng danh tiếng và địa vị xã hội

Bên cạnh đồng tiền, địa vị xã hội luôn là mục tiêu, chân lý, chuẩn mực cho sự "làm nên" của một người trong Vanity Fair. Trong tác phẩm, tác giả đã chỉ ra có những ngưòi vì cố leo lên địa vị cao trong xã hội, đã nhẫn tâm chà đạp lên mọi thứ tình cảm cao đẹp của con người để rồi lại bị "hất cẳng" ra khỏi chốn phù phiếm xa hoa đó với một kết cục bi thảm.

4.1.3 Sự suy đồi về đạo đức

Qua tác phẩm, tác giả còn vạch trần sự suy đồi, sa đoạ của những con người "cao quý" trong xã hội thượng lưu. Đó là sự keo kiệt bủn xỉn, ngu dốt, sa đoạ của lão Pitt, sự khôn ngoan, lọc lõi và tàn nhẫn của Hầu tước Steyne hay sự xảo quyệt, khôn khéo, nhẫn tâm và đểu giả của Becky hay một số nhân vật khác.



4.1.4. Thái độ của tác giả đối với con người và xã hội đương thời

Trong Vanity Fair, không phải lúc nào tác giả cũng có thái độ đả kích, châm biếm, trong nhiều đoạn văn, ông nhiệt tình ca ngợi những tình cảm tốt đẹp của con người nổi bật trên cái nền đen thẩm của cả xã hội. Ông tạo mọi cơ hội để nhân vật của mình nói lên suy nghĩ, tâm tư cũng như cố gắng bao biện, giả thích cho sự sa đoạ, xấu xa của nhân vật. Qua đó ông còn nói lên suy nghĩ của mình, đó là muốn cải tạo xã hội bằng hoà giải, bằng tình cảm giữa người với người.

4.2. Giá trị phê phán và giá trị hiện thực của tác phẩm

Vanity Fair, tác giả đã xây dựng một loạt hình ảnh châm biếm về các ông chủ "đáng kính" nước Anh, đó là quí tộc đại thần ở triều đình, quí tộc địa chủ ở nông thôn, các nhà tư bản, nghị sĩ, ngoại giao, giáo sĩ. sĩ quan vv… Sự miêu tả này khách quan dẫn tới kết luận về tình trạng thối nát chung của các tầng lớp thống trị, về tính đê tiện, tần nhẫn của giới tư bản, một hội chợ to lớn, hỗn tạp, nơi tất cả đều là vật mua bán. Tác phẩm khiến ông nổi tiếng bởi sức mạnh phê phán, ý nghĩa khái quát, nghệ thuật châm biếm sâu cay và miêu tả tâm lý sắc sảo.



4.3. Một số hạn chế của tác giả

Trong tác phẩm, Thackeray xen vào khá nhiều những lời bình luận ngoại đề, làm chậm nhịp độ kể chuyện, ở một số đoạn, chúng có thể làm lỏng kết cấu chuyện. Hơn nữa, giọng văn mỉa mai cũng khiến cho những đoạn bình luận ngoại đề giảm tính chất trữ tình, chủ quan vốn có. Mặt khác, do không liên hệ với các phong trào tiến bộ của thời đại, nên trong tác phẩm, Thackeray đã thuyết giáo, tìm cứu cánh ở những con người, ở những nguyên lý đạo đức mà chính ông chế giễu.



5. KẾT LUẬN

Bài nghiên cứu này đã cung cấp cho bạn đọc yêu văn học nói chung và văn học Anh nói riêng một cái nhìn toàn diện và sâu sắc đối với những vấn đề chính trị, xã hội của nước Anh thế kỉ 19. Xã hội thượng lưu cao quý, dưới ngòi bút của Thackeray,đã hiện nguyên hình là một xã hội suy đồi, mục nát với những con người vị kỉ, tham lam không dừng bước trước bấy kỳ một mưu mô nào, một hành động đê tiện nào để cố giành lấy cho được sự giàu sang phú quý.



Thông qua đó, bạn đọc cũng sẽ rút ra được những bài học đạo đức, những triết lý sống cho riêng mình, để ngày càng hoàn thiện bản thân, sống tốt hơn cho mình và cho cả xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO  
 In Vietnamese

  1. Đặng Anh Đào và các tác giả khác (2007), Văn học Phương Tây, Hà Nội: Nxb Giáo dục

  2. Michael Alexander – Dịch giả Cao Hùng Luynh (2006). Lịch sử văn học Anh quốc, Văn hóa thông tin.

  3. Lê Hồng Sâm, Đặng Thị Hạnh (1985), Văn học Lãng mạn và văn học Hiện thực phương Tây thế kỉ 19, Nxb ĐH&TH chuyên nghiệp.

  4. Lê Nguyên Cẩn (2006), Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường – WILLIAM MAKEPEACE THACKERAY. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm.

  5. Trần Kiêm (1988), Hội chợ phù hoa. Hà Nội: Nxb Văn học.

In English

  1. Nguyen, C. T. (2002), English Literature, Hanoi: Giao duc publishers.

  2. Thackeray, W. M. (1995), Vanity Fair: A novel without a hero, New York: Twayne Publishers.

  3. Nguyen, X. T. (1997), A history of English and American Literature, Hanoi: Thegioi Publishers.

  4. Peters, C. (1987), Thackeray’s Universe: Shifting worlds of Imagination and Reality, New York: Oxford University Press.








tải về 35.29 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương