Ban tuyên giáO ĐẢng cộng sản việt nam



tải về 49.78 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích49.78 Kb.
#13264

HUYỆN UỶ CHÂU ĐỨC

BAN TUYÊN GIÁO

*


ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Châu Đức, ngày 02 tháng 12 năm 2014

Số 38 -CV/BTG

V/v gửi đề cương tuyên truyền kỷ niệm

50 chiến thắng Bình Giã (1964-2014).






Kính gửi:

- Các chi, đảng bộ trực thuộc;




- Các đoàn thể chính trị - xã hội huyện;




- Phòng Văn hóa & Thông tin;




- Đài truyền thanh huyện.


- Hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 chiến thắng Bình Giã (02/12/1964-02/12/2014).

- Thực hiện công văn số 1009-CV/BTGTU ngày 01/12/2014 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Huyện uỷ sao gửi đề cương tuyên truyền kỷ niệm 50 chiến thắng Bình Giã (02/12/1964-02/12/2014) đến các cơ quan, đơn vị.

- Đề nghị các đơn vị căn cứ tình hình thực tế tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm phù hợp, thiết thực. Thông qua công tác tuyên truyền khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của Chiến thắng Bình Giã trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước.

- Phòng Văn hoá và Thông tin huyện hướng dẫn, tổ chức các hình thức tuyên truyền trực quan, thông tin lưu động phù hợp; chỉ đạo cơ quan chuyên môn và ngành cấp dưới thực hiện tốt công tác tuyên truyền, cổ động, góp phần làm phong phú, sinh động các hoạt động kỷ niệm trước, trong và sau dịp kỷ niệm.

- Đài truyền thanh huyện mở chuyên mục tuyên truyền, đưa tin, bài phản ánh các hoạt động kỷ niệm.

*Lưu ý: Ban Tuyên giáo gửi tài liệu lên trang thông tin điện tử huyện Châu Đức, các đơn vị vào địa chỉ http://chauduc.baria-vungtau.gov.vn/download-tai-lieu/ để tải đề cương tuyên truyền về và tổ chức thực hiện.

(Gửi kèm Đề cương tuyên truyền).


Nơi nhận:

- TT Huyện ủy (b/c);

- Như kính gửi;

- Lưu VT.




TRƯỞNG BAN
Bùi Văn Mẫn

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN

Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Bình Giã

(02/12/1964 - 02/12/2014)
I. Chiến thắng Bình Giã, làm phá sản chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ

1. Bối cảnh lịch sử

Tháng 1-1961, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã họp để đánh giá tình hình miền Nam sau khi phong trào Đồng khởi thành công và vạch ra phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam. Sau khi phân tích tình hình Bộ Chính trị quyết định đẩy mạnh hơn nữa cuộc đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị; tiến công địch cả 2 mặt chính trị và quân sự; ra sức xây dựng lực lượng chính trị và quân sự; xây dựng và mở rộng căn cứ địa, tạo điều kiện và nắm mọi thời cơ để đánh đổ chính quyền Mỹ-Diệm. Bộ Chính trị quyết định giao cho Quân ủy Trung ương và Ban Thống nhất giúp Trung ương chỉ đạo công tác quân sự ở miền Nam, quyết định kiện toàn Trung ương cục miền Nam và kiện toàn các cấp uỷ, tăng cường cán bộ, tăng cường việc tiếp tế các phương tiện, vũ khí, tài chính và mở rộng giao thông liên lạc với miền Nam.

Bước sang năm 1964, phong trào tiến công và nổi dậy của quân và dân ta ở Miền Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng ngày càng phát triển mạnh mẽ, dâng lên đều khắp cả ba vùng chiến lược: đô thị, nông thôn đồng bằng và rừng núi.

Về phía địch, nội bộ nguỵ quân, nguỵ quyền mâu thuẫn gay gắt, tiếp tục cấu xé nhau, tình hình chính trị của địch ở Miền Nam bị khủng hoảng kéo dài. Để cứu vãn nguy cơ thất bại, từ tháng 3-1964, đế quốc Mỹ thực hiện kế hoạch mới, kế hoạch Giônxơn - Mắc Namara nhằm bình định miền Nam trong vòng 2 năm (1964-1965). Chúng lập ra bộ chỉ huy liên hợp Việt-Mỹ, trùm lên bộ máy nguỵ quân, nguỵ quyền, đẩy chiến lược chiến tranh đặc biệt lên đến đỉnh cao, chúng tăng thêm 6.000 cố vấn và lính chiến đấu Mỹ, đưa số quân Mỹ ở miền Nam lên 2 vạn tên vào cuối năm 1964.

Về phía ta, Trung ương Cục đề ra nhiệm vụ của cách mạng miền Nam trong năm 1964-1965 là: "ra sức động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tranh thủ thời cơ liên tục tiến công địch, kiên quyết đánh bại kế hoạch Giônxơn - Mắc Namara, làm cho mưu đồ tập trung quân đánh phá có trọng điểm và gom dân lập "ấp chiến lược" của địch bị thất bại nặng nề làm cho sinh lực của chúng bị tổn thất nhiều hơn nữa, đồng thời khẩn trương xây dựng thực lực ta, đặc biệt là xây dựng lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân, tạo ra những điều kiện cần thiết để năm sau có thể mở ra cục diện to lớn cho phong trào, tiến lên giành thắng lợi quyết định.

Để thực hiện quyết tâm chiến lược trên, ngay từ đầu tháng 5 năm 1964, Bộ chỉ huy Miền đã tổ chức các đoàn cán bộ đi khảo sát, chuẩn bị chiến trường trên hai hướng Bà Rịa và khu vực đường 20, Hoài Đức - Tánh Linh (Bình Thuận - Quân khu 6). Sau khi phân tích tình hình thực tế ở Chiến trường, Bộ chỉ huy Miền quyết định mở đợt tấn công Đông Xuân 1964-1965 trên toàn chiến trường trên địa bàn rộng 500km2 và chọn địa bàn thuộc 4 tỉnh: Bà Rịa, Biên Hoà, Long Khánh, Bình Thuận, trong đó Bà Rịa là hướng chủ yếu lấy khu vực "ấp chiến lược" Bình Giã làm điểm khơi ngòi mở màn cho chiến dịch.

Bình Giã nằm trong biệt khu Phước Biên (gồm Phước Tuy, Biên Hoà và Long Khánh) của địch, gồm Đức Thạnh, Xuyên Mộc (thuộc Bà Rịa) và quận Tánh Linh, Hoài Đức (thuộc Bình Thuận). Đây là một địa bàn quan trọng đối với địch về quân sự, chính trị, kinh tế. Xung quanh Bình Giã và hệ thống phòng thủ này, một lực lượng quân sự hùng hậu gồm nhiều đơn vị chủ lực quân nguỵ được trang bị vũ khí hiện đại, có sự hướng dẫn trực tiếp của các cố vấn Mỹ. Ngoài lực lượng địa phương, địch còn tăng cường cho khu vực này 1 tiểu đoàn biệt động, 1 chi đội cơ giới, 2 trung đội pháo 105mm, chưa kể lực lượng cơ động của quân đoàn 3 nguỵ gồm 3 tiểu đoàn biệt động quân, tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến, lữ đoàn dù, trung đoàn cơ giới M113… chi viện trực tiếp và sẵn sàng ứng cứu cho đặc khu bất kể lúc nào.

Về phía ta, tuy cơ sở cách mạng ở đây phát triển chưa đều nhưng địa bàn này có ý nghĩa quan trọng và xung yếu về chiến lược để mở rộng căn cứ địa miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ với hành lang nối thông ra biển, lập bến tiếp nhận hàng viện trợ từ Bắc vào; tạo bàn đạp lâu dài uy hiếp địch từ phía Đông Bắc Sài Gòn. Đây là lý do ta chọn và mở chiến dịch Bình Giã nhằm tạo thắng lợi quyết định trên chiến trường Miền Nam lúc bấy giờ.

Về bộ đội địa phương (tỉnh, huyện), toàn tỉnh Bà Rịa có 2 đại đội 440 và 445, mỗi huyện có một trung đội. Lực lượng dân quân du kích, mỗi xã có từ một đến hai tiểu đội và trong mỗi ấp có từ một đến hai tổ du kích mật. Nhìn chung, trên địa bàn toàn tỉnh, lực lượng vũ trang cách mạng ở địa phương có nhiều hoạt động nhỏ lẻ và có hiệu quả, phối hợp tốt với lực lượng chính trị quần chúng. Như vậy, với chiến dịch lớn đầu tiên ta đã ra quân trong bối cảnh tương quan lực lượng giữa ta và địch có nhiều chênh lệch. Nhưng yếu tố cơ bản đảm bảo cho chiến dịch giành nhiều chiến thắng cũng đã xuất hiện và hội đủ.

2. Diễn biến chiến dịch

Cuối tháng 10 năm 1964, bộ đội tỉnh, bộ đội huyện Châu Đức và du kích xã Ngãi Giao bắt đầu tiến công Bình Giã. Lực lượng ta tổ chức 2 mũi. Một mũi, một đại đội đánh vào phía cổng chính phía đồi Đức mẹ nhà thờ làng 2. Lực lượng còn lại làm thế đội dự bị. Lực lượng ta tổ chức tiếp cận và ém quân sẵn gần cổng chính.

Theo thường lệ, đúng 6 giờ sáng, địch sẽ mở cổng ấp cho bà con ra đồng làm việc, ta quyết định lợi dụng thời gian này để nổ súng đồng loạt và tràn vào trong cổng ấy. Ngay trong trận đầu tiên, ta đã tiêu diệt được nhiều tên. Phát huy ưu thế bất ngờ, chớp nhoáng ta tiến thẳng vào đánh chiếm làng 2, bắt sống tên hiến binh ác ôn và phát triển đánh chiếm làng 3. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt giữa ta và địch. Lực lượng ta phải phân tán đánh địch phản kích, chiếm lại các mục tiêu tuyên truyền với những giáo dân bị địch lợi dụng. Hai ngày sau, lực lượng ta lại đánh vào làng 1 tiêu diệt nhiều sinh lực địch rồi nhanh chóng rút lui.

Một tuần sau, trận tiến công lần thứ ba của bộ đội 440 và 445 vào cả ba ấp. Lần này thì địch đã tổ chức lại việc bố phòng và phản kích quyết liệt. Từ sáng đến 3 giờ chiều quân ta mới tiến vào chiến lược ấp 1. Để đối phó, địch huy động 60 máy bay lên thẳng đổ một tiểu đoàn biệt động quân số 38 xuống ứng cứu Bình Giã. Cuộc đọ súng diễn ra quyết liệt hơn 2 lần trước. Bộ đội ta lại rút ra sau khi nắm chắc khả năng phòng thủ và ứng phó của địch.

Ba trận đánh liên tiếp của Bộ đội 440-445 tỉnh Bà Rịa vào Bình Giã đã giúp đoàn cán bộ tham mưu Miền xác định được mục tiêu chiến dịch. Yêu cầu giải phóng địa bàn được đặt ra sau yêu cầu tiêu diệt sinh lực địch. Bình Giã được chọn làm điểm mở màn chiến dịch thay cho Hoài Đức - Tánh Linh (Bình Thuận).

Cùng với cánh tham mưu, các đoàn hậu cần, quân nhu, quân giới, quân y Miền cũng khẩn trương chuẩn bị mọi mặt cho chiến dịch. Bộ đội 440 và 445 tỉnh vinh dự được giao nhiệm vụ phối hợp với phân đôi chủ lực đột phá và trụ lại trong ấp chiến lược Bình Giã, mở màn chiến dịch, tạo điều kiện cho đơn vị bạn tiêu diệt viện binh. Vào đợt, đại đội 440 được bố trí là lực lượng dự bị. Đại đội 445 được bổ sung con số 140 người, trang bị khá mạnh.

Ba giờ sáng ngày 2/12/1964, tiếng súng mở màn chiến dịch Bình Giã nổ ra. Chiến dịch trải qua hai đợt tiến công.

Đợt 1 (Từ 2-17/12/1964) tiến công ấp chiến lược Bình Giã và một số cứ điểm để khơi ngòi, đánh bại cuộc hành quân “Bình Tuy 33” của quân Sài Gòn đến giải toả, diệt gọn Chi đoàn thiết giáp 3;

Đợt 2 (27/12/1964-3/1/1965) tập trung toàn bộ lực lượng, cài thế, kéo địch đến để đánh những trận quyết định bằng các hình thức tập kích, phục kích, đánh quân đổ bộ đường không). Đến ngày 7/3/1965, Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh kết thúc bước phát triển của chiến dịch. Quân và dân ta đã giành những thắng lợi to lớn.

3. Kết quả chiến dịch

Trận đánh Bình Giã là một trận đánh kéo dài nhất và thắng lợi nhất từ trước đến nay của quân và dân miền Nam. Tổng cộng ta đã diệt và làm bị thương trên 1.700 (có hàng chục cố vấn Mỹ), bắt gần 300 địch, trong đó diệt gọn Tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến 4, Tiểu đoàn biệt động quân 33 và một chi đoàn xe cơ giới M113 (thuộc Thiết đoàn 1), đánh thiệt hại 3 tiểu đoàn khác và nhiều đại đội, bắn rơi, phá hỏng 56 máy bay, (chủ yếu là máy bay trực thăng), phá huỷ 45 xe quân sự (phần lớn là xe M113, trong đó có 2 xe tăng M41), thu hơn 1.000 súng các loại và gần 100 máy thông tin.

Ta đã cơ bản giải phóng phần lớn vùng nông thôn các huyện Châu Đức, Long Đất, Xuyên Mộc và một bộ phận huyện Xuân Lộc, mở rộng căn cứ kháng chiến từ Châu Pha, Hắc Dịch, Đông Tây lộ 2 nối liền với chiến khu D và các tỉnh thuộc khu 6, mở ra các bến bãi và tuyến giao thông liên hoàn để tiếp nhận vũ khí của Trung ương chi viện theo đường Hồ Chí Minh trên biển.

Thắng lợi của quân và dân miền Nam và thất bại của địch đã làm thay đổi so sánh lực lượng trên chiến trường theo hướng có lợi cho quân và dân miền Nam. Lực lượng vũ trang giải phóng với ba thứ quân đã lớn mạnh vượt bậc. Vùng giải phóng đã mở rộng, chiếm phần lớn lãnh thổ miền Nam, trở thành hậu phương trực tiếp và vững chắc của cách mạng miền Nam. Trong vùng giải phóng, quyền làm chủ thuộc về nhân dân, trật tự xã hội mới xuất hiện, ruộng đất của bọn Việt gian bị tịch thu và chia cho nông dân thiếu ruộng. Trong khi đó, về phía địch, chỗ dựa chủ yếu của “chiến tranh đặc biệt“ là nguỵ quân, nguỵ quyền; hệ thống “ấp chiến lược” và thành thị đều bị lung lay tận gốc. Quân ngụy đứng trước nguy cơ tan vỡ. Hầu hết các lực lượng vũ trang địa phương của địch bị tan rã, chủ lực ngụy không chống đỡ nổi những quả đấm của chủ lực quân giải phóng. Hệ thống “ấp chiến lược” bị sụp đổ đến 4/5, các tầng lớp trung gian ngày càng ngả về xu hướng chống Mỹ, ủng hộ hoà bình, trung lập.



II. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm

1. Nguyên nhân thắng lợi:

- Sự lãnh đạo và chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quân uỷ Miền đối với chiến trường miền Nam nói chung và chiến dịch Đông Xuân 1964-1965, với quyết tâm đánh bại " chiến tranh đặc biệt" nói riêng là chuẩn xác, kịp thời và sáng suốt

- Thực tiễn chiến đấu trên chiến trường miền Nam trong thời điểm này, phản ánh quyết tâm cao nỗ lực lớn của quân dân miền Đông Nam Bộ, nhất là phong trào đấu tranh rộng mạnh của quân dân khu Sài Gòn - Gia Định tác động tích cực cổ vũ quân dân ta trên chiến trường, nhằm đánh bại "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ nguỵ

- Sự chi viện của miền Bắc, hậu phương lớn của cả nước, đối với miền Nam ngày càng nhiều nhân vật, tài lực và binh khí kỹ thuật cho chiến trường miền Nam trong đó không ít vũ khí đạn dược phục vụ chiến dịch Đông Xuân 1964-1965, nhằm đánh thắng Mỹ nguỵ trên chiến trường Bình Giã.

- Nguyên nhân về tổ chức lãnh đạo và chỉ huy tác chiến của Đảng ta ở chiến trường miền Nam có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong chiến đấu và chiến thắng quân địch trên chiến trường miền Nam nói chung và chiến thắng trên chiến trường Bình Giã nói riêng.

- Một nguyên nhân cơ bản có ý nghĩa quyết định thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, đó là "con người" làm nên chiến thắng-chiến thắngBình Giã rất vẻ vang!



2. Ý nghĩa lịch sử

- Đối với cách mạng miền Nam

+ Chiến thắng của chiến dịch Bình Giã đã chứng minh cho tính đúng đắn về đường lối cách mạng miền Nam của Đảng.

+ Chiến thắng của chiến dịch Bình Giã chứng tỏ sự trưởng thành của quân đội ta về về chiến thuật - chiến dịch và nghệ thuật chỉ đạo tác chiến.

+ Chiến thắng của chiến dịch Bình Giã đưa đến sự thay đổi lực lượng so sánh có lợi cho ta, bất lợi cho địch.

+ Chiến dịch Bình Giã là một cái mốc thắng lợi thứ hai sau mốc Đồng Khởi. Thắng lợi Bình Giã đã làm cho chiến tranh đặc biệt của địch thất bại, làm chuyển biến cục diện cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trên chiến trường miền Nam.

- Đối với đế quốc Mỹ và tay sai, chiến thắng Bình Giã đã đặt dấu chấm hết cho “chiến tranh đặc biệt" và buộc đế quốc Mỹ phải đưa quân tham chiến, chuyển sang chiến lược Chiến tranh cục bộ ngày càng sa lầy và lún sâu vào Việt Nam.

3. Bài học kinh nghiệm

- Chủ trương đúng đắn của Trung ương Đảng và Trung ương Cục, quyết tâm chiến đấu, táo bạo, thông minh của lực lượng vũ trang cách mạng, kết hợp với thực tiễn phong phú, sôi động của phong trào cách mạng địa phương.

- Tinh thần đoàn kết và sự phối hợp tác chiến giữa quân dân địa phương và bộ đội chủ lực

- Xây dựng căn cứ địa cách mạng, hậu phương kháng chiến vững chắc, phát huy vai trò của hậu phương tại chỗ.

- Thể hiện rõ sức mạnh tổng hợp được tạo nên bởi mối quan hệ giữa các mũi tấn công quân sự kết hợp với binh vận và đấu tranh chính trị.

III. Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Sau chiến dịch Bình Giã lực lượng vũ trang tỉnh Bà Rịa đã không ngừng lớn mạnh, tổ chức và tham gia nhiều chiến dịch quy mô lớn, hiệu quả chiến đấu cao, đóng góp quan trọng vào thắng lợi chung của Đảng bộ và nhân dân Bà Rịa-Vũng Tàu trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những năm qua, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã và đang nỗ lực phấn đấu xây dựng tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp và cảng biển theo hướng hiện đại vào năm 2015 như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V đã đề ra.

Riêng trong 9 tháng đầu năm 2014, các ngành, lĩnh vực kinh tế của tỉnh tuy vẫn còn khó khăn, nhưng đã có những chuyển biến tích cực, các chỉ tiêu kinh tế cơ bản đạt, vượt kế hoạch đề ra. Tổng doanh thu thương mại - dịch vụ tăng 15,33% (KH 14,12%). Xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng khá cao, trừ dầu khí đạt 1,894 tỷ USD, tăng 26,09%; Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tiếp tục ổn định, tăng 5,18% (KH 4,46%). Trong đó, nông nghiệp tăng 4,45%, lâm nghiệp tăng 1,99%, ngư nghiệp tăng 6,04%.… Các hoạt động giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa và thể dục - thể thao đều triển khai đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ được giao. An sinh xã hội được bảo đảm, chính sách đối với người lao động, người có công, người nghèo, đồng bào dân tộc và các đối tượng bảo trợ xã hội được quan tâm thực hiện. Quốc phòng an ninh được giữ vững, tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định.



* *

*

Chiến dịch Bình Giã diễn ra cách đây đã 50 năm, nhưng tinh thần chiến thắng Bình Giã vẫn luôn gần gũi và hiện hữu trong mỗi chúng ta, trong mỗi phong trào hành động cách mạng của quần chúng, trong mỗi bước chuyển mình của tiến trình cách mạng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Kỷ niệm Chiến thắng Bình Giã, chúng ta cần phát huy tinh thần cách mạng chiến đấu, chủ động tấn công, tinh thần tự lực tự cường, gắn bó mật thiết với nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ công cuộc đổi mới đất nước trong giai đoạn mới.



Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Bình Giã, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu quyết tâm thi đua lập thành tích chào mừng đại hội đảng bộ các cấp, hướng tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI, đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, nỗ lực phấn đấu xây dựng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu sớm trở thành tỉnh công nghiệp và cảng biển hiện đại vào năm 2015./.





Каталог: documents -> 10180
10180 -> Ubnd thành phố ĐÀ NẴng sở VĂn hóA, thể thao và du lịCH
10180 -> ĐƠN ĐỀ nghị Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
10180 -> Căn cứ Luật dược số 34/2005-qh-11 ngày 14 tháng 6 năm 2005
10180 -> Ubnd thành phố ĐÀ NẴng sở VĂn hoá, thể thao
10180 -> Ủy ban nhân dân huyện long đIỀn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
10180 -> QUẬN Ủy cẩm lệ Số -kh/qu đẢng cộng sản việt nam
10180 -> Ủy ban nhân dân huyện long đIỀN
10180 -> Ủy ban nhân dân huyện long đIỀN
10180 -> Ủy ban nhân dân huyện long đIỀN
10180 -> CÁc hành VI trong lĩnh vựC ĐƯỜng bộ TĂng mức xử phạt nhóm hành VI vi phạm quy định về nồng độ cồn

tải về 49.78 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương