Ban thưỜng vụ Số: /bc-btv cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 47.54 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích47.54 Kb.
#17700

HỘI LHPN HUYỆN CHỢ GẠO

BAN THƯỜNG VỤ


Số: /BC-BTV



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc




Chợ Gạo, ngày tháng 10 năm 2015

Dự thảo

BÁO CÁO

Tổng kết thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề,

tạo việc làm giai đoạn 2010 – 2015’

------------
Thực hiện Kế hoạch số 40/KH-BTV ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Tiền Giang, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chợ Gạo báo cáo tổng kết thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015” trên địa bàn huyện cụ thể như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

- Chợ Gạo có 18 đơn vị xã và 01 thị trấn với 45.749 hộ ở 135 ấp, khu phố. Đa số người dân sống bằng nghề nông, số hộ nghèo của huyện là 1.717 hộ, trong đó phụ nữ chủ hộ nghèo là 808 hộ.

- Việc triển khai Đề án tại huyện về cơ bản đã được sự đồng thuận, nhất trí của lãnh đạo địa phương, sự hưởng ứng của các tầng lớp phụ nữ và người dân trong cộng đồng, sự phối hợp tham gia của các ngành liên quan.

- Qua triển khai thực hiện Đề án đã giúp cho phụ nữ thụ hưởng trực tiếp và gián tiếp được trang bị kiến thức về việc làm và được học nghề… từ đó áp dụng trong cuộc sống góp phần tăng thu nhập gia đình, hỗ trợ phụ nữ chủ động tham gia phát triển kinh tế - xã hội góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo - việc làm, nâng cao vị thế, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.



II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 295

1. Công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện đề án

- Trên cơ sở Kế hoạch hàng năm của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện cùng cơ sở nắm bắt tâm tư nguyện vọng của hội viên, phụ nữ, xây dựng kế hoạch chỉ đạo cơ sở thực hiện.

- Từ huyện đến cơ sở đều có thành viên tham gia Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia giảm nghèo - việc làm cùng cấp.

- Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện chủ động kết hợp các ngành tổ chức mở lớp dạy nghề cho hội viên, phụ nữ theo nhu cầu.

- Hàng năm xây dựng kế hoạch truyền thông hướng dẫn thực hiện Đề án 295, có chọn điểm, diện và nhân rộng đến chi, tổ hội, có phát động thi đua trong hội viên, phụ nữ, có đánh giá việc thực hiện Đề án hàng năm, nhân rộng điển hình.

- Tổ chức triển khai trong hội viên, phụ nữ giúp cho lao động nữ hiểu sâu, hiểu chính xác về nội dung Đề án học nghề, việc làm về các chế độ chính sách Nhà nước quan tâm tạo mọi điều kiện tốt cho lao động học nghề, nhất là lao động vùng nông thôn, lao động thuộc hộ nghèo, hộ chính sách, đồng thời hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật áp dụng kiến thức sản xuất để đem lại thu nhập và cải thiện cuộc sống gia đình.



2. Kết quả thực hiện các hoạt động của Đề án

2.1. Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về học nghề

Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về dạy nghề - việc làm cho phụ nữ. Qua 5 năm triển khai được 315 cuộc có 11.025 người dự. Đồng thời còn kết hợp với Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện. Đài Truyền thanh xã, thị trấn chuyển tải các nội dung đào tạo nghề, việc làm cho lao động nữ theo Đề án 295.



2.2. Hoạt động tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nữ

Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện kết hợp cùng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tư vấn, tuyên truyền hỗ trợ dạy nghề thông qua các đợt tư vấn trực tiếp tại các xã, thị trấn để lao động có nhu cầu đăng ký tham gia các lớp nghề hoặc giới thiệu việc làm cho các công ty, doanh nghiệp. Số cuộc tư vấn qua 5 năm là 157 cuộc có 4.850 lượt người dự. Số lao động nữ được giới thiệu việc làm trong và ngoài huyện, tỉnh là 2.350 người.



2.3. Hoat động điều tra khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nữ

Hàng năm huyện và cơ sở tổ chức điều tra khảo sát nhu cầu học nghề và xây dựng kế hoạch đăng ký mở lớp với Trung tâm Dạy nghề, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kết quả 5 năm có 76 cuộc điều tra với 3.870 lao động có nhu cầu và kết hợp giới thiệu đến Trung tâm Dạy nghề huyện liên kết với các công ty trên địa bàn huyện để được tư vấn học nghề và có việc làm ổn định.



2.4 Hoạt động hỗ trợ lao động nữ học nghề

Trong 5 năm được hỗ trợ các lớp sau:

+ Cấp tỉnh hỗ trợ mở 7 lớp, có 210 chị theo học nấu ăn, làm bánh kem ở các xã Hoà Định, thị trấn Chợ Gạo, Tân Thuận Bình, Long Bình Điền, Mỹ Tịnh An, Hoà Tịnh, Tân Bình Thạnh có 210 chị em tham gia trong đó có 14 hộ nghèo.

+ Cấp huyện mở 48 lớp tiểu thủ công nghiệp, trồng thanh long, chăn nuôi, trồng màu có 1.400 chị dự trong đó 100 chị hộ nghèo.



2.5. Hoạt động hỗ trợ tạo việc làm sau học nghề

- Hàng năm từ huyện đến cơ sở theo dõi đánh giá số chị em có việc làm tại công ty hoặc ở gia đình đạt 98% trên tổng số sau đào tạo 1.575/1.610 chị, cụ thể:

+ Số lao động nữ được giới thiệu vào công ty, doanh nghiệp tuyển dụng là 760 chị.

+ Số lao động tự tạo việc làm tại chỗ 815 chị.

- Số lao động tham gia mô hình Tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp: 100% xã, thị trấn có tổ hợp tác với 600 chị.

- Số lao động nữ được hỗ trợ học nghề việc làm đã thoát nghèo: 95/114 chị.

- Số lao động nữ đã hỗ trợ học nghề, việc làm đã trở thành hộ khá: 850 hộ/1.610 hộ.

- Số lao động nữ được vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm tăng thu nhập sau khi được đào tạo nghề 1.550 chị với số tiền là 7 tỷ 750 triệu đồng để phát triển kinh tế như chăn nuôi bò, heo, trồng màu, trồng thanh long hoặc có vốn mua nguyên vật liệu như: ngoe dừa, lát, lụt bình hoặc mở dịch vụ phục vụ tiệc cưới, liên hoan, mở cơ sở may máy công nghiệp tại gia đình. Sau mỗi chu kỳ sản xuất đánh giá hàng năm có 850 hộ khá.

- Các mô hình tạo việc làm sau học nghề:

+ Tổ phụ nữ trồng rau, màu sạch ở xã Bình Phục Nhứt, Bình Phan có 60 thành viên.

+ Tổ phụ nữ chăn nuôi an toàn sinh học ở An Thạnh Thủy, Hoà Định có 100 thành viên.

+ Tổ phụ nữ may máy công nghiệp ở xã Bình Phục Nhứt, Long Bình Điền, An Thạnh Thủy, Hoà Định, Xuân Đông có 100 thành viên.

+ Tổ phụ nữ thêu, kết cườm ở xã Xuân Đông, Mỹ Tịnh An có 60 thành viên.

+ Tổ phụ nữ trồng ớt ở Bình Ninh có 120 thành viên.

+ Tổ phụ nữ trồng hẹ ở Tân Thuận Bình có 20 thành viên.

+ Tổ phụ nữ may giày, may giỏ xách vải, giỏ xách thân thiện với môi trường ở xã Lương Hoà Lạc, Phú Kiết, Trung Hoà có 130 thành viên.

+ Tổ phụ nữ trồng thanh long ở xã Quơn Long, Tân Thuận Bình, Mỹ Tịnh An có 70 thành viên.

+ Tổ phụ nữ nuôi gà ri ở Phú Kiết, Mỹ Tịnh An có 20 thành viên.

+ Tổ phụ nữ phục vụ tiệc, liên hoan ở thị trấn Chợ Gạo, Tân Thuận Bình, Hòa Tịnh có 30 thành viên.

+ Tổ phụ nữ chăn nuôi bò, trồng màu ở Thanh Bình có 30 thành viên.

+ Tổ phụ nữ bó chổi ở Hoà Định có 50 thành viên.

+ Tổ phụ nữ đan lát, đan lục bình, khung ở Đăng Hưng Phước, Lương Hòa Lạc, Hòa Định, Bình Phan có 100 thành viên.

Hiệu quả từ các tổ liên kết sản xuất giúp các chị phát huy tính đoàn kết, tạo điều kiện giao lưu học tập kinh nghiệm sản xuất, tạo sản phẩm tập trung, tiêu thụ dễ dàng hơn; nâng cao được tay nghề, tận dụng hết thời gian nhàn rỗi có điều kiện tham gia sinh hoạt đoàn thể để được tư vấn tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách luật pháp, các nghị quyết của Hội.

Thông qua các mô hình từng bước hỗ trợ kinh tế gia đình tăng thu nhập, có việc làm ổn định hạn chế các tệ nạn xã hội góp phần phát triển được làng nghề truyền thống của địa phương.

Các đơn vị có phong trào đào tạo dạy nghề tốt như Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Lương Hoà Lạc, Hòa Định, Đăng Hưng Phước, Xuân Đông, Long Bình Điền, Tân Thuận Bình, Thanh Bình, Bình Phục Nhứt, Bình Ninh, Mỹ Tịnh An, Tân Bình Thạnh.

2.6. Thuận lợi và khó khăn trong công tác phối hợp dạy nghề

2.6.1. Thuận lợi

- Sự quan tâm, hỗ trợ của các ngành tỉnh, huyện, sự hợp tác nhiệt tình của Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia giảm nghèo - việc làm từ huyện đến cơ sở về đào tạo nghề cho phụ nữ.

- Nhân rộng mô hình hiệu quả thu hút phụ nữ có việc làm tại địa phương như: nghề tiểu thủ công nghiệp, phát triển mô hình chăn nuôi, trồng trọt…

- Học viên được tư vấn kỹ thuật và được hưởng đầy đủ các chế độ.



2.6.2. Khó khăn

- Khó thu hút học viên vào học ở các trường dạy nghề của huyện vì học viên theo học không có hỗ trợ kinh phí. Trong khi ở các doanh nghiệp, công ty khi vào học thử việc thì được trả lương ngay.

- Ý thức học tập của một số học viên chưa cao, đăng ký học nhưng lại bỏ giữa chừng nên không được thi tốt nghiệp cuối khoá.

2.7. Hoạt động kiểm tra, giám sát đánh giá thực hiện đề án

- Bên cạnh việc dạy nghề, trợ vốn, giới thiệu việc làm, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ còn quan tâm hỗ trợ hướng dẫn thành viên phát triển ngành nghề, phát triển kinh tế có hiệu quả, phát hiện những nhân tố giỏi, mô hình hay để giới thiệu nhân rộng.

- Hàng năm, Hội Liên hiệp Phụ nữ tổ chức kiểm tra đến hộ dân, đồng thời kết hợp cùng các sở ngành tỉnh, ban ngành huyện đi kiểm tra 5 cuộc 60 hộ ngẫu nhiên.

- Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện tổ chức kiểm tra theo kế hoạch hàng năm 19/19 cơ sở. Qua kiểm tra đánh giá đa số lao động được đào tạo vẫn luôn bám nghề và mở rộng mô hình thu hút hội viên tại cơ sở. Qua 5 năm thu hút thêm 1.900 hội viên phụ nữ.



2.8. Kinh phí thực hiện đề án

Qua 05 năm đã mở 55 lớp (tỉnh mở 7 lớp, huyện mở 48 lớp), tổng số có 1.610 học viên theo học, với tổng kinh phí 1,1 tỷ đồng.



III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Mục tiêu, phạm vi, nội dung của dự án

- Đề án đã giúp cho hội viên phụ nữ nâng cao nhận thức góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo - việc làm, phát triển kinh tế - xã hội; chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của huyện.

- Các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ từ huyện đến cơ sở thường xuyên tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nội dung đề án 295 về đào tạo nghề cho hội viên phụ nữ, đặc biệt hội viên phụ nữ trong độ tuổi lao động thông qua họp tổ, nhóm, sinh hoạt câu lạc bộ.

2. Mặt đạt được

- Được sự hỗ trợ từ các ngành, các cấp về kinh phí, giáo viên đã tổ chức mở lớp đào tạo nghề đạt kế hoạch hàng năm.

- Giới thiệu việc làm cho hội viên phụ nữ sau khi tốt nghiệp; giới thiệu những mẫu tiểu thủ công nghiệp mới giúp người lao động phát huy tay nghề.

- Qua 5 năm thực hiện đề án 295 đã đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của lao động nữ, đó là học nghề và việc làm; đã thể hiện rõ chủ trương và chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong công tác hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm; góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động nữ, tạo cơ hội để phụ nữ tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định cuộc sống gia đình, giảm nghèo bền vững, nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.



3. Khó khăn

- Vẫn còn một số lao động chưa quan tâm tham gia đào tạo nghề, sản phẩm nông nghiệp đôi khi trúng mùa nhưng rớt giá.

- Các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp như đan lát, vấn khung còn làm gia công, giá lương thấp hoặc thiếu nguyên liệu phải ngừng và làm việc khác.

- Kinh phí tuyên truyền Đề án cấp huyện, xã chủ yếu thực hiện bằng nguồn kinh phí hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ và các chương trình lồng ghép.



4. Một số bài học kinh nghiệm

- Lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương luôn quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai Đề án tại huyện, xã. Nhiều Hội Liên hiệp Phụ nữ xã đã phát huy vai trò triển khai tốt các hoạt động phù hợp với mục đích, yêu cầu của Đề án đã đề ra.

- Công tác tuyên truyền, triển khai Đề án được thực hiện sáng tạo, linh hoạt, rộng rãi, hiệu quả.

- Có sự đồng thuận hợp tác cao giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ và các ngành, có sự quan tâm hướng dẫn, kiểm tra đánh giá đề án hàng năm; thường xuyên duy trì công tác tuyên truyền và sức phấn đấu của hội viên phụ nữ. Từ đó phát huy tính đoàn kết, giúp đỡ của cộng đồng, nên việc tổ chức thực hiện Đề án đem lại hiệu quả cao.



IV. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 295 GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

1. Mục tiêu

- Tăng cường công tác đào tạo nghề cho phụ nữ là góp phần bảo đảm quyền được học nghề và có việc làm của phụ nữ trong Luật Bình đẳng giới; tăng tỷ lệ lao động nữ được đào tạo nghề và nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của lao động nữ; tạo cơ hội để phụ nữ có thể tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định, giúp xóa đói, giảm nghèo và nâng cao vị thế cho phụ nữ; đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Tạo mọi điều kiện để 100% hội viên phụ nữ trong độ tuổi lao động thường xuyên tiếp cận và hiểu nội dung Đề án 295, giúp hội viên phụ nữ phát huy vị trí vai trò trong gia đình và xã hội, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu mỗi năm đào tạo nghề 02 lớp cho lao động nữ.

2. Nhiệm vụ

- Hằng năm, Hội xây dựng Kế hoạch truyền thông về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc học nghề và việc làm đối với phụ nữ nhằm nâng cao nhận thức, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho phụ nữ.

- Các cấp Hội từ huyện đến cơ sở tăng cường tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề và việc làm để lao động nữ biết và chủ động tham gia học nghề.

- Giám sát, nhân rộng mô hình có hiệu quả, nêu gương điển hình các đơn vị, cá nhân có thành tích dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ; lao động nữ giỏi nghề và tham gia học nghề đạt kết quả cao.

- Phát huy tính sáng tạo trong chiêu sinh, đào tạo.

3. Giải pháp thực hiện

- Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức về học nghề và việc làm; về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với dạy nghề và việc làm cho phụ nữ.

- Dựa vào Kế hoạch thi đua hàng năm có kiểm tra, đánh giá xếp hạng thi đua, khuyến khích khen thưởng những mô hình hay.

4. Kinh phí

- Kêu gọi hợp tác các cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng để bổ sung cho việc thực hiện Đề án.

- Nguồn kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước hàng năm của tỉnh, huyện.

Trên đây là Báo cáo tổng kết thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2020 - 2015” của Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện.




Nơi nhận:

- Hội LHPN tỉnh;



- Lưu VT.

TM. BAN THƯỜNG VỤ

CHỦ TỊCH

Dương Hiền Huệ







Каталог: SiteFolders -> chogao -> 203 -> QLVB
SiteFolders -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông
SiteFolders -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng thcs lập lễ
SiteFolders -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
SiteFolders -> Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
SiteFolders -> B. Nội dung thông báo mời thầu (nội dung sẽ đăng tải)
SiteFolders -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/tt-blđtbxh ngày 29
QLVB -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam ban chỉ ĐẠO ĐỀ ÁN 343
QLVB -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam ban chỉ ĐẠo thực hiệN ĐỀ ÁN 704/TTg

tải về 47.54 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương