Ban thưỜng trựC



tải về 129.53 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích129.53 Kb.
#39094

ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM

TỈNH BÌNH ĐỊNH



BAN THƯỜNG TRỰC

Số: 671 /MTTQ


V/v tuyên truyền Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam – Liên minh

Kinh tế Á Âu



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Bình Định, ngày 04 tháng 8 năm 2016


Kính gửi: - Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thị xã, thành phố;



- Các tổ chức thành viên MTTQ Việt Nam tỉnh.
Căn cứ Công văn số 244-CV/BTGTU, ngày 01/8/2016 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về việc “tuyên truyền Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu” gọi tắt là Hiệp định Việt Nam EAEU FTA, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chuyển “Tài tuyên truyền truyền Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu” do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn (có tài liệu tuyên truyền kèm theo, đồng thời đăng tải trên trang thông tin điện tử Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh) đến Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức thành viên Mặt trận tỉnh, để tổ chức tuyên truyền, phổ biến trong hội, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức thành viên Mặt trận tỉnh triển khai thực hiện.





Nơi nhận:

- Như trên;

- Ban TT UBMTTQVN tỉnh;

- Ban Tuyên giáo UBMTTQVN tỉnh;

- Lưu: VT.


TM. BAN THƯỜNG TRỰC

PHÓ CHỦ TỊCH

(đã ký)


Huỳnh Cao Nhất


TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu

I. Tổng quan về Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu (Hiệp định VN - EAEU FTA)

1. Về đối tác Liên minh Kinh tế Á Âu

Liên minh Kinh tế Á Âu bao gồm 5 Thành viên chính thức là LB Nga, CH Belarus, CH Kazakhstan, CH Armenia và CH Kyrgyzstan. Với tổng diện tích hơn 20 triệu km2, dân số khoảne hơn 183 triệu người và GDP đạt khoảng 2.200 tỷ USD. Tài nguyên thiên nhiên của các nước trong Liên minh Kính tế Á- Âu chủ yếu là dầu mỏ, than á, quặng sắt,... Các sản phẩm chính mà Liên minh Kinh tế Á - Âu nhập khẩu từ Việt Nam bao gồm điện thoại và linh kiện, máy vi tính và sản phẩm điện tử, hàng dệt may, giày dép, thủy sản, cà phê, hạt điều, gạo, rau quả,... Các sản phẩm xuất khẩu chính sang Việt Nam gồm xăng dầu, sắt thép, phân bón, máy móc thiết bị...



2. Quá trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam vàLiên minh Kinh tế Á Âu

- 28/3/2013: Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh thuế quan Nga - Belarus -Kazakhstan chính thức được khởi động đàm phán.

- Từ ngày 20-25/6/2013, phiên đàm phán thứ hai Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải Quan Belarus, Kazakhstan và Nga đã được diễn ra tại Matxcova, Liên bang Nga.

- Chiều 13/9, tại thủ đô Minsk của Belarus, phiên đàm phán thứ ba Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Hải quan (gồm Nga, Kazakhstan, Belarus).

- Ngày 14/2/2014, phiên đàm phán thứ tư cấp Bộ trưởng Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Belarus, Kazakhstan và Nga tại thành phố Đà Nẵng đã kết thúc.

- Từ ngày 31/3 đến 4/4, phiên đàm phán thứ 5 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan - gồm 3 nước Belarus, Kazakhstan và Nga đã diễn ra tại thành phố Almaty của Kazakhstan.

- Phiên đàm phán thứ 6, Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan (Nga, Belarus, Kazakhstan) đã diễn ra tại Sochi, Nga từ ngày 16-20/06/2014 với 8 Nhóm đàm phán.

- Phiên đàm phán thứ 7 được tổ chức từ ngày 15 đến 19/9 tới tại Liên Bang Nga.



- Phiên đàm phán thứ 8 được diễn ra từ ngày 8 - 14/12 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Kiên Giang (huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang), đã kết thúc cơ bản và toàn diện cuộc đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và
Liên Minh Hải quan.

  • Ngày 15/12/2014: Hai Bên đã ký Tuyên bố chung cơ bản kết thúc đàm
    phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu.

  • Ngày 29/5/2015: Hai bên chính thức ký kết Hiệp định thương mại tự do
    giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu.

Tổng cộng có 8 phiên đàm phán chính thức và nhiều phiên họp giữa kỳ ở
cấp kỹ thuật.

3. Kết quả

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu


(Liên minh) là Hiệp định có ý nghĩa chiến lược mở ra trang mới trong quan hệ
họp tác giữa Việt Nam và Liên minh nói chung và với từng nước thành viên nói
riêng. Các Bên đã ký kết Hiệp định với phạm vi toàn diện, mức độ cam kết cao
và đảm bảo cân bằng lợi ích, có tính đến điều kiện cụ thể của từng Bên.

Về hàng hóa, Liên minh đã dành cho Việt Nam ưu đãi, tạo thêm nhiều cơ


hội xuất khẩu quan trọng đối với các nhóm hàng Việt Nam có lợi ích cơ bản như
nông sản và hàng công nghiệp như dệt may, da giày, đồ gỗ và một số sản phẩm
chế biến.

Một nội dung quan trọng của Hiệp định này là phía Liên minh sẽ áp dụng


mức thuế suất 0% cho hầu hết các mặt hàng thủy sản xuất khẩu cùa Việt Nam ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Cùng với việc xóa bỏ thuế quan, hai Bên sẽ triển khai tích cực Chương về Vệ sinh an toàn thực pham và kiểm dịch động thực vật (SPS),trong đó có các nội dung về công nhận tương đương đối vói các biện pháp hoặc hệ thống quản lý trong lĩnh vực liên quan, công nhận lẫn nhau về các khái niệm về thích ứng với điều kiện khu vực, sử dụng kết quâ kiểm toán, thông tin của các tổ chức quốc tế lớn; thúc đẩy hợp tác, triển khai các sáng kiến thuận lợi hóa thương mại và hỗ trợ kỹ thuật và thiết lập cơ chế tham vấn hiệu quả giữa hai bên.

Phía Việt Nam đồng ý mở cửa thị trưòng có lộ trình cho Liên minh đối


vái một số sản phẩm chăn nuôi, một số mặt hàng công nghiệp gồm máy móc,
thiết bị, phưong tiện vận tải... Các mặt hàng này nhìn chung đều không cạnh
tranh với hàng hóa Việt Nam mà ngược lại góp phần làm đa dạng hóa thêm thị
trường tiêu dùng trong nước. Riêng đối với các mặt hàng nông sản, tuy là các
mặt hàng được phía Liên minh coi thuộc diện ưu tiên và đã được Việt Nam đồng ý mở cửa ngay, chẳng hạn như sữa và các sản phẩm sữa, một số sản phẩm ngũ cốc..., nhưng trong bối cảnh hiện nay, do sản xuất nông nghiệp cùa phía bạn chủ yếu phục vụ nhu cầu nội địa và chưa tập trung cho xuất khẩu nên dự báo trong 5 năm đầu thực thi Hiệp định, ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ không bị tác động rõ rệt bởi việc nhập khẩu mặt hàng nông sản từ Liên minh.

Về tổng thể, hai bên dự kiến sẽ dành cho nhau mức mở cửa thị trường


hàng hóa chiếm khoảng 90% số dòng thuế, tương đương vào khoảng trên 90 %
kim ngạch thương mại song phương.

Theo đánh giá bước đầu của Liên minh, sau khi Hiệp định có hiệu lực,


kim ngạch xuất nhập khẩu hai bên sẽ đạt 10-12 tỷ USD vào năm 2020 (năm
2014 đạt khoảng 4 tỷ USD). Theo nghiên cứu của Việt Nam trước khi khởi động
, đàm phán, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh ước tính sẽ tăng
khoảng 18-20% hàng năm.

Những nội dung vể Sở hữu trí tuệ, Cạnh tranh, Phát triển bền vũng... của


Hiệp định chủ yếu mang tính hợp tác và không vưọt quá những cam kết của Việt
Nam trong WTO và tại các FTA đã ký hoặc đang đàm phán, tạo khuôn khổ để
hai bên có thể xem xét hợp tác sâu hơn khi thấy phù hợp.

Có thể nói, Liên minh Kinh tế Á Âu có dân số hơn 183 triệu người với


tổng GDP khoảng 2.200 tỷ USD,-tuy là một tổ chức kinh tế mới được thành lập
nhưng có vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ hướng tới một không gian kinh tế thống nhất. Việc ký kết Hiệp định tiếp tục khẳng định vai trò chủ động, tích cực của Việt Nam trong quan hệ hợp tác toàn diện với các nước thành viên Liên minh, về mặt kinh tế, mục tiêu chủ yếu của Việt Nam trong đàm phán, ký kết và các cam kết hội nhập kinh tế nhằm đạt được lợi ích căn bản về kinh tế thông qua việc nâng cao sức canh tranh của sản xuất trong nước, tạo cơ hội cho thúc đẩy thương mại, dịch vụ, đầu tư, đa dạng hoá các thị trường xuất nhập khẩu, tránh sự phụ thuộc vào một thị trường.

II. Các nội dung chính của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt
Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu


bao gồm 16 Chương và các Phụ lục được chia thành hai nhóm: Nhóm về hàng
hóa: Các Chương Thương mại hàng hóa, Quy tắc xuất xứ, Phòng vệ thương mại,Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS),
Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Thuận lợi hóa và hải quan..; Nhóm
khác: Các Chương Thương mại dịch vụ, Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Thương mại
điện tử, Canh tranh, Pháp lý và thể chế. Riêng Chương Thương mại Dịch vụ,
Đầu tư và di chuyển thể nhân được đàm phán song phương giữa Việt Nam và
Liên Bang Nga và các cam kết đạt được chỉ áp dụng song phương giữa hai nước
(không áp dụng cho các đối tác khác trong Liên minh Kinh tế A Âu). Các Phụ
lục về mở cửa thị trường Hàng hóa, Dịch vụ, Đầu tư, Quy tắc xuất xứ...
Hiệp định gồm những nội dung chính sau:

1. Các cam kết về thuế quan

l.1 Cam kết của Liên minh Kinh tế Á Âu

Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa (qua loại bỏ thuế quan) của Liên


minh Kinh tế Á Âu cho Việt Nam có thế chi á thành các nhóm sau:

- Nhóm loại bỏ thuế quan ngay sau khỉ hiệp định có hiệu lực (EIF): gồm
6.718 dòng thuế, chiếm khoảng 59% biểu thuế.

- Nhóm loại bỏ thuế quan theo lộ trình cắt giảm từng năm và sẽ loại bỏ
thuế quan ở năm cuối của lộ trình (muộn nhất là đến 2025):
gồm 2.876 dòng
thuê, chiếm khoảng 25% biểu thuế.


- Nhóm giảm ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực 25% so với thuế hiện tại và sau đó giữ nguyên: bao gồm 131 dòng thuế, chiếm khoảng 1% biểu thuế.

- Nhóm không cam kết (N/U): bao gồm 1.453 dòng thuế, chiếm 13% biểu
thuế (nhóm này được hiểu là EAEU không bị ràng buộc phải loại bỏ hay giảm
thuế quan, nhưng có thể đơn phương loại bỏ/giảm thuế nếu muốn).

  • Nhóm áp dụng biện pháp Phòng vệ ngưỡng (Trigger): gồm 180 dòng
    thuế, chiếm khoảng
    1,58% biểu thuế:

Đây là biện pháp nửa giống Hạn ngạch thuế quan (có ngưỡng giới hạn về
số lượng), nửa giống Phòng vệ (có thủ tục tham vấn đánh giá về khả năng gây
thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa nơi nhập khâu).

+ Sản phẩm áp dụng: Một số sản phấm trong nhóm Dệt may, Da giầy


Đồ gỗ được quy định trong Phụ lục về các sản phẩm áp dụng Biện pháp phòng
vệ ngưỡng trong Hiệp định.

+ Quy tắc áp dụng: Đối với mỗi sản phẩm, mỗi năm sẽ áp dụng một


ngưởng mà nếu khối lượng nhập khẩu sản phẩm đó vào Liên minh vượt quá
ngưõng quy định cho năm đó thì phía Liên minh sẽ ngay lập tức thông báo bằng
văn bản cho phía Việt Nam.

Nếu quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng, Liên minh phải


thông báo cho Việt Nam ít nhất là 20 ngày kể từ ngày ra quyết định, và biện
pháp phòng vệ ngưỡng sẽ chỉ có hiệu lực ít nhất sau 30 ngày kể từ ngày quyết
định áp dụng được đưa ra.

Nếu bị áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng, các sản phẩm liên quan sẽ


không được hưởng thuế suất ưu đãi theo Hiệp định nữa mà sẽ bị áp thuế MFN
trong thời hạn hiệu lực của quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng.

Lưu ý: Một trong hai bên (Việt Nam hoặc Liên minh) có thể yêu cầu bên


kia tham vấn hoặc cung cấp các thông tin yêu cầu nhằm làm rõ các điều kiện áp
dụng biện pháp phòng vệ này.

+ Thời gian áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng: Thông thường Quyết


định áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng có hiệu lực (được áp dụng) trong 6
tháng; nhưng nếu khối lượng nhập khẩu sản phẩm bị áp dụng biện pháp phòng
vệ ngường vượt quá 150% mức ngưỡng theo quy định vào ngày bắt đầu áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng, thì thời gian áp dụng biện pháp này có thể được kéo dài thêm 3 tháng.

- Nhóm Hạn ngạch thuế quan: Liên minh áp dụng hạn ngạch đối với gạo.

1.2. Cam kết của Việt Nam

Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của Việt Nam cho Liên minh chia


làm 4 nhóm:

Nhóm loại bỏ thuế quan ngay sau khỉ Hiệp định cỏ hiệu lực (EIF)


chiếm khoảng 53% biểu thuế.

Nhóm loại bỏ thuế quan theo lộ trình cắt giảm từng năm và sẽ loai bỏ
thuế quan ở năm cuối của lộ trình (muộn nhất là đến 2026):
chiếm khoảng 35%
tổng số dòng thuế, cụ thế:

+ Nhóm đến năm 2018 loại bỏ thuế quan hoàn toàn: 1,5% tổng số dòng


thuế trong biểu thuế (chế phẩm từ thịt, cá, và rau củ quả, phụ tùng máy nông
nghiệp, máy biến thế, ngọc trai, đá quý...).

+ Nhóm đến năm 2020 loại bỏ thuế quan hoàn toàn: 22,1% tổng số dòng


thuế trong biểu thuế (giấy, thủy sản, đồ nội thất, máy móc thiết bị điện, rau quả,
sản phẩm sắt thép,..

Nhóm không cam kết (U): Chiếm khooảng 11% tổng số dòng thuế trong
biểu thuế.

Nhóm cam kết khác (Q): các sản phẩm áp dụng Hạn ngạch thuế quan,
Việt Nam áp dụng hạn ngạch đối với trứng và lá thuốc lá chưa chế biến.

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á Âu có


hiệu lực vào năm nào thì các bên sẽ áp dụng luôn mức thuế theo cột thuế của
năm đó như được ghi trong các biểu trong các Phụ lục kèm theo Hiệp định.

2. Các cam kết về xuất xứ

2.1. Quy tắc xuất xứ

Để được hưởng ưu đâi thuế quan theo Hiệp định này, hàng hóa phải đáp


ứng được các quy tắc xuất xứ của Hiệp định. Cụ thể, hàng hóa sẽ được coi lả có
xuất xứ tại một bên (Việt Nam hoặc Liên minh) nếu:

- Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một Bên.



- Được sản xuất toàn bộ tại một hay hai bên, từ những nguyên vật liệu có xuất xứ từ một hay hai bên.

  • Được sản xuất tại một bên, sử dụng nguyên vật liệu không có xuất xứ nội khối nhưng đáp ứng được các yêu cầu về Ọuy tắc xuất xứ cụ thể từng măt hàng được quy định trong Hiệp định.

Nói chung, Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng trong Hiệp định thương mại
tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu khá đơn giản, thông thường
hàng hóa chỉ cân có hàm lượng giá trị gia tăng - VAC > 40% (một số có yêu cầu
VAC ≥ 50-60%) hoặc có sự chuyển đổi mã HS ở cấp độ 2, 4, 6 số là được
hưởng ưu đãi thuế quan.


* Chú ý, VAC được tính theo công thức: (Trị giá FOB - Trị giá nguyên
vật liệu không có xuất xứ)/Trị giá
FOB x 100%.

Ngoài ra, Hiệp định có quy định về Tỷ lệ không đáng kể (De Minimis) cho phép hàng hóa không đáp ứng được yêu cầu về chuyển đổi mã HS vân được
hường ưu đãi thuế quan nêu có hàm lượng nguyên liệu không có xuất xứ không
vượt quá 10% giá
FOB của hàng hóa.

  1. Vận chuyển trực tiếp

Hàng hóa có xuât xứ được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này
nếu được vận chuyến trực tiếp từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu đều là
thành viên của Hiệp định, trừ một số trường hợp được vận chuyển qua lãnh thổ
của một hay nhiều nước thứ 3 nhưng phải thỏa mãn các điều kiện:


- Quá cảnh qua lãnh thô của một nước thứ 3 là cần thiết vì lý do địa lý hoặc
các yêu cầu về vận tải có liên quan.

- Hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiếu thụ tại đó.



  • Hàng hóa không trải qua các công khoản nào khác ngoài việc dỡ hàng, bốc lại hàng, lưu kho hoặc các công khoản cẩn thiết khác để bảo quản điều kiện của hàng hóa.

2.3.Mua bán trực tiếp

Hiệp định cho phép hàng hóa được xuất hóa đơn bởi một Bên thứ 3 (pháp nhân có đàng ký tại một nước thứ 3 không phải thành viên của Hiệp định), nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quy tắc xuất xứ thì vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan, trừ trường hợp nước thứ 3 đó thuộc Danh sách 30 quốc đảo được nêu rõ trong Hiệp định. Danh sách này có thể được các Bên sửa đổi và thống nhất bằng các Nghị định thư sau này.

2.4 Chứng nhận xuất xứ

Về thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ ưu đãi (C/O) trong khi một số FTA
thế hệ mới như TPP, FTA Việt Nam - EU hướng tới việc áp dụng cơ chế doanh nghiệp tự chứng nhân xuất xứ, thì Hiệp định VN –EAEU FTA vẫn áp dụng quy trình cấp chứng nhận xuất xứ thông qua một cơ quan có thẩm quyền do nhà nước quy định như trong các FTA ký trước đây mà Việt Nam đang thực hiện

Theo Hiệp định này, Việt Nam và Liên minh cam kết sẽ nỗ lực để áp dụng Hệ thống xác minh và chứng nhận xuất xứ điện tử (EOCVS) trong vòng tối đa 2 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu mạng ghi lại thông tin của tất cả Giấy chứng nhận xuất xứ được cấp bởi cơ quan được ủy quyền, và cơ quan hải quan nước nhập khẩu có thể truy cập và kiểm tra tính hiệu lực và nội dung của bất kỳ Giấy chứng nhận xuất xứ đã được cấp nào (Mẫu C/O được đính kèm theo văn bản Hiệp định)

2.5. Tạm ngừng khi có ưu đãi

Khi có tình trạng gian lận xuất xứ có hệ thống, hoặc Bên xuất khẩu từ chối không chính đáng và có hệ thống việc xác minh (bằng văn bản hoặc thực tế) của Bên nhập khẩu về tình trạng gian lận, giấy chứng nhận xuất khẩu thì Bên nhập khẩu có thể tạm ngừng ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa và nhà xuất khẩu có liên quan.

Nếu tình trạng gian lận có hệ thống trên không chấm dứt, nước nhập khẩu có thể tạm ngừng ưu đãi đối với hàng hóa giống hệt được phân loại theo dòng thuế tương tự ở cấp 8-10 số (giống nhau về mọi mặt bao gồm tính chất vật lý, chất lượng và danh tiếng).

Tạm ngừng ưu đãi có thể được áp dụng đến khi bên xuất khẩu cung cấp các chứng từ thuyết phục, nhưng thời hạn không quá thời gian 4 tháng và có thể được gia hạn 3 tháng.



3. Các nội dung khác

Các cam kết về Dịch vụ, Đàu tư và di chuyển thể nhân được đàm phán song phương giữa Việt Nam và Liên Bang Nga. Hiện tại nội dung cụ thể cam kết (danh mục các lĩnh vực/biện pháp mở cửa vẫn chưa được công bố)



Các nội dung cam kết khác của Hiệp định về Sỡ hữu trí tuệ, Cạnh tranh, phát triển bền vững… chủ yếu mang tính hợp tác và không vượt quá những cam kết của Việt Nam trong WTO và tại các FTA đã ký hoặc đang đàm phán.

III. Tác động của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu

  1. Tác động về chính trị và kinh tế

1.1 Về chính trị, việc ký kết Hiệp định tiếp tục khẳng định vai trò chủ động tích cực của Việt Nam trong quan hệ hợp tác toàn diện với các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á Âu, đặc biệt là trong việc thực hiện quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam với Liên bang Nga, nước có vai trò dẫn dắt trong Liên minh; góp phần tăng cường vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đối với Liên minh Kinh tế Á Âu, Việt Nam, nước có vị thế quan trọng
trong ASEAN, trở thành nước đầu tiên trên thế giới ký FTA. Việc ký két Hiệp
định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu là một trong
những ưu tiên hàng đầu của Liên minh về hội nhập kinh tế với thế giới trong giai đoạn hiện nay, qua đó Liên minh kỳ vọng sẽ mở rộng được quan hệ thương mại, đầu tư với khu vực Đông Nam Á trong Chiến lược tăng cường quan hệ với khu vực châu
Á - Thái Bình Dương.

1.2. Về kinh tế, việc thực hiện cắt giảm thuế quan theo các cam kết FTAnói chung và theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Liên minh Kinh tê Á Âu nói riêng sẽ có tác động giàm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, qua đó làm gia tăng kim ngạch xuất nhậpkhẩu,góp phần tác động lan tỏa đa chiều trong toàn bộ nền kinh tế, trong đó cóviệc tăng thu ngân sách Nhà nước từ các sắc thuế nội địa khác, tạo công ăn việc làm cho người lao động và tăng tính chủ động của nền kinh tế.

Trong giai đoạn tới, khi thực hiện Hiệp định, việc phía Liên minh xóa bỏ thuế ngay đối với nhiều nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch lớn của Việt Nam sang Liên minh như dệt may, giày dép, nông sản, thủy sản, hàng điện tử...sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, đồng thời góp phần tăng đáng kể kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.

Hiện nay, Việt Nam nhập khẩu không nhiều từ Liên minh, chủ yếu tập
trung vào xăng dầu, sắt thép và Việt Nam đang xuất siêu. Phần lớn các hàng hóa
mà Việt Nam và Liên minh trao đổi với nhau là mang tính hỗ trợ bổ sung, không
cạnh tranh nhau. Dự kiến, sau khi Hiệp định chính thức có hiệu lực, một số mặt
hàng cùa Liên minh sẽ cạnh tranh vói hàng hóa của các đối tác khác
trên thị
trường Việt Nam, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân Việt Nam cỏ
thêm lựa chọn về chủng loại, giá cả.


Ngoài ra, trong quá trình đàm phán Hiệp định, hai bên cũng đã đạt được
các mục tiêu của mình,
về phía Việt Nam, đó là mục tiêu mở rộng cơ hội thị trường cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên Liên minh, từ đó
có thể thâm nhập sang các nước thuộc Liên Xô cũ. Tiếp đến là mục tiêu thu hút
đâu tư trong những lĩnh vực phía Liên minh có thế mạnh như khai thác và chế
biến khoáng sàn, sản xuất năng lượng, chế tạo máy, hóa chất...


Đồng thời, thông qua Hiệp định, Việt Nam cũng có cơ hội đẩy mạnh và
mở rộng đâu tư sang các nước Liên minh về công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế
biên, khai thác dầu khí... Ngoài ra còn mở rộng cơ hội tiếp thu công nghệ tiên
tiên trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tăng cường cácquan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh đặc biệt là củng cố quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên Bang Nga.

Về phía Liên minh, tham gia Hiệp định là mong muốn mở rộng thị trường


xuất nhập khẩu hàng hóa và đầu tư vào Việt Nam, một nước có quan hệ hỢp tác
truyền thống, tin cậy từ lâu đời. Liên minh mong muốn thông qua FTA với Việt
Nam đề mờ rộng thị trương sang các nước khu vực ASEAN nói riêng và châu A
- Thái Bình Dương nói chung. Tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam sẽ là
bước đi ban đẩu để Liên minh có cơ sở trước khi xem xét, quyết định việc mở
rộng quan hệ thương mại tự do với các nước khác.

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tể Á Âu


là Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới, hiện đại và toàn diện với sự linh hoạt cần thiêt, có mức độ cam kêt cao, bảo đảm cân bằng lợi ích và tính đến điều kiện: cụ thể của từng Bên; là bước đột phá cho quan hệ kinh tế-thương mại giữa Việt Nam với các nước thành viên Liên minh.

Cùng với các FTA khác, Hiệp định sẽ hỗ trợ việc mở rộng thị trường xuất


khâu hàng hóa, dịch vụ và đâu tư của Việt Nam sang Liên minh tạo tiền đề
quan trọng đê Việt Nam đẩy mạnh quan hệ thương mại và đầu tư sang các nước
khác thuộc khối Cộng đồng các Quốc gia độc lập (SNG), mà nhiều nước trong
số đó đang tiếp tục bày tỏ mong muốn trở thành thành viên của Liên minh.

2. Cơ hội và thách thức đối vói doanh nghiệp Việt Nam
2.1. Cơ hội

Việt Nam hiện đang cùng lúc đàm phán rất nhiều FTA với các đối tác lớn. Mỗi FTA lại đem đến cho doanh nghiệp những cơ hội khác nhau.

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu
được kỳ vọng sẽ mang lại các lợi ích lớn về thương mạỉ hàng hóa bởi ít nhất 04
lý do:

Thứ nhất, Liên minh trong đó đặc biệt là Nga, một thị trường rộng lớn


hiện vẫn tương đối đóng với hàng hoá nước ngoài (thông qua hàng rào thuê
quan cao). Cụ thể, dù đã gia nhập WTO nhưng mức thuế nhập khẩu trung bình
vào Nga vẫn còn là cao, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp. Hiệp định có thể
khai thông hàng rào thuế quan cao này.

Thứ hai, Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên của EAEƯ đến thời điểm này,


Trên thực tế, khu vực EAEU đã từng đàm phán FTA với một số nước nhưng
khôns đạt được tiến triển và bị đình trệ hoặc hủy bỏ. Vì vậy, nếu ký được FTA
với khu vực này, hàng hóa Việt Nam sẽ có lợi thế đặc biệt.

Thứ ba, cơ cấu sản phẩm giữa Việt Nam và các nước EAEU là tương đối


bổ sung cho nhau chứ không cạnh tranh trực tiếp. Do đó những tác động bất lợi truyền thống của việc mở cửa thị trường Việt Nam chod dối tác FTA sẽ được giảm bớt nhiều.

Thứ tư, hiện tại mạng lưới người Việt sống, học tập và làm việc tại Nga tương đối đông đảo, các doanh nghiệp có thể tận dụng các kinh nghiệm và mối quan hệ từ mạng lưới này để tiếp cận thị trường này.

Đặc biệt đôi với các cam kết về thuế quan, cơ hội mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam là vô cùng lớn:

- Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn cắt giảm thuế nhập khẩu sâu trong một số FTA làm cho thuế suất thấp, chính vì thế các sản phấm nhập khẩu vào Việt Nam nhiều hon. Hon nữa, các sản phẩm của Việt Nam không lo ngại sản phẩm cạnh tranh từ EAEU mà điều này còn làm đa dạng hoá sản phẩm cho người tiêu dùng.

- Đối với những mặt hàng là nguyên liệu đầu vào cho gia công, chế biến phục vụ xuất khẩu việc cắt giảm thuế sẽ giúp giảm chi phí, hạ giá thành, tăng sức canh tranh, từ đó thúc đây và mở rộng thi trương xuất khẩu.

- Thu hút đầu tư, đào tạo nhân lực, đổi mới công nghệ để tái cơ cấu doanh nghiệp và nền kinh tế.

2.2. Thách thức

Theo cam kết tại Hiệp định này, Việt Nam sẽ phải mở cửa thị trường trong nước cho khoảng 90% các sản phẩm đến từ các nước EAEU, đặc biệt là các sản phẩm mà khu vực này có thế mạnh xuất khẩu như chăn nuôi, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải. Vì vậy, về lý thuyết, việc mở cửa sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh đáng kể cho các ngành sản xuất trong nưóc.

Mặc dù vậy, thách thức này không phải quá lớn bởi:

Thứ nhất, rất nhiều các sản phấm trong số này Việt Nam không sản xuất được, phải nhập khẩu.

Thứ hai, với các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp, trên thực tế Việt Nam đâ mở cửa trong các FTA đã có và chủ động dự kiến mở cửa trong các FTA sắp tói.

Thứ ba, thách thức này đồng thời cũng là động lực thúc đẩy nỗ lực vươn lên, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh chưa hiệu quả.

So với nhiều thị trường khác, thị trường EAEU có một số đặc điểm riêng có thể tạo ra những rủi ro nhât định cho thương mại hàng hỏa, đặc biệt là sự tồn tại của nhiều loại “rào cản trá hình” như:

Yên cầu về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại và Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phâm và kiểm dịch động thực vật không ồn định, thiếu minh bạch, do đó rất khó dự kiến trước.

- Quy trình, thủ tục nhập khẩu tương đối phức tạp và không rõ ràng, không nhất quán ngay trong bản thân nội khối 5 nước EAEU.

- Các rào càn khác: Giao dịch với đối tác EAEU sử dụng chủ yếu là ngôn ngữ tiếng Nga (chứ không sử dụng tiếng Anh thông dụng); thiếu thông tin về đối tác bạn hàng không sẵn có; cơ chế thanh toán không thuận tiện...

Hiệp định VN - EAEƯ FTA chưa xử lý được các loại rào cản này. Nếu không vượt qua được những rào cản này, các lợi ích của việc loại bỏ thuế quan, mở cửa thị trường mà Hiệp định mang lại sẽ bị vô hiệu hóa. Các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý xử lý các rào cản đê tiếp cận thị trường EAEU, tận dụng lợi ích thuế quan to lớn từ Hiệp định này mang lại. Đối với cam kết về thuế quan, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đứng trước những thách thức không nhỏ, như:

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chưa cao, khu vực tư nhân đã phát triển, song quy mô vẫn còn nhỏ và gặp nhiều hạn chế về năng lực tài chính, công nghệ.

- Các ngành sản xuất trong nước phải đối mặt vói sức ép canh tranh về chất lượng và giá cả của hàng nhập khẩu.



IV. Một số nhiệm vụ trước mắt và định hướng tuyên truyền

1. Các ban, bộ, ngành Trung ương

- Xây dựng chương trình hành động triển khai Nghị quyết Đại hội XII của Đảng gắn với việc thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về Hội nhập quốc tế và gan với các FTA Việt Nam đã ký kết, trong đó có Hiệp định VN

-EAEU FTA.

- Ban cán sự đảng các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương chỉ đạo hướng dẫn công tác tuyên truyền triển khai việc thực hiện Hiệp định VN - EAEƯ FTA liên quan đến ngành, lĩnh vực mình phụ trách.

- Đẩy mạnh cài cách hành chính tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi; tích cực hoàn thành các thủ tục cấp phép trong lĩnh vực bộ ngành phụ trách; cần có sự phối hợp chặt chẽ theo ngành dọc giữa các bộ ngành và các doanh nghiệp.

- Các bộ, ngành hữu quan nghiên cứu, biên soạn sổ tay hướng dẫn thực thi các cam kêt của ta cũng như các ưu đãi mà các doanh nghiệp được hưởng trong việc ký kết Hiệp định VN - EAEU FTA.



2. Các doanh nghiệp

- Tăng cường tính chủ động, nghiên cứu tìm hiểu các nội dung cam kểt để xây dựng chương trình hành động của doanh nghiệp mình cho phù họp với tiến trìnnh phát triển và phù hợp với những FTA đã ký kết.

- Cải thiện năng lực cạnh tranh (đặc biệt là nâng cao chất lượng sản phẩm) để tận dụng được các cơ hội từ FTA này và các FTA khác đem lại. Kiện toàn tổ chức, không ngừng nâng cao trình độ nguồn nhân lực để đáp ứng được yêu cầu về nhân lực chất lượng cao trong quá trình hội nhập quốc tế.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ cao để không ngừng nâng cao chât lượng sản phẩm; đăng ký thương hiệu, bản quyền và cập nhật ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại.



-Xây dựng chương trình liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước vói nhau để tận dụng những thế mạnh của doanh nghiệp trong nước trong quá trình hội nhập cần rèn luyện năng lực dự báo, ứng phó với những rủi ro trong quá trình tự do hóa thương mại.

3. Công tác tuyên truyền

- Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp vói các cơ quan hữu quan chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, quán triệt các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước về Hội nhập quốc tế thể hiện trong Nghị quyết 22-NQ/TW nơày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị và các văn kiện Đại hội của Đảng; các chiến lược và chương trình hành động của Chính phủ.

- Các hoạt động tuyên truyền cần giúp cho cán bộ, đảng viên, nhân dân và doanh nghiệp nhận thức sâu sắc việc Việt Nam ký kết các FTA nói chung và Hiệp định VN - EAEU FTA nói riêng là một sự kiện quan trọng, là thời cơ và thách thức đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế; hiểu đầy đủ hơn ý nghĩa, tầm quan trọng, những cơ hội của việc Việt Nam tham gia các FTA “thế hệ mới” trong đó có Hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á - Âu. Nhận thức rõ việc ký kết Hiệp định là một bước triển khai chủ trương hội nhập quốc tế toàn diện, trong đó hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, phù hợp với xu thế đa tầng nấc đang diễn ra sôi động trong khu vực và trên thế giới. Từ đó, tạo ra sự thống nhất nhận thức và hành động trong cán bộ, đảng viên, sự đồng thuận trong xã hội đối với chủ trương, đường lối Hội nhập quốc tế nói chung, ký các FTA nói riêng.

- Công tác tuyên truyền cổ vũ các tầng lóp nhân dân phát huy nội lực, đoàn kết, sáng tạo; nêu cao tinh thân yêu nước, ý chí tự lực tự cường, Ý thức tôn trọng phap luật trong hoạt động sản xuât kinh doanh; chủ động, hội nhập Quốc tế, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; đặc biệt tuyên truyền giúp các doanh nghiệp hiểu rõ những thời cơ, thuận lợi và những khó khăn, thách thức để chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện Hiệp định VN - EAEU FTA có hiệu quả nhất.

- Việc tuyên truyền phải kết hợp với tuyên truyền triển khai các Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020; giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo; chuẩn bị tư tưởng, tâm lý cho người lao động chấp nhận và chủ động vươt qua thách thức trong quá trình thưc hiện Hiệp định.

Tuyên truyền, giới thiệu hệ thống pháp luật của Việt Nam và luật pháp quốc tế liên quan đến hội nhập; thông tin kinh tế đắc lực hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác, đấu tranh bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của đât nước, doanh nghiệp, người tiêu dùng trong nước trong họp tác kinh tế với nước ngoài; xử lý tình huống linh hoạt, không để rơi vào thế bị động; giáo dục người lao động ý thức kỷ luật, xây dựng văn hóa doanh nghiệp...



- Đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng về hội nhập quốc tế, phản bác lại các quan điểm sai trái, xuyên tạc, thù địch; đẩy mạnh tuyên truyền cải cách hành chính, tăng cường đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tạo môi trường xã hội, môi trường đầu tư thuận lợi.
BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG

tải về 129.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương