Ban hành tiêu chuẩn ngành: 14tcn 171 : 2006



tải về 480.95 Kb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích480.95 Kb.
#8330
  1   2   3   4   5   6   7   8



BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

––––––––––––

Số: /QĐ-BNN-KHCN


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


–––––––––––––––––––––––––

Hà Nội, ngày tháng năm 2006


QUYẾT ĐỊNH

Ban hành tiêu chuẩn ngành: 14TCN 171 : 2006

Thành phần, nội dung lập Báo cáo đầu tư, Dự án đầu tư

và Báo cáo kinh tế kỹ thuật các Dự án thuỷ lợi


––––––––––––––––––––––––––––

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


Căn cứ Nghị định 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 07 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quy chế xây dựng, ban hành, phổ biến và kiểm tra áp dụng tiêu chuẩn ngành ban hành theo Quyết định số 74/2005/QĐ-BNN ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ ,


QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này tiêu chuẩn ngành: 14TCN 171 : 2006 - Thành phần, nội dung lập Báo cáo đầu tư, Dự án đầu tư và Báo cáo kinh tế kỹ thuật các Dự án thuỷ lợi .


Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ khoa học công nghệ và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Nơi nhận:

- Như điều 3;

- Lưu VT.


KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG




BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

––––––––––––––



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

–––––––––––––––––––––––



TIÊU CHUẨN NGÀNH


14TCN 171 : 2006
THÀNH PHẦN, NỘI DUNG LẬP BÁO CÁO ĐẦU TƯ,

DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT

CÁC DỰ ÁN THUỶ LỢI

(Work and Content Requirements for establishing Investment Report, Investment Project and Economic - Technical Report of Water Resources Development Projects)

(Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-BNN-KHCN ngày tháng năm 2006

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)


1 QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Đối tượng áp dụng


Tiêu chuẩn này quy định thành phần, nội dung lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (gọi tắt là Báo cáo đầu tư ), Dự án đầu tư xây dựng công trình (gọi tắt là Dự án đầu tư), Báo cáo Kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình (gọi tắt là Báo cáo Kinh tế kỹ thuật) các dự án Thủy lợi.

1.2 Phạm vi áp dụng


Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các dự án thủy lợi, dự án đê điều dùng vốn ngân sách trong ngành Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Với các dự án khác, có thể sử dụng Tiêu chuẩn này nếu được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

Trong trường hợp các dự án thủy lợi có liên quan đến nguồn vốn ODA, ngoài việc tuân theo Tiêu chuẩn này còn phải tuân theo các nội dung, yêu cầu của Nhà tài trợ.


1.3 Giải thích từ ngữ


1. 3.1 Báo cáo đầu tư

Là hồ sơ phục vụ cho việc xác định chủ trương đầu tư các dự án nhóm A và các dự án quan trọng khác do Quốc Hội hoặc Chính phủ xem xét phê chuẩn trước khi tiến hành lập Dự án đầu tư.



1.3.2 Dự án đầu tư

Là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định.



1.3.3 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật

Là dự án đầu tư phục vụ cho những đối tượng xây dựng nhỏ, đơn giản, đã được xác định rõ về sự cần thiết, mục tiêu, nhiệm vụ và địa điểm xây dựng.



1.3.4 Dự án thủy lợi

Là tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình thủy lợi và những cơ sở vật chất nhất định nhằm khai thác nguồn lợi của nước, phát triển và bảo vệ tài nguyên nước, phòng tránh lũ lụt và tác hại của nước gây ra trong khoảng thời gian xác định.



1.3.5 Vùng dự án

Là khu vực chịu tác động trực tiếp của Dự án



1.3. 6 Giải pháp xây dựng

Là giải pháp xây dựng mới hoặc tu sửa nâng cấp, hoặc phối hợp cả hai hình thức trên, nhằm đạt được mục tiêu đề ra cho dự án.



1.3.7 Biện pháp thủy lợi

Là biện pháp khai thác nguồn lợi, phát triển và bảo vệ tài nguyên nước, phòng tránh lũ lụt và hạn chế tác hại của nước gây ra, bao gồm:

1. Hệ thống cung cấp nước

- HT khai thác nước mặt (Hồ chứa, Cống, Đập, Trạm bơm, v.v…);

- HT khai thác nước ngầm (Giếng, Trạm bơm, v.v….).

2. Hệ thống tiêu thoát nước

- Hệ thống tiêu thoát nước mặt (Cống,Trạm bơm, Kênh tiêu, v.v…);

- Hệ thống tiêu thoát nước ngầm (Cống,Trạm bơm, Kênh tiêu, v.v…).



3. Hệ thống ngăn triều, ngăn mặn, bao gồm : Đê / Bờ bao / Đập / cống,...

4. Hệ thống phòng tránh lũ lụt, bao gồm: Điều hòa lũ, Điều tiết lũ, Chậm lũ, Ngăn lũ, Cách ly lũ, Phân lũ, Thoát lũ,....



5. Phòng chống sạt lở, bao gồm: Chỉnh trị sông , Các công trình hộ bờ, Trồng cây chắn sóng, v.v…
1.3.8 Loại công trình thủy lợi

Là các loại hình công trình thủy lợi, bao gồm:

1. Hồ chứa: Hồ điều tiết năm, Hồ điều tiết nhiều năm, Hồ chống lũ, Hồ cấp nước, Hồ phát điện, Hồ chứa lợi dụng tổng hợp, Hồ điều hòa, v.v….

2. Công trình phòng chống lũ, lụt: Đê, Đê bao, Bờ bao, Tường chắn, Tràn xả lũ, Cống phân lũ, Tràn dự phòng, ...

3. Đập: Đập tạo hồ, Đập dâng (có cửa và không cửa); Đập tràn (có cửa và không cửa, tràn mặt, tràn sâu, v.v…).

4. Cống lấy nước: Cống ngầm, Cống lộ thiên, Cống có áp, Cống không áp, Cống qua đê, ....

5. Trạm bơm: Trạm bơm nổi, Trạm bơm cố định, . .. .

6. Công trình dẫn nước: Kênh (kênh hở, kênh chìm), Đường ống, Tuy nen, Xi phông, Cầu máng, ….

7. Công trình tạm phục vụ thi công: Đê quai, Tràn tạm, Đường thi công, Kênh dẫn dòng, Tuy nen dẫn dòng, .....

8. Công trình chỉnh trị: Kè lát mái, Kè hướng dòng, đập khoá, nạo vét, kênh nắn dòng, ... .
1.3. 9 Vùng tuyến

Là một khu vực không gian xác định ở đó có điều kiện thuận lợi để có thể bố trí một hoặc vài tuyến công trình có các điều kiện tương tự nhau về:

1. Sơ đồ khai thác tổng hợp tài nguyên nước của lưu vực;

2. Giải pháp công trình;

3. Quy mô công trình;

4. Điều kiện xây dựng;

5. Hiệu ích của công trình.


1.3. 10 Tuyến công trình

Là tuyến cụ thể được xác định bằng hệ tọa độ, nằm trong vùng tuyến, có đủ điều kiện để bố trí các hạng mục công trình.
1.3. 11 Hệ thống công trình thủy lợi

Là tập hợp các công trình thủy lợi và các công trình khác có liên quan với nhau về nhiệm vụ của hệ thống tạo thành dự án thủy lợi.
1.3 .12 Hợp lý hóa

Là đối tượng nghiên cứu đạt đến mức độ hợp lý trong những điều kiện khách quan và chủ quan nhất định.
1.3. 13 Tối ưu hóa

Là đối tượng nghiên cứu trên cơ sở so sánh nhiều phương án để chọn một phương án đạt đến mức độ ưu việt nhất, trong những điều kiện khách quan và chủ quan nhất định.
1.3. 14 Chi tiết hóa

Là đối tượng nghiên cứu đạt đến mức chi tiết và cụ thể để triển khai thực hiện.

1.3.15 Quy hoạch sử dụng tổng hợp lưu vực sông (hay gọi tắt là Quy hoạch lưu vực sông):

Là quy hoạch nghiên cứu, phân tích về nguồn nước, các nhu cầu sử dụng nước, nhu cầu chế ngự dòng chảy để lựa chọn phương án tối ưu về sự cân bằng nước, dự kiến các dự án, các công trình sử dụng hoặc chế ngự dòng chảy và dự kiến tiến độ triển khai thực hiện , kinh phí thực hiện các dự án.


1.4 Nguyên tắc pháp lý và thành phần công việc


1.4.1 Việc lập Báo cáo đầu tư (hoặc lập Dự án đầu tư, lập Báo cáo Kinh tế kỹ thụât) phải được giao cho những tổ chức hoặc cá nhân có tư cách pháp nhân và đủ năng lực thực hiện, thông qua hình thức chỉ định thầu hoặc chọn thầu tư vấn theo quy định hiện hành .

1.4.2 Thành phần, nội dung và khối lượng cụ thể của công việc điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu và lập Báo cáo đầu tư (hoặc lập Dự án đầu tư, lập Báo cáo Kinh tế kỹ thụât) cho một dự án cần tuân thủ các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn hiện hành; được thống nhất giữa Chủ đầu tư của dự án và Nhà Thầu Tư vấn trên cơ sở Đề cương, Dự toán (hoặc Điều khoản tham chiếu) được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện thông qua Hợp đồng kinh tế giữa Chủ đầu tư và Nhà Thầu Tư vấn.

1.4.3 Thành phần công việc điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu và lập Báo cáo đầu tư (hoặc Dự án đầu tư, Báo cáo Kinh tế kỹ thụât) bao gồm :

1. Điều tra, khảo sát, thu thập những căn cứ và tài liệu liên quan đến nội dung của Dự án.

2. Nghiên cứu và lập Báo cáo đầu tư / lập Dự án đầu tư / lập Báo cáo Kinh tế kỹ thụât (tính toán, thiết kế, trao đổi, xin ý kiến, phân tích lựa chọn, viết thuyết minh, lập hồ sơ, ...) có sự tham gia của những người hưởng lợi và của các đơn vị liên quan.

3. Trình bày, bảo vệ trước các cơ quan chủ đầu tư, cơ quan thẩm định và phê duyệt, nếu chưa đáp ứng yêu cầu thì phải bổ sung để hoàn thiện hồ sơ.

4. Nghiệm thu khối lượng, thanh lý hợp đồng, bàn giao hồ sơ, bàn giao tim mốc, vị trí khoan đào ( nếu có ) cho Chủ đầu tư .

5. Chịu trách nhiệm về pháp lý đối với sản phẩm đã lập.

6. Trong quá trình triển khai thực hiện Hợp đồng, nếu có phát sinh hoặc thay đổi các nội dung về lập dự án được ký trong Hợp đồng, hoặc gặp các điều kiện bất khả kháng, Tư vấn phải báo cáo Chủ đầu tư để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt, khi được chấp nhận mới được thực hiện.

1. 5 Các loại sản phẩm hồ sơ


Tuỳ theo yêu cầu về nội dung (quy định ở Điều 2 ; 3 ; 4 và tham khảo ở các Phụ lục của Tiêu chuẩn này) và tuỳ theo quy mô và tính phức tạp của dự án, hồ sơ dự án có thể có khối lượng khác nhau, nhưng cần sắp xếp bố trí thành các loại sản phẩm như sau:
1.5.1 Báo cáo Đầu tư

1. Tập I: Báo cáo Tóm tắt.

2. Tập II: Báo cáo chính.

3. Tập III: Phụ lục (bao gồm các Báo cáo chuyên ngành và các Bản vẽ).

4. Các đĩa CD (ghi toàn bộ hồ sơ), VCD (ghi các hình ảnh về dự án).


1.5.2 Dự án Đầu tư

1. Tập I: Báo cáo tóm tắt.

2. Tập II: Báo cáo chính.

3. Tập III: Thiết kế cơ sở (gồm cả Thuyết minh và Bản vẽ).

4. Tập IV: Các Báo cáo chuyên ngành.

5. Các đĩa CD (ghi toàn bộ hồ sơ), VCD (ghi các hình ảnh về dự án).

1.5.3 Báo cáo Kinh tế Kỹ thuật

1. Tập I: Báo cáo chính.

2. Tập II: Tập Bản vẽ Thiết kế Thi công.



3. Các đĩa CD (ghi toàn bộ hồ sơ), VCD (ghi các hình ảnh về dự án).

1.6 Quy định về nội dung thực hiện và nội dung trong các loại Báo cáo


Nội dung công việc và nội dung các Báo cáo phải bám sát nhiệm vụ của dự án, khi cần thiết có thể bổ sung hoặc khi không liên quan có thể giảm bớt một số vấn đề cho phù hợp.

1. Báo cáo tóm tắt: cần phải viết ngắn gọn, tóm tắt các vấn đề đã nghiên cứu và nêu các kết luận của từng vấn đề, trường hợp cần thiết ghi chú giải: “Nội dung chi tiết xem thêm ở mục ... Báo cáo chính / Báo cáo chuyên ngành,..." .

2. Báo cáo chính: cần viết chặt chẽ, súc tích, có phân tích, bình luận và lựa chọn, không sao chép toàn bộ nội dung các Báo cáo chuyên ngành, trường hợp cần thiết ghi thêm chú giải:“Nội dung chi tiết xem thêm ở mục ... Báo cáo chuyên ngành / Tập Thuyết minh Thiết kế cơ sở ,...“.

3. Báo cáo chuyên ngành: cần chi tiết, làm rõ độ tin cậy của nghiên cứu trên cơ sở đầu vào chất lượng, phương pháp xử lý thích hợp, phương pháp tính toán, bình luận kết quả,....


tải về 480.95 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương