Ban chấp hành đẢng bộ huyện krông pa tỉnh gia lai lịch sử ĐẢng bỘ



tải về 1.87 Mb.
trang13/14
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích1.87 Mb.
#39932
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

KẾT LUẬN

Hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ huyện Krông Pa đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc địa phương đấu tranh kiên cường chống thực dân, đế quốc, giải phóng quê hương, xây dựng chủ nghĩa xã hội, bước đầu đạt được những thành tựu trong công cuộc đổi mới, đem lại cuộc sống ấm no, bình đẳng cho đồng bào các dân tộc trong huyện. Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, một khoảng thời gian ngắn so với lịch sử phát triển của địa phương, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Đảng bộ huyện, nhân dân các dân tộc Krông Pa đã vươn lên làm chủ vận mệnh của mình, thoát khỏi cảnh đời nô lệ, được bình đẳng với các dân tộc anh em, được tự chủ trong lao động, xây dựng cuộc sống ấm no trên quê hương của mình. Có thành quả cách mạng to lớn đó là nhờ sự lãnh đạo của Đảng, sự đoàn kết kiên cường đấu tranh bền bỉ, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân các dân tộc Krông Pa và ngày nay tiếp tục được phát huy mạnh mẽ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhân dân các dân tộc huyện Krông Pa có truyền thống yêu nước, chống áp bức xâm lược, bảo vệ quê hương, buôn làng. Ngay từ những năm giữa thế kỷ XIX, nhân dân các bộ tộc vùng đông tây Cheo Reo đã liên minh nổi dậy chống sự xâm nhập truyền giáo của các linh mục người Pháp. Các cuộc đấu tranh âm ỉ của các bộ tộc kéo dài đến cuối thế kỷ XIX và suốt những năm thực dân Pháp xây dựng, củng cố bộ máy cai trị ở Tây Nguyên nói chung và vùng Đông Cheo Reo nói riêng, không chấp nhận cuộc sống cùng cực, lạc hậu do chính sách khai sáng “văn minh”, thực chất là chính sách ngu dân của chính quyền thực dân Pháp.

Các cuộc nổi dậy của nhân dân vùng Đông Cheo Reo (Krông Pa ngày nay) chống Pháp chịu ảnh hưởng lớn của phong trào Pơtao Pui, Oi Hmai, Oi HPhai (1901- 1909) và đặc biệt là phong trào Săm Brăm (1935- 1939) cũng như phong trào đấu tranh khác của nhân dân quanh vùng. Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Đông Cheo Reo sôi động nhất ở vùng Ia Mlah, MĐrak. Tuy còn mang tính tự phát nhưng phong trào chống Pháp của đồng bào các dân tộc Krông Pa thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ buôn làng, quê hương

Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, ảnh hưởng của Đảng thông qua các phong trào đấu tranh của công nhân, trí thức và những người tù cộng sản đã lan toả đến vùng Cheo Reo làm dấy lên các phong trào của các bộ tộc vùng Krông Pa chống Pháp quyết liệt, trở thành cao trào của quần chúng đứng lên giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Từ đây lịch sử các dân tộc Cheo Reo - Krông Pa bước sang một trang mới của cuộc đấu tranh cách mạng chống thực dân Pháp, bảo vệ quê hương, buôn làng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh. Phong trào đấu tranh của nhân dân các dân tộc Krông Pa chuyển biến nhanh chóng từ phong trào đấu tranh yêu nước tự phát sang đấu tranh tự giác, quyết liệt hơn nhằm bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ quyền tự do, độc lập, bình đẳng dân tộc, chuẩn bị điều kiện bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai.

Mười tháng sống dưới chính quyền cách mạng (tháng 9-1945 đến tháng 6-1946) đã bồi đắp thêm tình yêu quê hương, buôn làng, truyền thống đấu tranh chống áp bức, xâm lược của nhân dân các dân tộc Krông Pa. Đặc biệt được hưởng các quyền tự do, bình đẳng, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Jrai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc khác, đều là anh em ruột thịt, đồng bào các dân tộc Krông Pa đã đoàn kết một lòng theo Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Ngay sau khi thực dân Pháp trở lại xâm lược Tây Nguyên và vùng Đông Cheo Reo (tháng 6- 1946), nhất là sau khi tổ chức đảng và Đảng bộ huyện Cheo Reo ra đời (tháng 8-1948), phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Krông Pa từng bước phát triển mạnh mẽ, sâu rộng. Hệ thống chính quyền và Mặt trận Việt Minh được tổ chức ở khắp các làng, xã vùng căn cứ kháng chiến của huyện được thành lập tại Đất Bằng làm chỗ dựa cho phong trào toàn vùng và phát triển lực lượng vào phía nam. Cơ sở chính trị rộng khắp vùng đông tây Cheo Reo, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Việt Minh ngày một vững mạnh đã tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang của huyện, tỉnh Đăk Lăk và bộ đội chủ lực Liên khu V mở các chiến dịch lớn tiêu hao sinh lực địch, tiến lên đánh đòn quyết định giải phóng địa bàn trong Đông Xuân 1953-1954.

Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, Đảng bộ huyện H2, nay là huyện Krông Pa, đã vượt qua thử thách gay go, ác liệt của thời kỳ khôi phục cơ sở, giữ gìn lực lượng, bảo vệ được cán bộ, Đảng, chính quyền, chuyển hướng phong trào đấu tranh dưới các hình thức thích hợp, sáng tạo, kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự, binh vận… xây dựng, củng cố vùng căn cứ kháng chiến của huyện, làm chỗ dựa mở rộng phong trào kháng chiến vào phía nam của tỉnh. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Đăk Lăk, nhân dân các dân tộc huyện H2 - Krông Pa đã kiên trì bám trụ, xây dựng phát triển thực lực chính trị, vũ trang, phối hợp đánh địch bằng ba mũi giáp công, trên ba vùng chiến lược, góp phần cùng quân dân Đăk Lăk và Tây Nguyên lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ, làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng quê hương.

Bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh kinh tế - xã hội địa phương vô vàn khó khăn. Hơn 95% đồng bào dân tộc trong huyện mù chữ, nạn đói kinh niên và dịch bệnh luôn là nguy cơ đe dọa cướp đi sinh mạng con người. Sản xuất của đồng bào ở trình độ lạc hậu, đốt phá chọc chỉa, tự cấp, tự túc, phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, năng suất cây trồng, vật nuôi rất thấp, cuộc sống bấp bênh. Tuy được giải phóng, nhưng an ninh chính trị chưa đảm bảo. Tàn quân địch và FULRO vẫn lén lút hoạt động chống phá cướp bóc, bắn giết cán bộ, nhân dân, gây khó khăn, cản trở công cuộc xây dựng cuộc sống mới.

Phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết đấu tranh chống thực dân, đế quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong huyện đã vươn lên, vượt qua những khó khăn, thách thức, lao động bền bỉ, khôi phục phát triển kinh tế - văn hóa xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, từng bước xây dựng cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc ngay trên quê hương của mình. Từ một địa phương nghèo khó sau chiến tranh, đến nay huyện Krông Pa đã đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cơ cấu nền kinh tế được xác định rõ nông - lâm - công nghiệp - dịch vụ và đang chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp. Đời sống của nhân dân các dân tộc địa phương ngày càng được quan tâm, cải thiện mọi mặt. An ninh quốc phòng được giữ vững. Cùng với các Đảng bộ huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện Krông Pa đang nỗ lực vươn lên lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Phong trào đấu tranh cách mạng và xây dựng quê hương của nhân dân các dân tộc Krông Pa dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Đảng bộ tỉnh và Đảng bộ huyện trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, có cả những thắng lợi vẻ vang và những hy sinh cao cả đã để lại những bài học lịch sử quý báu cho các thế hệ cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc Krông Pa:

1. Nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng, chủ trương của Đảng bộ tỉnh, vận dụng sáng tạo, phù hợp với thực tiễn địa phương, lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ cách mạng.

Krông Pa là một Đảng bộ huyện miền núi xa Trung ương và tỉnh, qua thực tiễn hơn 50 năm lãnh đạo phong trào từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng bộ luôn chú trọng việc quán triệt, vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng, của Tỉnh ủy sát với thực tiễn địa phương, đề ra nhiệm vụ cách mạng phù hợp với phong trào của đồng bào các dân tộc trong từng thời kỳ cách mạng. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đảng bộ huyện thấm nhuần quan điểm, đường lối trường kỳ kháng chiến, dựa vào lực lượng quần chúng, kiên trì bám trụ trong đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng cơ sở chính trị, kết hợp đấu tranh vũ trang bằng nhiều hình thức, phương pháp linh hoạt đánh địch, giành những thắng lợi ngày càng to lớn.

Những cán bộ, đảng viên và quần chúng trung kiên của Đảng bộ là những người bám sát cơ sở, vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng vào phong trào cách mạng của huyện. Từ những cơ sở chính trị được xây dựng trong buôn làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đã góp phần bảo tồn lực lượng, phát triển thành phong trào du kích, đẩy mạnh phong trào kháng chiến toàn vùng, tiến tới tiến công, tổng tiến công đánh bại các chiến lược chiến tranh của địch, góp phần vào thắng lợi của cả dân tộc.

Trong những năm hòa bình khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, phát huy thế mạnh của một vùng đất có nhiều tiềm năng sản xuất nông, lâm nghiệp, huyện đã nhanh chóng bắt tay vào khai hoang, làm thủy lợi, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chăm lo cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc về văn hóa, y tế, giáo dục. Sau hơn ba mươi năm giải phóng, từ một vùng đất bị chiến tranh tàn phá, nghèo đói, Krông Pa đã vươn lên trở thành một huyện nhân dân có đời sống khá, chấm dứt nạn đói kinh niên, dịch bệnh, an ninh chính trị được giữ vững. Thành tựu trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của Đảng bộ bắt nguồn từ đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, đồng thời có nguyên nhân chủ quan từ sự vận dụng sáng tạo của Đảng bộ, biết phát huy truyền thống cách mạng của nhân dân các dân tộc, khơi dậy tiềm năng sức lao động con người và đất đai, tài nguyên rừng để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, tích lũy đầu tư, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phục vụ đời sống nhân dân.



2. Đảng bộ luôn coi trọng, phát huy vai trò của quần chúng, kiên trì vận động, giác ngộ quần chúng các dân tộc đoàn kết đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Nhân dân Krông Pa có truyền thống yêu nước cách mạng, có tinh thần đoàn kết trong chiến đấu và trong lao động xây dựng quê hương. Truyền thống đó được hình thành và hun đúc từ lâu đời trong lịch sử đấu tranh chống các thế lực xâm lược từ bên ngoài, chống áp bức bất công dưới chế độ thực dân phong kiến. Truyền thống đó được phát huy cao độ khi Đảng bộ huyện Cheo Reo ra đời lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong huyện đấu tranh chống thực dân, đế quốc, giải phóng quê hương, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, mặc dù hoàn cảnh hết sức khó khăn, phong trào quần chúng và cơ sở bị địch đánh phá tan vỡ, cán bộ bị tách khỏi dân, nhưng Đảng bộ huyện vẫn kiên trì bám trụ vận động quần chúng, khôi phục phong trào, xây dựng thực lực chính trị, phát triển lực lượng vũ trang, tiến lên phối hợp đánh tiêu diệt địch. Thành công trong chỉ đạo chiến tranh cách mạng, đánh địch bằng hai chân, ba mũi giáp công trên ba vùng chiến lược, vừa vũ trang đánh địch vừa giữ thế hợp pháp, binh vận làm rã ngũ địch là thành công của sự vận dụng quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, phát huy sức mạnh, sự sáng tạo của quần chúng trong đấu tranh chính trị, vũ trang chống lại âm mưu, thủ đoạn khủng bố, tàn sát cán bộ, quần chúng của địch.

Sau ngày hòa bình lập lại năm 1975, nghèo đói và lạc hậu là thách thức lớn đối với Đảng bộ, nhân dân trong huyện. Phát huy truyền thống đoàn kết và sức mạnh sáng tạo của quần chúng trong kháng chiến, các cấp ủy Đảng đã phát động quần chúng tiến quân vào mặt trận nông nghiệp, khai hoang, làm thủy lợi, xây dựng cánh đồng sản xuất lương thực, hàng hóa xuất khẩu, đảm bảo cuộc sống cán bộ, nhân dân. Sức mạnh đoàn kết các dân tộc, Kinh cũng như Thượng, đồng bào tại chỗ cũng như đồng bào kinh tế mới đã khơi dậy, phát huy mọi tiềm năng đất đai và nhân lực của huyện, nhanh chóng khôi phục phát triển kinh tế - văn hóa xã hội, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững an ninh quốc phòng trong sự nghiệp đổi mới.

Có thể nói mỗi chiến công, mỗi thành tựu trong hơn nửa thế kỷ đấu tranh cách mạng, xây dựng và trưởng thành của quân dân các dân tộc huyện Krông Pa đều có nguyên nhân từ sự lãnh đạo của Đảng bộ trong việc coi trọng và phát huy cao độ sức mạnh truyền thống yêu nước, đoàn kết, sáng tạo của quần chúng nhân dân trong cộng đồng các dân tộc vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

3. Xây dựng căn cứ cách mạng vững chắc để xây dựng thực lực cách mạng, giữ thế phát triển liên tục của phong trào đi đến thắng lợi cuối cùng.

Huyện Krông Pa là địa bàn chiến lược, cửa ngõ của tỉnh Gia Lai và Đăk Lăk, núi rừng hiểm trở, nơi tiếp giáp của ba tỉnh Phú Yên, Đăk Lăk, Gia Lai. Trong kháng chiến, vùng Đông Cheo Reo còn gọi là H2, là địa bàn thuận lợi làm đầu mối hành lang và đứng chân của các lực lượng của Trung ương và tỉnh phát triển phong trào ra các địa bàn xung yếu, đặc biệt là nam Tây Nguyên. Được sự chỉ đạo của Khu ủy và hai tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai, Đảng bộ huyện Krông Pa đã xây dựng căn cứ địa vững chắc ở vùng Đất Bằng, Ia Rsai, cùng với tỉnh xây dựng căn cứ Dleiya tồn tại trong suốt hai cuộc kháng chiến.

Xây dựng căn cứ là xây dựng thực lực toàn diện cả quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa làm cho bộ mặt căn cứ có nét ưu việt hơn vùng địch tạm chiếm. Ngoài chăm lo xây dựng bố phòng làng, xã chiến đấu, xây dựng lực lượng an ninh vũ trang vững mạnh, trong sạch địa bàn đủ sức đánh địch bảo vệ cán bộ, nhân dân, Đảng bộ luôn quan tâm chăm lo đời sống đồng bào, vừa huy động sức người, sức của cho kháng chiến vừa bồi dưỡng sức dân, hướng dẫn nhân dân sản xuất tiết kiệm, xây dựng đời sống văn hóa, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, gắn kết một cách chặt chẽ ba mặt dân sinh, dân trí và dân khí, tạo nên bản lĩnh chiến đấu của nhân dân và sức sống của vùng căn cứ cách mạng.

Đất nước thống nhất, Krông Pa bước vào thời kỳ hòa bình xây dựng cuộc sống mới, Đảng bộ lãnh đạo toàn diện phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, nhưng luôn chú trọng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng sâu vùng xa, đối tượng chính sách, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. Đồng thời, luôn giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, xây dựng, củng cố mối đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc, giữa đồng bào các tôn giáo và không tôn giáo, nêu cao cảnh giác làm thất bại âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch thực hiện “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ. Đó là yếu tố xây dựng củng cố lòng dân, những biện pháp và hình thức cụ thể phát huy vai trò căn cứ địa cách mạng trong thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.



4. Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng thời kỳ cách mạng, đặc biệt chú trọng đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số địa phương làm công tác lãnh đạo, vận động quần chúng.

Nhận thức rõ vai trò của cán bộ và công tác cán bộ trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng bộ huyện Krông Pa luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu của các giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đội ngũ cán bộ của Đảng bộ được bồi dưỡng nhận thức chính trị, thấm nhuần quan điểm, đường lối cách mạng của Đảng, có chuyên môn nghiệp vụ, gắn bó với quần chúng các dân tộc, được rèn luyện qua thực tiễn đấu tranh cách mạng, lao động sản xuất, bắt đầu từ những cán bộ lãnh đạo chính trị, quân sự, binh vận và những cán bộ lãnh đạo quản lý chính quyền, chuyên môn… phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ cách mạng.

Đảng bộ huyện Krông Pa là một đảng bộ có nguồn cán bộ đến từ nhiều địa phương khác nhau trong cả nước; do đó Đảng bộ luôn quan tâm, thường xuyên giáo dục và giữ gìn sự đoàn kết thống nhất, chống tư tưởng cục bộ địa phương, dân tộc hẹp hòi, phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên, tinh thần cộng đồng trách nhiệm, bám đất, bám dân, đi sát cơ sở, xây dựng, củng cố đảng, chính quyền, đoàn thể vững mạnh để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ trong từng thời kỳ cách mạng; đồng thời nghiêm khắc đấu tranh loại bỏ những tư tưởng, hành động lệch lạc, cực đoan chia rẽ nội bộ Đảng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc ở địa phương.

Trong điều kiện Đảng bộ lãnh đạo toàn diện và sâu rộng phong trào cách mạng trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, Đảng bộ luôn đặc biệt quan tâm bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại chỗ gắn bó với địa phương cơ sở, có phẩm chất, năng lực và tâm huyết. Đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của địa phương cần được bồi dưỡng, đào tạo theo quy hoạch, luân chuyển để đủ khả năng đảm nhận công tác lãnh đạo, quản lý, công tác vận động quần chúng theo yêu cầu phân công của cấp ủy, góp phần làm cầu nối giữa Đảng và nhân dân, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ huyện.



5. Luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể vững mạnh, kiên quyết đấu tranh chống những tư tưởng, hành động lệch lạc, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, sự ổn định chính trị - xã hội.

Vai trò lãnh đạo của Đảng bộ đã được xác định ngay từ khi Đảng bộ ra đời tháng 8- 1948, trong hoàn cảnh khó khăn của những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Hơn nửa thế kỷ qua, vai trò lãnh đạo của Đảng bộ ngày càng trở thành nhân tố quyết định mọi thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân các dân tộc Krông Pa. Để giữ vững vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị của Đảng đối với chính quyền, đoàn thể, Đảng bộ luôn coi trọng xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Chú trọng phát triển đảng cả về số lượng và chất lượng, đồng thời thường xuyên nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên để có thể hoàn thành nhiệm vụ chính trị trong mọi hoàn cảnh cách mạng.

Bài học kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện Krông Pa đúc kết từ hơn nửa thế kỷ đấu tranh xây dựng và trưởng thành, trong những năm gian khổ, ác liệt của hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Bài học kinh nghiệm đó đặt ra yêu cầu công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể là mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên dù trong hoàn cảnh nào cũng phải tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và với nhân dân, nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, dám nghĩ dám làm, chấp nhận gian khổ, hy sinh hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần vào thắng lợi chung của cách mạng. Tổ chức đảng phải được xây dựng, tổ chức đều khắp các địa bàn thôn làng, các lĩnh vực của đời sống xã hội, xứng đáng là hạt nhân lãnh đạo chính trị, đảm bảo nguyên tắc sinh hoạt tập trung dân chủ, luôn tự đổi mới phương thức lãnh đạo phù hợp với yêu cầu của tình hình nhiệm vụ mới.

Môi trường hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ ngày càng rộng lớn, yêu cầu của nhiệm vụ chính trị ngày càng cao hơn, do đó Đảng bộ cần nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình. Mỗi đảng viên và tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ phải luôn nghiêm khắc đấu tranh chống những tư tưởng và hành động lệch lạc, như cục bộ địa phương, dân tộc hẹp hòi, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, ngại khó, ngại khổ, nêu cao cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của địch từ trong nội bộ cũng như bên ngoài.

Thực tế những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, hệ thống chính trị của huyện Krông Pa ngày càng vững mạnh với hạt nhân là tổ chức đảng các cấp. Kinh tế - xã hội có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân các dân tộc được cải thiện nhiều mặt. Do đó mặc dù các thế lực thù địch tìm mọi cách móc nối gây chia rẽ các dân tộc, chia rẽ đồng bào Kinh với đồng bào dân tộc thiểu số, giữa người có đạo và không có đạo, nhưng đều thất bại. Nhờ hệ thống chính trị vững mạnh, kinh tế- xã hội tiếp tục phát triển nhanh, an ninh quốc phòng được củng cố ngày càng vững chắc.

Ngày nay trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, cán bộ, đảng viên và nhân dân Krông Pa tiếp tục phát huy truyền thống đấu tranh cách mạng của các thế hệ đi trước, ra sức xây dựng quê hương ấm no, hạnh phúc, bình đẳng và tiến bộ như lời chỉ dạy của Bác Hồ trong thư gửi Đại hội đoàn kết các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku ngày 19-4-1946.



PHỤ LỤC

Phụ lục 1

CÁC TỔ CHỨC CÁCH MẠNG
VÀ DANH SÁCH CẤP ỦY CỦA
ĐẢNG BỘ HUYỆN KRÔNG PA (1945 - 2007)

A- THỜI KỲ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945



I- Đoàn Thanh niên Cheo Reo, thành lập tháng 6-1945 tại huyện Cheo Reo

Ban sáng lập và lãnh đạo gồm:

1- Nay Phin Đoàn trưởng

2- Rơchơm Briu Đoàn viên

3- Siu Deo Đoàn viên

4- Rơchơm Rôk Đoàn viên

5- Siu Sinh Đoàn viên

II- Danh sách Ủy ban cách mạng lâm thời huyện Cheo Reo sau khi giành chính quyền Tháng 8-1945

1- Ông Nay Phin Chủ tịch

2- Ông Rơchơm Thép Ủy viên

3- Ông Rơchơm Briu Ủy viên

4- Ông Ksor Ní Ủy viên

5- Ông Siu Deo Ủy viên

6- Ông Siu Sinh Ủy viên

- Cụ Nay Der làm cố vấn

B- THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945-1954)

I- Chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương đầu tiên của huyện Cheo Reo, thành lập ngày 10-8-1947 tại buôn Ma Hing, xã Đất Bằng (còn gọi là Chi bộ tham chính):

1- Đồng chí Ksor Ní Bí thư

2- Đồng chí Rơchơm Thép

3- Đồng chí Rơchơm Buk



II- Ban cán sự huyện Cheo Reo, thành lập ngày 10-8-1948 tại buôn Ma Lúa, xã Kà Lúi, huyện Cheo Reo

1- Đồng chí Ksor Ní Bí thư

2- Đồng chí Ngô Thành Phó bí thư

3- Đồng chí Rơchơm Thép

- Năm 1949, đồng chí Ksor Ní về tỉnh, đồng chí Nguyễn Địch làm Bí thư Ban cán sự huyện Cheo Reo (1949 - cuối 1951), đồng chí Rơchơm Thép làm Phó bí thư.

- Từ đầu 1952 đến 5-1953, đồng chí Nguyễn Khắc Tính, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đăk Lăk được chỉ định tăng cường làm Bí thư Khu IV (thành lập sau khi giải thể huyện Cheo Reo).

- Từ 5-1953 - 12-1953, đồng chí Lê Đình Ban (Nguyễn Hồ) làm Bí thư Ban cán sự huyện Đông Cheo Reo.

- Từ 1-1954 – 7-1954, thành lập Ban cán sự các vùng, trực thuộc Ban cán sự Đảng tỉnh và Trung đoàn 84: Vùng Ơi Nu do đồng chí Từ Ngọc Hảo, đồng chí Nguyễn Tiển (Ama Đam) lần lượt làm Bí thư; vùng Đất Bằng do đồng chí Ngô Tấn Tài (Ama H’Oanh), đồng chí Võ Ngọc Châu (Ama Yú) lần lượt làm Bí thư; vùng Sông Ba do đồng chí Nguyễn Khuê (Ama H’Lơ), đồng chí Trương Cần (Y Thái) lần lượt làm Bí thư; vùng Chư Drăng do đồng chí Ngô Đức Đề (Ama Đing) làm Bí thư…

C- THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954-1975)

I- Ban cán sự huyện H2 do Tỉnh ủy Đăk Lăk chỉ định (năm 1954 – 1959)

1- Đồng chí Nguyễn Khuê (Ama Hlơ) Bí thư

2- Đồng chí Trương Phước Tự (Ama Ku) Phó bí thư

3- Đồng chí Nay Pum (Ama Hlam)

4- Đồng chí Nguyễn Tiển (Ama Đam)

5- Đồng chí Nguyễn Văn Minh (Ama H’ Nim)



* Ban cán sự huyện H2 (1959 – 1960)

1- Đồng chí Nguyễn Môn (Ama Cao) Bí thư

2- Đồng chí Nguyễn Tiển (Ama Đam) Phó Bí thư

3- Đồng chí Nay Pum (Ama Hlam)

4- Đồng chí Ama Blang

5- Đồng chí Nay Ang (Ama Hiu)

- Năm 1960, huyện Đông Cheo Reo (H2) hợp nhất với huyện MĐrak (H1) thành huyện A10.

*Ban cán sự huyện A10 (1960 - 1961):

1- Đồng chí Nguyễn Môn (Ama Cao) Bí thư

2- Đồng chí Phan Nhu (Ama Lê) Phó Bí thư

3- Đồng chí Nguyễn Tiển (Ama Đam) Ủy viên

4- Đồng chí Ksor Y Tai (Ama La - H1) Ủy viên

5- Đồng chí Nay Pum (Ama Hlam) Ủy viên

6- Đồng chí Rahlang Dui (Ama Tlang) Ủy viên

7- Đồng chí Ksor YBen (Ama Hoa) Ủy viên

8- Đồng chí Nay Ang (Ama Hiu) Ủy viên

9- Đồng chí Ama Kuik (H1) Ủy viên

- Cuối năm 1961, huyện A10 tách ra thành hai huyện Đông Cheo Reo (H2) và MĐrak (H1) như cũ, đồng chí Nguyễn Đức Nhuần (Ama Đức) làm Bí thư huyện H2.



II- Ban Chấp hành Đảng bộ huyện H2 khóa I (2-1962 – 12-1964), gồm 15 đồng chí:

1- Ksor Yngor (Ama Hly) Bí thư

2- Nay Ang (Ama Hiu) Phó bí thư

3- Ksor YBen (Ama Hoa) Phó bí thư

4- Vân Sơn

5- Nguyễn Tiển (Ama Đam)

6- Nguyễn Văn Hướng

7- ....................Lâm

8- Ama Gó (sau khi Ama Gó hy sinh, bổ sung Ybi đi phụ trách vùng Plơi Pa và sau một thời gian Ybi đi cũng hy sinh)

9- Ama He

10- Rơ Ô Y Leng (Ama Thoa)

11- Ama Năng

12- Kpă Y Tiên (Ama Hai)

13- Amí H’Tring

14- Nguyễn Việt Đức

15- Ksor Djứ (Ama Liêm)



Каталог: Files
Files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
Files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
Files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
Files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
Files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
Files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 1.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương