Ban chỉ ĐẠo kiểm toán ct 30A & cs 167



tải về 41.03 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích41.03 Kb.
#10137


KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

BAN CHỈ ĐẠO KIỂM TOÁN

CT 30A & CS 167


Số: 31 /TB-BCĐKT CT30a&CS167




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2012

THÔNG BÁO

Về việc đánh giá kết quả thực hiện kiểm toán

Chương trình 30a và Chính sách 167 trong 7 tháng đầu năm 2012

Tính đến hết tháng 7/2012, toàn ngành đã triển khai kiểm toán Chương trình 30a tại 14 tỉnh, Chính sách 167 tại 20 tỉnh và một số bộ, ngành trung ương, một số ngân hàng thương mại, ngân hàng Chính sách; trong đó đã kết thúc kiểm toán tại 10 tỉnh thực hiện Chương trình 30a, 15 tỉnh thực hiện chính sách 167. Trên cơ sở Báo cáo tình hình thực hiện và Báo cáo kết quả kiểm toán đợt 1 đối với Chương trình 30a và Chính sách 167 của các đơn vị, các ý kiến chỉ đạo của Tổng Kiểm toán Nhà nước, Ban chỉ đạo kiểm toán Chương trình 30a và Chính sách 167 thông báo một số nội dung sau:

1. Tình hình triển khai kiểm toán Chương trình 30a và Chính sách 167

(i) Đây là cuộc kiểm toán có quy mô lớn và phức tạp, chưa có tiền lệ nên được Lãnh đạo KTNN quan tâm chỉ đạo sát sao, thường xuyên, liên tục. KTNN đã thành lập Ban chỉ đạo kiểm toán Chương trình 30a và Chính sách 167 để tập trung tinh thần, trí tuệ của toàn ngành vào cuộc kiểm toán nhằm đạt được kết quả cao nhất. Lãnh đạo KTNN và Ban chỉ đạo đã thường xuyên theo dõi tiến độ kiểm toán và kết quả kiểm toán sơ bộ, tập trung chỉ đạo đảm bảo mục tiêu, nội dung cuộc kiểm toán; giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán. Ngày 23/5/2012, Tổng Kiểm toán đã ban hành văn bản số 769/KTNN-TH yêu cầu các đơn vị liên quan tập trung quán triệt, chỉ đạo một số nội dung kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động kiểm toán; thống nhất mục tiêu, nội dung, trọng tâm, phương pháp kiểm toán và các vấn đề xử lý tài chính đối với cuộc kiểm toán này trong toàn ngành.

(ii) Đề cương, hồ sơ, mẫu biểu kiểm toán riêng của 2 chuyên đề đã được kịp thời ban hành; được tổ chức thảo luận, tập huấn, quán triệt trong toàn ngành và từng đơn vị trước khi thực hiện nên tạo được thống nhất cao trong ngành.

(iii) Đối với công tác kiểm toán, do các KTNN chuyên ngành, khu vực và các Đoàn kiểm toán tích cực nghiên cứu học tập đề cương, mẫu biểu kiểm toán Chương trình 30a và Chính sách 167 với tinh thần trách nhiệm cao; tích cực, chủ động trong công việc nên công tác triển khai kiểm toán đợt đầu có nhiều thuận lợi, đảm bảo tiến độ, nhiều kết quả kiểm toán được ghi nhận.

Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên KTNN chuyển mạnh sang hình thức kiểm toán hoạt động, quy trình, hồ sơ mẫu biểu kiểm toán chưa có nên các đơn vị và các Đoàn kiểm toán còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Ngoài ra, Chương trình 30a và Chính sách 167 thực hiện trên địa bàn rộng, địa hình khó khăn, phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, tập trung ở những huyện nghèo nên công tác kiểm tra, hướng dẫn việc triển khai thực hiện còn hạn chế. Hệ thống văn bản hướng dẫn còn chồng chéo, chưa bám sát thực tế, ban hành chậm hoặc chưa cụ thể; trên cùng một địa bàn có quá nhiều nội dung lồng ghép... nên công tác kiểm toán gặp nhiều khó khăn. Việc tiếp cận, nhận thức về các chính sách của người dân còn hạn chế nên khó đánh giá được đầy đủ tình hình thực tế thực hiện Chương trình 30a và Chính sách 167 qua kết quả phỏng vấn người dân.

2. Về kết quả kiểm toán: Nhìn chung các Dự thảo Báo cáo kiểm toán Chương trình 30a và Chính sách 167 (bao gồm cả các cuộc kiểm toán riêng biệt và các cuộc kiểm toán lồng ghép) cơ bản đã thể hiện được đầy đủ các mục tiêu, nội dung kiểm toán theo Đề cương và Kế hoạch kiểm toán. Kết quả kiểm toán đã có nhiều phát hiện, kiến nghị, đề xuất có giá trị, tập trung phản ánh được hiệu quả đầu tư của Chương trình, Chính sách trong việc hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, nâng cao dân trí, ổn định an sinh xã hội tại các huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa; về tình hình kinh phí thực hiện Chương trình 30a, Chính sách 167 theo từng năm; những bất cập trong công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh và các sở, ban, ngành; những bất cập trong chế độ, chính sách; cùng một nội dung, đối tượng nhưng có nhiều văn bản hướng dẫn, nội dung chồng chéo giữa các chương trình...; nhiều Đoàn kiểm toán có kết quả tốt như các Đoàn kiểm toán thuộc KTNN chuyên ngành III, KTNN các khu vực III, VI, VII, VIII, XI, XII...

Bên cạnh những kết quả bước đầu đạt được, Báo cáo kiểm toán của một số Đoàn kiểm toán còn bộc lộ những hạn chế về thu thập bằng chứng, phân tích đánh giá hoặc còn bỏ sót mục tiêu, nội dung kiểm toán theo kế hoạch kiểm toán được duyệt và Đề cương kiểm toán của ngành; nhận xét, đánh giá của một số Đoàn kiểm toán chưa nêu được kết quả cụ thể; chưa phân tích rõ nguyên nhân các địa phương không hoàn thành mục tiêu đã đề ra trong Đề án được duyệt; chưa có đầy đủ bằng chứng làm cơ sở đề xuất, kiến nghị mang tầm vĩ mô về quản lý, điều hành Chương trình, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia. Bên cạnh đó, số lượng mẫu chọn phỏng vấn còn hạn chế, làm giảm tính thuyết phục và hiệu quả việc đánh giá của Đoàn kiểm toán qua kết quả phỏng vấn. Một số cuộc kiểm toán được lồng ghép trong cuộc kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước năm 2011 của địa phương, khi lập Dự thảo BCKT còn thiếu phụ biểu theo Đề cương kiểm toán. Việc xử lý kết quả kiểm toán về cùng một nội dung phát hiện còn chưa thống nhất giữa các Đoàn...

Để tiếp tục triển khai và hoàn thành thắng lợi các cuộc kiểm toán theo Chuyên đề 30a và Chính sách 167 tiếp theo, đảm bảo thống nhất, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm toán, Ban chỉ đạo kiểm toán Chương trình 30a và Chinh sách 167 đề nghị các KTNN chuyên ngành, khu vực được giao nhiệm vụ kiểm toán Chương trình 30a và Chính sách 167 tập trung quán triệt, chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:

1.Về kiến nghị xử lý tài chính

(1) Đề nghị các đơn vị rà soát kỹ bản chất đối với từng nội dung sai phạm và phản ánh rõ đối với từng nguồn vốn để có kiến nghị xử lý phù hợp. Cụ thể đối với từng trường hợp phát hiện đơn vị:

(i) Sử dụng kinh phí không đúng mục tiêu giảm nghèo, hỗ trợ người nghèo (trong trường hợp xác định chính xác không phải hộ nghèo) thì kiến nghị giảm quyết toán, thu hồi nộp NSNN hoặc bố trí nguồn vốn hoàn trả; kiến nghị kiểm điểm, xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể vi phạm.

(ii) Sử dụng kinh phí không đúng đối tượng, cần xem xét cụ thể các trường hợp, căn cứ giải trình của các cơ quan chức năng để có kiến nghị xử lý phù hợp.

(iii) Sử dụng kinh phí của Chương trình, Chính sách cho các chương trình mục tiêu khác hoặc sử dụng kinh phí các chương trình mục tiêu khác, nhằm phục vụ mục tiêu giảm nghèo... cần phân tích, đánh giá cụ thể, kết hợp với giải trình của đơn vị được kiểm toán để có kiến nghị xử lý phù hợp.

(iv) Các kiến nghị xử lý cần gắn trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ban chỉ đạo chương trình, các sở, ban, ngành và các huyện được kiểm toán.

(2) Đối với các kiến nghị giảm quyết toán, thu hồi nộp NSNN; kiến nghị địa phương bố trí nguồn kinh phí hoàn trả Chương trình... số liệu phải được phản ánh tại Biểu tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí làm cơ sở để địa phương biết và tổ chức thực hiện.

(3) Đối với công tác cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội và các Ngân hàng thương mại: Nếu phát hiện các trường hợp cho vay sai đối tượng, mục đích... và có đầy đủ các bằng chứng chắc chắn, kiến nghị ngân hàng chuyển doanh số cho vay ưu đãi sang cho vay thông thường, đồng thời giảm thanh toán, quyết toán số tiền đã hỗ trợ lãi suất sai quy định; các trường hợp còn lại kiến nghị xử lý khác theo hướng đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của tỉnh phối hợp với các ngân hàng rà soát từng trường hợp cụ thể để có hình thức xử lý phù hợp và xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân nếu có sai phạm.

(4) Về ghi thu - ghi chi các khoản nhận hỗ trợ, tài trợ: Rà soát từng trường hợp cụ thể để có kiến nghị điều chỉnh số liệu phù hợp.

(5) Đối với nguồn kinh phí NSTW còn tồn nhưng hết nhiệm vụ chi (Chính sách 167): Kiến nghị địa phương nộp trả NSTW.

(6) Các nội dung chi sai, trùng đối tượng: Nếu phát hiện các trường hợp sai phạm, có đầy đủ các bằng chứng chắc chắn... kiến nghị thu hồi nộp NSNN; các trường hợp còn lại kiến nghị xử lý khác theo hướng đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của tỉnh rà soát từng trường hợp cụ thể, báo cáo HĐND tỉnh để có hình thức xử lý phù hợp và xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân nếu có sai phạm.

(7) Các nội dung chi hỗ trợ không đúng với định mức quy định: Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của tỉnh rà soát từng trường hợp cụ thể, báo cáo HĐND tỉnh để có hình thức xử lý phù hợp và xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân nếu có sai phạm.

(8) Riêng đối với Chương trình 30a

(i) Nội dung chi không có trong Đề án được duyệt nhưng có trong nội dung hỗ trợ thì kiến nghị bổ sung, điều chỉnh Đề án cho phù hợp.

(ii) Nội dung chi không có trong Đề án được duyệt, không có trong nội dung hỗ trợ hoặc nội dung chi có trong Đề án được duyệt nhưng không có trong nội dung hỗ trợ của Chương trình thì kiến nghị địa phương bố trí nguồn kinh phí hoàn trả Chương trình, đồng thời kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan.

(iii) Về sử dụng nguồn kinh phí sai mục đích hoặc sử dụng sai nguồn kinh phí của Chương trình theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2009/TTLT-BKH-BTC ngày 30/10/2009 của liên Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về quy định lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chương trình 30a: Rà soát kỹ từng trường hợp, nếu đủ bằng chứng thì kiến nghị địa phương bố trí nguồn kinh phí hoàn trả Chương trình; các trường hợp còn lại kiến nghị xử lý khác theo hướng đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của tỉnh rà soát từng trường hợp cụ thể, báo cáo HĐND tỉnh để có hình thức xử lý phù hợp.

2. Để thực hiện được đầy đủ mục tiêu, nội dung theo Đề cương kiểm toán Chương trình 30a, Chính sách 167, đồng thời đưa ra được những kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ về việc xây dựng các chương trình mục tiêu về xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội phù hợp với năng lực quản lý cũng như nguồn lực tài chính, đảm bảo tập trung, hiệu quả, các Báo cáo kiểm toán phải tập trung nêu bật được một số nội dung chủ yếu sau:

(1) Hiệu quả của Chương trình, Chính sách và những bất cập trong việc xây dựng quá nhiều chương trình mục tiêu, dẫn đến trùng lặp, chồng chéo về mục tiêu.

(2) Bất cập trong việc triển khai nhiều chương trình, chính sách, nhiều nguồn kinh phí phân bổ cho cùng một nội dung, đối tượng trên cùng một địa bàn nên dễ dẫn đến sử dụng sai nguồn, sai mục đích, giảm hiệu quả của chương trình, chính sách.

(3) Bất cập trong quản lý thông qua đánh giá việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tỉnh và các cơ quan quản lý theo quy định của từng chương trình, chính sách, trong đó lưu ý việc các sở, ban, ngành trong quá trình thực hiện chỉ quan tâm đến chương trình, dự án do đơn vị quản lý, không có sự phối, kết hợp trong chỉ đạo, điều hành, thực hiện các chương trình, chính sách, trong khi chỉ có một đối tượng thụ hưởng.

(4) Đánh giá việc ban hành cơ chế hướng dẫn đối với từng chương trình, chính sách: Trung ương, địa phương ban hành nhiều văn bản; nội dung chồng chéo giữa các chương trình; một số chính sách chưa phù hợp thực tế, tiêu chí, định mức lạc hậu...

3. Về hoạt động kiểm toán trong thời gian tới

(1) Các đơn vị cần tổ chức các buổi tạo đàm để rút kinh nghiệm về kết quả kiểm toán đợt 1, trong đó chỉ rõ những nội dung đã làm được, chưa làm được; và những nội dung trọng tâm cần tập trung chỉ đạo...

(2) Bám sát nội dung Đề cương kiểm toán Chương trình 30a và Chính sách 167; văn bản số 769/KTNN-TH ngày 23/5/2012 của Tổng KTNN và thông tin thu thập được qua quá trình khảo sát tại các bộ ngành, địa phương để lập kế hoạch kiểm toán.

(3) Chú trọng kiểm soát thực hiện mục tiêu, phạm vi, chất lượng kiểm toán, đặc biệt là chất lượng kiểm toán tổng hợp trong khâu đánh giá công tác quản lý, chỉ đạo, điều phối, kiểm tra chương trình của các cơ quan được giao quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình. Tiếp tục duy trì chế độ báo cáo tiến độ và kết quả kiểm toán theo từng cấp để chỉ đạo kịp thời; chú trọng trao đổi thông tin toàn ngành để chia sẻ kinh nghiệm, thống nhất kiến nghị kiểm toán.

(4) Tăng cường công tác tự kiểm tra, kiểm soát của các KTNN chuyên ngành và khu vực đối với hoạt động của Đoàn, tổ kiểm toán, nhất là đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử của kiểm toán viên theo trách nhiệm của từng cấp; nâng cao trách nhiệm, chất lượng hoạt động của hội đồng cấp Vụ trong thẩm định BCKT, nhất là xử lý các ý kiến khác nhau.

(5) Vụ Tổng hợp, Pháp chế và Văn phòng Kiểm toán Nhà nước cần lưu ý khi thẩm định các báo cáo kiểm toán để tham mưu cho Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước xử lý đối với từng nội dung sai phạm, đảm bảo thống nhất trong toàn ngành.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị cần báo cáo kịp thời Ban chỉ đạo kiểm toán Chương trình 30a, Chính sách 167 và Tổng Kiểm toán Nhà nước để cho ý kiến chỉ đạo./.




Nơi nhận:

- Như trên;

- Lãnh đạo KTNN;

- Văn phòng KTNN;

- Vụ Tổng hợp;

- Vụ Pháp chế;

- Vụ CĐ&KSCL kiểm toán;

- Lưu: VT.



TRƯỞNG BAN
PHÓ TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Lê Hoàng Quân




Каталог: website -> db images -> documents
website -> BẢo hiểm xã HỘi việt nam
db images -> KIỂm toán nhà NƯỚc số: 1618/ct-ktnn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
website -> Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2014
website -> Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004
website -> Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003
website -> Mẫu syllvc ban hành kèm theo Thông tư số 12/2012/tt-bnv ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ
documents -> Ứng dụng mô hình phân tích thông tin thích hợp lập báo cáo phân tích phưƠng án kinh doanh

tải về 41.03 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương