Bacillus subtilis



tải về 47.42 Kb.
trang1/11
Chuyển đổi dữ liệu27.06.2022
Kích47.42 Kb.
#52512
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
Xử lý phế phụ phẩm sau sản xuất tinh bột sắn để tạo cồn sinh học và phân bón hữu cơ


Xử lý phế phụ phẩm sau sản xuất tinh bột sắn để tạo cồn sinh học và phân bón hữu cơ, hướng tới kết quả giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tận dụng nguồn nguyên liệu hữu cơ, góp phần phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
Kết quả đạt được cho thấy hai tổ hợp vi sinh vật đã tuyển chọn đều có hoạt tính sinh học cao với khả năng sinh trưởng và phát triển khá tốt, có tính bền nhiệt, có thể sinh trưởng trên nhiều nguồn C và N khác nhau. Đặc biệt, các giống nấm men có khả năng lên men rất tốt. Các chủng giống vi sinh vật đó bao gồm: tổ hợp các giống vi khuẩn (Bacillus subtilis), nấm mốc (Mucor, Aspergillus niger), xạ khuẩn (Streptomyces) và các giống nấm men (Saccharomyces sp1, Saccharomyces sp2, S.cerevisiae).
Thực nghiệm xử lý phế thải và lên men bằng tổ hợp vi sinh vật chứng tỏ rằng hoạt động của các giống vi sinh vật hữu ích trong quá trình lên men đã thực hiện phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ trong bã thải thành dạng dinh dưỡng dễ tiêu và tăng sinh khối của vi sinh vật. Quá trình lên men được thực hiện trong điều kiện yếm khí, cùng với việc bổ sung vi sinh vật gián đoạn hai lần phù hợp với quy trình xử lý cho kết quả sinh cồn khá tốt, đạt 2,56 (g/100g), cao gấp 20 lần so với công thức đối chứng (không có sự tham gia của các giống vi sinh vật).
Bã thải sau lên men được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất phân bón hữu cơ nhằm khép kín chu trình sản xuất, hướng tới hiệu quả môi trường tối ưu nhất. Chất lượng phân bón hữu cơ được đánh giá đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành (Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT).
Thực nghiệm đánh giá ảnh hưởng của phân bón hữu cơ trên cây rau ăn lá so với các công thức đối chứng không bón phân và đối chứng có bón phân hóa học, thu được kết quả rất tốt. Các chỉ tiêu theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây ở công thức có bón phân hữu cơ đều cao hơn so với hai công thức còn lại. Tỷ lệ sâu bệnh hại ở công thức sử dụng phân hữu cơ lại thấp (chỉ chiếm 2%), thấp hơn 5 lần so với đối chứng không bón phân và thấp hơn 3 lần so với đối chứng có bón phân hóa học. Mặt khác phân bón hữu cơ không chỉ có ảnh hưởng tích cực tới năng suất cây trồng, mà còn có ảnh hưởng tốt tới tính chất đất trồng trọt. Dưới tác dụng của các chủng vi sinh vật hữu ích có trong phân hữu cơ đã làm tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất và đồng thời cũng kích thích khu hệ vi sinh vật vốn có trong đất phát triển theo chiều hướng có lợi. Các chỉ tiêu dinh dưỡng N, P, K tổng số và P, K dễ tiêu tại công thức thí nghiệm có bón phân hữu cơ đều cao hơn so với đối chứng trước thí nghiệm, đối chứng không bón phân và đối chứng có bón phân hóa học. Đặc biệt, mật độ VSVTS, VSV phân giải lân, VSV phân giải xenlulo cũng cao hơn hẳn so với các công thức còn lại. Điển hình như mật độ VSVTS ở công thức có bón phân hữu cơ lớn hơn đối chứng có bón phân hóa học là 3,25.109 (CFU/g) và lớn hơn đối chứng trắng là 3,68.10(CFU/g).

tải về 47.42 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương