BỘ y tế SỔ tay hưỚng dẫn thực hiệN


PHỤ LỤC 1: MÔ TẢ THỰC ĐƠN CÔNG NGHỆ VÀ ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ



tải về 2.97 Mb.
trang16/29
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.97 Mb.
#22882
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   29





PHỤ LỤC 1: MÔ TẢ THỰC ĐƠN CÔNG NGHỆ VÀ ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ

PHỤ LỤC 2 : HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ quẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ


PHỤ LỤC 3: MẪU KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ CỦA TỈNH

PHỤ LỤC 4: MẪU KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI CỦA BỆNH VIỆN

PHỤ LỤC 5: ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU CHO CƠ QUAN KIỂM ĐỊNH ĐỘC LẬP

PHỤ LỤC 6: BỘ CÔNG CỤ KIỂM ĐỊNH

PHỤ LỤC 7: MẪU THỎA THUẬN TÀI TRỢ

PHỤ LỤC 1. MÔ TẢ THỰC ĐƠN CÔNG NGHỆ VÀ ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ





    1. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI, THU GOM, VẬN CHUYỂN, LƯU GIỮ

      1. Túi đựng chất thải

Đặc tính kỹ thuật: Mầu sắc: vàng, đen, xanh, trắng; Vật liệu là nhựa (nilon), nếu túi được đem đi đốt thì phải là PE hoặc PE, không dùng PVC; Thành túi dày tối thiểu 0,1 mm; Kích thước túi từ 35 x 70 cm trở lên; Bên ngoài túi phải có vạch ở mức 3/4 chiều cao của túi với dòng chữ “Không đựng quá vạch này”, có biểu tượng nguy hại sinh học đối với các túi màu vàng, biểu tượng có thể tái chế với túi màu trắng, và biểu tưởng nguy hại phù hợp với chất thải hóa học chứa bên trong túi màu đen

Định mức hỗ trợ: 1500 đồng/túi màu vàng; 1250 đồng/túi màu đen, xanh, trắng

Ước tính khối lượng

- Số lượng túi đựng chất thải lây nhiễm trong năm = 01 túi/1 kg chất thải * khối lượng chất thải lây nhiễm phát sinh trong năm

- Số lượng túi đựng chất thải sinh hoạt trong năm = 01 túi/4 kg chất thải * khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trong năm

- Số lượng túi đựng chất thải rắn hóa học trong năm = 01 túi/2 kg chất thải * khối lượng chất thải rắn hóa học phát sinh trong năm

- Số lượng túi đựng chất thải có thể tái chế trong năm = 01 túi/1 kg chất thải * khối lượng chất thải có thể tái chế trong năm

- Khối lượng chất thải lây nhiễm phát sinh trong năm = khối lượng chất thải lây nhiễm phát sinh/giường bệnh/ngày * 365 ngày/năm.

- Khối lượng chất thải lây nhiễm phát sinh/giường bệnh/ngày: Bệnh viện đa khoa, bệnh viện sản nhi, bệnh viện u bướu, bệnh viện nội tiết phát sinh 0,2 kg chất thải nguy hại/giường bệnh/ngày; trong khi đó, bệnh viện điều dưỡng, bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện lao và bệnh phổi, bệnh viện tâm thần chỉ phát sinh 0,1 kg chất thải nguy hại/giường bệnh/ngày.

- Khối lượng chất thải sinh hoạt = khối lượng chất thải lây nhiễm*5

- Khối lượng chất thải rắn hóa học = khối lượng chất thải lây nhiễm/10

- Khối lượng chất thải có thể tái chế = khối lượng chất thải sinh hoạt*0,2

- Thể tích chất thải nguy hại (m3) = khối lượng chất thải nguy hại/0,13

- Số giường bệnh = số giường bệnh thực tế tại thời điểm lập dự án



      1. Hộp đựng chất thải sắc nhọn

Đặc tính kỹ thuật: Mầu vàng; Vật liệu là nhựa; Dung tích: 1,5 – 2 lít; Thành và đáy cứng, không thấm nước, không thể đâm xuyên; Có nắp dễ mở/đóng; Miệng hộp đủ lớn để cho chất thải sắc nhọn vào mà không cần lực đẩy; Có quai; Khi di chuyển, chất thải sắc nhọn không bị đổ ra ngoài; Có dòng chữ “Chỉ đựng chất thải sắc nhọn”, có vạch ở mức 3/4 hộp và dòng chữ “không đựng quá vạch này”; Hộp có thể được tái sử dụng nếu được khử khuẩn theo đúng quy định và còn giữ được các tính năng ban đầu; Hộp được đặt trong giá cố định bằng Inox gắn trên xe tiêm hoặc gần nơi phát sinh chất thải sắc nhọn.

Định mức hỗ trợ: 16.500 đồng/hộp

Ước tính khối lượng

- Số lượng hộp đựng chất thải sắc nhọn trong năm = Số lượng hộp đựng chất thải trong ngày * 365 ngày/năm/ 6 ngày cho một vòng đời của hộp

- Số lượng hộp đựng chất thải sắc nhọn trong ngày = 01 hộp/xe tiêm, thủ thuật * số lượng xe tiêm, thủ thuật

- Số lượng xe tiêm, thủ thuật = số lượng giường bệnh/10

- Số giường bệnh = số giường bệnh thực tế tại thời điểm lập dự án


      1. Thùng đựng chất thải

Đặc tính kỹ thuật: Thùng làm bằng nhựa tỷ trọng cao hoặc bằng kim loại, thành dầy cứng, có nắp đậy mở bằng đạp chân; Mầu sắc: thùng mầu vàng đựng túi/hộp mầu vàng, thùng mầu đen đựng túi/hộp mầu đen, thùng màu xanh đựng túi màu xanh, thùng màu trắng đựng túi màu trắng; Thùng có dung tích 15 lít; Bên ngoài thùng có vạch ở mức 3/4 và có dòng chữ “Không đựng quá vạch này”; Thùng màu vàng đựng chất thải lây nhiễm phải có biểu tượng nguy hại sinh học, thùng màu đen đựng chất thải gây độc tế bào phải ghi “Chất thải gây độc tế bào”

Định mức hỗ trợ: 300.000 đồng/thùng

Ước tính khối lượng

- Số lượng thùng đựng chất thải lây nhiễm = 01 thùng rác/1,5 kg * khối lượng chất thải nguy hại trong ngày (mỗi khoa được trang bị tổi thiểu một thùng rác đựng chất thải nguy hại)

- Số lượng thùng đựng chất thải hóa học = 01 thùng rác/2 kg*khối lượng chất thải hóa học trong ngày

- Số lượng thùng rác sinh hoạt = 01 thùng rác/4 kg * khối lượng chất thải sinh hoạt trong ngày (mỗi bệnh phòng được trang bị tối thiểu một thùng đựng chất thải sinh hoạt)

- Số lượng thùng đựng chất thải có thể tái chế = 01 thùng rác/1,5 kg * khối lượng chất thải có thể tái chế trong ngày (mỗi khoa được trang bị tổi thiểu một thùng rác đựng chất thải nguy hại).


      1. Phương tiện vận chuyển chất thải trong bệnh viện

Đặc tính kỹ thuật: Thùng chứa có bánh xe; Thùng làm bằng nhựa tỷ trọng cao, thành và đáy làm kín, có nắp đậy để tránh rơi vãi; bề mặt nhẵn và ít khe kẽ để dễ làm sạch; Mầu sắc: Thùng màu vàng được sử dụng để đựng túi/hộp màu vàng, Thùng màu đen được dùng để đựng các túi màu đen; Dung tích: 120-240 lít; Bên ngoài thùng có vạch ở mức 3/4 chiều cao và ghi dòng chữ “Không đựng quá vạch này”. Thùng màu vàng có thêm dòng chữ “Chất thải lây nhiễm” và có biểu tượng nguy hại sinh học.

Định mức hỗ trợ

- 1.500.000 đồng/phương tiện 120 lít;

- 2.000.000 đồng/phương tiện 240 lít

Ước tính khối lượng

- Số lượng thùng màu vàng có bánh xe loại 240 lít = 01 thùng có bánh xe/20 kg * khối lượng chất thải lây nhiễm phát sinh trong ngày

- Số lượng thùng màu vàng có bánh xe loại 120 lít = 01 thùng có bánh xe/10 kg * khối lượng chất thải lây nhiễm phát sinh trong ngày

- Số lượng thùng màu xanh có bánh xe loại 240 lít = 01 thùng có bánh xe/60 kg * khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trong ngày

- Số lượng thùng màu xanh có bánh xe loại 120 lít = 01 thùng có bánh xe/30 kg * khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trong ngày

- Số lượng thùng màu trắng có bánh xe loại 240 lít = 01 thùng có bánh xe/20 kg * khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trong ngày

- Số lượng thùng màu trắng có bánh xe loại 120 lít = 01 thùng có bánh xe/10 kg * khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trong ngày


      1. Khu vực lưu giữ chất thải

Đặc tính kỹ thuật: Khu lưu giữ chất thải đáp ứng được các quy định trong Quy chế quản lý chất thải y tế và Quy định quản lý CTNH. Nhà có cao độ nền đảm bảo không bị ngập lụt; mặt sàn trong khu vực lưu giữ CTNH được thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; sàn lát gạch men. Nhà có mái che bằng tôn, tường gạch, có cửa và có khoá; tường ốp gạch men cao ít nhất 1 m. Bên trong được chia thành ít nhất 3 buồng: buồng lưu giữ chất thải nguy hại; buồng lưu giữ chất thải sinh hoạt; buồng lưu giữ chất thải có thể tái chế. Khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển CTNH ở thể lỏng phải có tường, đê, hoặc gờ bao quanh toàn bộ hoặc từng phần của khu vực hoặc một biện pháp cách ly thứ cấp khác để dự phòng CTNH phát tán ra ngoài môi trường trong trường hợp có sự cố. Khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển CTNH dễ cháy, nổ bảo đảm khoảng cách không dưới 10 (mười) m với lò đốt, lò hơi và các thiết bị đốt khác. Diện tích phù hợp với quy mô bệnh viện và lượng chất thải phát sinh. Vị trí cách xa nhà ăn, buồng bệnh, lối đi công cộng và khu vực tập trung đông người tối thiểu là 10 mét. Nhà lưu giữ có hệ thống thông khí, hệ thống cấp nước sạch, có rãnh thu chất lỏng về một hố ga thấp hơn sàn và kết nối với mạng lưới thoát nước của bệnh viện. Nhà lưu giữ có sân và đường để xe chuyên chở chất thải có thể tiếp cận. Sân và đường tiếp cận có kết cấu bằng bê tông đá dăm, độ dốc là 0.005. Diện tích sân và đường tiếp cận tùy theo điều kiện thực tế của bệnh viện.

Định mức hỗ trợ

- 4.000.000 đồng/m2 nhà lưu giữ

- 300.000 đồng/m2 sân và đường tiếp cận

- 300.000 đồng/m kết nối với hệ thống cấp nước và thoát nước



Ước tính khối lượng

- Diện tích nhà lưu giữ đối với bệnh viện đa khoa dưới 400 giường và bệnh viện chuyên khoa là 30 m2

- Diện tích nhà lưu giữ đối với bệnh viện đa khoa 400 – 600 giường là 36 m2

- Diện tích nhà lưu giữ đối với bệnh viện đa khoa trên 600 giường là 42 m2

- Diện tích sân và đường dựa trên điều kiện thực tế của bệnh viện; diện tích tối thiểu được hỗ trợ là 50 m2 cho một bệnh viện.

- Chiều dài đường ống cấp và thoát nước dựa trên điều kiện thực tế; chiều dài đường ống cấp nước được hỗ trợ tối thiểu là 30 m; chiều dài đường ống thoát nước được hỗ trợ tối thiểu là 20 m



      1. Thiết bị tại khu vực lưu giữ chất thải

Đặc tính kỹ thuật

- Các thiết bị lưu giữ chất thải là các thùng chứa có bánh xe; thùng làm bằng nhựa tỷ trọng cao, thành và đáy làm kín, có nắp đậy để tránh rơi vãi; bề mặt nhẵn và ít khe kẽ để dễ làm sạch; thùng màu xanh dung tích 240 – 660 lít để đựng chất thải sinh hoạt; thùng màu vàng dung tích 240 lít đựng chất thải lây nhiễm; thùng màu đen dung tích 240 – 660 lít đựng chất thải hóa học nguy hại.

- Thiết bị bảo quản lạnh

- Các phương tiện phụ trợ bao gồm: cân và sổ sách theo dõi khối lượng chất thải; Có phương tiện rửa tay; có phương tiện và hoá chất làm vệ sinh; biển báo “Khu vực lưu giữ chất thải y tế” kèm dấu hiệu cảnh báo; biển báo “khu vực lưu giữ chất thải lây nhiễm” kèm theo dấu hiệu cảnh báo nguy hại sinh học; biển báo “khu vực lưu giữ chất thải hóa học”; biển báo “khu vực lưu giữ chất thải sinh hoạt”; biển báo “khu vực lưu giữ chất thải có thể tái chế” kèm theo biểu tượng tái chế; Có thiết bị phòng cháy chữa cháy (ít nhất gồm có bình bọt chữa cháy, cát để dập lửa) theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy; Có vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn CTNH ở thể lỏng; Hộp sơ cứu vết thương; bình chứa dung dịch sođa gia dụng để trung hoà khẩn cấp vết bỏng axít trong trường hợp lưu giữ chất thải có tính axít; Có thiết bị xếp dỡ thủ công hoặc cơ giới; Các bảng hướng dẫn rút gọn về quy trình vận hành an toàn, quy trình ứng phó sự cố, nội quy về an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ; có kích thước và ở vị trí đảm bảo thuận tiện quan sát đối với người vận hành, được in rõ ràng, dễ đọc.



Định mức hỗ trợ

- 30.000.000 đồng/tủ bảo quản lạnh

- 5.500.000 đồng /thùng 660 lít

- 2.000.000 đồng /thùng 240 lít

- 2.000.000 đồng /bộ phương tiện phụ trợ

Ước tính khối lượng

- Số lượng thùng lưu giữ chất thải lây nhiễm loại 120 lít - 240 lít = số lượng thùng vận chuẩn chất thải cùng loại

- Số lượng thùng lưu giữ chất thải sinh hoạt loại 120 lít - 240 lít = 50% số lượng thùng vận chuẩn chất thải cùng loại

- Số lượng thùng 660 lít để lưu giữ chất thải sinh hoạt = 01 thùng lưu giữ/200 kg * khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trong ngày

- Số lượng thùng lưu giữ chất thải hóa học loại 660 lít = 01

- Số lượng thùng lưu giữ chất thải hóa học loại 240 lít = 01 thùng/300 giường * số giường thực tế tại thời điểm lập dự án

- Bộ phương tiện phụ trợ bao gồm: 01 cân; 01 bộ phương tiện và hoá chất làm vệ sinh; 01 biển báo “Khu vực lưu giữ chất thải y tế” kèm dấu hiệu cảnh báo; 01 biển báo “khu vực lưu giữ chất thải lây nhiễm” kèm theo dấu hiệu cảnh báo nguy hại sinh học; 01 biển báo “khu vực lưu giữ chất thải hóa học”; 01 biển báo “khu vực lưu giữ chất thải sinh hoạt”; 01 biển báo “khu vực lưu giữ chất thải có thể tái chế” kèm theo biểu tượng tái chế.


      1. Phương tiện bảo hộ lao động

Đặc tính kỹ thuật: - Bộ phương tiện BHLĐ gồm: găng tay công nghiệp, ủng công nghiệp, tạp dề công nghiệp, trang phục

Định mức hỗ trợ: 600.000 đồng/bộ

Ước tính khối lượng

- Số bộ phương tiện BHLĐ = 01 bộ/nhân viên*số nhân viên



- Số nhân viên = 01 nhân viên/ 20 giường * số giường bệnh thực tế tại thời điểm lập dự án

    1. XỬ LÝ VÀ TIÊU HỦY CHẤT THẢI RẮN Y TẾ

Trong khuôn khổ dự án, các công nghệ không đốt có thể lựa chọn gồm: khử khuẩn bằng hơi nóng ẩm, khử khuẩn bằng vi sóng, nghiền cắt, bể bê tông để cô lập CTNH, đóng rắn/trơ hóa, trả lại nhà cung cấp, vận chuyển ra ngoài để xử lý…Trên thế giới, công nghệ khử khuẩn hiện đại bằng hơi nước, vi sóng, hóa chất được áp dụng để xử lý chất thải lây nhiễm từ những năm 1980. Đến nay, các công nghệ khử khuẩn chất thải lây nhiễm đã trở nên phổ biến với nhiều sản phẩm và nhà sản xuất. Phụ lục 3 tóm tắt các công nghệ, công suất và giá tham khảo trên thị trường quốc tế. Ở Việt Nam, một số bệnh viện đã sử dụng thiết bị khử trùng bằng hơi nóng ẩm và bằng vi sóng. Sau khi khử trùng, chất thải lây nhiễm được nghiền cắt cho không còn khả năng nhận dạng, và có thể tiêu hủy cùng với chất thải sinh hoạt. Dự án hỗ trợ kinh phí cho bệnh viện đầu tư mua sắm công nghệ khử trùng chất thải lây nhiễm. Chi phí đầu tư là chi phí trọn gói ở Việt nam, bao gồm: (i) chi phí cho thiết bị khử trùng; (ii) chi phí cho các thiết bị phụ trợ như thiết bị làm mềm nước, thùng rác an toàn, 1 bộ phương tiện bảo hộ lao động và túi nilon chịu nhiệt đủ sử dụng trong vòng 1 năm; (iii) chi phí về mọi khoản thuế và lệ phí liên quan; (iv) chi phí cho phương tiện bảo dưỡng hệ thống xử lý và phương tiện bảo hộ lao động; (v) chi phí vận chuyển, lắp đặt, vận hành thử; (vi) chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ cho bệnh viện; (vii) chi phí bảo hành (phụ tùng thay thế, dịch vụ sửa chữa bảo hành) ít nhất 2 năm kể từ ngày chính thức đưa vào sử dụng. Nhà cung cấp có trách nhiệm bảo trì thiết bị ít nhất 2 năm sau thời gian bảo hành. Do phải nhập khẩu và thiếu hụt nguồn cung, chi phí đầu tư cho công nghệ khử trùng chất thải lây nhiễm ở Việt Nam là tương đối cao so với thế giới. Việc tính toán chi phí đầu tư công nghệ khử trùng chất thải lây nhiễm trong hướng dẫn này trước hết dựa trên báo giá của các nhà phân phối trong nước và có tham khảo với giá thế giới.

      1. Hệ thống khử trùng bằng hơi nóng ẩm kết hợp nghiền cắt

Đặc tính kỹ thuật: Hệ thống thiết bị xử lý bao gồm: Thiết bị khử khuẩn bằng hơi nước bão hòa; Máy nghiền cắt bên trong hoặc bên ngoài; Thiết bị phụ trợ: Thiết bị làm mềm nước nếu, thùng rác an toàn, túi nilon chịu nhiệt đủ sử dụng trong 2 năm…); Bộ phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân vận hành: găng tay công nghiệp, ủng công nghiệp, tạp dề công nghiệp, quần áo bảo hộ, khẩu trang hô hấp, kính. Công nghệ khử khuẩn đảm bảo hiệu lực bất hoạt vi sinh vật đạt mức độ III của STAATT (State and Territorial Association on Alternative Treatment Technologies) tương ứng với sự bất hoạt vi khuẩn thực vật, nấm, virut, ký sinh trùng và mycobateria ở mức giảm hơn 6 Log 10; và bất hoạt bào tử B.stearothermophilus hoặc B.subtilis ở mức giảm hơn 4 Log 10. Công nghệ nghiền cắt đảm bảo chất thải sau nghiền cắt giảm ≥ 50% thể tích và không thể nhận dạng; chất thải sau khử trùng và nghiền cắt được công ty môi trường địa phương chấp nhận tiêu hủy; Thiết bị được bảo hành 2 năm và có hợp đồng bảo trì 2 năm sau bảo hành. Thiết bị được bố trí trong buồng có diện tích tối thiểu 7 m2, tường gạch, mái tôn, có hệ thống điện, có nước cấp và hệ thống thoát nước.

Định mức hỗ trợ

- 2.500.000.000 đồng/hệ thống có công suất < 18 kg/h

- 4.500.000.000 đồng/hệ thống có công suất 18 - < 25 kg/h

- 6.500.000.000 đồng/hệ thống có công suất 25 - < 35 kg/h

- 8.500.000.000 đồng/hệ thống có công suất 35 - 65 kg/h

Ước tính khối lượng

- 01 hệ thống có công suất < 18 kg/h cho bệnh viện 200-400 giường và bệnh viện chuyên khoa hoặc bệnh viện cần xử lý không quá 80 kg/ngày;

- 01 hệ thống có công suất 18 - < 25 kg/h cho bệnh viện > 400 – 600 giường bệnh hoặc bệnh viện cần xử lý trên 80 – 120 kg chất thải lây nhiễm/ngày;

- 01 hệ thống có công suất 25 - < 35 kg/h cho bệnh viện > 600 – 800 giường bệnh hoặc bệnh viện cần xử lư trên 120 – 160 kg chất thải lây nhiễm ngày;

- 01 hệ thống có công suất 35 - 65 kg/h cho bệnh viện > 800 giường bệnh hoặc bênh viện cần xử lý trên 160 kg chất thải lây nhiễm ngày


      1. Hệ thống khử trùng bằng vi sóng kết hợp nghiền cắt

Đặc tính kỹ thuật: Hệ thống thiết bị xử lý bao gồm: Thiết bị khử khuẩn bằng vi sóng; Máy nghiền cắt bên trong hoặc bên ngoài; Thiết bị phụ trợ: Thiết bị làm mềm nước nếu, thùng rác an toàn, túi nilon chịu nhiệt đủ sử dụng trong 2 năm…); Bộ phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân vận hành: găng tay công nghiệp, ủng công nghiệp, tạp dề công nghiệp, quần áo bảo hộ, khẩu trang hô hấp, kính. Công nghệ khử khuẩn đảm bảo hiệu lực bất hoạt vi sinh vật đạt mức độ III của STAATT (State and Territorial Association on Alternativ Treatment Technologies) tương ứng với sự bất hoạt vi khuẩn thực vật, nấm, virut, ký sinh trùng và mycobateria ở mức giảm hơn 6 Log 10; và bất hoạt bào tử B.stearothermophilus hoặc B.subtilis ở mức giảm hơn 4 Log 10. Công nghệ nghiền cắt đảm bảo chất thải sau nghiền cắt giảm ≥ 50% thể tích và không thể nhận dạng; chất thải sau khử trùng và nghiền cắt được công ty môi trường địa phương chấp nhận tiêu hủy; Thiết bị được bảo hành 2 năm và có hợp đồng bảo trì 2 năm sau bảo hành. Thiết bị được bố trí trong buồng có diện tích tối thiểu 7 m2, tường gạch, mái tôn, có hệ thống điện, có nước cấp và hệ thống thoát nước.

Định mức hỗ trợ

- 2.700.000.000 đồng/hệ thống có công suất < 18 kg/h

- 4.100.000.000 đồng/hệ thống có công suất 18 - < 25 kg/h

- 4.600.000.000 đồng/hệ thống có công suất 25 - < 35 kg/h

- 8.000.000.000 đồng/hệ thống có công suất 35 - 65 kg/h

Ước tính khối lượng

- 01 hệ thống có công suất < 18 kg/h cho bệnh viện 200-400 giường và bệnh viện chuyên khoa hoặc bệnh viện cần xử lý không quá 80 kg/ngày;

- 01 hệ thống có công suất 18 - < 25 kg/h cho bệnh viện > 400 – 600 giường bệnh hoặc bệnh viện cần xử lý trên 80 – 120 kg chất thải lây nhiễm/ngày;

- 01 hệ thống có công suất 25 - < 35 kg/h cho bệnh viện > 600 – 800 giường bệnh hoặc bệnh viện cần xử lý trên 120 – 160 kg chất thải lây nhiễm ngày;

- 01 hệ thống có công suất 35 - 65 kg/h cho bệnh viện > 800 giường bệnh hoặc bênh viện cần xử lý trên 160 kg chất thải lây nhiễm ngày


      1. Bể bê tông

Đặc tính kỹ thuật: Bể bê tông gồm ba dạng: chìm dưới mặt đất, nửa chìm nửa nổi và nổi trên mặt đất; đặt tại khu vực có mực nước ngầm ở độ sâu phù hợp. Vách và đáy bằng bê tông chống thấm, kết cấu cốt thép bền vững (bổ sung hệ khung dầm để tăng cường kết cấu chịu lực nếu cần thiết) đặt trên nền đất được gia cố (bổ sung đóng cọc nếu nền đất yếu) để đảm bảo tránh sụt lún gây nứt gãy, rò rỉ, thẩm thấu theo đúng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về xây dựng. Xung quanh vách (phần chìm dưới mặt đất) và dưới đáy bể có bổ sung lớp lót chống thấm ít nhất gồm một trong các vật liệu sau: Lớp đất sét có hệ số thấm K  10-7 cm/s được đầm nén chặt với bề dày  60 (sáu mươi) cm; màng HDPE (High Density Polyethylen) hoặc nhựa tổng hợp PVC, cao su butila, cao su tổng hợp neopren hoặc vật liệu tương đương với chiều dày  02 (hai) mm. Nắp bể bằng bê tông chống thấm, kết cấu cốt thép bền vững theo đúng quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về xây dựng, dày tối thiểu 10 cm; nắp phải phủ kín toàn bộ bề mặt bể đảm bảo tuyệt đối không để nước rò rỉ, thẩm thấu. Có 3 loại bể bê tông: bể bê tông để cô lập chất thải sắc nhọn, bể bê tông để cô lập tro lò đốt, bể bê tông để cô lập và tiêu hủy chất thải giải phẫu.

Định mức hỗ trợ: 5.400.000 đồng/m3

Ước tính khối lượng

- Bể bê tông cô lập chất thải sắc nhọn: 01 bể thể tích 2 m3 cho bệnh viện đa khoa 200-400 giường hoặc bệnh viện chuyên khoa; 02 bể thể tích 2 m3 cho bệnh viện đa khoa 400 – 800 giường; 03 bể thể tích 2 m3 cho bệnh viện đa khoa > 800 giường

- Bể bê tông cô lập tro lò đốt: 01 bể thể tích 2 m3 cho bệnh viện đa khoa 200-400 giường hoặc bệnh viện chuyên khoa; 02 bể thể tích 2 m3 cho bệnh viện đa khoa 400 – 800 giường; 03 bể thể tích 2 m3 cho bệnh viện đa khoa > 800 giường

- Bể bê tông cô lập và tiêu hủy chất thải giải phẫu: 01 bể thể tích 2 m3 cho bệnh viện đa khoa 200-400 giường hoặc bệnh viện chuyên khoa; 02 bể thể tích 2 m3 cho bệnh viện đa khoa 400 – 800 giường; 03 bể thể tích 2 m3 cho bệnh viện đa khoa > 800 giường



      1. Xe tải vận chuyển chất thải tới cơ sở xử lý bên ngoài

Đặc tính kỹ thuật

Xe tải thùng lắp cố định được thiết kế để tránh rơi vãi chất thải nguy hại ra môi trường; Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa nguy hại sinh học theo TCVN 6707:2009 với kích thước ít nhất là 30 (ba mươi) cm mỗi chiều, ít nhất ở hai bên của phương tiện; có dòng chữ “VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI NGUY HẠI” với chiều cao chữ ít nhất 15 (mười lăm) cm kèm theo tên cơ sở, địa chỉ, số điện thoại liên hệ được đặt cố định ít nhất ở hai bên của phương tiện; vật liệu và mực của dấu hiệu và các dòng chữ nêu trên không bị mờ và phai màu; xe phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tương tự như các xe tải vận chuyển hàng hoá cùng loại theo quy định của pháp luật; tải trọng xe từ 0,5 – 1,25 tấn tùy theo khối lượng chất thải phải chuyên chở;

Trên xe trang bị từ 2-8 thùng đựng chất thải nguy hại. Thùng đựng CTNH có dung tích 120-240 lít, thùng làm bằng nhựa tỷ trọng cao, thành và đáy làm kín, có nắp đậy để tránh rơi vãi; bề mặt nhẵn và ít khe kẽ để dễ làm sạch. Xe không cần phải có hệ thống làm mát nếu việc vận chuyển chỉ diễn ra trong 1 ngày. Ngoài ra, xe phải được trang bị như sau: bình bọt dập lửa theo quy định về phòng cháy chữa cháy; vật liệu thấm hút (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn CTNH; Hộp sơ cứu vết thương; Biển thông báo sự cố cho các đối tượng giao thông khác trong trường hợp sự cố trên đường; 02 bộ bộ trang phục bảo hộ lao động cho công nhân vận chuyển chất thải (gồm găng tay công nghiệp, ủng công nghiệp, tạp dề công nghiệp, quần áo bảo hộ; Các bản hướng dẫn rút gọn về quy trình vận hành an toàn phương tiện vận chuyển và xếp dỡ hay nạp xả CTNH, quy trình ứng phó sự cố (kèm theo danh sách điện thoại của các cơ quan quản lý môi trường, công an, cấp cứu, cứu hoả của các địa phương trên địa bàn hoạt động), nội quy về an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ (kèm theo yêu cầu về thiết bị bảo hộ cá nhân) đặt ở cabin hoặc khu vực điểu khiển theo quy định của pháp luật, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ. Xe được bảo hành 2 năm bảo hành và có hợp đồng bảo trì 2 năm sau sau bảo hành

Định mức hỗ trợ

- 350.000.000 đồng/xe tải trọng từ 0,5-1 tấn

- 500.000.000 đồng/xe tải trọng 1,25 tấn

Ước tính khối lượng

- 01 xe tải trọng 0,5 - 1 tấn cho bệnh viện < 600 giường



- 01 xe tải trọng 1,25 tấn cho bệnh viện ≥ 600 giường

    1. THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN

Hệ thống thoát nước thải của bệnh viện bao gồm (i) hệ thống thoát nước trong nhà và các công trình xử lý cục bộ; (ii) hệ thống cống thu gom nước thải bên ngoài công trình; và (iii) công trình xử lý nước thải tập trung. Dự án hỗ trợ kinh phí cho bệnh viện xây mới hoặc cải tạo, nâng cấp hệ thống cống thu gom nước thải và công trình xử lý nước thải tập trung (bệnh viện có nhu cầu cải tạo hệ thống thoát nước trong nhà sẽ sử dụng kinh phí đối ứng). Chi phí đầu tư là chi phí trọn gói ở Việt nam, bao gồm: (i) chi phí cho xây lắp và thiết bị xử lý nước thải; (ii) chi phí cho các công trình và thiết bị phụ trợ; (iii) chi phí cho phương tiện bảo dưỡng hệ thống xử lý và phương tiện bảo hộ lao động; (iv) chi phí về mọi khoản thuế và lệ phí liên quan; (iv) chi phí vận chuyển, lắp đặt, vận hành thử; (v) chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ cho bệnh viện; (vi) chi phí bảo hành (phụ tùng thay thế, dịch vụ sửa chữa bảo hành) 2 năm kể từ ngày chính thức đưa vào sử dụng và chi phí bảo trì thiết bị 2 năm sau thời gian bảo hành. Việc khái toán khối lượng dựa trên các giả định sau đây:

  • Đặc tính của nước thải bệnh viện: Khối lượng xả thải 0,95 m3/giường/ngày; Hệ số không điều hòa K­ch đặc trưng cho chế độ thải nước của bệnh viện theo từng giờ trong ngày dùng nước lớn nhất so với ngày dùng nước trung bình, được chọn từ 1,8 đến 2,5; trong đó giá trị lớn hơn dùng cho các bệnh viện nhỏ. Lưu lượng nước thải tính toán Qh,max (m3/h) của bệnh viện lấy bằng 1/10 lưu lượng nước thải ngày đêm Qd; Hàm lượng BOD5 trong nước thải đầu vào La = 200 mg/l, hàm lượng BOD5 sau khi xử lý Lt = 40 mg/l nếu xả ra cống thải hoặc Lt = 20 mg/l nếu xả ra nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt. Khi xây dựng báo cáo khả thi hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật, chủ đầu tư cần đánh giá chính xác khối lượng nước thải, chất lượng nước thải và yêu cầu xử lý nước thải.

  • Định mức hỗ trợ có thể điều chỉnh giảm dần hoặc tăng dần theo khối lượng đầu tư. Cụ thể như sau:

Định mức hỗ trợ cho hạng mục

Số giường bệnh

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

Xây dựng các công trình xử lý (triệu đồng/m3)

5,4

5,35

5,3

5,25

5,2

5,15

5,1

5,5

5,0

Vật liệu lọc (triệu đồng/m3)

4,0

3,95

3,9

3,85

3,8

3,75

3,7

3,65

3,60

Thiết bị hợp khối chế tạo sẵn dạng module vật liệu FRP composite (tỷ đồng/100m3)

2

1,96

1,92

1,88

1,84

1,8

1,77

1,735

1,7

Hệ thống ống kỹ thuật, van khóa (triệu đồng/trạm)

140

160

180

200

220

240

260

280

300


tải về 2.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương