BỘ y tế Số: /bc-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 1.45 Mb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu23.04.2018
Kích1.45 Mb.
#37073
  1   2   3

BỘ Y TẾ

Số: /BC-BYT



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Hà Nội, ngày tháng năm 2017

BÁO CÁO

Thực trạng về người có mong muốn chuyển đổi giới tính (người chuyển giới) tại Việt Nam và hệ thống pháp luật có liên quan
Phần 1:

THỰC TRẠNG VỀ NGƯỜI CHUYỂN GIỚI TẠI VIỆT NAM
I. TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI CHUYỂN GIỚI

Chuyển giới là một vấn đề pháp lý-xã hội gắn liền với quyền nhân thân của con người. Quyền của người chuyển giới hay còn gọi là quyền được chuyển đổi giới tính được cộng đồng quốc tế rất quan tâm trong khoảng 03 thập kỷ gần đây.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc có những người đến một thời điểm nào đó tự nhận giới tính của mình khác với giới tính khi sinh ra, bao gồm các yếu tố sinh học như ảnh hưởng bởi gien, mức độ nội tiết trước khi mang thai, những trải nghiệm trong thời niên thiếu hay khi trưởng thành... Nhiều nghiên cứu cho thấy, một người chuyển giới thường có cảm nhận về giới tính của bản thân mình từ khá sớm, từ 3-5 tuổi, song việc công khai nhận mình là giới tính khác còn phụ thuộc vào kiến thức của từng cá nhân cũng như sự cởi mở của mỗi xã hội.

Chuyển giới không đồng nhất với đồng tính. Mặc dù chuyển giới liên quan tới cảm nhận về giới tính (“nghĩ mình là ai”) song đồng tính là khái niệm chỉ sự hấp dẫn tình cảm (“cảm thấy yêu ai”), vì vậy chuyển giới và đồng tính là khác nhau. Về mặt biểu hiện, không phải người chuyển giới nào cũng thể hiện ra bên ngoài đúng như giới tính mình mong muốn (ví dụ: nam ăn mặc và hành xử như nữ, hay nữ ăn mặc và hành xử như nam).

Chuyển giới cũng không gắn liền với sự bất thường của bộ phận sinh dục. Mặc dù các yếu tố sinh học có ảnh hưởng nhiều tới người chuyển giới, đa phần họ vẫn hoàn chỉnh về mặt bộ phận sinh dục. Trong y học, những người sinh ra với tình trạng bộ phận sinh dục không xác định rõ là nam hay nữ được gọi là người liên giới tính. Người chuyển giới không nhất thiết phải là người liên giới tính. Chính vì vậy, nhiều quốc gia cho rằng người chuyển đổi giới tính không nhất thiết là người phải trải qua phẫu thuật. Định nghĩa về chuyển đổi giới tính chỉ là cảm nhận bên trong về giới tính của họ, còn việc phẫu thuật hay chưa phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế, sức khỏe, nhu cầu cá nhân của từng người.

Cũng không thể đồng nhất người chuyển giới với những công việc liên quan tới giải trí, vì mặc dù nhiều người chuyển giới tìm thấy cơ hội việc làm trong các công việc giải trí như ca hát, biểu diễn, trang điểm... nhưng người chuyển giới vẫn mong muốn và có thể làm những công việc khác. Vấn đề ở đây chỉ là cơ hội tiếp cận việc làm không bình đẳng, dẫn đến người chuyển giới ít có cơ hội lựa chọn các nghề nghiệp khác ngoài những công việc liên quan đến giải trí.

Trước đây, Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (DSM) xem chuyển giới là một dạng rối loạn định dạng giới (“gender identity disorder” - tức là một dạng rối loạn tâm thần), vì thế thường áp dụng các liệu pháp điều trị tâm lý và hoóc-môn. Phẫu thuật chuyển giới chỉ được coi là cách thức cuối cùng, việc thay đổi giới tính trên giấy tờ pháp lý rất khó khăn. Tuy nhiên, chuyển giới thực chất không phải là một dạng rối loạn tâm thần, vì chỉ có thể coi là rối loạn tâm thần khi một người rơi vào hoàn cảnh đau khổ, bất lực rõ rệt và lâu dài, trong khi nhiều người chuyển giới không trải qua những trải nghiệm như vậy. Từ phát hiện đó, năm 2012, chuyển giới được loại ra khỏi danh sách các dạng rối loạn tâm thần của DSM, có nghĩa là được xem là một tình trạng tâm lý bình thường. DSM đồng thời kêu gọi cộng đồng hỗ trợ và chấp nhận người chuyển giới để họ có thể tự do thể hiện bản dạng giới của mình và giảm thiểu kỳ thị. Sau đó, nhiều quốc gia khác cũng không coi chuyển giới là một dạng rối loạn tâm thần mà xác định là một nhận dạng giới tự nhiên của con người. Kết quả là quyền chuyển giới và phẫu thuật chuyển đổi giới tính đã được gỡ bỏ các rào cản về nhận thức và được hiện thực hoá về mặt pháp lý ở nhiều quốc gia.

Kể cả khi có hoặc không thực hiện phẫu thuật, việc đổi tên (gồm cả tên đệm, từ nam sang nữ, từ nữ sang nam) và giới tính trong giấy tờ tuỳ thân thường rất được người chuyển giới quan tâm. Điều này là bởi tên và giới tính trong giấy tờ tùy thân là những dấu hiệu cụ thể về mặt xã hội cho thấy giới tính thực hoặc mong muốn về sự thừa nhận giới tính thực của họ. Thêm vào đó, trong trường hợp đã phẫu thuật chuyển giới, việc này còn là điều kiện giúp họ tránh những rắc rối trong cuộc sống khi có sự mâu thuẫn giữa bản dạng giới mới và tên gọi cùng giới tính trong giấy tờ tuỳ thân.

Trên thế giới hiện có 03 cách cơ bản để thực hiện quyền đổi tên với người chuyển giới: (i) Đổi tên bằng thủ tục hành chính; (ii) Đổi tên bằng phán quyết tòa án; (iii) Đổi tên bằng thủ tục tuyên bố thực tế. Trong nhiều trường hợp, đây là quyền không có điều kiện, tức là có thể đổi tên theo nguyện vọng, vì nhu cầu đổi tên gọi thường tới trước nhu cầu chuyển đổi giới tính.

Vấn đề chuyển giới từ lâu đã gây ra những tranh luận trái chiều ở các quốc gia. Có nhiều khía cạnh được thảo luận, trong đó câu hỏi chính là: Hợp pháp hóa chuyển đổi giới tính có dẫn đến phẫu thuật chuyển giới ồ ạt hay lợi dụng việc này để trốn tránh các nghĩa vụ với nhà nước và xã hội hay không?

Về câu hỏi trên, cần thấy rằng khi được hợp pháp hoá, việc phẫu thuật chuyển giới sẽ phải theo một quy trình pháp lý-y tế chặt chẽ, với những điều kiện, tiêu chuẩn rõ ràng, được kiểm soát, giám sát bởi nhiều chủ thể, vì vậy những lo ngại nêu trên có thể được giải toả. Trong thực tế, chính việc không hợp pháp hoá chuyển giới mới dẫn đến nhiều nguy cơ cho người chuyển giới và cho xã hội, do quá trình chuyển giới “chui” không được tiêu chuẩn hoá và kiểm soát.

Tiêu chuẩn hoá và giám sát là những yêu cầu không thể thiếu khi hợp pháp hoá chuyển đổi giới tính, đơn giản là bởi kết quả của phẫu thuật chuyển giới là không thể đảo ngược (không thể khôi phục lại tình trạng cơ thể trước khi phẫu thuật). Ngoài ra, việc phẫu thuật còn tiêu tốn nhiều tiền bạc, sức khỏe, thời gian, công sức... của người chuyển giới. Mặc dù vậy, nhiều nước trên thế giới đang có xu hướng giảm bớt các thủ tục pháp lý để tạo thuận lợi cho người có nhu cầu chuyển giới. Cụ thể, pháp luật của nhiều nước đã thừa nhận thay đổi giới tính trên giấy tờ tuỳ thân kể cả khi họ chưa/không trải qua phẫu thuật, mà chỉ cần có chứng nhận kiểm tra tâm lý từ cơ quan y tế có thẩm quyền. Điều này là bởi không phải ai cũng có đủ điều kiện phẫu thuật chuyển giới, trong khi sự kì thị, khó khăn xuất phát từ giấy tờ tuỳ thân đã và đang tước bỏ hay hạn chế các cơ hội giáo dục, nghề nghiệp của những người đó. Ở khía cạnh khác, việc chuyển giới để trốn tránh nghĩa vụ với nhà nước và xã hội, ví dụ như nghĩa vụ quân sự, là cách thức rất ít khi được áp dụng, vì trong thực tế có nhiều cách thức khác đỡ tốn thời gian, sức khỏe và tiền bạc hơn nhiều so với việc phẫu thuật chuyển giới. Vì vậy, có thể nói chỉ những người có nhu cầu chuyển giới mới nghĩ tới việc phẫu thuật chuyển giới.



Nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ người chuyển giới là từ 0.1% đến 0.5%. Tại Việt Nam từ trước tới nay chưa có nghiên cứu nào về số lượng người chuyển giới, tuy nhiên, nếu sử dụng con số trung bình thấp của thế giới (là 0.1%), ước tính hiện nước ta có gần 100.000 người chuyển giới. Theo một khảo sát của Viện Nghiên cứu Xã hội – Kinh tế và Môi trường (iSEE) vào năm 2012, trong thực tế, các diễn đàn, hội nhóm dành cho người chuyển giới đang hoạt động có số lượng thành viên hơn 125.000 người, tuy nhiên cần thấy rằng không phải tất cả thành viên tham gia đều là người chuyển giới, cũng như không phải người chuyển giới nào cũng tham gia các diễn đàn, hội nhóm này.

II. MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ NGƯỜI CHUYỂN GIỚI TẠI VIỆT NAM

Thật khó để biết được số lượng người chuyển giới ở Việt Nam, đặc biệt khi khái niệm chuyển giới không chỉ khuôn gọn vào những người đã phẫu thuật, cả những người cảm nhận rõ ràng về giới tính thực của mình khác với giới tính sinh học, có xu hướng/mong muốn được chuyển đổi, mặc dù trên thực tế điều đó có thể chưa không bao giờ xảy ra. Ở Việt Nam chưa có điều tra nào về số người chuyển giới, nhưng các điều tra trên thế giới cho kết quả khác nhau từ 0,1 đến 0,5% dân số là người chuyển giới. Số liệu ước tính mới nhất cho thấy có khoảng 0,3% dân số Mỹ là người chuyển giới (Gates 2011).

Nếu sử dụng con số trung bình thấp là 0.1%, Việt Nam ước đoán có gần 100.000 người chuyển giới, lấy con số trung bình là 0.3% thì Việt Nam có khoảng 270.000 người. Ở các nước hợp pháp hóa việc chuyển giới, có thể dễ dàng thống kê hơn dựa trên số liệu các ca tư vấn, phẫu thuật hoặc thay đổi giấy tờ. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu chính xác về số lượng người chuyển giới, mặc dù các hoạt động, nghiên cứu đã tiếp xúc với rất nhiều người chuyển giới.

Người chuyển giới được quY thành 2 nhóm: từ nam sang nữ (còn được gọi là Trans Girl/Women, hay Male To Female - MTF) từ nữ sang nam (còn được gọi là Trans Guy, hay Female To Male (FTM). Người chuyển giới từ nam sang nữ ở TP. Hồ Chí Minh thường gọi nhau tự gọi mình là “bóng”, “bóng lộ”, còn ở Hà Nội thường gọi nhau là “Tigi” (TG - transgender). Người chuyển giới từ nữ sang nam thường gọi nhau tự gọi mình là “trans” “trans guy”.



1. Người chuyển giới - Họ là ai?

Người chuyển giới được xếp vào hai nhóm: từ nam sang nữ (MTF: Male to Female) từ nữ sang nam (FTM: Female to Male). Cộng đồng MTF (trans women) thường là những người có cơ thể nam giới nhưng có xu hướng nữ tính, có suy nghĩ, hành vi giống phụ nữ mong muốn được trở thành phụ nữ. Cộng đồng FTM là những người thể sinh học của nữ giới, nhưng xu hướng nam tính muốn trở thành nam giới.

Có thể nói đối với người chuyển giới, quá trình tự nhận thức về bản dạng giới là một quá trình khó khăn và lâu dài từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành. Đặc biệt, việc nhận thức ra bản dạng giới của họ luôn đi kèm với quyết định chuyển đổi liên quan đến thể hiện giới và đón nhận những thách thức trong cuộc sống.

2. Quá trình nhận thức về bản dạng giới

2.1 Tuổi thơ: sự khác biệt ban đầu về thể hiện giới khác khuôn mẫu giới

Ngay từ nhỏ, MTF đã có xu hướng thích mặc váy đồ của con gái, chơi những trò chơi của con gái (nhảy dây), thích chơi với các bạn gái hơn bạn trai. Tương tự như vậy, các FTM lại có khuynh hướng thích chơi trò con trai (đá banh), ăn mặc như con trai chơi với các bạn trai.

Như vậy, khác với người đồng tính chỉ biết về xu hướng yêu người cùng giới của mình ở tuổi dậy thì, người chuyển giới thể hiện bản dạng giới của mình từ rất sớm. Với người chuyển giới, đây là sự “trỗi dậy” tự nhiên được thể hiện ra bên ngoài. Tuy nhiên, trong một xã hội với những chuẩn mực rõ ràng khắt khe về nam tính nữ tính thì sự thể hiện này không “tự nhiên”, không “bình thường” trong con mắt nhiều người. Chính điều này dẫn đến những điều chỉnh, áp đặt hoặc bạo lực mà người chuyển giới phải đón nhận.

2.2 Tuổi dậy thì: những rung động đầu đời với người cùng giới tính (dị tính)

Những nhận biết về sự khác biệt về giới diễn ra khá sớm, đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì. Lúc này, mong muốn được thể hiện giới, được ăn mặc thể hiện giống như giới tính mình mong muốn rất mãnh liệt. Về tình cảm, các MTF có xu hướng thích bạn trai, FTM có xu hướng thích bạn gái. Ở lứa tuổi này, người chuyển giới thường không hiểu ràng về xu hướng tình dục bản dạng giới nên thường hoang mang khi thấy mình khác lạ với các bạn đồng lứa. Hoảng sợ vì nhận ra tình cảm khác lạ của mình với bạn đồng giới, một số người trở nên sống co cụm, ngại tiếp xúc vì sợ không kìm nén được tình cảm, sợ bị trêu chọc, bị cho là quái đản hay bệnh hoạn.

Nhiều em cũng tìm cách che giấu hoặc cảm thấy không thích cơ thể sinh học của mình. Một số bạn FTM cho biết “giá không có ngực thì tốt biết mấy”, hoặc “Em thấy bất tiện chiều cao, cân nặng và thân hình của nữ. Em muốn cao lên thêm, thì khi mà mình trông giống con trai thì người ta sẽ không phải thắc mắc nữa”. Đây chính những biểu hiện ràng khẳng định về mong muốn chuyển giới: thấy khó chịu với bộ phận sinh dục của mình mong nó biến mất hoặc mọc ra bộ phận sinh dục của giới tính kia.


2.3 Trưởng thành: Tôi là ai?

lứa tuổi trưởng thành, khi những hoang mang ban đầu qua đi, tất cả những người chuyển giới đều đối mặt với việc nhận diện bản dạng giới. Khác với các nhóm đồng tính nam đồng tính nữ, người chuyển giới thường cảm thấy lúng túng khi xác định bản dạng giới của mình. khái niệm chuyển giới khá mới mẻ ở Việt Nam, trước đây thường chỉ được hiểu là người đã trải qua phẫu thuật (như Cindy Thái Tài, Cát Tuyền…), nên những người chuyển giới thường dựa trên giới tính của người mình yêu để cho rằng mình là người đồng tính: là les (vì được sinh ra trong cơ thể nữ nhưng lại thích nữ), hoặc gay (vì được sinh ra trong cơ thể nam giới nhưng lại thích nam). Một số bạn nhận mình là đồng tính, song tính. Chỉ những người tham gia các diễn đàn hoặc các chương trình tập huấn, có biết đến khái niệm chuyển giới mới tự nhận mình “trans guy” (FTM- chuyển từ nữ sang nam) “trans girl/women” (MTF- chuyển từ nam sang nữ). Vì vậy, việc nhận dạng bản dạng giới của họ phụ thuộc khá nhiều về kiến thức họ có được về lĩnh vực này, những nỗ lực tìm kiếm tri thức trong việc nhận dạng giới cho bản thân.

Tuy nhiên, bản thân nhiều người chuyển giới MTF vẫn tự coi mình là người đồng tính, hoặc cảm thấy thoải mái khi dùng từ “gay lộ” hoặc “bóng lộ” cho bản thân hơn từ “chuyển giới”, bởi cho rằng chỉ có phẫu thuật rồi thì mới được coi là người chuyển giới, cũng như FTM cho rằng chỉ sau khi dùng hooc-môn hoặc phẫu thuật mới là chuyển giới.

Cũng có MTF đã phẫu thuật từ nam sang nữ cho rằng hiện nay có khá nhiều người ban ngày là “bóng kín”, ban đêm mới dám làm “bóng lộ”, những người đó “không xứng đáng” được coi là chuyển giới.

Có thể thấy, nhóm chuyển giới từ nữ sang nam băn khoăn về bản dạng giới của mình nhiều hơn là nhóm từ nam sang nữ. Trên LesKing, thường xuyên có những câu hỏi đặt ra về bản dạng giới của họ: “mình là Les hay là Trans?”. Vượt qua nỗi mặc cảm của bản thân, có thể sau nhiều lần bị “thất tình” vì bị các bạn dị tính từ chối tình cảm, nhiều người đã nỗ lực tìm kiếm thông tin để hiểu về bản thân. một số bạn cho biết đã “thở phào nhẹ nhõm” khi biết mình là Trans, mà không phải là đồng tính nữ.

Theo người chuyển giới nữ sang nam, việc phân biệt rạch ròi mình đồng tính nữ hay người chuyển giới - “trans guy” rất quan trọng không phải đối với bản thân, mà đối với người yêu của họ. Các “trans guy” chỉ yêu những bạn gái dị tính. Nhiều mối quan hệ của FTM là qua mạng, có những mối tình kéo dài vài năm, nhưng bạn gái dị tính đã sốc khi phát hiện người yêu mình dù có vẻ rất nam tính, nhưng thực ra vẫn là “nữ”. Vì vậy, theo FTM, việc xác định họ thực ra là nam giới dưới cơ thể sinh học nữ giúp giải tỏa tâm lý khá nhiều cho bạn gái, vì bạn gái biết mình đang yêu một người nam chứ không phải yêu một người nữ.



tải về 1.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương