BỘ y tế Số: 34/2007/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 0.62 Mb.
trang1/9
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích0.62 Mb.
#1819
  1   2   3   4   5   6   7   8   9

BỘ Y TẾ

----------

 

Số: 34/2007/QĐ-BYT



 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2007

  

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia

Can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV

giai đoạn 2007 - 2010

---------------------------


BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

 

Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;



Căn cứ Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

Căn cứQuyết định số 36/2004/QĐ-TTg ngày 17/03/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020;

Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Pháp chế ; Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam - Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV giai đoạn 2007 - 2010 (bản kèm theo) với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung:

Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma tuý xuống dưới 20% và nhóm người bán dâm dưới 3%, làm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm có hành vi nguy cơ cao và từ nhóm có hành vi nguy cơ cao ra cộng đồng, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:

- 100% các tỉnh, thành phố xây dựng được mạng lưới cán bộ thực hiện chương trình can thiệp giảm tác hại.

- Tăng tỷ lệ sử dụng bao cao su trong nhóm người bán dâm lên 90% và tỷ lệ người bán dâm được khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục theo đúng qui định lên 80%.

- Tăng tỷ lệ sử dụng bơm kim tiêm sạch trong nhóm nghiện chích ma túy lên 90%, giảm tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm trong nhóm nghiện chích ma tuý xuống dưới 10% và trong nhóm nghiện chích ma tuý nhiễm HIV là 5%, tỷ lệ bơm kim tiêm đã sử dụng được thu gom đạt 90% số bơm kim tiêm được phân phát.

- Triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại ít nhất 10 tỉnh.



2. Các giải pháp thực hiện

a) Nhóm giải pháp xã hội:

- Giải pháp về pháp luật và chính sách:

+ Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV, để đảm bảo sự phù hợp về pháp luật giữa phòng, chống HIV/AIDS với phòng, chống ma túy, mại dâm, xây dựng các hướng dẫn quốc gia về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.

- Giải pháp về tăng cường sự phối hợp liên ngành và huy động cộng đồng:

+ Vận động lãnh đạo chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, tổ chức tôn giáo, các doanh nghiệp, xí nghiệp, các địa điểm vui chơi, giải trí, bến tàu, bến xe, nhà ga, các khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, nhà hàng, các cơ sở dịch vụ lưu trú khác ủng hộ và tham gia chương trình thông qua việc tổ chức các hội nghị, hội thảo tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS, giao ban, chia sẻ kinh nghiệm giữa đơn vị trực tiếp thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan khác.

+ Tăng cường sự phối hợp giữa cán bộ ngành công an, ngành lao động thương binh và xã hội với cán bộ y tế trong việc thực hiện các hoạt động của chương trình.

+ Tăng cường vai trò của gia đìnhvà cộng đồng dân cư trong việc tuyên truyền, giáo dục và vận động thực hiện các hành vi an toàn phòng lây nhiễm HIV.

+ Phát huy tính chủ động và sự tham gia tích cực của đối tượng can thiệp trong việc lập kế hoạch và thực hiện chương trình.

+ Vận động và phối hợp với các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, tổ chức quốc tế để huy động được sự hỗ trợ về kỹ thuật cũng như tài chính trong việc triển khai các chương trình.

- Giải pháp về tăng cường thông tin - giáo dục - truyền thông và vận động chính sách:

+ Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về chương trình can thiệp, các hoạt động can thiệp giảm tác hại và lợi ích, vai trò của các hoạt động can thiệp giảm tác hại để nâng cao nhận thức cho cán bộ chính quyền các cấp, cán bộ làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội của các Bộ, ban, ngành, đoàn thể nhằm bảo đảm tính phối hợp và thống nhất triển khai chương trình, tạo sự đồng thuận của cộng đồng đối với các hoạt động can thiệp giảm tác hại.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền cho nhóm có hành vi nguy cơ cao về tình hình lây nhiễm HIV, các chương trình can thiệp giảm tác hại và các dịch vụ hỗ trợ khác đang được triển khai, tạo điều kiện cho việc tăng cường tiếp cận với các dịch vụ can thiệp cũng như thay đổi hành vi và thực hành các hành vi an toàn.

+ Đa dạng hoá các loại hình truyền thông, chú trọng truyền thông trực tiếp.

b) Nhóm giải pháp chuyên môn kỹ thuật

- Bảo đảm chương trình được triển khai thống nhất và có hiệu quả trong phạm vi cả nước theo đúng các quy định của pháp luật.

- Tăng cường hoạt động của các nhóm tiếp cận cộng đồng và nhân rộng mô hình giáo dục đồng đẳng trong dự phòng lây nhiễm HIV.

- Đẩy mạnh các hoạt động phân phát bơm kim tiêm, bao cao su; tiếp thị xã hội để bảo đảm bơm kim tiêm và bao cao su luôn sẵn có và dễ tiếp cận. Cung cấp và khuyến khích sử dụng chất bôi trơn cho người có quan hệ tình dục đồng giới nam.

- Từng bước mở rộng Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện.

- Triển khai thí điểm chương trình can thiệp dự phòng toàn diện ở một số tỉnh, thành phố, tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình.

- Lồng ghép chương trình can thiệp giảm tác hại với các hoạt động dự phòng và điều trị.

- Thường xuyên theo dõi và giám sát để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của chương trình can thiệp.

- Thực hiện các nghiên cứu về can thiệp giảm tác hại.

c) Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực quản lý và tăng cường nguồn lực

- Hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành chương trình.

- Tăng cường năng lực cho mạng lưới làm công tác can thiệp giảm tác hại.

- Hoàn thiện hệ thống thu thập số liệu, báo cáo và quản lý chương trình can thiệp giảm tác hại.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động của chương trình can thiệp giảm tác hại tại các tuyến.

- Huy động nguồn lực trong nước từ các chương trình ở trung ương, địa phương, các tổ chức xã hội, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ để đảm bảo nguồn lực cho chương trình can thiệp giảm tác hại.

      Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của Bộ Y tế:

a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dài hạn, hàng năm về thực hiện Chương trình can thiệp giảm tác hại.

b) Xây dựng để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các hướng dẫn thực hiện Chương trình can thiệp giảm tác hại, đặc biệt chú trọng xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về phương thức phối hợp và chế độ, chính sách liên quan đến việc thưc hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.

c) Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Chương trình can thiệp giảm tác hại để tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với thực tế.

d) Thành lập Nhóm hỗ trợ kỹ thuật cho chương trình can thiệp giảm tác hại gồm các chuyên gia trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS của các Bộ, ngành, đoàn thể như Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính và một số Bộ, ban, ngành, đoàn thể có liên quan.

e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành việc kiểm tra, giám sát và tổng hợp tình hình thực hiện chương trình.

f) Tổ chức sơ kết hàng năm, tổng kết sau mỗi giai đoạn, báo cáo Chính phủ và các cơ quan có liên quan; đánh giá hiệu quả của chương trình vào năm 2010, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch cho giai đoạn 2011-2020.

g) Bố trí và huy động nguồn lực để thực hiện các mục tiêu của chương trình.  

2. Trách nhiệm của Bộ Công an:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan có liên quan trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch dài hạn, hàng năm về thực hiện Chương trình can thiệp giảm tác hại trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và bố trí nguồn lực thích hợp để thực hiện các mục tiêu của chương trình.

b) Chỉ đạo cơ quan công an các cấp phối hợp với cơ quan y tế và các Bộ, ngành, đoàn thể có liên quan cùng cấp trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình can thiệp giảm tác hại.

c) Tổ chức triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. 

3. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan có liên quan trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch dài hạn, hàng năm về thực hiện Chương trình can thiệp giảm tác hại trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và bố trí nguồn lực thích hợp để thực hiện các mục tiêu của chương trình.

b) Chỉ đạo cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp phối hợp với cơ quan y tế và các Bộ, ngành, đoàn thể có liên quan cùng cấp trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình can thiệp giảm tác hại.

c) Tổ chức triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. 

4. Trách nhiệm của các Bộ, ngành khác là thành viên Uỷ ban Quốc gia Phòng chống AIDS và Phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan có liên quan trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch dài hạn, hàng năm về thực hiện Chương trình can thiệp giảm tác hại trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và bố trí nguồn lực thích hợp để thực hiện các mục tiêu của chương trình.

b) Chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý phối hợp với cơ quan y tế và các Bộ, ngành, đoàn thể có liên quan cùng cấp trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình can thiệp giảm tác hại. 

5. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

a) Chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm về can thiệp giảm tác hại trong phạm vi địa phương mình và bố trí nguồn lực thích hợp để thực hiện các mục tiêu của chương trình.

b) Vận động toàn dân ủng hộ, tham gia các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.

c) Chỉ đạo triển khai, kiểm tra việc thực hiện, tổng hợp và báo cáo định kỳ hàng năm về Bộ Y tế và các cơ quan có liên quan. 

6. Trách nhiệm của Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng kế hoạch hành động dài hạn và hàng năm về can thiệp giảm tác hại.

b) Phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan hướng dẫn các đơn vị triển khai hoạt động can thiệp giảm tác hại cũng như giám sát, kiểm tra và đánh giá việc triển khai chương trình can thiệp giảm tác hại tại địa phương.

c) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc quyền quản lý tổ chức triển khai thực hiện Chương trình can thiệp giảm tác hại. 

7. Trách nhiệm của cơ quan đầu mối về phòng chống HIV/AIDS các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

a) Xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về triển khai Chương trình can thiệp giảm tác hại tại địa phương.

b) Là đầu mối phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể có liên quan trên địa bàn tỉnh chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV bao gồm các hoạt động sau:

- Triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại.

- Tổ chức các cuộc vận động, hội nghị, hội thảo nhằm huy động sự ủng hộ của các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, cộng đồng, tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động can thiệp giảm tác hại.

- Tham gia tổ chức đào tạo và tập huấn chuyên môn.

c) Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình trên địa bàn tỉnh.



Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.

           Điều 4. Các ông, bà Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng Y tế các ngành và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 


 

BỘ TRƯỞNG

(đã ký)

Nguyễn Quốc Triệu



Bé y tÕ

ch­¬ng tr×nh hµnh ®éng quèc gia

can thiÖp gi¶m t¸c h¹i trong dù phßng l©y nhiÔm hiv giai ®o¹n 2007 - 2010

(Ban hµnh kÌm theo QuyÕt ®Þnh sè 34/2007/Q§-BYT

ngµy 26 th¸ng 9 n¨m 2007 cña Bé tr­ëng Bé Y tÕ)


Hµ Néi - 2007

Môc lôc


PhÇn I.

C¬ së x©y dùng ch­¬ng tr×nh hµnh ®éng 11

I. C¬ së ph¸p lý x©y dùng ch­¬ng tr×nh hµnh ®éng 11

II. §Æc ®iÓm t×nh h×nh HIV/AIDS, sö dông ma tuý vµ ho¹t ®éng m¹i d©m ë ViÖt Nam 11

III. Thùc tiÔn triÓn khai c«ng t¸c can thiÖp gi¶m t¸c h¹i ë mét sè n­íc trªn thÕ giíi vµ ViÖt Nam 13

ch­¬ng tr×nh hµnh ®éng quèc gia can thiÖp gi¶m t¸c h¹i trong dù phßng l©y nhiÔm hiv 20

i. Môc tiªu 20

2. Môc tiªu cô thÓ 20

IV. KÕ ho¹ch ho¹t ®éng 24

PhÇn III 30

Theo dâi, gi¸m s¸t vµ ®¸nh gi¸ ch­¬ng tr×nh 30

i. Theo dâi vµ b¸o c¸o 30

II. T¨ng c­êng c«ng t¸c kiÓm tra, gi¸m s¸t ho¹t ®éng cña ch­¬ng tr×nh Can thiÖp gi¶m t¸c h¹i. 30

III. §¸nh gi¸ viÖc triÓn khai ch­¬ng tr×nh 31

nhu cÇu ng©n s¸ch 33

I. C¨n cø ®Ó x©y dùng kinh phÝ 33

II. Nhu cÇu kinh phÝ 33

Lé tr×nh thùc hiÖn 36

I. Giai ®o¹n 2007-2008 36

II. Giai ®o¹n 2009-2010 36

Tæ chøc thùc hiÖn 37



C¸c ch÷ viÕt t¾t
BCS Bao cao su

BKT B¬m kim tiªm

CBGDL§XH Ch÷a bÖnh - gi¸o dôc - lao ®éng x· héi

CDTP ChÊt d¹ng thuèc phiÖn

CTGTH Can thiÖp gi¶m t¸c h¹i

CTV Céng t¸c viªn

GD§§ Gi¸o dôc ®ång ®¼ng

L§TBXH Lao ®éng th­¬ng binh vµ x· héi

LTQDTD L©y truyÒn qua ®­êng t×nh dôc

NBD Ng­êi b¸n d©m

NCMT NghiÖn chÝch ma tuý

STIs C¸c nhiÔm khuÈn l©y truyÒn qua ®­êng t×nh dôc

TCC§ TiÕp cËn céng ®ång

TTPC HIV/AIDS Trung t©m phßng chèng HIV/AIDS

TTV§§ Tuyªn truyÒn viªn ®ång ®¼ng

VCT T­ vÊn xÐt nghiÖm tù nguyÖn


PhÇn I


tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương