BỘ y tế BÁo cáo tổng kếT



tải về 465.07 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích465.07 Kb.
#10588
  1   2   3   4



BỘ Y TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT

CÔNG TÁC Y TẾ NĂM 2012,

NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRONG NĂM 2013

Hà Nội, 24 tháng 1 năm 2013


BỘ Y TẾ


Số: /BC-BYT



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2013

BÁO CÁO TỔNG KẾT

CÔNG TÁC Y TẾ NĂM 2012, NHIỆM VỤ VÀ

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRONG NĂM 2013



Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH CÔNG TÁC Y TẾ NĂM 2012

Năm 2012 ngành Y tế tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020; Kế hoạch Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2015 và nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ Chính phủ 2012-2016.

Thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, năm 2012, toàn ngành y tế đã tập trung các giải pháp quyết liệt thực hiện 4 chỉ tiêu Quốc Hội, 17 chỉ tiêu Chính phủ giao, 5 mục tiêu thiên niên kỷ về y tế/tổng số 8 mục tiêu Thiên niên kỷ quốc gia ; 07 nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế và năm 2012 đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội.

Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm và những khó khăn bất cập, cần có giải pháp tích cực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2013, Bộ Y tế báo cáo các nội dung sau:


I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN nhiệm vụ NĂM 2012


Phần đánh giá tình hình thực hiện công tác năm 2012 được tổng hợp theo 6 thành phần (1) cung ứng dịch vụ y tế; (2) nhân lực y tế; (3) tài chính y tế; (4) thông tin y tế; (5) dược, thuốc, vắc-xin và sinh phẩm; (6) quản lý và quản trị hệ thống y tế, gắn với việc đánh giá các chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ, mục tiêu Thiên niên kỷ và các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Ngành y tế giao. Cụ thể :

1. Cung ứng dịch vụ y tế

a. Công tác y tế dự phòng


Trong năm 2012, công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai kịp thời và có hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác y tế dự phòng, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm; tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh; tăng cường giám sát tại các cửa khẩu nhằm phát hiện các trường hợp dịch bệnh xâm nhập, giảm thiểu việc lây truyền các dịch bệnh nguy hiểm. Kiểm soát tốt một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, không xảy ra trường hợp mắc bệnh tả, dịch hạch; giảm thiểu số ca mắc, tử vong do rubella, sốt rét, dại, liên cầu lợn ở người và không có dịch xảy ra; các bệnh thương hàn, viêm não vi rút, viêm màng não do não mô cầu, bệnh than được kiểm soát tốt với tỷ lệ mắc giảm nhiều so với cùng kỳ 2011. Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại Ba Tơ, Quảng Ngãi đã được kiểm soát kịp thời, không để xảy ra lây nhiễm trong cộng đồng. Tuy nhiên bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết vẫn lưu hành với số mắc cao (bệnh tay chân miệng 145.367 trường hợp; Sốt xuất huyết 67.714 trường hợp) và diễn ra trên diện rộng cùng với sự xuất hiện một số bệnh như: bệnh do virus Hanta và bệnh viêm não – màng não do đơn bào Naegleria fowleri

Ngành cũng đã tiếp tục bảo vệ thành quả thanh toán Bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, các bệnh có vắc xin dự phòng thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia (lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, sởi), tỷ lệ mắc giảm dần hàng năm; triển khai tiêm chủng vắc xin, tiêm chủng mở rộng luôn đạt > 90%, theo dõi phản ứng sau tiêm chủng, hạn chế tối đa phản ứng sau tiêm.



Tình hình mắc/chết một số bệnh dịch nguy hiểm trong năm: (Mục tiêu MDG 6 C)


  • Bệnh Tay chân miệng: cả năm ghi nhận 157.654 trường hợp mắc tại 63 địa phương, trong đó đã có 45 trường hợp tử vong tại 15 tỉnh, thành phố. So với năm 2011 (113.121 trường hợp mắc, 170 trường hợp tử vong), số mắc tăng 39,4%, số tử vong giảm 73,5% (giảm 125 trường hợp tử vong), chết/ mắc giảm (5 lần) từ 0,15% xuống còn 0,03%.

  • Bệnh Sốt xuất huyết: ghi nhận 87.202 trường hợp mắc, 79 trường hợp tử vong. So với năm 2011 (69.878 trường hợp mắc, 61 trường hợp tử vong) số mắc tăng 24,8%, tử vong tăng 18 trường hợp, chết/ mắc giảm 0,005%. So với trung bình giai đoạn 5 năm 2006-2010 tỷ lệ mắc /100.000 dân giảm 24,1%; tỷ lệ chết/100.000 dân giảm 23,3%, tỷ lệ chết/ mắc tăng 1,1%.

  • Bệnh Cúm A (H1N1): từ tháng 5/2009 đến tháng 7/2010 tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước ghi nhận 11.214 trường hợp mắc, trong đó có 58 trường hợp tử vong tại 11 tỉnh, thành phố. Năm 2011, 2012 không ghi nhận ổ dịch cúm tại cộng đồng.

  • Bệnh Cúm A (H5N1): năm 2012 ghi nhận 04 trường hợp nhiễm cúm A (H5) tại Kiên Giang, Sóc Trăng, Bình Dương, Đắk Lắk, trong đó đã có 02 trường hợp tử vong tại Kiên Giang và Sóc Trăng. Số mắc cúm A (H5N1) giai đoạn từ 2007-2011 dao động từ 4 - 8 trường hợp mắc, chủ yếu tập trung tại miền Bắc, tỉ lệ chết/mắc trung bình giai đoạn cao 60% (15/25).

  • Bệnh Rubella: Năm 2011 ghi nhận 43.907 trường hợp mắc, các tỉnh có số mắc cao là Phú Thọ, Thái Bình, Yên Bái, Hà Giang, Nghệ An, Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hải Dương và Hải Phòng. Cả năm 2012 chỉ ghi nhận 100 trường hợp mắc rubella, trong đó có 77 trường hợp mắc rubella bẩm sinh, không có tử vong.

  • Bệnh Tả: Năm 2007 ghi nhận số mắc tả cao 1.907 trường hợp, năm 2008 ghi nhận 886 trường hợp mắc, năm 2011 ghi nhận 2 trường hợp mắc. Năm 2012 không ghi nhận trường hợp mắc nào.

  • Bệnh Sốt rét: năm 2012 ghi nhận 35.637 trường hợp mắc, 6 trường hợp tử vong, so với năm 2011 (37.396 trường hợp mắc, 12 trường hợp tử vong) số mắc giảm 4.7%, tử vong giảm 6 trường hợp. Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc đã xuất hiện tại một số địa phương, đặc biệt tại Bình Phước.

  • Bệnh Viêm não vi rút: năm 2012 ghi nhận 822 trường hợp mắc, 18 trường hợp tử vong tại Điện Biên (6 trường hợp), Sơn La (4 trường hợp), Hà Nội (2 trường hợp), Cần Thơ (2 trường hợp), Bạc Liêu (1 trường hợp), Lào Cai (1 trường hợp), Gia Lai (1 trường hợp), Phú Thọ (1 trường hợp). So với cùng kỳ năm 2011 (1.273 trường hợp mắc, 30 trường hợp tử vong), số mắc giảm 35,4%, tử vong giảm 40%.

  • Bệnh do não mô cầu: năm 2012 ghi nhận 125 trường hợp mắc, trong đó đã có 05 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2011 (247 trường hợp mắc, 6 trường hợp tử vong) số mắc giảm 49,4%, tử vong giảm 01 trường hợp. Từ năm 2007-2011, số mắc cả nước có xu hướng giảm đều, mỗi năm giảm từ 50-100 trường hợp/năm. Trung bình giai đoạn 5 năm tỷ lệ mắc /100.000 dân là 0,49; tỷ lệ chết/100.000 dân là 0,004. Khu vực miền Nam và miền Bắc chiếm phần lớn các trường hợp mắc của cả nước. Các tỉnh/thành phố có số mắc cao liên tục là: Thái Bình, Bến Tre, Sơn La.

  • Thương hàn: năm 2012 ghi nhận 617 trường hợp mắc, không có tử vong. So với cùng kỳ năm 2011 (873 trường hợp mắc, không có tử vong), số mắc giảm 29,3%. Số mắc giảm dần trong giai đoạn 2007-2011 từ 2.148 (năm 2007) còn 873 (năm 2011), tử vong duy trì 0-2 trường hợp/năm. Trung bình giai đoạn 5 năm tỷ lệ mắc/100.000 dân là 1,806; tỷ lệ chết/100.000 dân là 0,001. Khu vực miền Nam chiếm đa số (>60%), tập trung tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, TP. Hồ Chí Minh, Kiên Giang.

  • Các bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng: bảo vệ thành quả thanh toán Bại liệt, duy trì thành quả loại trừ uốn ván sơ sinh, các bệnh có vắc xin dự phòng thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia (lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, sởi) tỷ lệ mắc giảm dần hàng năm.

  • Bệnh lây truyền từ động vật sang người:

    • Bệnh dại: Năm 2012 ghi nhận 87 trường hợp tử vong xảy ra tại 22 tỉnh, thành phố. Các trường hợp tử vong do bệnh dại vẫn tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Bắc chiếm 86,2% số trường hợp tử vong trên cả nước. Các tỉnh có số tử vong cao như Sơn La (21 trường hợp), Phú Thọ (14 trường hợp), Yên Bái (10 trường hợp), Hà Giang (8 trường hợp), Tuyên Quang (7 trường hợp), Điện Biên (5 trường hợp), Nghệ An (5 trường hợp), Cao Bằng (2 trường hợp). So với năm 2011 (110 trường hợp tử vong), số tử vong giảm 20,9%.

    • Bệnh than: Năm 2012 không ghi nhận trường hợp mắc, năm 2011 ghi nhận 191 trường hợp mắc, 1 trường hợp tử vong, tập trung tại một số tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Bắc như Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai.

    • Bệnh liên cầu lợn ở người: ghi nhận 34 trường hợp mắc, 02 tử vong. Năm 2011 ghi nhận 52 trường hợp với 5 trường hợp tử vong.

    • Bệnh do vi rút Hanta: ghi nhận 01 trường hợp mắc, không có tử vong tại thành phố Hồ Chí Minh.

    • Các bệnh truyền nhiễm gây dịch khác: Được giám sát và kiểm soát chặt chẽ, không có dịch bệnh xảy ra, số mắc giảm dần qua từng năm.

  • Tình hình mắc, chết do lao: (Mục tiêu MDG 6 C)

  • Mục tiêu: Đến năm 2015, giảm 50% số bệnh nhân hiện mắc so với ước tính năm 2000 (từ 375/100.000 dân xuống 187/100.000 dân) và Khống chế tỷ lệ lây truyền bệnh lao kháng thuốc, tăng tỷ lệ tiếp cận với điều trị lao đa kháng thuốc từ 25% năm 2011 lên 55% vào năm 2015.

  • Kết quả: Trung bình mỗi năm ước tính có khoảng 18,000 ca tử vong do lao (không tính những trường hợp lao/HIV+). Số hiện mắc lao khoảng 176.000 người; Mới mắc lao trong năm khoảng 140.000 người. Như vậy Tỷ lệ mới mắc lao giảm 2,6%; Tỷ lệ hiện mắc lao giảm 4,6% và Tỷ lệ tử vong do lao giảm 4,4%

b. Công tác phòng chống HIV/AIDS (Mục tiêu MDG 6 A-B)


Tính đến 30/11/2012, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 208.866 trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 59.839 và 62.184 trường hợp tử vong do AIDS. Riêng 11 tháng đầu năm 2013, cả nước phát hiện 11.102 trường hợp nhiễm HIV, 3.716 bệnh nhân AIDS và 961 người tử vong do AIDS. So với cùng kỳ năm 2011, số trường hợp nhiễm HIV phát hiện và báo cáo giảm 22%, số người tử vong giảm gần 3 lần, tuy nhiên số liệu tử vong từ tuyến xã phường thống kê chậm nên con số tử vẫn còn chưa thống kê đầy đủ. Về địa bàn dịch HIV/AIDS ghi nhận tăng lên 79.1% số xã/phường/thị trấn báo cáo có người nhiễm HIV ở 98% quận/huyện trong cả nước. Về hình thái dịch HIV tiếp tục ghi nhận có sự thay đổi, trong số người nhiễm HIV báo cáo năm 2012 có 31,5% người nhiễm là nữ giới, cao hơn 0,5% so với năm 2011. Đường lây truyền HIV lần đầu tiên báo cáo ghi nhận số người nhiễm HIV bị lây nhiễm qua quan hệ tình dục cao hơn lây truyền qua tiêm chích ma túy (45,5% so với 42,1%), trong khi năm 2011 tương ứng là (41,8% so với 46,4%). Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy theo dõi qua giám sát trọng điểm tiếp tục giảm, tỷ lệ này năm 2012 là 11,% so với 13,4% năm 2011, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm năm 2012 là 2,7% so với 2,9% năm 2011, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM 2,3% so với 5% năm 2011 (tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM chưa phản ánh đầy đủ nhiễm HIV trong nhóm này chung cho cả nước do cỡ mẫu nhỏ).

Năm 2012, công tác chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS tiếp tục được đẩy mạnh trên quy mô rộng hơn, Cục Phòng, chống HIV/AIDS tham mưu cho Bộ Y tế tổ chức 3 sự kiện lớn cấp quốc gia bao gồm tháng hành động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; tháng chiến dịch truyền thông về công tác phòng, chống HIV/AIDS hưởng ứng ngày quốc tế phòng, chống HIV/AIDS 1/12 hằng năm; lễ phát động chương trình 100% sử dụng bao cao su. Ngoài ra tổ chức hội nghị lớn do Phó Thủ tướng chủ trì bao gồm tổng kết thí điểm chương trình điều nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, hội nghị tổng kết phong trào “Toàn dân tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS”, phổ biến Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, phổ biến Nghị định 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ quy định điều trị nghiện các chất thuốc phiện bằng các chất thay thế. Ngoài ra, Cục phòng, chống HIV/AIDS tổ chức hai hội nghị quan trọng do Phó Thủ tướng chỉ đạo như Hội nghị phòng, chống HIV/AIDS cho các tỉnh miền núi phía bắc và bắc trung bộ, hội nghị phòng, chống HIV/AIDS cho các tỉnh Tây Nam bộ. Bên cạnh tổ chức các hội nghị lớn, định kỳ tổ chức giao ban về công tác phòng, chống HIV/AIDS với các tỉnh thành phố, tổ chức các hội thảo khoa học chuyên môn với các chuyên gia quốc tế và chuyên gia trong nước, triển khai các khóa tập huấn hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật cho các tuyến.

Công tác kiểm tra giám sát, đã được đẩy mạnh, tổ chức nhiều đoàn kiểm tra liên ngành do lãnh đạo Bộ Y tế chủ trì và tham gia các đoàn công tác liên ngành do các bộ, ngành liên quan khác chủ trì đi kiểm tra hơn 15 tỉnh, thành trong cả nước.

Công tác thông tin giáo dục truyền thông trực tiếp về thay đổi hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS đã triển khai tới 11.920.734 lượt người Hoạt động truyền thông tiếp cận nhiều nhất cho nhóm nghiện chích ma túy với tổng số 3.055.959 lượt người (chiếm tỷ lệ 25.6% lượt người được tiếp cận hoạt động truyền thông).

Công tác can thiệp giảm tác hại: chương trình phân phát bao cao su triển khai 100% các tỉnh, thành phố, chương trình phân phát bơm kim tiêm triển khai ở 88% số tỉnh, thành phố. Số bao cao su phân phát miễn phí hoặc bán qua chương trình tiếp thị xã hội bao cao su đạt trên 20 triệu chiếc bao cao su, số bơm kim tiêm phát miễn phí đạt trên 30 triệu chiếc. Chương trình điều trị methadone đã triển khai tại 14 tỉnh, vượt chỉ tiêu kế hoạch giao 13 tỉnh vào năm 2013, tổng số người nghiện chích ma túy được điều trị methadone đạt gần 11.000 người.

Công tác tư vấn và xét nghiệm HIV: công tác tư vấn và xét nghiệm tự nguyện đã mở rộng 485 phòng tại 63 tỉnh, thành phố. Số phòng xét nghiệm HIV đã được khẳng định HIV dương tính đạt 84 phòng tại 54 tỉnh thành phố, trong năm 2012 Bộ Y tế cấp phép 7 phòng xét nghiệm khẳng định HIV dương tính. Tổng số người được tư vấn và xét nghiệm HIV miễn phí là gần 2 triệu lượt người.

Công tác giám sát dịch HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá: năm 2012 triển khai giám sát trọng điểm 40 tỉnh, thành phố, thêm tỉnh Sơn La so với năm 2011, các tỉnh đã triển khai kế hoạch giám sát trọng điểm và giám sát phát hiện HIV đạt 100% cỡ mẫu theo quy định của chương trình mục tiêu quốc gia. Công tác theo dõi và đánh giá tiếp tục được cải thiện, năm 2012 đã triển khai phần mềm quản lý và báo cáo người nhiễm HIV/AIDS và tử vong, phần mềm cải tiến quản lý báo cáo trực tuyến, chuyển gửi danh sách người nhiễm HIV ngoại tỉnh trực tuyến cho các tỉnh, tuyến huyện tự động cập nhật người nhiễm HIV trên địa bàn sau khi được đưa vào hệ thống giám sát, trung ương quản lý người nhiễm HIV cập nhật kịp thời hơn và hệ thống đã cho phép không sử dụng báo cáo giấy, đảm bảo tính bí mật của bệnh nhân và tiết kiệm thời gian, tài chính. Hệ thống báo cáo trực tuyến hoạt động chương trình tiếp tục mở rộng đến tuyến huyện, đạt 40% số huyện tham gia báo cáo trực tuyến. Chất lượng số liệu đã nâng cao, cập nhật.

Công tác điều trị ARV: Tính đến 30/9/2012, trên toàn quốc có 69.882 trong đó có 66.167 người lớn và 3.715 trẻ em, đạt 99,83% kế hoạch năm 2012. Kết quả báo cáo tại 10 tỉnh có số người được điều trị cao nhất là 48.367 bệnh nhân, chiếm 69,21% số người nhiễm HIV đang được điều trị trên toàn quốc. Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục là thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng người nhiễm HIV đang điều trị. Tính đến 30/9/2012, thành phố Hồ Chí Minh có 21.350 người nhiễm HIV đang điều trị, chiếm 30,55% số lượng bệnh nhân đang điều trị trên toàn quốc. Tốc độ tăng trưởng bệnh nhân điều trị ARV trung bình là 942 bệnh nhân/tháng (trung bình 3 tháng gần nhất). Phác đồ bậc 1 chiếm đa số với tỷ lệ là 96,82%, phác đồ bậc 2 là 3,05% và có 0,13% thuộc phác đồ khác.

Công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con: hiện đang được triển khai trên địa bàn toàn quốc với những định hướng mới đối với các can thiệp về PLTMC như sau: (1) Tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai (PNMT) sớm, (2) Thuốc ARV cho PLTMC sớm từ tuần thai thứ 14 (thay cho từ tuần thai thứ 28 trước đây). Hiện nay toàn quốc có 226 điểm cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. 02 điểm tuyến TW, 92 điểm tuyến tỉnh, còn lại là tuyến huyện 132 huyện chiếm khoảng 25% số huyện trong toàn quốc. Tính đến 30/9/2012 cả nước đã xét nghiệm HIV cho 855.439 PNMT được tư vấn và xét nghiệm HIV (chiếm50,3% trong số PNMT đến khám thai); trong đó, 512.216 xét nghiệm trong thời gian mang thai (chiếm 60 %), 348.369 xét nghiệm lúc chuyển dạ (chiếm 40,7 %). Trong tổng số phụ nữ mang thai tới tư vấn và xét nghiệm có 1.275 lượt PNMT nhiễm HIV (0,15 %). Có 872 trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, trong đó có 613 trẻ được điều trị dự phòng bằng Cotrimoxazole trong vòng 2 tháng sau sinh (70,3%).
c. Công tác khám bệnh, chữa bệnh

Mạng lưới khám chữa bệnh từ trung ương đến địa phương tiếp tục được tập trung đầu tư từ các nguồn trái phiếu Chính phủ, ODA và nguồn đầu tư phát triển (tuy có bị cắt giảm hơn so với năm 2011); cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được nâng cấp; chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh từng bước được cải thiện; triển khai tốt các chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, người cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách xã hội, người có công. Tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên từng bước được khắc phục; việc luân chuyển cán bộ, chuyển giao công nghệ cho tuyến dưới đã đạt được những kết quả tích cực. Tăng cường quản lý nhà nước về giá dịch vụ y tế, thực hiện chính sách viện phí và giá dịch vụ y tế mới tại gần 50 tỉnh.


Trong năm, Bộ Y tế đã ban hành nhiều Quyết định và thông tư, chỉ thị liên quan đến công tác khám, chữa bệnh như: Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 9/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Giảm tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020; Quyết định số 1208/QĐ-TTg QĐ của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2012-2015 trong đó có các bệnh không lây nhiễm; Thông tư liên tịch số 18/TTLT-BYT-BGTVT ngày 05/11/2012 của liên Bộ Y tế – Bộ Giao thông vận tải Quy định tiêu chuẩn sức khoẻ của nhân viên hàng không và cơ sở y tế giám định sức khoẻ cho nhân viên hàng không; Thông tư số 13/2012/TT-BYT ngày 20/8/2012 của Bộ Y tế hướng dẫn công tác gây mê - hồi sức; Thông tư số 10/2012/TT-BYT ngày 08/6/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2011/TT-BYT hướng dẫn Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán; Chỉ thị số 05 ngày 10/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về tăng cường thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh sau khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế; Quyết định số 1548/QĐ-BYT ngày 10/5/2012 hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ngộ độc chì; Quyết định số 1454/QĐ-BYT ngày 04/5/2012 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân, tại tỉnh Quảng Ngãi; và nhiều văn bản khác.

Bộ Y tế cũng đang tiến hành xây dựng một số Thông tư trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh như: Thông tư quy định thủ tục, thời gian đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của người hành nghề; Thông tư quy định thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động; thời gian đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư hướng dẫn về điều kiện, hồ sơ, thủ tục đề nghị và thẩm quyền cho phép cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh hoặc hợp tác đào tạo về y khoa có thực hành khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư quy định hệ thống cấp cứu chấn thương trước viện; Thông tư quy định điều kiện, thủ tục cho phép áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư ban hành hướng dẫn phân loại phẫu thuật, thủ thuật được hưởng phụ cấp (Thay thế Quyết định số 2390/QĐ-BYT); Thông tư quy định danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày và Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Đề án Bệnh viện vệ tinh, Đề án Bác sĩ gia đình thực hiện Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 9/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giảm quá tải BV giai đoạn 2013-2020.

Đặc biệt, thực hiện Thông tư liên tịch số 04/2011/TTLT-BYT-BTC ngày 29/02/2012 về giá dịch vụ y tế, Bộ Y tế đã tổ chức 2 hội nghị quan trọng hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế gắn với đổi mới giá dịch vụ.

Tập trung cao các giải pháp chống quá tải bệnh viện, giảm dần tình trạng nằm ghép (Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013 – 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 09/01/2013), thông qua thực hiện Đề án đầu tư tăng giường bệnh các tuyến, xây dựng bệnh viện vệ tinh và Đề án 1816. Tình trạng quá tải tại nhiều BV đã được cải thiện bước đầu nhờ việc đưa vào hoạt động thêm nhiều cơ sở y tế mới. Từ đầu năm đến nay, Bộ Y tế đã đưa vào sử dụng 150 giường tại BV Bạch Mai, 300 giường tại  BV K, 500 giường tại  BVĐK TW Quảng Nam, mở cơ sở 2 của BV Nội tiết, khởi công xây dựng Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện Chợ Rẫy. Để việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế đi đôi với nâng cao chất lượng KCB, Bộ Y tế đã tập trung nguồn vốn ngân sách, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn vay, vốn xã hội hóa... đầu tư cho một số BV trọng điểm. Đồng thời, chỉ đạo các BV khẩn trương đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành tiếp 100 giường của BV Bạch Mai, các dự án vay vốn của BV Việt  Đức, BV Tai - mũi - họng TW, BV Phụ sản TW... Thông qua đề án đầu tư trái phiếu Chính phủ cho tuyến tỉnh, huyện, số giường bệnh đưa vào sử dụng đã tăng đáng kể.

Đề án 1816 (cử cán bộ y tế tuyến trên về hỗ trợ tuyến dưới). Trong năm đã có 61 BV TW cử 866 lượt cán bộ luân phiên; 68 BV tỉnh cử 395 lượt hỗ trợ cho 136 BV huyện. 168 BV huyện cử 1169 lượt hỗ trợ tuyến xã với tổng số 6.676 kỹ thuật được chuyển giao. Cán bộ y tế đã luân phiên khám, điều trị cho hơn 1,1 triệu lượt bệnh nhân, trực tiếp thực hiện 23.365 ca phẫu thuật góp phần làm giảm tỷ lệ chuyển tuyến không phù hợp. Tiếp đến cần xây dựng mạng lưới bệnh viện vệ tinh cho các bệnh viện lớn ở khu vực phía nam và miền trung.

Nhìn chung tình trạng quá tải, nằm ghép ở các bệnh viện tuyến TW và BV Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh tuy đã giảm nhiều song vẫn còn ở mức cao, đặc biệt ở các chuyên khoa Ung bướu, Ngoại - Chấn thương, tim mạch, sản nhi. Tác động không mong muốn của một số chính sách (xã hội hóa, tự chủ, phân bổ ngân sách, bảo hiểm y tế...) và tâm lý lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh của người dân cũng góp phần gây ra quá tải tại một số bệnh viện tuyến trên.

Tiếp tục triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc người bệnh toàn diện thông qua việc thực hiện Chỉ thị 06; Chương trình 527-CTr-BYT về nâng cao chất lượng dịch vụ KCB, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh tham gia BHYT, đặc biệt lưu ý đến việc chống lạm dụng dịch vụ y tế và lạm dụng thuốc; Chỉ thị 05/CT-BYT ngày 10/9/2012 về việc tăng cường thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh sau khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế. Bộ Y tế tập trung xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý chất lượng khám, chữa bệnh; Kiểm định chất lượng bệnh viện theo hướng xây dựng đơn vị kiểm định độc lập về chất lượng khám, chữa bệnh; Tổ chức, hướng dẫn thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề đang tham gia khám bệnh, chữa bệnh ở các cơ sở KCB của Nhà nước; Mở rộng triển khai các mô hình chăm sóc người bệnh toàn diện; Tăng cường nhân lực y tế, đảm bảo tỷ lệ điều dưỡng/bác sỹ theo Thông tư 08; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động khám, chữa bệnh của các cơ sở y tế, quản lý hành nghề y ngoài công lập. Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh đã được cải thiện ở tất cả các tuyến. Ứng dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị tiếp tục được đẩy mạnh, một số lĩnh vực ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực như ghép tạng, phẫu thuật tim hở, can thiệp tim mạch, tách dính, hỗ trợ sinh sản, chẩn đoán hình ảnh.... Ca ghép gan người lớn đầu tiên đã thực hiện thành công tại BV Chợ Rãy (Trước đó, có 2 BV Hà Nội đã ghép gan cho 6 người lớn và BV Nhi T.Ư (Hà Nội) cùng BV Nhi đồng 2 TP.HCM đã ghép gan cho 17 bệnh nhi). Đặc biệt Viện tim mạch quốc gia đã áp dụng phương pháp “phẫu thuật không kháng sinh“ đạt hiệu quả cao (chỉ dùng 3g kháng sinh dự phòng và không dùng kháng sinh sau phẫu thuật), giảm được khá nhiều chi phí cho người bệnh.

Tăng cường chỉ đạo các hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch; Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tâm thần; Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư gan nguyên phát; Nghiệm thu đề tài cấp Bộ về nghiên cứu các yếu tố nguy cơ của một số bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, đã tạo được cơ sở dữ liệu về thực trạng các hành vi nguy cơ bệnh không lây nhiễm, xác định định được tỷ lệ hiện mắc thừa cân, béo phì, tăng huyết áp và các thông số liên quan; tỷ lệ tăng đường máu, rối loạn lipid máu và các thông số liên quan của quốc gia, theo Vùng sinh thái.

Xây dựng và hoàn thiện Kế hoạch quốc gia tăng cường công tác Điều dưỡng - Hộ sinh giai đoạn 2012-2020. Xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn đối với các địa phương: Cẩm nang chẩn đoán và điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em; Phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ; Phòng ngừa viêm phổi liên quan đến thở máy; Phòng ngừa nhiễm khuẩn máu liên quan đến đặt catheter tĩnh mạch; Tiêm an toàn; Vô khuẩn, khử khuẩn; Phòng ngừa chuẩn…

Các hoạt động khác như phục hồi chức năng, giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.. tiếp tục phát triển, đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới.

Công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin lên sức khỏe con người: sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn chẩn đoán bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hoá học/dioxin. Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định số 1488/QĐ-BYT ngày 04/5/2012.

Về Quản lý hành nghề y tư nhân: Trong năm đã thẩm định cấp giấy phép hoạt động tạm thời cho 4 bệnh viện: Bệnh viện đa khoa Vạn Phúc, Bình Dương; Bệnh viện đa khoa Phúc Lâm, Hưng Yên; Bệnh viện chuyên khoa Mắt Quốc tế - DND; Bệnh viện đa khoa Minh Đức, Bến Tre. Bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn đối với các bệnh viện: Bổ sung phòng khám chuyên khoa mắt đối với Bệnh viện đa khoa Hồng Phúc, Hải Phòng; Bổ sung khoa nhi, phạm vi hoạt động chuyên môn khoa ngoại - sản đối với Bệnh viện đa khoa Hồng Đức, Hải Phòng; Bổ sung khoa lọc máu, CT - Scanner, MRI đối với Bệnh viện đa khoa Hồng Đức, Tp. Hồ Chí Minh; Bổ sung khoa ngoại nhi đối với Bệnh viện phụ sản quốc tế Hạnh Phúc, Bình Dương. Nhất trí chủ trương thành lập 05 bệnh viện tư nhân. Tổ chức hội nghị, hội thảo hướng dẫn việc cấp phép, cấp chứng chỉ hành nghề theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Nghị định 87 và Thông tư số 41 và đã cấp chứng chỉ cho hơn 1000 người hành nghề.

- Chỉ đạo kịp thời các Sở Y tế tiến hành kiểm tra công tác quản lý hành nghề y tư nhân để xử lý một số vụ việc liên quan đến hành nghề y tư nhân như: phòng khám Maria, quản lý người nước ngoài hành nghề y tại Việt Nam và một số cơ sở y tế đã được báo chí đưa tin.

- Để quản lý tốt việc cấp chứng chỉ hành nghề y, Bộ Y tế đã tiến hành xây dựng hệ thống phần mềm trực tuyến về quản lý, tiến tới ứng dụng người hành nghề đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề qua mạng.



d. Y dược cổ truyền


Hệ thống KCB bằng YHCT đã được hình thành và phát triển ở cả 4 cấp: (TW-Tỉnh-Huyện và Xã). Hiện nay cả nước có 58 Bệnh viện YHCT, trong đó 2 BV TW, 2 BV Bộ, Ngành và 01 BV thuộc học viện YDHCT Việt an và 53 BV YHCT tỉnh.

(10 tỉnh hiện nay chưa có bệnh viện: An Giang, Bà rịa - Vũng tàu, Bạc Liêu, Bắc Cạn, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Hậu Giang, Đắc Nông, Cà Mau).

Ngoài ra còn có các khoa YHCT trong các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh

- Tuyến huyện 90% các BV YHHĐ có khoa hoặc tổ.

- Hoạt động khám chữa bệnh bằng YDCT tại trạm y tế xã đạt 85%

Hệ thống YDCT ngoài công lập đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp CS, bảo vệ SKND. Trung bình một cơ sở KCB bằng YDCT ngoài công lập mỗi năm khám chữa bệnh cho khoảng gần 2.000 lượt người bệnh đã góp phần đáng kể làm giảm sự quá tải cho các cơ sở YDCT công lập. hệ thống KCB ngoài công lập hiện nay chủ yếu vẫn là phòng chẩn trị, số lượng bệnh viện YHCT còn ít (cả nước có 3 bệnh viện YHCT tư nhân: Nam Á, Trường Giang, Lan Q) và hơn 10.000 cơ sở hành nghề YDCT tư nhân

Tỷ lệ khám bệnh bằng YHCT so với tổng KCB chung của từng tuyến đã có bước cải thiện đáng kể, tuy chưa chiến tỷ trọng cao trong tổng số lượt KCB chung, cụ thể: tuyến tỉnh là 8,8%; tuyến huyện 9,1% và tuyến xã là 24,6%. Tỷ lệ điều trị nội trú bằng YHCT kết hợp YHCT với YHHĐ so với tổng chung cũng đạt mức 8,6% ở tuyến tỉnh và 17,1% ở tuyến huyện. Tỷ lệ điều trị ngoại trú bằng YHCT so với tổng điều trị ngoại trú chung có khả quan hơn ở tuyến tỉnh (12,6%) và tuyến xã (25,9%). Riêng tuyến huyện có phần hạn chế hơn (8,1%).

Công tác nghiên cứu khoa học, kế thừa và ứng dụng những phương pháp hay, bài thuốc tốt đã được chú trọng tăng cường. Cục QL YDCT cũng đã triển khai thực hiện xong 02 đề tài và đã được nghiệm thu: Điều tra thực trạng tình hình cung ứng - sử dụng dược liệu, thuốc Đông y, thuốc từ Dược liệu trong bệnh viện y dược cổ truyền; Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xử lý chất thải tại các bệnh viện YHCT


đ. Y tế cơ sở


Y tế cơ sở là nền tảng của y tế Việt Nam, góp phần quan trọng trong những thành quả về CSSK của Việt Nam trong những năm qua do đó y tế cơ sở luôn được quan tâm củng cố, hoàn thiện và ổn định mạng lưới YTCS; công tác đầu tư cho y tế cơ sở đã được quan tâm một cách toàn diện về nhân lực, cơ sở, trang thiết bị và kinh phí chi thường xuyên để đảm bảo cho YTCS có điều kiện để hoạt động nhằm góp phần để mọi người dân, trong đó có các đối tượng chính sách và người nghèo đều được chăm sóc sức khoẻ; công tác CSSKBĐ đã bước đầu được đổi mới, mở rộng dịch vụ y tế cho tuyến xã, thí điểm thực hiện quản lý một số bệnh mạn tính như hen, tăng huyết áp, đái đường tại cộng đồng, góp phần giảm tải cho tuyến trên. Bộ Y tế đã tiến hành tổng kết đánh giá 10 năm thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW ngày 22/01/2002 của Ban Chấp hành Trung ương về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Đến nay tỷ lệ TYT xã có bác sỹ đạt 72%, tỷ lệ TYT xã có NHS/YSSN đạt trên 95%, Tỷ lệ thôn bản có nhân viên y tế hoạt động đạt trên 86%; khoảng 78,8% TYT xã đã thực hiện KCB bằng BHYT.

Từ nguồn vốn đầu tư trái phiếu Chính phủ và hỗ trợ có mục tiêu từ nguồn NSNN, đến nay có trên 145 bệnh viện huyện, 46 phòng khám đa khoa khu vực đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Các bệnh viện huyện còn lại cũng đã hoàn thành được một số hạng mục công trình như khu khám bệnh, nhà điều trị, khu xử lý chất thải, khu kỹ thuật…, mua sắm được một số trang thiết bị cần thiết theo quy định của Bộ Y tế cho các bệnh viện tuyến huyện như máy siêu âm, X-quang, máy thở, monitor, bàn mổ, các bộ dụng cụ mổ, máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học, giường, tủ, bàn, ghế…

Bộ Y tế đang trình Chính phủ đề án đầu tư cho y tế xã, y tế dự phòng huyện và được lồng ghép trong chương trình Xây dựng nông thôn mới, phát triển y tế nông thôn và chương trình kết hợp chính sách giữa Bộ Y tế và Ủy ban dân tộc (Bộ Y tế và UBDT đã ký Thỏa thuận thực hiện), trong đó bao gồm một số chính sách ưu tiên đầu tư cho vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số

Chương trình quân dân y kết hợp cũng đã đầu tư cho các cơ sở y tế quân dân y như nâng cấp về nhà trạm, bổ sung trang thiết bị y tế cho 171 trạm y tế khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng trọng điềm quốc phòng an ninh; hỗ trợ kinh phí đầu tư trang bị y tế cho 05 điểm sáng y tế KHQDY tại đảo Lý Sơn, đảo Phú Quốc, Gia Lai, Đắc Nông, khu ATK Thái Nguyên; phối hợp với Bộ Quốc phòng thành lập 08 Bệnh viện quân dân y; một số địa phương thành lập Phòng khám đa khoa quân dân y, bệnh viện quân dân y tuyến huyện (Bình Tân – Vĩnh Long, Lý Sơn - Quảng Ngãi, Côn Đảo BR-VT, Phú Quý – Bình Thuận, 78- Phú Quốc); đổi tên 38 bệnh xá quân y thành bệnh xá quân dân y. Ngoài ra còn đào tạo bổ sung kiến thức về Sản-Nhi- Y tế công cộng cho 167 quân y sỹ Biên phòng đang công tác tại các đồn biên phòng biên và hàng trăm chiến sỹ hết hạn nghĩa vụ quân sự và trở thành y tá thôn bản.



e. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ-trẻ em


Công tác Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em được đặc biệt quan tâm khi Việt nam còn gặp nhiều khó khăn để hoàn thành Mục tiêu thiên niên kỷ vào năm 2015, đặc biệt là giảm tỷ suất tử vong mẹ và tình hình diễn biến phức tạp về một số trường hợp tai biến sản khoa, gây tử vong mẹ và trẻ sơ sinh trong những tháng gần đây tại một số địa phương, đơn vị mà dư luận quan tâm. Tuy nhiên trên phương diện tổng thể, nhiều hoạt động Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em trong năm 2012 đã được triển khai kịp thời, trong đó công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được chú trọng; công tác thanh tra, kiểm tra được đẩy mạnh. Kết quả cụ thể ngành đã đạt được trong năm 2012:
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22/2/2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Bộ Y tế đã xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ thay thế Nghị định 21 về kinh doanh, sử dụng các sản phẩm thay thế nuôi dưỡng trẻ nhỏ; ban hành Thông tư số 12/2012/TT-BYT ngày 05/7/2012 hướng dẫn quy trình thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm. Tiếp tục hoàn thiện Thông tư về sinh con theo phương pháp khoa học; Thông tư quy định về việc ban hành và hướng dẫn ghi chép, phát hành biểu mẫu giấy chứng sinh; Thông tư quy định danh mục chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) tại các tuyến y tế; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe phụ nữ vùng sâu, vùng xa là người dân tộc thiểu số...
Các kế hoạch, đề án quan trọng đã được xây dựng như “Kế hoạch hành động quốc gia về CSSKSS tập trung vào làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh giai đoạn 2011-2015”; tiếp tục hoàn thiện Đề án “Quy hoạch phát triển mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành sản phụ khoa và nhi khoa đến năm 2020”; Kế hoạch hành động quốc gia về Nuôi dưỡng trẻ nhỏ; phối hợp cùng Viện Dinh dưỡng hoàn thiện Kế hoạch hành động quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011-2015.
Về các tài liệu hướng dẫn chuyên môn: Bộ đã ban hành Quyết định số 2847/QĐ-BYT ngày 15/8/2012 phê duyệt chương trình và tài liệu đào tạo cô đỡ thôn bản; tiếp tục hoàn thiện Hướng dẫn quốc gia về liên kết dịch vụ CSSKSS, chống nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục, HIV; tiêu chí Quốc gia đối với các Trung tâm CSSKSS; bổ sung bộ chỉ số lồng ghép về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con vào hệ thống mẫu biểu báo cáo của hệ CSSKSS; xây dựng bộ chỉ số theo dõi, đánh giá thực hiện Chiến lược DS/SKSS; rà soát các tài liệu và xây dựng dự thảo Hướng dẫn quốc gia về chăm sóc trẻ phơi nhiễm và bị nhiễm HIV.
Chỉ đạo các Sở Y tế, các bệnh viện đầu ngành về sản khoa tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới kể cả các phòng khám tư nhân nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, hạn chế tai biến sản khoa, giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh. Phối hợp với BVPSTU, BV Từ Dũ tổ chức đào tạo lại cho các bác sỹ làm công tác sản khoa tại các các cơ sở có dịch vụ đỡ đẻ trong toàn quốc về hồi sức, cấp cứu sản khoa, sơ sinh; Tăng cường công tác giám sát kiểm tra các cơ sở CSSKBMTE. Ngoài ra, Bộ Y tế và các tỉnh cũng đã tích cực triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Dự án mục tiêu Quốc gia về CSSKSS.
Về công tác điều hành chỉ đạo, giám sát, năm 2012: Sau khi có các trường hợp tai biến sản khoa dẫn tới tử vong mẹ (TVM), tử vong sơ sinh (TVSS), Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc các tỉnh, thành phố tăng cường công tác giám sát, chỉ đạo tuyến các cơ sở sản khoa, nhi khoa nhằm hạn chế tai biến sản khoa, giảm TVM và TVSS. Bộ cũng đã có báo cáo Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội và Tờ trình Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về tình hình TVM, TVSS trong thời gian gần đây và đã nhận được ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ Y tế đã nghiêm túc quán triệt và đã có văn bản gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị chỉ đạo các Sở Y tế triển khai đồng bộ các biện pháp dự phòng tai biến sản khoa, giảm TVM, TVSS.

Một số kết quả trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ:

TT

Chỉ số

2010

2011

2012

Nhận xét

1

Tỷ lệ % phụ nữ có thai được quản lý thai

95,0%

96,2%

96,4%

Tăng

2

Tỷ lệ % phụ nữ đẻ được khám thai ≥ 3 lần trong 3 thời kỳ

81,9%

86,5%

87,4%

Tăng

3

Tỷ lệ % đẻ do CBYT đỡ

95,7%

97,4%

97,7%

Tăng

4

Tỷ lệ % bà mẹ được khám sau đẻ

92,5%

92,6%

92,6%

Tăng

5

Tỷ lệ % bà mẹ được khám tuần đầu sau đẻ

81,9%

82,6%

83,1%

Tăng

6

Tỷ số phá thai (trên 100 ca đẻ sống)

0,28

0,27

0,19

Giảm

7

Số mắc tai biến sản khoa (9 tháng đầu năm)

2,811

3,191

4,270

Tăng

8

Tỷ suất mắc tai biến sản khoa/1000 ca đẻ

2,8/1000

2,7/1000

2,8/1000

Tăng nhẹ

9

Số ca TVM do 5 tai biến sản khoa 9 tháng đầu năm 2012 (theo báo cáo)

85

69

86

Tăng

10

Tỷ lệ % SDD TE< 5 tuổi cân nặng/tuổi

17,5%

16,8%

16,3%(ước thực hiện)

Giảm

11

Tỷ lệ % SDD TE< 5 tuổi chiều cao/tuổi

29,3%

27,5%

26,5% (ước thực hiện)

Giảm

12

Tỷ số TVM/ 100.000 trẻ đẻ sống

68

66

64

Giảm

13

Tỷ suất tử vong TE < 1T

16%o (Tổng điều tra DS 2009)

15,5%o (ĐT BĐ DS 1/4/2011)

15.8%o

(ĐT BĐ DS 1/4/2012)

Tăng nhẹ

14

Tỷ suất tử vong TE < 5T

25,5%o (BYT 2008)

23,3%o (ĐT BĐ DS 1/4/2011)

23.8%o

(ĐT BĐ DS 1/4/2012)

Tăng nhẹ

f) Dân số-Kế hoạch hóa gia đình


Ngay từ đầu năm 2012, Bộ Y tế, Tổng cục DS-KHHGĐ đã chỉ đạo quyết liệt và chủ động hướng dẫn Sở Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh triển khai các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2012. Bộ Y tế có hướng dẫn số 1322/BYT-TCDS ngày 14/3/201; Tổng cục DS-KHHGĐ có công văn số 254/TCDS-KHTC ngày 17/5/2012 và nhiều văn bản hướng dẫn khác.

Năm 2012, do việc giao dự toán ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ chậm hơn so với những năm trước đây (tháng 5 năm 2012 Chính phủ mới giao và đến tháng 8 năm 2012 dự toán mới về đến kho bạc nơi giao dịch để triển khai giải ngân thực hiện hoạt động). Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, các địa phương đã chủ động tạm ứng trước kinh phí để triển khai hoạt động, nên kế hoạch tiếp tục được triển khai, không bị gián đoạn.

Tuy nhiên, kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2012 về DS-KHHGĐ và ở mức thấp so với các năm kể từ năm 2006 đến nay. Ước tính năm 2012, mức giảm tỷ lệ sinh đạt 0,1‰, đạt kế hoạch đề ra. Tỉ số giới tính khi sinh là 112,3; tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh năm 2012 so với năm 2011 chỉ còn 0,4 điểm phần trăm (năm 2011 so với năm 2010 là 0,7 điểm phần trăm). Số bà mẹ được sàng lọc trước sinh và số trẻ được sàng lọc sơ sinh đạt 150% kế hoạch năm 2012. Tổng số người mới sử dụng các biện pháp tránh thai đạt 100% kế hoạch, tuy nhiên so với cùng kỳ ở nhiều tỉnh các biện pháp tránh thai lâm sàng như triệt sản, đặt vòng tránh thai, cấy thuốc tránh thai kết quả thực hiện chưa được như mong đợi.

Năm 2012, ngành DS-KHHGĐ đã thực hiện cung cấp đầy đủ, kịp thời các phương tiện tránh thai, dịch vụ KHHGĐ theo tiến độ kế hoạch. Tổ chức các đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến vùng sâu vùng xa vùng khó khăn.

Hoạt động sàng lọc trước sinh và sơ sinh để phát hiện sớm các dị tật, bệnh bẩm sinh tiếp dục duy trì 50/63 tỉnh với sự chỉ đạo kỹ thuật của 03 Trung tâm khu vực. Các địa phương đã chủ động bổ sung hàng tỷ đồng để mở rộng địa bàn, và đối tượng tham gia như Long An, Hà Nội, Bà rịa Vũng tàu…

Hoạt động Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, can thiệp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tan máu bẩm sinh, can thiệp làm giảm tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống của đồng bào dân tộc tiếp tục được duy trì. Thí điểm tư vấn và chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại một số tỉnh. Triển khai can thiệp các hoạt động kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh trên toàn quốc, nhất là tại 10 tỉnh trọng điểm.

Các hoạt động truyền thông tiếp tục duy trì trên các phương tiện thông tin đại chúng và trực tiếp tại cộng đồng với nhiều nội dung, hình thức phong phú, tập trung vào các vấn đề ưu tiên của Chiến lược DS-SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Triển khai Chương trình phối hợp giai đoạn 2012-2015 với 10 ngành, đoàn thể và 03 cơ quan truyền thông Trung ương. Báo Gia đình & Xã hội

Rà soát số liệu thống kê chuyên ngành DS-KHHGĐ của các tỉnh/thành phố, phục vụ việc tổng hợp số liệu tại cấp TW. Tổng hợp, phân tích và lập báo cáo thống kê chuyên ngành phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành. Hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp và từ xa cho cấp tỉnh, cấp huyện trong việc rà soát, kiểm tra CSDL và đồng bộ CSDL tại Kho dữ liệu điện tử các cấp.

Cấp tỉnh, có 63/63 tỉnh đã kiện toàn và từng bước ổn định Chi cục DS-KHHGĐ cấp tỉnh theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 05/2008/TT-BYT. Có 7 tỉnh thành lập và duy trì hoạt động của Trung tâm Tư vấn, dịch vụ DS-KHHGĐ là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục DS-KHHGĐ với 45 biên chế.

Cấp huyện, có 62/63 tỉnh thành lập Trung tâm DS-KHHGĐ cấp huyện. Các Trung tâm đã từng bước triển khai chức năng, nhiệm vụ được giao. Một số tỉnh, có mô hình tổ chức khác với hướng dẫn tại Thông tư số 05/2008/TT-BYT.

Cấp xã, đa số làm việc tại Trạm Y tế xã theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Cán bộ DS-KHHGĐ xã là viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ cấp huyện, làm việc tại UBND xã gồm Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Bạc Liêu, Gia Lai, Đắk Nông, Đà Nẵng..

Có 46/63 tỉnh đã giao 7176 chỉ tiêu biên chế sự nghiệp làm công tác DS-KHHĐ cấp xã trong đó số đã được tuyển dụng là 4.429 người; có 3.255 viên chức đã được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề theo Nghị định số 56/2011/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BTC-BNV.

Cả nước có 174.208 cộng tác viên DS-KHHGĐ đang tham gia công tác DS-KHHGĐ tại tổ dân phố, thôn, ấp, phum, sóc, bản làng.


g. An toàn vệ sinh thực phẩm


Trước những diễn biến phức tạp của vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP), nguy cơ dẫn đến ngộ độc thực phẩm (NĐTP), ngay từ đầu năm 2012, Bộ Y tế đã sớm ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương trong toàn quốc tăng cường công tác phòng chống NĐTP, bệnh truyền qua thực phẩm mùa Xuân - Hè, đảm bảo an toàn trong Lễ hội. Đã xây dựng một chương trình giám sát chủ động nhằm phát hiện các mối nguy từ các nhóm thực phẩm khác nhau; tổ chức các đoàn công tác tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động phòng chống NĐTP của các địa phương trọng điểm như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tuyên Quang, Hà Nam, Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định, Bắc Kạn, rà soát, bổ sung các hoạt động quản lý chỉ đạo và chuyên môn trong phòng chống NĐTP của các địa phương; tổ chức truyền thông, giáo dục và các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng giám sát và điều tra NĐTP cho các tuyến; tổ chức các hội thảo chuyên đề đề xuất các giải pháp của từng địa phương nhằm ngăn chặn những nguy cơ gây ngộ độc như Hội thảo phòng chống ngộ độc thực phẩm tại khu công nghiệp và khu chế xuất (tại Bình Dương với 105 đại biểu tham dự); Hội thảo phòng chống ngộ độc rượu và tác hại do lạm dụng rượu (tại Quảng Bình với 124 đại biểu tham dự)...

Việc chủ động giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm được tiến hành thường xuyên. Theo kết quả giám sát của các Bộ, ngành Trung ương tại 31 tỉnh, thành phố cho thấy 503/2284 (22,0%) mẫu rượu, ô mai, xí muội, thịt lợn, rau quả tươi, ớt bột, thực phẩm chức năng, sữa bột bổ sung vi chất không đạt yêu cầu về ATTP. Các mẫu giám sát có kết quả vi phạm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm đã được Cục An toàn thực phẩm cảnh báo và xử lý: thực hiện lấy mẫu thanh tra, kiểm nghiệm an toàn sản phẩm đã được chỉ điểm từ giám sát và xử lý đối với sản phẩm thuộc Bộ Y tế quản lý; ban hành công văn cảnh báo đối với Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và các địa phương liên quan đề nghị thanh tra, kiểm tra xử lý đối với các sản phẩm thuộc Bộ ngành quản lý nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm cho cộng đồng; phối hợp với các Bộ ngành chức năng thực hiện mở rộng giám sát đề đánh giá mức độ ảnh hưởng của sản phẩm trên thị trường và phối hợp xử lý.

Tại địa phương, theo số liệu báo cáo của 48 tỉnh/thành phố, đã giám sát được 12.295 mẫu, kết quả cho thấy thực phẩm ô nhiễm vi sinh vật chủ yếu là tổng số bào tử nấm mốc men (40%), Coliforms (30,8%), E.Coli (20,2%). Về ô nhiễm hóa học, ngoài các mẫu phát hiện có hàn the, độ ôi khét, vẫn còn có mẫu dương tính với DEHP. Tổ chức giám sát, lấy mẫu kiểm nghiệm đối với thực phẩm có nguy cơ cao gây mất an toàn được vận chuyển, nhập khẩu qua biên giới phía Bắc kể cả đường chính ngạch, tiểu ngạch tại Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai. Kết quả: đã giám sát sự biến động loại thực phẩm có nguy cơ trên thị trường biên giới, lấy và thử test nhanh tại 4 tỉnh là 2.694 mẫu, số mẫu không đạt đã phát hiện là 26 mẫu (chiếm 0,7 %).

Từ kết quả giám sát này, ngành y tế đã kịp thời tham mưu cho lãnh đạo Ban chỉ đạo liên ngành thành lập các đoàn thanh tra tiến hành thanh tra, kiểm tra các mặt hàng khi giám sát sàng lọc có dấu hiệu bất thường hoặc không đảm bảo ATTP để xử lý vi phạm (nếu có), yêu cầu cơ sở khắc phục và sớm đưa ra cảnh báo cho cộng đồng nhằm góp phần tích cực trong công tác phòng ngừa nguy cơ tiềm ẩn gây ngộ độc thực phẩm, đồng thời công khai thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Với những giải pháp đã tiến hành trên, tình hình ATTP tại bếp ăn tập thể bước đầu đã có chuyển tiến tích cực. So với năm 2011, ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể có xu hướng giảm rõ rệt cả về số vụ, số mắc, số đi viện và số tử vong: số vụ NĐTP giảm 6 vụ (20,7%), số mắc giảm 338 người (12,7%), số đi viện giảm 556 người (22,3%) và không ghi nhận trường hợp tử vong. Tuy nhiên, nguy cơ vụ NĐTP có xu hướng diễn biến khá phức tạp do NĐTP tại bếp ăn gia đình gia đình gia tăng cả về số vụ, số mắc, số tử vong số vụ tăng 15 vụ (18,8%), số mắc tăng 643 người, số đi viện tăng 308 người và số tử vong tăng 3 trường hợp. Số vụ NĐTP tại gia đình được ghi chép tăng do hệ thống giám sát về NĐTP từ tuyến xã tới tuyến tỉnh/thành phố đã hoạt động có hiệu quả, giám sát và báo cáo đầy đủ, kịp thời hơn kể cả vụ NĐTP có số mắc 2 – 3 người, không có tử vong. Tử vong do rượu không có nguồn gốc, do nấm độc, do độc tố tự nhiên và độc tố bánh trôi ngô vẫn chưa kiểm soát được triệt để, người tiêu dùng vẫn tiếp tục sử dụng thực phẩm không đảm bảo an toàn.

Về Công tác kiểm nghiệm ATVSTP: Năm 2012, Bộ Y tế đã hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn ISO 17025 cho 04 phòng thử nghiệm của TTYTDP Thái Bình, Bắc Giang, Hà Nam, Hoà Bình. Như vậy đến hết năm 2012, tổng số phòng thử nghiệm cấp tỉnh đạt chuẩn ISO 17025 là 16 đơn vị. Ngoài ra còn hỗ trợ thêm về xây dựng tiêu chuẩn ISO 17025 cho một số phòng thử nghiệm thuộc các tỉnh biên giới phía Bắc: Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng. Xây dựng hệ thống chứng nhận hợp quy cho 02 đơn vị: Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm, Viện Kiểm nghiệm VSATTP quốc gia.

Song song với việc tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, hoạt động thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm năm 2012 tiếp tục được đẩy mạnh. Ngay từ đầu năm, Ban Chỉ đạo đã có Kế hoạch số 01/KH-BCĐTƯVSATTP ngày 06/01/2012 về triển công tác thanh tra, hậu kiểm ATTP năm 2012.

Nhờ đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông đã tạo được sự chuyển biến tích cực về kiến thức ATTP của các nhóm đối tượng, vượt chỉ tiêu đề ra trong năm 2012. Kết quả điều tra cho thấy: 76% người sản xuất, 73% người kinh doanh, 65,8% người tiêu dùng thực phẩm, 94,8% nhóm đối tượng lãnh đạo quản lý nhà nước, 85,6% nhóm đối tượng lãnh đạo quản lý doanh nghiệp hiểu biết đúng về ATTP và 65,9% người sản xuất, 63,3% người kinh doanh, 64,5% người tiêu dùng thực phẩm, 77% nhóm đối tượng lãnh đạo quản lý nhà nước thực hành đúng về ATTP.

Theo số liệu báo cáo chưa đầy đủ của Trung ương và các địa phương, năm 2012 tính đến tháng 11, cả nước có 23.805 Đoàn thanh tra, kiểm tra ATTP được tổ chức, trong đó: Trung ương đã thành lập 18 đoàn thanh tra, kiểm tra, tiến hành thanh tra, kiểm tra tại các tỉnh, thành phố trọng điểm có sự phối hợp của các ngành chức năng như Y tế, NNPTNT, Công thương, Công An, Khoa học và Công nghệ... Các địa phương: Theo báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, trong 11 tháng đầu năm 2012 tại các địa phương có 23.787 Đoàn thanh tra, kiểm tra ATTP được thành lập từ tuyến tỉnh đến tuyến xã có sự phối hợp của các ngành liên quan.

Kết quả: Tính đến tháng 11 năm 2012, đoàn thanh, kiểm tra của Trung ương và địa phương đã tiến hành kiểm tra 563.171 cơ sở thực phẩm, phát hiện 119.489 cơ sở vi phạm về ATTP chiếm 21,2 % (năm 2011 là 22,3%). So với cùng kỳ 2011, các đoàn kiểm tra đã đã xử lý rất nghiêm đối với các cơ sở cố tình vi phạm đến ATTP như yêu cầu các cơ sở tiêu hủy sản phẩm không bảo đảm ATTP (tăng từ 1,09% lên 1,39%), yêu cầu khắc phục về nhãn sản phẩm (tăng từ 428 cơ sở lên 1.313 cơ sở), chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng quản lý (tăng từ 348 trường hợp lên 608 trường hợp). Số mẫu được kiểm nghiệm tại labo về các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh là 38.441 mẫu, trong đó có 6.799 mẫu không đạt chiếm 17.69%, tỷ lệ mẫu thực phẩm không đạt thấp hơn so với 11 tháng đầu năm 2011 (năm 2011 tỷ lệ mẫu không đạt khi xét nghiệm tại labo là 20,69%).

Về Quản lý ATTP trong chế biến, kinh doanh thực phẩm, Bộ đã cấp giấy chứng nhận công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho 19.401 sản phẩm, đình chỉ lưu hành 313 sản phẩm trong đó có 01 sản phẩm TPCN viên nang mềm PINE OIL EXTRACT của Công ty TNHH một thành viên và Tâm Lan; 01 sản phẩm TPCN ZINC-KID của Công ty TNHH Đầu tư và phát triển y tế. Thu hồi: 01 lô sản phẩm mỳ ăn liền Neoguri (Hot) của Công ty TNHH một thành viên Khải An sinh Vina, 01 lô sản phẩm mỳ ăn liên Neoguri (Mild) của Công ty TNHH TM Minh Hàn. Số loại sản phẩm bị tiêu hủy: 7.934 loại.

- Tính đến 7/1/2013, đã cấp 1.040 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP bao gồm: 183 hồ sơ cấp ủy quyền, 576 hồ sơ Bộ thẩm định. Đồng thời Bộ Y tế đã cấp được 1747 Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo và đến nay chưa có trường hợp nào bị đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận và giấy tiếp nhận.

- Công tác quản lý, kiểm tra thực phẩm nhập khẩu: theo báo cáo của các cơ quan kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu tính đến hết tháng 11/2012 tổng số lô hàng nhập khẩu: 21.262 lô với tổng khối lượng là 481.209 tấn; tổng số lô hàng không đạt là 41 lô.

Về Hoạt động phối hợp liên ngành: Ban Chỉ đạo liên ngành các cấp được kiện toàn, trong năm đã tổ chức 03 cuộc họp giao ban trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Theo báo cáo của các địa phương, tính đến nay, về cơ bản toàn quốc đã kiện toàn xong Ban Chỉ đạo ở các cấp. 100% số tỉnh, thành phố và 693/696 số huyện (99,6%) đã củng cố lại Ban Chỉ đạo. Tại tuyến xã, 11.072/11.143 xã (99,4%) đã thành lập Ban chỉ đạo, trong đó 58/63 đã có Ban Chỉ đạo tại 100% các xã, phường. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng một số xã của các tỉnh: Bắc Ninh, Quảng Trị, Quảng Bình chưa kiện toàn Ban chỉ đạo.
h) Công tác quản lý môi trường y tế

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 08/2012/TT-BYT ngày 17/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Đang xây dựng một số văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực môi trường thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế như: Thông tư hướng dẫn kiểm tra, giám sát chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt; Thông tư hướng dẫn kiểm tra, giám sát nhà tiêu hộ gia đình; Thông tư hướng dẫn quan trắc môi trường trong các cơ sở khám, chữa bệnh...

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện dự thảo các văn bản chỉ đạo và hoạt động quản lý môi trường y tế như: Kế hoạch truyền thông cho Chương trình Mục tiêu quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015 và dự thảo Dự án vệ sinh nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 – 2015; Kế hoạch chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011-2015; Kế hoạch công tác quản lý hóa chất gia dụng; hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế giai đoạn 2012 – 2015...

Tổ chức một số hoạt động như Lễ phát động Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân tại Nam Sách-Hải Dương; ngày 2/7 hàng năm được chọn là Ngày Vệ sinh yêu nước; Lễ phát động Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ lần thứ 14 năm 2012 tại tỉnh Đồng Nai. Giám sát chỉ đạo công tác y tế lao động tại 10/63 tỉnh/thành phố đồng thời kiểm tra công tác an toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động của 20 đơn vị trực thuộc Bộ Y tế.

Bộ y tế đã phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng và trình ban hành: 01 Chiến lược; 01 văn bản phối hợp với UBTWMT Tổ quốc Việt Nam về Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân; 04 Thông tư Liên Bộ, cụ thể: Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Văn bản hướng dẫn UBMTTQ các cấp triển khai Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân; Thông tư số 12/2012/TTLT/BLĐTBXH-BYT ngày 21/5/2012 về việc hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động; Thông tư số 13/2012/TTLT/BLĐTBXH-BYT ngày 30/5/2012 về việc hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.

Ngoài ra Bộ Y tế đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định điều kiện tham gia hoạt động quan trắc môi trường; Thông tư Hướng dẫn nội dung chi cho Chương trình MTQG NS&VSMTNT; Thông tư liên tịch giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT về việc phân công phối hợp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn; Thông tư quy định Danh mục các loại phế liệu được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất; Đề án tổng thể tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng bao bì nilon khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020;



Một số kết quả hoạt động quản lý chất thải – môi trường y tế.

i) Tại các cơ sở y tế tuyến Trung ương: Theo số liệu báo cáo tổng hợp của 72/72 đơn vị thì tổng lượng chất thải rắn là 7.333kg/ngày, nước thải là 30.159m3/ngày, cụ thể:

- Tại các Bệnh viện tuyến Trung ương: Theo báo cáo của 34/34 bệnh viện trung ương và khu vực: 100% lượng chất thải rắn y tế nguy hại và 94,4% nước thải y tế phát sinh từ các bệnh viện được xử lý.

- Tại các viện/cơ sở đào tạo/trung tâm tuyến trung ương và khu vực: Theo báo cáo của 38/38 đơn vị thì 98.6% lượng chất thải rắn y tế nguy hại và 61.5% nước thải y tế phát sinh từ các viện/cơ sở đào tạo được xử lý.

ii) Tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện: Theo báo cáo của 63/63 tỉnh/thành phố, tổng lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh 38,8 tấn/ngày và tổng lượng nước thải y tế phát sinh 90.752 m3/ngày. Trong đó 92,4% lượng chất thải rắn y tế nguy hại và 66,6% nước thải y tế được xử lý.

Kết quả thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như sau: Tính đến hết tháng 12 năm 2012, đã có 49/84 cơ sở (chiếm 58,3%) được công nhận xử lý triệt để ô nhiễm môi trường, 23/84 cơ sở (chiếm 27,4%) đang làm các thủ tục trình chứng nhận hoàn thành việc xử lý ô nhiễm môi trường triệt để, 12 cơ sở (chiếm 14,3%) đang chuẩn bị đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý chất thải y tế. 06 bệnh viện do Bộ Y tế trực tiếp quản lý hiện nay đã có 05 cơ sở có quyết định công nhận đã hoàn thành xử lý triệt để ô nhiễm môi trương, 01 bệnh viện đang xây dựng hệ thống xử lý chất thải (Bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên).

Về Sức khỏe môi trường cộng đồng - Biến đổi khí hậu đã được triển khai và hoàn thành 100% các hoạt động theo kế hoạch được giao.

Về Phong trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân”: Tổ chức thành công Lễ phát động phong trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân” do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chủ trì và phát động tại xã Nam Chính, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương và tổ chức thành công Lễ phát động hưởng ứng phong trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân” dân tại tỉnh Hà Nam, Thừa Thiên Huế và TP Cần Thơ;

Bộ Y tế đã xây dựng Kế hoạch triển khai Phong trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân” làm cơ sở hướng dẫn Bộ, ngành và địa phương thực hiện; Phối hợp triển khai Dự án Làng văn hóa sức khỏe gắn với phong trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân” tại các tỉnh Hòa Bình, Hải Dương; Phối hợp với Hội người cao tuổi triển khai Dự án Làng văn hóa sức khỏe gắn với phong trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân”cho các Hội viên tuyến tỉnh và huyện thuộc tỉnh Hải Dương và Xây dựng tài liệu, in ấn phát hành tài liệu truyền thông về xây dựng Làng văn hóa sức khỏe gắn với phong trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân”.


Каталог: Portal -> Data -> Sites
Sites -> 06-1/tncn (Ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/tt-btc ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính) CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Sites -> 01/htbt (Ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/tt-btc ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính) ẫu số: 10/gtgt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Sites -> MẪu số 02 (ban hành kèm theo Thông tư số 06/2009/tt-bca-c11 ngày 11/3/2009 của Bộ Công an) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Sites -> QUỐc hội cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Sites -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn bộ TÀi chính
Sites -> VĂn phòng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Sites -> ĐƠn xin đĂng ký biếN ĐỘng về SỬ DỤng đẤt kính gửi
Sites -> PHỤ LỤC 13 Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Sites -> SỞ giao thông vận tảI Độc lập Tự do Hạnh phúc
Sites -> Mẫu số 165 Cơ quan trình

tải về 465.07 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương