BỘ XÂy dựng số: 488/QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 389.86 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích389.86 Kb.
#21834
1   2   3   4

Ghi chú:

1. Trường hợp nhà và công trình có dấu hiệu nghiêng, lệch có thể nhận thấy bằng trực quan, gây ra do sụt, lún, trượt,... nền móng hoặc ảnh hưởng bởi các công trình xung quanh,... thì tình trạng kỹ thuật, theo dấu hiệu này, được xếp vào mức 2. Trường hợp các dấu hiệu này có thể dẫn đến khả năng phá huỷ kết cấu nhà, công trình thì tình trạng kỹ thuật của nhà, công trình được xếp vào mức 3.



2. Đối với các công trình có tầm quan trọng cao, nơi tập trung đông người có kết quả đánh giá tình trạng kỹ thuật ở mức 2 thì được phép tăng thêm một mức.
Bảng 3. Đánh giá tình trạng kỹ thuật của kết cấu BTCT theo dấu hiệu bên ngoài

Phân loại tình trạng kết cấu

Các dấu hiệu do lực tác động lên kết cấu

Các dấu hiệu do tác động của môi trường lên kết cấu

Mức độ hư hỏng
ck


Loại 1

Vết nứt nhỏ (đến 0,1mm).

Có một vài chỗ bị rỗ.

0

Loại 2

Vết nứt trong vùng bê tông chịu kéo không vượt quá 0,3 mm.

Ở những chỗ có lớp bê tông bảo vệ mỏng trên thép cấu tạo và thép đai xuất hiện gỉ. Sườn, gờ của kết cấu bị tróc. Bề mặt bê tông ẩm và bị đổi màu.

0,05

Loại 3

Vết nứt trong vùng bê tông chịu kéo đến 0,5 mm. Độ võng của cấu kiện chịu uốn lớn hơn 1/150 khẩu độ.

Vết nứt chạy dọc theo cốt thép bị gỉ. Ăn mòn cốt thép đến 10% tiết diện. Bê tông trong vùng chịu kéo giữa các cốt thép dễ bị vỡ vụn đến hết lớp bảo vệ.

0,15

Loại 4

Bề rộng vết nứt vuông góc với trục dầm không lớn hơn 1 mm và chiều dài vết nứt lớn hơn 3/4 chiều cao dầm. Vết nứt xuyên ngang ở cột không lớn hơn 0,5 mm. Độ võng của cấu kiện chịu uốn lớn hơn 1/75 khẩu độ.

Bong tách lớp bê tông bảo vệ làm lộ cốt thép. Ăn mòn cốt thép đến 15%. Cường độ bê tông giảm đến 30%.

0,25

Loại 5

Bề rộng vết nứt vuông góc với trục dầm lớn hơn 1 mm và chiều dài vết nứt lớn hơn 3/4 chiều cao dầm. Vết nứt xiên cắt qua vùng gối tựa và vùng neo cốt thép chịu kéo của dầm. Trong các cấu kiện chịu nén có các vết nứt xiên xuyên cấu kiện. Các vết nứt trong kết cấu chịu tác động đổi chiều. Cốt thép trong vùng chịu nén của cột bị phình. Một số cốt thép chịu lực trong vùng chịu kéo bị đứt, các cốt đai trong vùng vết nứt xiên bị đứt. Bê tông trong vùng chịu nén bị vỡ. Độ võng trong các cấu kiện chịu uốn lớn hơn 1/50 khẩu độ đồng thời trong vùng chịu kéo có các vết nứt lớn hơn 0,5 mm. Chi tiết đặt sẵn trong cột bị bung, cốt thép bị lộ ra. Bê tông trong mối nối cột bị nứt, hư hỏng. Bê tông giữa các vết nứt xiên trong dầm, xà, tấm bị vỡ.

Cốt thép bị lộ rõ hết đường kính. Bị ăn mòn đến 15% tiết diện cốt thép. Cường độ bê tông giảm trên 30%. Các mối nối bị hư hỏng.

0,35


Bảng 4. Đánh giá tình trạng kỹ thuật của kết cấu thép theo dấu hiệu bên ngoài

Phân loại tình trạng kết cấu

Các dấu hiệu do lực tác động lên kết cấu

Các dấu hiệu do tác động của môi trường lên kết cấu

Mức độ hư hỏng
ck


Loại 1

Không

Không

0

Loại 2

Không

Một số chỗ lớp chống ăn mòn bị hỏng. Ở một vài đoạn có những vết ăn mòn làm hỏng đến 5% tiết diện. Một số vị trí bị cong vào do va chạm với các phương tiện vận tải và các hư hại khác làm giảm yếu tiết diện đến 5%.

0,05

Loại 3

Độ võng của cấu kiện chịu uốn vượt 1/250 khẩu độ

Gỉ thành mảng làm giảm diện tích tiết diện cấu kiện chịu lực đến 15%. Một số vị trí bị cong vào do va chạm với các phương tiện vận tải và các hư hại khác làm giảm yếu tiết diện đến 15%. Bản mã nút vì kèo bị cong.

0,15

Loại 4

Độ võng của cấu kiện chịu uốn lớn hơn 1/75 khẩu độ. Kết cấu mất ổn định cục bộ (bản bụng và cánh của dầm bị vênh, cột bị phình). Một số bu lông hoặc đinh tán bị đứt (liên kết bu lông). Ở các cấu kiện thứ yếu có các vết nứt.

Ăn mòn làm giảm tiết diện tính toán của cấu kiện chịu lực đến 25%. Các vết nứt ở các mối hàn hoặc ở trong vùng gần mối hàn. Các tác động cơ học làm giảm yếu tiết diện đến 25%. Chênh nghiêng của vì kèo so với trục thẳng đứng lớn hơn 15mm. Các nút liên kết bị lỏng do bu lông hoặc đinh tán bị xoay.

0,25

Loại 5

Độ võng của cấu kiện chịu uốn lớn hơn 1/50 khẩu độ. Dầm hoặc các cấu kiện chịu nén mất ổn định tổng thể. Các cấu kiện chịu kéo của vì kèo bị đứt. Có các vết nứt ở các cấu kiện chịu lực chính.

Ăn mòn làm giảm tiết diện tính toán của các cấu kiện chịu lực lớn hơn 25%. Các mối nối bị lỏng cùng sự dịch chuyển của gối tựa.

0,35


Bảng 5. Đánh giá tình trạng kỹ thuật của kết cấu gạch đá theo dấu hiệu bên ngoài

Phân loại tình trạng kết cấu

Các dấu hiệu do lực tác động lên kết cấu

Các dấu hiệu do tác động của môi trường lên kết cấu

Mức độ hư hỏng
ck


Loại 1

Vết nứt trong các viên gạch, không cắt qua mạch vữa.

Không.

0

Loại 2

Vết nứt nhỏ như sợi tóc, cắt qua không quá hai hàng gạch xây (chiều dài 15-18 cm).

Các mạch vữa bị phong hoá đến 1 cm.

0,05

Loại 3

Các vết nứt cắt không quá bốn hàng gạch xây.

Khối xây bị phong hoá và lớp ốp bị bong tách với chiều sâu đến 15% chiều dày khối xây.

0,15

Loại 4

Vết nứt đứng và vết nứt xiên kéo dài quá bốn hàng gạch xây trong tường chịu lực. Hình thành các vết nứt đứng giữa các các tường dọc và tường ngang, các liên kết và neo bằng thép giữa tường với cột và sàn bị đứt hoặc bị nhổ. Hư hỏng cục bộ khối xây với chiều sâu đến 2 cm dưới gối tựa của vì kèo, dầm và lanh tô dưới dạng vết nứt; vết nứt đứng theo mép gối cắt không quá ba hàng gạch xây.

Khối xây bị phong hoá và lớp ốp bị bong tách với chiều sâu đến 25% chiều dày khối xây. Trong phạm vi của tầng, tường và móng bị nghiêng và phình không quá 1/6 chiều dày của chúng. Dịch chuyển của tấm sàn ở gối tựa không lớn hơn 1/5 chiều dài đoạn gối nhưng không quá 2 cm.

0,25

Loại 5

Vết nứt đứng và xiên trong tường chịu lực và trụ kéo dài suốt chiều cao tường. Tường dọc và ngang bị tách ở góc tiếp giáp, các liên kết và neo bằng thép giữa tường với cột và sàn bị đứt hoặc bị nhổ. Hư hỏng khối xây dưới gối tựa của vì kèo, dầm và lanh tô dưới dạng vết nứt, vỡ gạch, hình thành các vết nứt đứng và xiên cắt trên ba hàng gạch, xây ở trụ tường.

Khối xây bị phong hoá sâu đến 40% chiều dày. Tường trong giới hạn một tầng bị nghiêng và phình đến hơn 1/3 chiều dày tường, tường trụ và móng bị dịch chuyển ngang theo đường tiếp giáp. Dịch chuyển của tấm sàn ở gối tựa lớn hơn 1/5 chiều sâu gối vào tường. Vữa bị mất hết cường độ (dùng tay bóp vỡ vữa dễ dàng).

0,35


Bảng 6. Đánh giá tình trạng kỹ thuật của kết cấu gỗ theo dấu hiệu bên ngoài

Phân loại tình trạng kết cấu

Các dấu hiệu do lực tác động lên kết cấu

Các dấu hiệu do tác động của môi trường lên kết cấu

Mức độ hư hỏng
ck


Loại 1

Không.

Vết nứt nhỏ như sợi tóc ở kết cấu do co ngót.

0

Loại 2

Một số bu lông, đai, đinh chữ U bị long.

Có các khe lớn giữa các tấm lát sàn và dầm đỡ sàn.

0,05

Loại 3

Có các vết nứt dọc trong kết cấu. Có thể nhìn thấy các mối nối và nút của kết cấu dịch chuyển và tách ra. Độ võng của dầm chính lớn hơn 1/150 khẩu độ. Độ võng của vì kèo, xà gồ, dầm phụ lớn hơn 1/120 khẩu độ

Có những dấu vết ẩm và chảy của nước trên kết cấu. Mủn mục trên quá giang và các đầu xà làm giảm đến 15% cường độ.

0,15

Loại 4

Có các vết nứt khá sâu ở các cấu kiện, vết nứt ở các đầu cấu kiện làm việc chịu trượt có bề rộng lớn hơn 25% chiều dày cấu kiện. Ở bề mặt các mộng ghép có lực ép lớn và khe hở đến 3mm. Các thớ gỗ bị nghiến dập dọc theo bu lông và chốt gỗ đến 1/2 đường kính. Mất ổn định cục bộ các cấu kiện kết cấu. Độ võng của các cấu kiện chịu uốn lớn hơn 1/75 khẩu độ.

Phần ngàm của dầm với tường ngoài bị mục. Quá giang, vì kèo, rui mè, gỗ lót bị mủn mục, cường độ giảm đến 25%

0,25

Loại 5

Độ võng của các cấu kiện chịu uốn lớn hơn 1/50 khẩu độ. Biến dạng phát triển nhanh. Nhiều vết nứt xuyên qua các tấm ốp ở các mối nối của vì kèo theo bu lông, vết nứt trong các cấu kiện chịu kéo ra đến mép biên. Một số kết cấu bị gãy và phá huỷ. Kết cấu bị mất ổn định (các thanh cánh của vì kèo, vòm, cột)

Hư hỏng kết cấu do mục mủn làm giảm độ bền hơn 25%

0,35


Ghi chú: Để xác định gần đúng cường độ bê tông, đá và vữa theo dấu hiệu bên ngoài có thể sử dụng các thiết bị tại hiện trường như súng bật nảy, búa có đầu nhọn, kích có đầu nhọn. Phương pháp xác định được trình bày trong Phụ lục 2.

2.1.5. Lập báo cáo khảo sát, đánh giá sơ bộ về an toàn nhà

Báo cáo khảo sát, đánh giá sơ bộ cần có nội dung ngắn gọn, có thể sử dụng mẫu trong Phụ lục 4. Trong đó tập trung vào các nội dung chính sau:

- Chủ đầu tư (chủ sở hữu);

- Địa điểm xây dựng;

- Năm xây dựng, năm đưa vào sử dụng;

- Mô tả chung về công trình (công năng, loại kết cấu, vật liệu sử dụng, hình dạng);

- Bản vẽ hiện trạng các khuyết tật, hư hỏng: vị trí, kích thước, hình ảnh,...;

- Kết quả đánh giá nhanh, xếp loại tình trạng kỹ thuật;

- Kiến nghị hướng sử dụng tiếp theo (sửa chữa nhỏ, sửa chữa lớn, di dời, khảo sát chi tiết,...).

2.2. Giai đoạn 2 - Quy trình khảo sát và đánh giá chi tiết

2.2.1. Trình tự chung

Sau khi có kết luận của công tác khảo sát, đánh giá sơ bộ (khảo sát, đánh giá nhanh), đối với các nhà và công trình có tình trạng kỹ thuật được đánh giá thuộc mức 2, mức 3 thì phải tiến hành khảo sát, đánh giá chi tiết. Trong giai đoạn này, cần sử dụng các kết quả đã có trong giai đoạn 1 (công tác chuẩn bị, công tác kiểm tra hiện trường,...), bổ sung các công tác khảo sát, đánh giá chi tiết khác. Nội dung chính của các bước khảo sát và đánh giá cho nhóm nhà và công trình này được tiến hành như sau:



Bước 1: Công tác chuẩn bị. Làm quen với đối tượng khảo sát; hồ sơ thiết kế và thi công; hồ sơ liên quan đến quá trình sử dụng và sửa chữa, bố trí lại mặt bằng, cải tạo và các kết quả khảo sát trước đó. Nội dung chi tiết xem Mục 2.2.2.

Bước 2: Lập đề cương và xác định khối lượng khảo sát. Tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế, tiến hành khảo sát chi tiết toàn phần hoặc một phần của nhà hoặc công trình. Nội dung chi tiết xem Mục 2.2.3.



Bước 3: Công tác đo đạc. Chính xác lại các thông số hình học thực tế của các kết cấu xây dựng và các cấu kiện của chúng, xác định sự phù hợp hoặc sai lệch của các thông số này với thiết kế.

Để đo đạc, cần sử dụng các thiết bị, dụng cụ đo. Các thông số cần chính xác lại gồm: nhịp và bước của các kết cấu, các thông số liên quan đến bố trí của các kết cấu trong mặt bằng; các kích thước tiết diện ngang, chiều cao của các kết cấu và các gian phòng; cao độ và khoảng cách của các nút liên kết, v.v...

Căn cứ vào các số liệu thực tế đã đo được, tiến hành lập mặt bằng bố trí kết cấu, các mặt cắt, tiết diện làm việc của các kết cấu chịu lực, các nút liên kết của kết cấu và của các cấu kiện khác. Nội dung chi tiết xem Mục 2.2.4.

Bước 4: Xác định đặc trưng vật liệu. Bằng các phương pháp phù hợp, xác định đặc trưng vật liệu: bê tông, gạch đá, vữa, cốt thép, thép. Nội dung chi tiết xem Mục 2.2.5.

Bước 5: Xác định tải trọng thực tế. Xác định các tải trọng thực tế tác động lên các cấu kiện: tĩnh tải, hoạt tải, tải trọng gió,... Nội dung chi tiết xem Mục 2.2.6.

Bước 6: Tính toán kiểm tra. Dựa trên các kết quả đo đạc, các đặc trưng vật liệu, tải trọng thực tế và các tài liệu có liên quan, sử dụng phương pháp phù hợp để tính toán kiểm tra mức độ an toàn về khả năng chịu lực của các cấu kiện. Nội dung chi tiết xem Mục 2.2.7.

Bước 7: Đánh giá tình trạng nhà. Dựa trên kết quả khảo sát và tính toán, sử dụng phương pháp đánh giá tổng hợp của TCVN 9381:2012 để xác định mức độ nguy hiểm của nhà. Nội dung chi tiết xem Mục 2.2.8.

Bước 8: Trình bày báo cáo kết quả khảo sát. Dựa trên các kết quả thu được ở các bước trên, tiến hành lập báo cáo về tình trạng kỹ thuật của kết cấu nhà hoặc công trình, trong đó đưa ra các thông tin thu được từ giai đoạn chuẩn bị và kết quả khảo sát, các đặc thù liên quan đến kết cấu, tính chất sử dụng, kết quả đánh giá nguy hiểm,... Nội dung chi tiết xem Mục 2.2.9.

Dưới đây trình bày nội dung chi tiết các bước thực hiện nêu trên.



2.2.2. Công tác chuẩn bị

Cũng giống như ở giai đoạn khảo sát và đánh giá sơ bộ, công tác chuẩn bị cho giai đoạn khảo sát chi tiết là phải tìm hiểu, thu thập và nắm được các thông tin (nếu có) về:

- Đối tượng được khảo sát, hồ sơ thiết kế và thi công;

- Hồ sơ về quá trình sử dụng và sửa chữa, sự bố trí lại mặt bằng, cải tạo;

- Các kết quả khảo sát trước đó, bao gồm cả kết quả khảo sát, đánh giá sơ bộ ở Giai đoạn 1.

Cần tìm hiểu nhằm xác định tên tổ chức thiết kế, năm phát hành; sơ đồ kết cấu của nhà, thông tin về kết cấu; sơ đồ lắp dựng các cấu kiện lắp ghép, thời gian chế tạo và thi công nhà; các kích thước hình học của nhà, của các cấu kiện nhà và kết cấu; các sơ đồ tính toán, tải trọng, các đặc trưng của vật liệu: bê tông, thép, gạch, đá,...

Cần thu thập các thông tin về điều kiện sử dụng cũng như các tác động trong quá trình sử dụng, môi trường xung quanh, các khuyết tật, hư hỏng xuất hiện trong quá trình sử dụng và các kết quả đã khảo sát, đánh giá ở giai đoạn 1.

2.2.3. Lập đề cương khảo sát và xác định khối lượng khảo sát chi tiết

Trên cơ sở các thông tin đã tìm hiểu và thu thập được trong giai đoạn chuẩn bị, tiến hành lập đề cương khảo sát chi tiết đối với từng đối tượng cụ thể, trong đó cần chỉ rõ:

- Mục đích và nhiệm vụ khảo sát;

- Khối lượng khảo sát: danh mục, vị trí và khối lượng các cấu kiện cần khảo sát;

- Phương pháp khảo sát: các phương pháp đo đạc, lấy mẫu, thí nghiệm;

- Danh mục thiết bị sử dụng để khảo sát;

- Danh mục các tính toán kiểm tra cần thiết;

- Danh mục nhân sự tham gia khảo sát;

- Các biện pháp đảm bảo an toàn khi tiến hành khảo sát;

- Tiến độ và dự toán dự kiến.

Khảo sát chi tiết có thể được hiện trên toàn bộ (toàn phần) hoặc một phần của kết cấu, nhà hoặc công trình tuỳ thuộc vào nhiệm vụ đề ra, mức độ đầy đủ của hồ sơ thiết kế, đặc điểm và mức độ khuyết tật, hư hỏng.

Khảo sát toàn phần được tiến hành khi:

- Không tìm được hồ sơ thiết kế;

- Phát hiện các khuyết tật, hư hỏng làm giảm khả năng chịu lực của các kết cấu;

- Trong các kết cấu cùng loại nhưng có đặc tính vật liệu khác biệt nhiều do tác động của môi trường hoặc do con người gây ra.

Khảo sát từng phần được tiến hành khi:

- Cần thiết phải khảo sát các kết cấu riêng biệt;

- Ở những vị trí có nguy cơ nguy hiểm mà không thể tiếp cận kết cấu để tiến hành khảo sát toàn phần.

- Trong quá trình khảo sát toàn phần, đối với các kết cấu, cấu kiện cùng loại có số lượng lớn hơn 20, phát hiện có từ 20 % trở lên số lượng kết cấu, cấu kiện nằm trong tình trạng không đảm bảo, còn số kết cấu, cấu kiện còn lại không có khuyết tật, hư hỏng, thì cho phép khảo sát một phần các kết cấu còn lại chưa được kiểm tra. Khối lượng các kết cấu được khảo sát một phần phải được xác định cụ thể (trong mọi trường hợp không ít hơn 10 % số lượng kết cấu, cấu kiện cùng loại còn lại, nhưng không ít hơn 3).

Mẫu đề cương có thể tham khảo trong Phụ lục 5.



2.2.4. Công tác đo đạc và kiểm tra hiện trường

Để thực hiện công tác đo đạc và kiểm tra hiện trường, có thể sử dụng các tiêu chuẩn liên quan theo các quy định hiện hành.

Mục đích của công tác đo đạc là xác định các thông số hình học thực tế của các kết cấu xây dựng và các cấu kiện của chúng, xác định sự phù hợp hoặc sai lệch của các kết cấu so với thiết kế (nếu có hồ sơ thiết kế). Nếu có hồ sơ thiết kế thì công tác đo đạc không cần thiết phải thực hiện trên toàn bộ kết cấu mà chỉ kiểm tra xác suất để chính xác lại các thông số. Trong trường hợp không có hồ sơ thiết kế thì công tác đo đạc phải được tiến hành trên toàn bộ kết cấu nhằm xác định chính xác tất cả các kích thước hình học của kết cấu. Tất cả kết quả đo đạc cần được ghi chép lại đầy đủ nhằm vẽ lại được các mặt bằng, mặt cắt của kết cấu.

Công tác kiểm tra hiện trường được tiến hành nhằm xác định lại các khuyết tật, hư hỏng, so sánh với kết quả đã thực hiện ở giai đoạn khảo sát, đánh giá sơ bộ, nhằm xác định được các khuyết tật, hư hỏng mới, hoặc sự phát triển lan rộng của các khuyết tật, hư hỏng. Các kết quả kiểm tra này cần được ghi chép bổ sung vào các kết quả khảo sát, đánh giá sơ bộ đã có.

Khi khảo sát các kết cấu, không phụ thuộc vào vật liệu và giải pháp kết cấu, cần đo đạc, kiểm tra:

- Trục định vị công trình, các kích thước theo phương ngang và phương đứng của công trình;

- Nhịp và bước của các kết cấu chịu lực;

- Các thông số hình học chính của các kết cấu chịu lực;

- Kích thước thực tế các tiết diện tính toán của kết cấu và cấu kiện;

- Hình dạng và kích thước nút liên kết các cấu kiện và phần gối tựa;

- Độ thẳng đứng và độ lệch trục của kết cấu gối tựa, mối nối, các vị trí thay đổi tiết diện;

- Độ võng, độ uốn cong, độ sai lệch so với trục thẳng đứng, độ nghiêng, độ phình, độ dịch chuyển và độ trượt của kết cấu.

- Vị trí, số lượng và loại cốt thép, các dấu hiệu ăn mòn cốt thép và các chi tiết đặt sẵn, cũng như tình trạng lớp bê tông bảo vệ (trong kết cấu bê tông cốt thép);

- Hình dạng và chiều rộng các vết nứt (trong kết cấu bê tông cốt thép; kết cấu gạch đá);

- Độ thẳng của các thanh chịu nén; tình trạng các bản nối, tình trạng các cấu kiện có tiết diện thay đổi đột ngột; tình trạng ăn mòn của các cấu kiện, liên kết; chiều dài thực tế, chiều cao và chất lượng các mối hàn; vị trí, số lượng và đường kính bu lông, đinh tán;... (trong kết cấu thép).

Các nội dung của công tác đo đạc và kiểm tra hiện trường có thể được điều chỉnh phù hợp với từng dạng kết cấu, điều kiện thực tế, đề cương khảo sát và các tiêu chuẩn áp dụng.



2.2.5. Lấy mẫu và xác định đặc trưng vật liệu

2.2.5.1. Xác định các đặc trưng vật liệu của kết cấu bê tông và bê tông cốt thép

Các đặc trưng vật liệu kết cấu bê tông và bê tông cốt thép cần được xác định thông qua thí nghiệm hiện trường hoặc trong phòng được quyết định tuỳ thuộc vào nhiệm vụ, đề cương, mục đích khảo sát, đánh giá và các điều kiện thực tế tại hiện trường. Công tác lấy mẫu, thí nghiệm có thể được thực hiện bằng các phương pháp khác nhau, theo các tiêu chuẩn liên quan phù hợp với quy định hiện hành.

Khi xác định cường độ của bê tông, có thể sử dụng các phương pháp phá huỷ (nếu thực hiện được) hoặc các phương pháp không phá huỷ, ví dụ:

- Phương pháp cơ học không phá huỷ theo TCVN 9334:2012;

- Phương pháp siêu âm theo TCVN 9357:2012;

- Phương pháp lấy mẫu thí nghiệm theo TCVN 4453-1995.

Vị trí thí nghiệm hoặc lấy mẫu để xác định cường độ cho nhóm các kết cấu cùng loại hoặc trong kết cấu riêng rẽ được xác định trong đề cương phụ thuộc vào kết quả khảo sát ở giai đoạn 1 và thường ở các vị trí như sau:

- Các vị trí dự đoán có cường độ bê tông thấp nhất;

- Các vùng và các cấu kiện có vai trò quyết định khả năng chịu lực của kết cấu hoặc cấu kiện;

-Các vị trí có khuyết tật, hư hỏng có thể làm suy giảm cường độ bê tông (bê tông bị rỗ, phân lớp; hư hỏng do ăn mòn; nứt bê tông do nhiệt độ; thay đổi màu sắc của bê tông,...).

Số lượng vị trí khi xác định cường độ bê tông được xác định trong đề cương khảo sát, đánh giá, trong mọi trường hợp, cần lấy không nhỏ hơn:

- 03 vị trí khi xác định cường độ một vùng hoặc cường độ trung bình của bê tông kết cấu;

- 06 vị trí khi xác định cường độ trung bình và hệ số biến động của bê tông kết cấu;

- 09 vị trí khi xác định cường độ bê tông trong nhóm các kết cấu cùng loại.

Số lượng các kết cấu cùng loại, trong đó cần đánh giá cường độ bê tông, được xác định theo đề cương khảo sát, đánh giá và lấy không nhỏ hơn 03.

Trong nhiều trường hợp, ngoài việc đánh giá cường độ bê tông, có thể có thêm yêu cầu xác định các đặc trưng khác của bê tông, như:

- Xác định khối lượng thể tích của bê tông, theo TCVN 3108:1993;

- Xác định độ hút nước của bê tông, theo TCVN 3113:1993;

- Xác định độ chống thấm nước, theo TCVN 3116:1993;

- Xác định nồng độ pH của bê tông, theo TCVN 9339:2012;

- Xác định thành phần và cấu trúc của bê tông, theo các phương pháp phân tích đặc biệt: hoá học, hoá-lý và bằng kính hiển vi.

Để kiểm tra và xác định các thông số liên quan đến cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép (vị trí, số lượng, đường kính, chiều dày lớp bê tông bảo vệ), có thể sử dụng các phương pháp phá huỷ (nếu thực hiện được) hoặc không phá huỷ phù hợp với các tiêu chuẩn liên quan theo quy định hiện hành, ví dụ:

- Sử dụng phương pháp điện từ theo TCVN 9356:2012;

- Sử dụng phương pháp đục tẩy kiểm tra bê tông làm lộ cốt thép để đo trực tiếp đường kính và số lượng các thanh thép, xác định loại cốt thép theo hình dạng và xác định tiết diện còn lại của các thanh thép bị ăn mòn.

Số lượng cấu kiện hoặc kết cấu cần xác định đường kính, số lượng và bố trí cốt thép, được xác định theo đề cương khảo sát, đánh giá và lấy không ít hơn 03.

Kích thước hư hỏng của cốt thép và các chi tiết đặt sẵn được xác định được bằng phương pháp phóng xạ hoặc đo trực tiếp sau khi làm lộ cốt thép. Các hư hỏng này cần được chụp ảnh để làm tư liệu đánh giá.

Khi cần thiết, trong trường hợp thực hiện được, để xác định cường độ thực tế của cốt thép, phải lấy mẫu thí nghiệm. Vị trí lấy mẫu phải không làm suy yếu kết cấu hoặc khi lấy mẫu phải có biện pháp chống đỡ phù hợp. Công tác lấy mẫu và thí nghiệm tuân thủ yêu cầu trong TCVN 197:2002 hoặc các tiêu chuẩn liên quan khác theo quy định hiện hành. Số lượng mẫu thanh thép cùng một loại đường kính và một loại hình dạng, lấy từ các kết cấu cùng loại, không được nhỏ hơn 03. Khi xác định cường độ cốt thép theo hình dạng thanh thép thì số lượng các đoạn kết cấu mà ở đó được xác định các thanh thép cùng loại hoặc cùng đường kính trong các kết cấu cùng loại, không được nhỏ hơn 05.

Trong trường hợp có hồ sơ thiết kế, nếu không tiến hành lấy mẫu thí nghiệm cốt thép thì cường độ của cốt thép được xác định theo các tiêu chuẩn sử dụng trong hồ sơ thiết kế, TCVN 5574:2012 hoặc các tiêu chuẩn liên quan khác. Khi đó, điều kiện để không tiến hành lấy mẫu là: cốt thép trong kết cấu được khảo sát phải đúng với các số liệu quy định trong thiết kế về chủng loại, đường kính cốt thép, số lượng và sự bố trí của chúng.

Khi thiếu các số liệu thiết kế và không thể lấy mẫu và thử nghiệm mẫu thì cường độ tiêu chuẩn và tính toán của cốt thép được phép lấy phụ thuộc vào hình dạng cốt thép và phù hợp với Mục 9.2.12 của TCVN 5574:2012.

Khi tiến hành tính toán kiểm tra dựa theo các số liệu thí nghiệm mẫu cốt thép lấy từ các kết cấu được khảo sát thì cường độ tiêu chuẩn và cường độ tính toán của cốt thép lấy theo Mục 9.2.10 của TCVN 5574:2012.

Nếu mác cốt thép được xác định trên cơ sở phân tích hoá và phổ thì cường độ tiêu chuẩn và cường độ tính toán của cốt thép được lấy phù hợp với các tiêu chuẩn có hiệu lực tại thời điểm xây dựng hoặc chế tạo kết cấu.

Việc xác định loại và kiểm tra chất lượng các liên kết hàn của cốt thép được tiến hành sau khi làm lộ cốt thép bằng quan sát trực quan và đo đạc các kích thước hình học bằng phương pháp siêu âm theo TCVN 1548:1987.



Каталог: exporters -> van-ban-phap-luat-moi-ban-hanh
van-ban-phap-luat-moi-ban-hanh -> BỘ TÀi chíNH
van-ban-phap-luat-moi-ban-hanh -> BỘ y tế BỘ TÀi chíNH
van-ban-phap-luat-moi-ban-hanh -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜNG
van-ban-phap-luat-moi-ban-hanh -> Số: 21/2012/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
van-ban-phap-luat-moi-ban-hanh -> BỘ TÀi chính số: 1239/QĐ-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
van-ban-phap-luat-moi-ban-hanh -> Số: 1317/ubnd-cnn
van-ban-phap-luat-moi-ban-hanh -> Số: 42/2010/tt-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
van-ban-phap-luat-moi-ban-hanh -> Số: 2173/QĐ-nhnn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
van-ban-phap-luat-moi-ban-hanh -> BỘ TÀi chính số: 192/2014/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
van-ban-phap-luat-moi-ban-hanh -> V/v vướng mắc của Tổng cục Hải quan về chứng từ thanh toán qua ngân hàng

tải về 389.86 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương