BỘ XÂy dựng số: 02/2010/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 0.74 Mb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.74 Mb.
#434
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

5.2. Độ tin cậy cung cấp điện

1) Hộ loại 1

- Các hộ dùng điện nếu mất điện sẽ gây ra sự cố chết người, hư hỏng nặng thiết bị

máy móc, có ảnh hưởng lớn đến chính trị, kinh tế v à an ninh quốc gia, gồm các công

trình quan trọng như trụ sở Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, phòng cấp cứu,

phòng mổ, phát thanh, truyền hình, thông tin liên lạc...

- Phải đảm bảo liên tục cung cấp điện và được cung cấp từ hai nguồn điện độc lập

trở lên.


2) Hộ loại 2

- Các hộ dùng điện nếu mất điện sẽ gây hư hỏng thiết bị máy móc, ngừng sản xuất,

gây ra tổn thất lớn về kinh tế hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của nhiều

người (các công trình công cộng của đô thị, khu nhà ở trên 5 tầng, nhà máy nước, công

trình làm sạch chất thải và các hộ tiêu thụ điện công nghiệp tiêu thụ điện tập trung có

công suất từ 4.000kW trở lên).

- Đảm bảo liên tục cung cấp điện (mức độ ưu tiên thấp hơn hộ loại 1). Được cung

cấp từ hai nguồn điện độc lập trở l ên.

3) Hộ loại 3

- Các hộ dùng điện còn lại ngoài hai loại hộ dùng điện nêu trên, cho phép ngừng

cung cấp điện để bảo dưỡng, sửa chữa, khắc phục sự cố trong khoảng thời gian không

quá 12 giờ.

- Được cung cấp từ một nguồn điện, không yêu cầu có nguồn điện dự phòng.

61

5.3. Hệ thống điện đô thị

1) Trạm biến áp

- Trạm biến áp trung gian: đối với đô thị đặc biệt và loại loại I, II các trạm biến áp

trung gian 220-110kV/22kV (hoặc 6kV, 10kV, 15kV và 35kV) phải bố trí sâu trong đô

thị để đảm bảo chất lượng điện và giảm tổn thất điện năng. Trạm biến áp trung gian

được xây dựng mới thì ưu tiên sử dụng điện áp 22kV phía hạ áp.

- Trạm biến áp phân phối phải đặt gần phụ tải.

2) Mạng hạ áp

Mạng hạ áp là mạng cung cấp điện cho các phụ tải điện sinh hoạt, phụ tải điện của

công trình công cộng, phụ tải điện sản xuất (nếu có), phụ tải điện khu cây xanh – công

viên, phụ tải điện chiếu sáng công cộng. Mạng hạ áp chiếu sáng đô thị dùng cấp điện

áp hạ áp 380/220V.

3) Xây dựng hệ thống điện đô thị phải đảm bảo yêu cầu kinh tế-kỹ thuật và điều kiện

tiêu chuẩn hoá trong xây dựng và quản l., vận hành lưới điện.

5.4. Cấp điện áp của hệ thống điện đô thị

1) Các cấp điện áp

Cấp điện áp của hệ thống điện đô thị phải ph ù hợp với cấp điện áp tiêu chuẩn do nhà

nước quy định. Hệ thống điện đô thị có ba cấp điện áp sau đây:

- Cao áp : 110kV, 220kV.

- Trung áp : 6kV, 10kV, 15kV, 22kV và 35kV.

- Hạ áp : 380/220V.

2) Sử dụng cấp điện áp

- Hệ thống cung cấp điện cho đô thị đặc biệt và loại I gồm 3 cấp điện áp: cao áp,

trung áp và hạ áp; quy hoạch lưới điện từ 110kV trở lên cho toàn đô thị, quy hoạch

mạng lưới điện từ 22kV trở lên cho từng quận/huyện.

- Hệ thống cung cấp điện của đô thị loại II trở xuống phải d ùng trung áp và hạ áp,

quy hoạch lưới điện chung của đô thị từ 22kV trở lên cho toàn đô thị.

5.5. Phụ tải điện

1) Phụ tải điện đô thị được tính toán ứng với giai đoạn hiện tại v à giai đoạn phát triển

trong tương lai (sau 10 năm).

2) Phụ tải điện sinh hoạt cho dân cư được xác định theo các số liệu trong bảng 5.1;

phụ tải điện cho các công trình công cộng được xác định theo bảng 5.2.

3) Chỉ tiêu điện công nghiệp (sản xuất công nghiệp, kho t àng): đối với các khu/cụm

công nghiệp đã có, nhu cầu cấp điện được dự báo theo yêu cầu thực tế đang sử dụng

hoặc dự kiến mở rộng. Đối với c ác khu/cụm công nghiệp dự kiến xây dựng mới, ch ưa

biết quy mô, công suất của từng nh à máy xí nghiệp, chỉ biết quy mô đất xây dựng, các

chỉ tiêu quy định tại bảng 5.3.

62

Bảng 5.1. Chỉ tiêu cung cấp điện sinh hoạt

Giai đoạn hiện tại

Giai đoạn phát triển

(sau 10 năm)

Chỉ tiêu cấp điện Đô

thị

đặc

biệt

Đô

thị

loại

I

Đô thị

loại

II,

III

Đô thị

loại

IV, V

Đô thị

đặc

biệt

Đô thị

loại I

Đô thị

loại

II, III

Đô thị

loại

IV, V

Điện năng,

kWh/người.năm 1400 1100 750 450 2400 2100 1500 1000

Số giờ sử dụng công

suất lớn nhất, h/năm 2800 2500 2500 2000 3000 3000 3000 3000

Phụ tải điện,

kW/1000 người 500 450 300 200 800 700 500 330

Bảng 5.2. Chỉ tiêu cấp điện công trình công cộng

Loại đô thị Đô thị loại

đặc biệt

Đô thị

loại I

Đô thị loại

II-III

Đô thị loại

IV-V

Điện công trình công cộng dịch

vụ, thương mại, chiếu sáng công

cộng (tính bằng % phụ tải điện

sinh hoạt)

50 40 35 30



Bảng 5.3. Chỉ tiêu cấp điện cho sản xuất công nghiệp, kho t àng

TT Loại công nghiệp Chỉ tiêu (kW/Ha)

1 Công nghiệp nặng (luyện gang, luyện thép, sản xuất ô tô, sản

xuất máy cái, công nghiệp hoá dầu, hoá chất, phân bón), sản

xuất xi măng

350

2 Công nghiệp vật liệu xây dựng khác, cơ khí 250



3 Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, điện tử, vi tính,

dệt


200

4 Công nghiệp giầy da, may mặc 160

5 Cụm công nghiệp nhỏ, tiểu công nghiệp 140

6 Các cơ sở sản xuất thủ công nghiệp 120

7 Kho tàng 50

5.6. Nhà máy nhiệt điện riêng của đô thị

1) Nhà máy nhiệt điện riêng của đô thị phải được bố trí theo qui hoạch xây dựng đô

thị, gần các phụ tải lớn, gần đường sắt, thuỷ, bộ và phải ở cuối hướng gió chủ đạo để

tránh gây ô nhiễm không khí đô thị.

2) Hoạt động của nhà máy nhiệt điện riêng của đô thị phải đạt yêu cầu môi trường về

khí thải.

63

3) Nhà máy nhiệt điện riêng của đô thị phải có khả năng nối với hệ thống điện quốc



gia khi hệ thống điện quốc gia đi qua đô thị trong t ương lai.

4) Nhà máy điện dự phòng cũng phải có khả năng nối với hệ thống điện quốc gia.



5.7. Nguồn điện của các hệ thống cung cấp điện đô thị

1) Nguồn điện cung cấp cho hộ loại 1 bao gồm nguồn điện được cung cấp từ hệ

thống điện quốc gia và nguồn điện độc lập dự phòng khác. Các nguồn điện sau đây

được coi là nguồn điện độc lập:

- Nguồn điện lấy từ các trạm biến áp khu vực khác;

- Nguồn điện lấy từ trạm biến áp khu vực v à nhà máy điện dự phòng;

- Nguồn điện lấy từ mạng điện đô thị v à trạm điện diezel dùng riêng cho hộ loại 1;

- Nguồn điện lấy từ mạng điện đô thị v à trạm điện lấy từ ắc quy đặt riêng cho hộ

loại 1.

2) Nguồn điện cung cấp cho hộ loại 2 bao gồm nguồn điện được cung cấp chủ yếu từ



hệ thống điện quốc gia hoặc từ nh à máy điện địa phương khi không có hệ thống điện

quốc gia đi qua và các nguồn điện dự phòng độc lập khác. Các nguồn điện sau đây

được coi là nguồn điện độc lập:

- Hai nguồn điện lấy từ hai phân đoạn thanh cái phía hạ áp của trạm biến áp khu

vực;

- Hai nguồn điện lấy từ hai phía của mạch v òng cung cấp điện đô thị trong trường



hợp mạch vòng này bình thường vận hành ở chế độ mạch hở.

3) Nguồn điện cung cấp cho hộ loại 3 bao gồm nguồn điện được cung cấp từ hệ thống

điện quốc gia hoặc từ nhà máy điện địa phương khi không có hệ thống điện quốc gia đi

qua.


5.8. Trạm biến áp và trạm phân phối của hệ thống cung cấp điện đô thị

1) Trạm biến áp

- Trạm biến áp khu vực làm nhiệm vụ biến đổi điện cao áp 110 -220 kV thành điện

áp trung áp 22kV (hoặc 6kV, 10kV, 15kV và 35kV). Trạm biến áp khu vực là trạm

biến áp ngoài trời.

- Các trạm khu vực 220kV phải đặt ở khu vực ngoại thị. Trường hợp bắt buộc phải

đưa sâu vào nội thị, không đặt tại các trung tâm đô thị v à phải có đủ diện tích đặt trạm,

có đủ các hành lang để đưa các tuyến điện cao và trung áp nối với trạm. Nếu đặt trạm

gần các trung tâm đô thị của các th ành phố lớn loại I hoặc loại đặc bi ệt, phải dùng trạm

kín.


- Các trạm khu vực 110kV đặt trong khu vực nội thị các đô thị từ loại II đến loại đặc

biệt phải dùng trạm kín.

- Trạm biến áp phân phối làm nhiệm vụ biến đổi điện áp trung áp 6kV, 10kV, 15kV,

22kV và 35kV thành điện áp 380/220V. Trạm biến áp phân phối gồm trạm biến áp

ngoài trời và trạm biến áp trong nhà.

- Xây dựng trạm biến áp phân phối phải thực hiện những qui định sau:

+ Máy biến áp phân phối có cấp điện áp phía cao áp ph ù hợp với điện áp của

máy biến áp trung gian gần nhất, ưu tiên cấp điện áp 22kV.

64

+ Phải ngầm hoá đường dây cao áp và hạ áp.



+ Đặt thiết bị bù công suất phản kháng.

2) Trạm phân phối (trạm cắt) dùng để nhận và phân phối điện năng ở cùng một cấp

điện áp và được đặt ở nơi có mật độ phụ tải lớn.

5.9. Phụ kiện đường dây

1) Dây dẫn

- Dây dẫn điện đường dây thuộc mạng cao áp được lựa chọn phù hợp với yêu cầu

của lưới điện khu vực và quốc gia.

- Dây dẫn điện đường dây thuộc mạng trung áp phải đ ược lựa chọn theo các điều

kiện sau đây:

+ Trung tâm đô thị phải sử dụng cáp ngầm, đồng thời đảm bảo điều ki ện tiêu

chuẩn trong xây dựng và quản l. vận hành lưới điện.

+ Ven đô và ngoại thành, cho phép sử dụng đường dây trên không sau khi xem

xét điều kiện phát triển đô thị 10 năm sau.

- Dây dẫn điện đường dây thuộc mạng hạ áp được lựa chọn bằng cáp ngầm hoặc

đường dây trên không bằng dây dẫn có bọc cách điện.

- Tại các vị trí giao nhau giữa đường dây dẫn điện cao áp tr ên không, đường cáp điện

ngầm với đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa, phải đặt v à quản l. biển báo vượt

qua đối với các phương tiện vận tải theo quy định.

- Các cáp điện ngầm đi trong đất, nằm trong công tr ình khác hoặc đi chung với

đường dây thông tin, phải đảm bảo khoảng cách an to àn theo quy định tại quy phạm

trang thiết bị điện và các quy định khác của pháp luật liên quan.

2) Cột, móng cột, néo cột, xà, sứ, hộp công tơ, hộp phân phối của đường dây trên

không


- Kích thước cột điện và móng của chúng phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, phù hợp

với điều kiện địa chất và điều kiện tự nhiên của khu vực ; phải đảm bảo khoảng cách

cột và nhất là các cột góc, cột rẽ nhánh;

- Néo cột, xà, sứ, hộp công tơ, hộp phân phối phải đảm bảo đúng các ti êu chuẩn kỹ

thuật, mỹ thuật.

3) Rãnh cáp, đầu nối của đường cáp ngầm

- Rãnh cáp phải đảm bảo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Đặc biệt chú . đường cáp cắt

nhau, đường cáp qua đường giao thông và đường cáp gần các công trình ngầm khác.

- Đầu nối cáp phải đảm bảo đúng các ti êu chuẩn kỹ thuật.

- Đoạn đường dây cao áp vượt qua nhà ở, công trình có người thường xuyên sinh

sống, làm việc phải sử dụng cột đỡ dây điện l à cột thép hoặc cột bê tông, dây điện

không có mối nối trong khoảng cột, trừ dây có tiết diện từ 240mm 2 trở lên thì cho phép

không quá một điểm nối cho một pha.

5.10. Đo đếm điện năng

1) Trong các trạm biến áp, trên các các đường dây cung cấp điện cho các hộ d ùng

điện phải đặt thiết bị đo đếm điện năng tác dụng và phản kháng.

65

2) Thiết bị đo đếm điện phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và được cơ quan quản



lý nhà nước về đo lường kiểm chuẩn và niêm phong.

3) Công tơ phải được lắp đặt trong khu vực quản l. của b ên mua điện, trừ trường hợp

thoả thuận khác.

5.11. Bảo vệ và tự động hoá trong hệ thống điện đô thị

1) Các thiết bị bảo vệ và tự động hoá trong hệ thống điện đô thị phải phát hiện v à loại

trừ nhanh chóng phần tử bị sự cố ra khỏi hệ thống v à đảm bảo toàn bộ hệ thống điện

làm việc an toàn.

2) Thiết bị bảo vệ phải thoả mãn các yêu cầu sau đây:

- Tin cậy: tính năng đảm bảo cho thiết bị bảo vệ l àm việc đúng, chắc chắn.

- Chọn lọc: khả năng bảo vệ có thể phát hiện v à loại trừ đúng phần tử bị sự cố ra

khỏi hệ thống.

- Tác động nhanh: thiết bị bảo vệ phải phát hiện v à cách ly phần tử bị sự cố càng

nhanh càng tốt. Bảo vệ chính cho phép thời gian không quá 1,5 giây; bảo vệ dự ph òng

không quá 2 giây.

- Độ nhạy: bảo vệ chính phải có hệ số độ nhậy đến 2, bảo vệ dự ph òng đến 1,2.

3) Cho phép dùng cầu chì hoặc áptômat để bảo vệ lưới điện hạ áp và thiết bị điện.

Cầu chì và máy cắt cao áp được dùng để bảo vệ ngắn mạch, quá tải cho đ ường dây

hoặc máy biến áp công suất không lớn với mạng điện có điện áp đến 110kV. Phải đặt

thiết bị rơle để bảo vệ các phần tử quan trọng nh ư máy biến áp công suất lớn, các hệ

thống thanh góp, mạng điện cao áp, mạng điện trung áp công suất lớn cũng nh ư các

mạng cấp điện cho phụ tải hộ loại 1 v à hộ loại 2.

4) Nâng cao độ tin cậy cung cấp điện của hệ thống điện đô thị cần phải:

- Đặt sơ đồ mạch vòng hoặc có nguồn dự phòng;

- Đặt thiết bị tự động đóng lặp lại khi nguồn điện l àm việc bị mất điện thoáng qua và

thiết bi tự động đóng nguồn dự ph òng khi mất nguồn điện làm việc.



5.12. Nối đất và “nối không” trong hệ thống điện đô thị

1) Nối đất trong mỗi công trình điện đô thị phải đảm bảo 3 chức năng sau:

- Nối đất công tác;

- Nối đất bảo vệ;

- Nối đất chống sét.

2) Các thiết bị điện nối vào mạng trung áp có trung tính nối đất trực tiếp phải đ ược

nối đất bảo vệ. Điện trở nối đất phải đạt trị số theo quy định về an to àn điện.

3) Trung tính phía hạ áp các máy biến áp phân phối trong hệ thống điện đô thị phải

nối đất trực tiếp. Điện trở nối đất phải đạt trị số theo quy định về an to àn điện. Nối đất

lặp lại cho dây trung tính l à bắt buộc, không quá 250m phải bố trí một bộ nối đất lặp

lại cho dây trung tính.

4) Vỏ các thiết bị điện nối vào mạng hạ áp phải được nối đất hoặc nối ”không" (tức là

nối vào đường dây trung tính của mạng) an to àn, phù hợp với lựa chọn thiết bị bảo vệ :

- Nối đất tương ứng với thiết bị bảo vệ chống d òng điện rò;

66

- Nối không tương ứng với thiết bị bảo vệ từ-nhiệt. Trường hợp đường dây cung cấp



kéo dài cần phối hợp thêm thiết bị bảo vệ chống dòng điện rò.

5.13. Bảo vệ chống sét

1) Trạm biến áp trung gian và thiết bị phân phối ngoài trời của mạng 220-

110kV/22kV (hoặc 6kV, 10kV, 15kV và 35kV) phải được bảo vệ chống sét.

2) Các thiết bị và hệ thống chống sét, nối đất của l ưới điện truyền tải và phân phối

phải được lắp đặt theo đúng quy phạm, ti êu chuẩn an toàn kỹ thuật điện.

3) Tất cả các kết cấu kim loại và vỏ dẫn điện các thiết bị trong công tr ình phải được

nối với một bộ phận nối đất chống sét hay nối với bộ phận nối đất bảo vệ thiết bị điện.

4) Để chống cảm ứng điện từ, phải nối tiếp điện (với điện trở tiếp xúc không lớn h ơn

0,03Ω) tất cả các đường ống kim loại, các kết cấu kim loại d ài, đai và vỏ kim loại của

cáp tại những chỗ chúng đi gần nhau.

5) Đường dây dẫn điện vào công trình có điện áp dưới 1.000V nhất thiết phải dùng

cáp bọc cách điện, đồng thời áp dụng th êm các biện pháp sau:

- Tại hộp đầu cáp trạm biến áp phải đặt chống sét hạ áp;

- Đai và vỏ kim loại của cáp ở đầu vào công trình xây dựng phải được nối với bộ

phận nối đất của các bộ chống sét hạ áp.

5.14. Khoảng cách an toàn từ trạm biến áp đến công tr ình xây dựng khác

Khoảng cách từ trạm biến áp khu vực 110 -220kV của hệ thống điện đô thị tới các công

trình xây dựng khác phải đảm bảo:

- Cường độ điện trường nhỏ hơn 5kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất

một mét và nhỏ hơn 1kV/m tại điểm bất kỳ bên trong nhà cách mặt đất một mét.

- Khoảng cách an toàn tối thiểu về cách điện trạm biến áp tới các công tr ình xây

dựng khác được quy định tại bảng 5.4.

Bảng 5.4. Hành lang an toàn của trạm biến áp

Điện áp, kV đến 35 66 đến 110 220

Khoảng cách, m 3,0 4,0 6,0



5.15. Hành lang an toàn bảo vệ lưới điện cao áp

1) Hành lang an toàn lưới điện cao áp là khoảng không gian giới hạn dọc theo đường

dây tải điện hoặc bao quanh trạm điện, phải bảo đảm theo quy định của Luật Điện lực

cho từng cấp điện áp.

2) Lưới điện cao áp 110kV và 220kV đi trong nội thị của các đô thị từ loại II đến loại

đặc biệt phải đi ngầm.

Phải ngầm hóa hệ thống lưới 22kV khi thiết kế mới hệ thống cung cấp điện cho các

khu đô thị mới.



5.16. An toàn hệ thống điện đô thị

1) Bảo đảm an toàn trong lắp đặt và đấu nối

67

- Phải đặt lưới bảo vệ, vách ngăn và treo biển báo an toàn, phải đảm bảo khoảng



cách an toàn từ lưới bảo vệ, vách ngăn không nhỏ hơn khoảng cách quy định tuỳ theo

đặc tính kỹ thuật và yêu cầu bảo vệ của từng loại thiết bị.

- Tại các khu vực có chất dễ cháy nổ, hệ thống điện phải đ ược thiết kế, lắp đặt theo

quy định về an toàn phòng chống cháy nổ, chỉ được sử dụng các thiết bị phòng chống

cháy nổ chuyên dùng.

2) Bảo đảm an toàn trong sử dụng điện

- Trạm điện, trang thiết bị điện cao áp v à đường dây cao áp nội bộ phải được lắp đặt

và quản l. vận hành theo quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện.

- Các thiết bị, hệ thống thiết bị sử dụng điện, hệ thống chống sét, nối đất phải đ ược

kiểm tra nghiệm thu, kiểm tra định kỳ v à kiểm tra bất thường theo quy phạm, tiêu

chuẩn an toàn điện. Sơ đồ của các hệ thống này phải đúng với thực tế và phải được lưu

giữ cùng với các biên bản kiểm tra trong suốt quá trình hoạt động.

- Lưới điện hạ áp chỉ được xây dựng sau khi thiết kế đ ã được duyệt.

- Các nhánh đường dây dẫn điện vào nhà ở, công trình phải đảm bảo các điều kiện

về an toàn điện, không cản trở hoạt động của các ph ương tiện giao thông, cứu thương,

chữa cháy.



5.17. An toàn phòng cháy chữa cháy

- Bố trí, xây dựng các trạm biến áp, các tuyến dây v à cáp điện phải tuân thủ các quy

định pháp luật về PCCC; không để cháy lan sang các công tr ình xung quanh, đồng thời

không được gây nguy hiểm hay cản trở các hoạt động chữa cháy, cứu nạn khi hoả

hoạn xẩy ra.

- Hệ thống điện phải có phương án ngắt điện khẩn cấp tại chỗ và từ xa cho từng khu

vực hay hộ tiêu thụ điện khi cần thiết để đảm bảo an to àn cho hoạt động chữa cháy,

cứu nạn, nhưng vẫn phải đảm bảo cấp điện liên tục cho hệ thống chiếu sáng an ninh

ngoài nhà, cho các thiết bị chữa cháy, thoát nạn và cứu nạn bên trong nhà khi xẩy ra

hoả hoạn.

68

Chương 6

HỆ THỐNG CÁC CÔNG TRÌNH CẤP XĂNG DẦU

VÀ KHÍ ĐỐT ĐÔ THỊ

6.1. Quy định chung

Hệ thống các công trình cấp xăng dầu và khí đốt đô thị phải được xây dựng phù hợp

với qui hoạch xây dựng đô thị, phải đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy, chống sét

và vệ sinh môi trường.



6.2. Hệ thống các trạm xăng dầu đô thị

6.2.1. Phân cấp các trạm xăng dầu

1) Căn cứ vào dung tích chứa xăng dầu, trạm xăng dầu được phân cấp theo qui định

tại bảng 6.1:

Bảng 6.1. Phân cấp trạm xăng dầu

Cấp trạm xăng dầu Tổng dung tích, m3

1 > 61 - 150

2 16 - 61

3 <16


2) Xây dựng các trạm xăng dầu trong đô thị có dung tích lớn hơn 150m3 phải được

thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền.



6.2.2. Vị trí xây dựng trạm xăng dầu

1) Khoảng cách an toàn từ tường rào trạm xăng dầu đến chân các công trình công

cộng tụ họp đông người (trường học, công trình thể thao, nhà hát, chợ và các công

trình công cộng tương tự), di tích lịch sử - văn hóa tối thiểu là 100m, đến chân các

công trình công cộng khác tối thiểu là 50m;

2) Khoảng cách giữa các trạm xăng dầu liền kề nhau tối thiểu là 300m.

3) Trạm xăng dầu có kèm theo các dịch vụ khác như căng tin, rửa xe, vệ sinh công

cộng thì các công tr.nh dịch vụ này phải cách khu vục bể chứa và cột bơm xăng dầu ít

nhất là 10 m.

4) Diện tích đất tối thiểu của các trạm xăng dầu được quy định tại bảng 6.2.



Bảng 6.2. Diện tích đất tối thiểu của một trạm xăng dầu

Cấp của trạm xăng dầu Diện tích đất, (m2)

1

2



3

3.000 (1.000)

2.000 (500)

1.000 (300)



Chú thích: Trị số ghi trong dấu ngoặc ( ) dùng cho nội đô. Diện tích chiếm đất nêu trong bảng trên

không kể đến diện tích đất xây dựng khu sinh hoạt cho công nhân vận hành của trạm và đường cho xe

ra vào trạm.

69

5) Đối với các công tr.nh nhà ở và các công tr.nh xây dựng khác tương tự xung quanh



trạm xăng dầu (không kể nơi sản xuất có phát lửa hoặc tia lửa và công tr.nh công

cộng) có bậc chịu lửa bậc I, II, nếu mặt tường về phía trạm xăng dầu là tường ngăn

cháy (chiều cao của tường ngăn cháy tối thiểu là 2,2 m) th. khoảng cách an toàn từ

công trình đó đến tường rào trạm xăng dầu không qui định.

6) Chiều rộng đường trong trạm xăng dầu phải đảm bảo thuận tiện cho hoạt động xuất

nhập hàng.



6.2.3. Nhà của trạm xăng dầu

1) Kết cấu xây dựng nhà của trạm xăng dầu phải có bậc chịu lửa tối thiểu là bậc II;

2) Nếu trạm xăng dầu có gian bán khí hóa lỏng thì khoảng cách phòng cháy chữa

cháy của trạm phải đáp ứng cả quy định ph òng cháy chữa cháy đối với trạm khí đốt.



6.2.4. Bể chứa xăng dầu

1) Bể chứa xăng dầu không được đặt trong hoặc dưới các gian nhà bán hàng của trạm;

2) Bể chứa xăng dầu đặt ngầm phải có biện pháp chống đẩy nổi, khi bị ngập lụt;

3) Bể chứa xăng dầu đặt ngầm dưới mặt đường xe chạy phải áp dụng các biện pháp

bảo vệ kết cấu bể.

4) Bể chứa xăng dầu đặt ngầm phải được bọc chống gỉ, bể đặt nổi phải được sơn bảo

vệ.

5) Bể chứa xăng dầu đặt nổi trên mặt đất phải có đê ngăn cháy phù hợp với các yêu



cầu sau:

- Đê phải được xây dựng bằng vật liệu không cháy;

- Độ cao đê tối thiểu là 0,5m;

- Khoảng cách từ mép bể hình trụ nằm ngang đến chân đê phía trong không được

nhỏ hơn 0,5 lần đường kính bể, nhưng không nhỏ hơn 1,2m;

- Dung tích có ích của đê không được nhỏ hơn dung tích bể chứa lớn nhất. Mức

xăng tràn ra trong đê khi có sự cố phải thấp hơn mặt đê 0,1m;

- Khi một bể chứa cấp xăng dầu cho nhiều cột bơm thì mỗi cột bơm phải có đường

ống hút riêng biệt.

- Bể chứa xăng dầu phải được lắp van thở và thiết bị ngăn lửa.



6.2.5. Đường ống công nghệ

1) Đường ống dẫn sản phẩm xăng dầu trong trạm xăng dầu phải được chế tạo từ vật

liệu chịu xăng dầu và không cháy.

2) Liên kết giữa các ống dẫn đặt nổi trên mặt đất bằng phương pháp hàn, bằng ren

hoặc bằng mặt bích. Liên kết giữa các ống đặt ngầm chỉ bằng phương pháp hàn.

3) Trường hợp đường ống công nghệ trong trạm xăng dầu đặt ngầm trong đất hoặc đặt

trong mương, hào thì xung quanh ống phải chèn chặt bằng cát. Chiều dày lớp chèn tối

thiểu bằng 15cm.

4) Đường ống công nghệ đi song song với nhau phải đặt cách nhau ít nhất bằng 1 lần

đường kính ống. Đối với đường ống liên kết bằng mặt bích đặt song song, khoảng cách

giữa các ống ít nhất bằng đường kính mặt bích cộng thêm 3cm.

70

5) Đường ống công nghệ phải được bảo vệ chống ăn m.n .



6) Đường ống công nghệ tại các khu vực ô tô qua lại, phải được đặt trong ống lồng

đặt ngầm hoặc trong mương, hào chèn cát có nắp. Hai đầu ống lồng phải được chèn

kín bằng vật liệu không cháy. Độ sâu chôn ống phải đảm bảo không ảnh hưởng tới độ

bền của toàn bộ hệ thống đường ống. Đường ống công nghệ qua đê phải được đặt

trong ống lồng và chèn bằng vật liệu không cháy.

6.2.6. Hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường

1) Trạm xăng dầu phải được cung cấp đủ nước sinh hoạt và nước chữa cháy.

2) Nước thải của trạm xăng dầu trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung của đô

thị hoặc khu dân cư phải được làm sạch phù hợp với yêu cầu của nơi tiếp nhận.

3) Chỉ được phép nối hệ thống thoát nước sinh hoạt và nước mưa vào sau công trình

làm sạch nước thải nhiễm bẩn xăng dầu.

4) Hệ thống rãnh thoát nước mưa trong khu bể chứa xăng dầu nổi được phép làm kiểu

hở. Vật liệu của hệ thống thoát nước là vật liệu không cháy.



Каталог: files -> VBPQ
VBPQ -> THÔng tư CỦa bộ TÀi nguyên và MÔi trưỜng số 07/2007/tt-btnmt ngàY 03 tháng 7 NĂM 2007 HƯỚng dẫn phân loại và quyếT ĐỊnh danh mục cơ SỞ GÂY Ô nhiễm môi trưỜng cần phải xử LÝ
VBPQ -> LI£n tþch bé lao §éng th¦¥ng binh vµ X· Héi bé y tõ Tæng li£N §OµN lao §éng viöt nam
VBPQ -> Về việc điều chỉnh giá gói thầu xây lắp số 15 thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình: Bệnh viện Lao và Phổi Quảng Ninh tại Quyết định số 1060/QĐ-ubnd ngày 18/4/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh
VBPQ -> Quảng Ninh, ngày 08 tháng 4 năm 2011
VBPQ -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh
VBPQ -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng ninh
VBPQ -> Hạ Long, ngày 06 tháng 5 năm 2010
VBPQ -> Hạ Long, ngày 06 tháng 5 năm 2010
VBPQ -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng ninh
VBPQ -> Về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương