BỘ XÂy dựng số: 02/2010/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 0.74 Mb.
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.74 Mb.
#434
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

2.8. Mạng lưới cấp nước

2.8.1. Đường ống cấp nước

1) Mạng lưới đường ống cấp nước phải chia thành 3 cấp:

- Mạng lưới đường ống cấp I: Chỉ có chức năng truyền tải.

- Mạng lưới đường ống cấp II: Chỉ có chức năng phân phối n ước.

- Mạng lưới đường ống cấp III: mạng dịch vụ nối với các đối t ượng dùng nước.

2) Số lượng các đường ống truyền tải nước từ trạm bơm đến điểm đầu của mạng lưới

cấp nước phải tính đến bậc tin cậy của hệ thống cấp n ước và không được nhỏ hơn 2.

Đường kính ống dẫn và các ống nối phải thiết kế sao cho khi có sự cố tr ên một ống

nào đó của đường ống dẫn thì lưu lượng nước chảy qua vẫn đảm bảo tối thiểu 70%

lượng nước sinh hoạt và một phần nước công nghiệp cần thiết, ngoài ra phải dự phòng

lượng nước chữa cháy, trong trường hợp mạng lưới đường ống không đảm bảo lưu

lượng nước cho chữa cháy thì phải có bể dự trữ nước cho chữa cháy.

3) Mạng lưới đường ống cấp nước phải là mạng vòng. Mạng lưới cụt chỉ được phép

áp dụng trong các trường hợp:

- Cấp nước sản xuất khi được phép ngừng để sửa chữa.

- Cấp nước sản xuất khi đường kính ống không lớn hơn 100mm.

- Mạng lưới cấp nước cho đô thị loại V hoặc các điểm dân cư khi số dân dưới 3.000

người.


- Được phép đặt mạng lưới cụt theo phân đợt xây dựng tr ước khi đặt hoàn chỉnh

mạng lưới vòng theo quy hoạch.

4) Đường kính tối thiểu của mạng lưới cấp nước sinh hoạt kết hợp với chữa cháy

trong các khu dân cư và các xí nghiệp công nghiệp phải là 100mm.

5) Trên các đường ống dẫn và mạng lưới ống phân phối phải đặt các thiết bị sau đây:

- Khoá để chia đoạn sửa chữa.

- Van xả khí.

- Van xả cặn.

- Nắp để vào đường ống khi đường kính ống lớn hơn 600mm.

- Van giảm áp và ổn định áp lực khi địa hình có độ chênh cao lớn.

- Khớp co giãn.

22

6) Trên đường ống tự chảy có áp phải đặt các giếng ti êu năng hay thiết bị bảo vệ khác



để đường ống làm việc trong giới hạn áp lực cho phép.

7) Phải thiết kế trắc dọc của các tuyến ống , tại những điểm cao trên trắc dọc các

tuyến ống của mạng lưới phải lắp đặt van xả khí. Tại các điểm thấp theo trắc dọc các

tuyến ống phải lắp đặt van xả cặn để phục vụ việc thau rửa mạng l ưới.

8) Chiều dài đoạn đường ống để sửa chữa quy định nh ư sau:

- Khi có hai hoặc nhiều đường ống đặt song song và không có sự liên hệ giữa các

ống thì lấy không quá 5km.

- Khi có sự liên hệ giữa các ống thì lấy bằng chiều dài đoạn ống giữa các điểm nối.

- Khi chỉ có một đường ống dẫn thì chiều dài không quá 3km.

- Đối với mạng lưới ống phân phối, không được ngừng cấp nước tới các nơi dùng

nước mà ở đó không cho phép gián đoạn cấp n ước.

9) Đường ống dẫn và mạng lưới phải đặt dốc về phía xả cặn với độ dốc không nhỏ

hơn 0,001. Khi địa hình bằng phẳng thì độ dốc đặt ống cho phép giảm đến 0,0005.

10) Họng cấp nước chữa cháy bố trí trên vỉa hè dọc theo đường ôtô, cách mép ngoài

của lòng đường không quá 2,5m và cách tường nhà không dưới 3,0m. Khoảng cách

giữa các họng chữa cháy xác định theo tính toán l ưu lượng chữa cháy và đặc tính của

họng chữa cháy. Khoảng cách này phải phù hợp với yêu cầu của quy định hiện hành

về chữa cháy, nhưng không quá 300m.

11) Đối với đường ống dẫn tự chảy không áp phải xây dựng các giếng thăm. Nếu địa

hình quá dốc phải xây dựng các giếng chuyển bậc để giảm tốc độ d òng nước và khống

chế mức nước trong ống. Khoảng cách giữa các giếng thăm lấy nh ư sau:

- Đường kính ống nhỏ hơn 700mm thì khoảng cách không nhỏ hơn 200m.

- Đường kính ống từ 700mm tới 1400mm thì khoảng cách không nhỏ hơn 400m.

12) Độ sâu chôn ống dưới đất phải được xác định theo tải trọng bên ngoài, độ bền của

ống, ảnh hưởng của nhiệt độ bên ngoài và các điều kiện khác, trong trường hợp thông

thường có thể lấy như sau:

- Với đường kính ống đến 300mm chôn sâu không nhỏ h ơn 0,7m tính từ mặt đất đến

đỉnh ống.

- Với đường kính ống lớn hơn 300mm chôn sâu không nhỏ hơn 1m tính từ mặt đất

đến đỉnh ống.



Chú thích:

- Khi đặt ống trên vỉa hè thì có thể giảm trị số ở trên nhưng không nhỏ hơn 0,3m.

- Khi xác định độ sâu đặt ống cần xét đến cốt mặt đất theo thiết kế quy hoạch san nền của đô thị v à

khả năng sử dụng của đường ống trước khi hoàn thành công tác san nền.

13) Đường ống cấp nước phải đặt song song với đường phố và có thể đặt ở mép đường

hay phạm vi vỉa hè. Khoảng cách nhỏ nhất theo mặt bằng từ mặt ngo ài ống đến các

công trình và các đường ống khác xung quanh, phải xác định tuỳ theo đường kính ống,

tình hình địa chất, đặc điểm công trình, đặc điểm công trình và không nhỏ hơn các quy

định sau đây:

- Đến chân dốc đường sắt 5m;

- Đến mép mương hay chân mái dốc đường ô tô 1,5 m;

23

- Đến mép đường ray xe điện 1,5 m;



- Đường dây điện thoại 0,5m;

- Đến đường dây điện cao thế tới 35kV là 1,0m;

- Đến mặt ngoài ống thoát nước mưa, ống cấp nhiệt và ống dẫn sản phẩm 1,0 m;

- Đến cột điện cao thế 3,0m;

14) Khi ống cấp nước sinh hoạt đặt song song với ống thoát n ước bẩn và ở cùng một

độ sâu thì khoảng cách theo mặt bằng giữa hai th ành ống không được nhỏ hơn 1,0 m

với đường kính ống tới 200 mm và không được nhỏ hơn 1,5 m với đường kính ống lớn

hơn 200 mm. Cùng với điều kiện trên nhưng ống cấp nước nằm dưới ống thoát nước

bẩn thì khoảng cách này cần phải tăng lên tuỳ theo sự khác nhau về độ sâu đặt ống mà

quyết định.

15) Khi ống cấp nước giao nhau hoặc giao nhau với đ ường ống khác thì khoảng cách

tối thiểu theo phương đứng không nhỏ hơn 0,2 m.Trường hợp ống cấp nước sinh hoạt

đi ngang qua ống thoát nước, ống dẫn các dung dịch có mùi hôi thì ống cấp nước phải

đặt cao hơn các ống khác tối thiểu 0,4m. Nếu ống cấp n ước nằm dưới ống thoát nước

thải thì ống nước phải có ống bao bọc ngoài, chiều dài của ống bao kể từ chỗ giao

nhau không nhỏ hơn 3m về mỗi phía nếu đặt ống trong đất sét và không nhỏ hơn 10m

nếu đặt ống trong đất thấm, còn ống thoát nước phải dùng ống gang.

16) Nếu ống cấp nước giao nhau với đường dây cáp điện, dây điện thoại th ì khoảng

cách tối thiểu giữa chúng theo phương đứng không nhỏ hơn 0,5 m.

17) Không cho phép đường ống cấp nước đi qua các bãi chôn lấp rác, nghĩa trang. Khi

ống đi cạnh các nơi này thì khoảng cách tối thiểu từ đường ống đến ranh đất nghĩa

trang hoặc bãi chôn lấp rác là 20m.

18) Đường ống qua đường xe lửa, tàu điện, đường cao tốc, trường hợp đặc biệt được

phép đặt trực tiếp nhưng phải tính toán đảm bảo an to àn với tác động của loại xe có

trọng tải lớn nhất cho phép đi qua.

19) Khoảng cách trên mặt bằng từ mặt ngoài của tường giếng thăm (ở hai đầu đoạn

qua đường) đến trục đường ray ngoài cùng hoặc đến bờ vỉa đường không nhỏ hơn 5m,

đến chân ta-luy không nhỏ hơn 3m.



2.8.2. Đường ống qua đường tàu hoả, đường cao tốc

- Xây dựng đường ống qua đường xe hoả và đường cao tốc phải được sự thỏa thuận

của cơ quan quản l. đường sắt và đường bộ.

- Khi đường ống qua đường xe lửa chạy điện, phải có biện pháp bảo vệ ống khỏi bị

ăn mòn do dòng điện gây ra.

- Đường ống qua đường xe hoả, đường cao tốc, tàu điện phải đặt trong ống lồng, ở

hai đầu ống qua đường phải có giếng kiểm tra v à van chặn.

2.8.3. Đường ống qua sông, suối

- Xây dựng đường ống qua sông có tàu bè qua lại phải được sự thỏa thuận của cơ

quan quản l. đường sông.

- Số lượng ống qua đáy sông phải không nhỏ h ơn 2. Vật liệu làm ống qua sông phải

là ống thép dẻo ít cacbon hoặc ống chất dẻo HDPE.

24

- Độ sâu từ đáy sông đến đỉnh ống phải xác định theo điều kiện sói lở của l òng sông



và trọng tải lớn nhất của tàu qua lại trên sông khi thả neo không gây hư hỏng ống qua

sông.


- Phải có giếng kiểm tra hai bên bờ sông và biển báo hiệu cho tàu thuyền qua lại trên

sông. Phải có biện pháp thau rửa đường ống khi cần thiết.



2.8.4. Thử áp lực, thau rửa, tẩy trùng đường ống

- Đường ống lắp đặt xong phải được thử áp lực. Thử áp lực trong t ình trạng không

được lấp đất, các mối nối phải để hở để tiện việc theo d õi, kiểm tra.

- Trước khi đưa mạng lưới vào sử dụng phải thau rửa mạng lưới bằng nước sạch.

- Sau khi tẩy rửa mạng lưới phải tẩy trùng mạng lưới, sau khi tẩy trùng phải rửa sạch

đường ống bằng nước sạch cho tới khi lượng clo dư trong nước không vượt quá

0,5mg/l.

2.8.5. Đồng hồ đo nước

- Trên các đường ống dẫn nước vào từng nhà, vào từng căn hộ và trên các đoạn ống

cấp nước đến các nơi tiêu thụ khác phải đặt đồng hồ đo nước.

- Đồng hồ phải được đặt ở những vị trí sau: đồng hồ tổng đặt tại trạm bơm cấp II;

đồng hồ vùng đặt tại biên giới giữa các trạm cấp nước, đầu các ống mạng cấp II, đầu

các ống mạng cấp III để phục vụ việc kiểm tra, phát hiện thất thoát, thất thu n ước;

đồng hồ tại các hộ tiêu thụ nước.

2.9. Hệ thống cấp nước trong các vùng đặc biệt

2.9.1. Vùng động đất

1) Khi thiết kế các công trình cấp nước, trong vùng động đất cấp 8 và 9 phải sử dụng

hai nguồn cấp nước độc lập. Bậc tin cậy của công trình cấp nước lấy theo QCXDVN

01:2008 BXD ”Quy hoạch xây dựng”.

2) Để đảm bảo cho hệ thống cấp nước hoạt động an toàn cần phải thực hiện các biện

pháp sau:

- Phân tán các bể chứa; đặt các bể chứa tại các khu vực đầu mạng lưới và cuối mạng

lưới.


- Thay thế các tháp chứa bằng các bể chứa đặt tr ên các điểm cao của khu vực xây

dựng.


- Sử dụng hệ thống cấp nước áp lực thấp.

- Mạng phân phối kiểu mạng vòng.

- Hợp nhất các mạng lưới cấp nước sinh hoạt, sản xuất, chữa cháy.

3) Không cho phép hợp khối trạm bơm với các công trình khác trừ công trình thu.

Trạm bơm đặt sâu phải cách xa bể chứa và đường ống dẫn ít nhất 10m, ống đặt qua

tường trạm bơm phải bọc ống lồng.

4) Các công trình chứa nước trên trạm xử l. phải phân thành nhóm, ít nhất hai nhóm.

Trạm xử l. nước phải có đường ống vòng để cấp nước vào mạng lưới.

25

5) Không cho phép ngàm cứng đường ống trong tường và móng nhà. Kích thước lỗ



cho đường ống đi qua phải đảm bảo có k he hở ít nhất 10cm. Trường hợp có đất lún sụt

thì khe hở rộng ít nhất 20cm; phải dùng vật liệu đàn hồi để bịt khe hở.

6) Khi đặt ống qua tường công trình phải đặt trong ống lồng.

7) Phải sử dụng mối nối mềm ở những vị trí sau:

- Trên đường ống dẫn nước ra, vào nhà và công trình;

- Các mối nối với máy bơm, két nước, giếng, van và các thiết bị khác phải là mối nối

tháo lắp được để bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế;

- Chỗ ống đứng của đài nước nối với các đường ống ngang;



2.9.2. Vùng đất lún sụt

- Công trình chứa nước phải bố trí trên khu vực xây dựng đảm bảo thoát nước mưa

tốt.

- Trong vùng đất lún sụt phải đảm bảo cho công tr ình chứa và mạng lưới cấp nước



kín khít, phải có biện pháp ngăn ngừa nước thấm, thu và thoát nước ở những chỗ rò rỉ.

- Đường ống bên trong trạm bơm, trạm xử l. phải đặt trên mặt sàn.



2.9.3. Vùng đất khai thác khoáng sản

- Phải có biện pháp bảo vệ nhà và công trình cấp nước, đường ống dẫn nước và

mạng lưới cấp nước tại vùng chịu ảnh hưởng của việc khai thác mỏ.

- Không được xây dựng các bể chứa kín có dung tích lớn h ơn 6.000m3 trên vùng đất

khai thác.

- Trên vùng đất khai thác khoáng sản phải thiết kế các công trình chứa bằng bê tông

cốt thép hình trụ tròn. Trường hợp có l. do xác đáng mới cho phép thiết kế công tr ình

hình chữ nhật.

- Các đường ống, máng, rãnh giữa các công trình trong trạm xử l. nước phải đảm

bảo xê dịch chuyển vị được.

- Các thiết bị nặng trong trạm bơm, trạm xử l. phải đặt trên các móng riêng không

liên kết với kết cấu nhà. Hệ thống đường ống trong trạm phải có mối nối cho phép co

dãn.

- Đường ống đặt qua thành công trình chứa phải có ống lồng và trước ống lồng phải



lắp mối nối co giãn hoặc chèn bằng các vật liệu đàn hồi.

- Các mối nối phải sử dụng vật liệu đ àn hồi, vòng đệm cao su. Các mối nối hàn ống

thép phải có độ bền cao hơn độ bền của kim loại làm ống.

- Chỗ đặt van xả khí, xả cặn trên đường ống dẫn phải tính tới độ lún của đất do khai

thác khoáng sản.

26

Chương 3



HỆ THỐNG CÁC CÔNG TRÌNH THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ

3.1. Quy định chung

3.1.1. Hệ thống thoát nước đô thị

- Hệ thống thoát nước đô thị bao gồm hệ thống thoát nước thải và hệ thống thoát

nước mưa.

- Lựa chọn hệ thống thoát nước đô thị (chung, riêng hoàn toàn, nửa riêng, riêng

không hoàn chỉnh, hệ thống thoát nước hỗn hợp, hệ thống thoát nước đơn giản hay

giản lược, hệ thống thoát nước đã lắng cặn, hệ thống thoát nước chân không) phải căn

cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường cụ thể của từng địa phương,

đảm bảo các quy định của pháp luật về quy hoạch, xây dựng và môi trường.



3.1.2. Hệ thống thoát nước đô thị phải đảm bảo các chức năng:

- Thu gom nước mưa trên toàn diện tích đô thị.

- Thu gom nước thải từ nơi phát sinh.

- Dẫn, vận chuyển nước thải đến các công trình xử l., khử trùng.

- Xử l. nước thải đạt quy chuẩn môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

- Xử l., tái sử dụng cặn, các chất chứa trong n ước thải và cặn.

- Đảm bảo thoát nước một cách nhanh chóng tất cả cá c loại nước thải, nước mưa

khỏi phạm vi đô thị, khu dân cư để tránh ngập úng.



3.1.3. Hệ thống thoát nước đô thị phải có đầy đủ các b ộ phận hay công trình, thiết

bị phù hợp sau đây:

1) Mạng lưới đường ống, cống hay kênh mương thu gom, dẫn và vận chuyển nước

mưa.

2) Mạng lưới đường ống, cống hay kênh mương thu gom, dẫn và vận chuyển nước



thải.

3) Giếng thăm hay giếng kiểm tra tại các điểm đổi hướng dòng chảy, chuyển tiếp từ

trong sân nhà, tiểu khu, từ tuyến ống đường phố, tuyến cống góp lưu vực... cho đến

đường ống thải cuối cùng. Các giếng thăm này được bố trí trên các tuyến hay đoạn

ống, cống thoát nước. Khoảng cách của các giếng phụ thuộc kích thước hay đường

kính ống cống.

4) Giếng thu nước mưa bố trí trên các đường phố, quảng trường, chỗ trũng, các ngả

đường.


5) Cống thoát nước:

- Cống luồn (điu-ke) khi phải bố trí cống thoát nước chui qua sông, suối hoặc cống

trên cầu cạn bắc qua cầu đường bộ, đường sắt.

- Các cống góp thoát nước phải được bố trí, đặt ở nơi địa hình thấp hay đường tụ

thủy và phải nối với ống, cống đường phố sao cho nước tự chảy được.

27

- Khi đường cống phải đặt ở những chiều sâu quá lớn hoặc không thể đặt cống tự



chảy được thì được phép bố trí xây dựng những trạm b ơm chuyển bậc.

6) Công trình xử l. nước thải cục bộ: nước thải sau khi xử lý cục bộ đạt quy chuẩn

môi trường được phép xả vào hệ thống thoát nước đô thị.

7) Công trình xử l. nước thải khu vực hay toàn đô thị: sau khi xử l. đạt quy chuẩn

môi trường được phép xả ra nguồn tiếp nhận.

8) Cửa xả để xả nước thải đã xử l. hay nước mưa ra nguồn tiếp nhận.



3.1.4. Công trình xử l. nước thải

- Giải pháp công nghệ và xây dựng các công trình xử l. nước thải sinh hoạt, nước

thải bệnh viện, nước thải sản xuất, dịch vụ phải căn cứ vào lưu lượng, thành phần tính

chất nước thải, nguồn tiếp nhận - nơi tiếp nhận nước thải, quy mô nguồn nước, các đối

tượng sử dụng nguồn nước ở vùng hạ lưu cửa xả nước thải.

- Nước thải sau khi xử l. phải đạt quy chuẩn môi trường phù hợp với từng loại

nguồn tiếp nhận.

3.1.5. Xây dựng, vận hành hệ thống thoát nước đô thị

1) Xây dựng hệ thống thoát nước phải tính đến các giải pháp cơ bản của sơ đồ hệ

thống thoát nước phù hợp với qui hoạch xây dựng đô thị, các khu công nghiệp, mặt

bằng tổng thể của các khu hay cụm công nghiệp.

2) Sơ đồ hệ thống thoát nước phải được đánh giá về mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội, môi

trường, mức độ đảm bảo vệ sinh của các công tr ình thoát nước hiện có và khả năng

tiếp tục sử dụng chúng trong tương lai.

3) Đối với các điểm dân cư, cho phép sử dụng các loại hệ thống thoát nước chung,

riêng một nửa, riêng hoàn toàn hoặc hệ thống kết hợp tuỳ theo địa h ình, điều kiện khí

hậu, yêu cầu vệ sinh của công trình thoát nước hiện có trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu

kinh tế - kỹ thuật.

4) Hệ thống thoát nước của các xí nghiệp công nghiệp phải theo kiểu ri êng hoàn toàn,

khi có các loại nước thải chứa các chất ô nhiễm khác nhau đòi hỏi các phương pháp xử

lý khác nhau. Trong mọi trường hợp phải xem xét khả năng kết hợp thoát n ước toàn bộ

hoặc một phần nước thải sản xuất với nước thải sinh hoạt.

5) Thoát nước cho xí nghiệp cần xem xét:

- Khả năng thu hồi các chất có thể tái sử dụng tro ng nước thải.

- Khả năng giảm nước thải sản xuất bằng cách áp dụng quá tr ình công nghệ hợp lí,

thực hiện chương trình sản xuất sạch hơn, sử dụng hệ thống cấp nước tuần hoàn toàn

bộ, một phần hoặc lấy nước thải của phân xưởng này để sử dụng cho phân xưởng

khác.

Chú thích: Chỉ cho phép sử dụng nước thải sinh hoạt đã được làm sạch và khử trùng để cấp nước cho

rửa sàn nhà, tưới đường, tưới cây xanh.

6) Nước thải không bị nhiễm bẩn trong quá tr ình sản xuất (còn gọi là nước thải sản

xuất quy ước sạch) cần sử dụng lại trong hệ thống cấp nước tuần hoàn. Khi không thể

sử dụng lại thì cho phép xả vào nguồn tiếp nhận nước (sông, hồ v.v..) hoặc vào hệ

thống thoát nước mưa.

28

7) Nước thải sản xuất khi xả vào hệ thống thoát nước sinh hoạt của đô thị phải đảm



bảo các yêu cầu sau:

- Có nồng độ chất lơ lửng, chất nổi và các thông số ô nhiễm khác phải đạt yêu cầu

loại C của quy chuẩn kỹ thuật môi trường Việt nam.

- Không chứa các chất có thể phá huỷ vật liệu l àm ống và những công trình khác của

hệ thống thoát nước;

- Không chứa các chất có khả năng dính bám lên thành ống hoặc làm tắc ống thoát

nước;

- Không chứa các chất dễ cháy (dầu, xăng) v à các chất khí hoà tan có thể tạo thành



hỗn hợp nổ trong đường ống hoặc công trình thoát nước;

- Không chứa các chất độc có nồng độ ảnh h ưởng xấu tới quá trình xử l. sinh học

đối với nước thải.

Chú thích: Nếu nước thải sản xuất không đảm bảo các y êu cầu nói trên phải làm sạch sơ bộ. Mức độ

xử l. sơ bộ cần thoả thuận với cơ quan thiết kế và quản lí hệ thống thoát nước chung của khu vực.

8) Khi nối mạng lưới thoát nước thải sản xuất của từng xí nghiệp v ào mạng lưới của

đô thị thì mỗi xí nghiệp cần có ống xả ri êng và có giếng kiểm tra đặt ngoài phạm vi xí

nghiệp hay khu công nghiệp.

Chú thích: Cho phép đặt ống dẫn chung nước thải sản xuất của một vài xí nghiệp sau giếng kiểm tra

của từng xí nghiệp.

9) Nước thải có chứa các chất phóng xạ, các chất độc v à vi trùng gây bệnh trước khi

xả vào mạng lưới thoát nước của đô thị phải được khử độc và khử trùng.

10) Không cho phép xả nhiều loại nước thải vào cùng một mạng lưới thoát nước, nếu

như việc trộn các loại nước thải với nhau có thể tạo th ành các chất độc, khí nổ hoặc

các chất không tan với số lượng lớn.

11) Không được xả nước thải sản xuất có nồng độ nhiễm bẩn cao tập trung th ành từng

đợt. Trường hợp khối lượng và thành phần nước thải thay đổi quá lớn trong ngày cần

phải thiết kế bể điều hoà.

12) Điều kiện xả nước thải vào nguồn tiếp nhận được xác định bằng tính toán tr ên cơ

sở đảm bảo tiêu chuẩn môi trường khi xả nước thải vào nguồn tiếp nhận.

13) Khoảng cách an toàn về môi trường (ATVMT) từ các công trình xử l. và trạm

bơm nước thải tới ranh giới xây dựng nh à ở, công cộng, bệnh viện, trường học, các xí

nghiệp thực phẩm phải tuân thủ qui định tại bảng 3.1.

- Trong khoảng cách ATVMT phải trồng cây xanh với chiều rộng ≥10m.

- Đối với loại trạm bơm nước thải sử dụng máy bơm thả chìm đặt trong giếng ga kín

thì không cần khoảng cách ATVMT, nhưng phải có ống thông hơi xả mùi hôi (xả ở

cao độ ≥3m).

- Nếu trong địa giới của trạm xử l. n ước thải cơ học và sinh học công suất đến

50m3/ngđ và bãi lọc diện tích đến 0,5ha thì lấy khoảng cách bằng 100m.

- Khoảng cách ly vệ sinh trong bãi lọc ngầm công suất đưới 15m3/ngđ lấy bằng15m.

- Khoảng cách ly vệ sinh của bãi lọc ngầm và thấm đất sỏi lấy bằng 25m, của bệ tự

hoại bằng 5m, giếng thăm bằng 8m, của các công tr ình làm sạch kiểu ôxy hoá hoàn

toàn bằng 50m.

29

Bảng 3.1: Khoảng cách ly tối thiểu giữa trạm bơm, công trình xử l. nước thải với



khu dân cư, bệnh viện, trường học, công trình công cộng và xí nghiệp thực phẩm

Khoảng cách ATVMT tối thiểu (m) ứng với công

suất (m3/ngđ)

TT Loại công trình

< 200

(m3/ngđ)

200-5.000

(m3/ngđ)

>5.000-

50.000

(m3/ngđ)

> 50.000

(m3/ngđ)

1 Trạm bơm nước thải 15 20 25 30

2 Trạm xử l. nước thải:

a Xử l. cơ học, có sân phơi bùn 100 200 300 400

b Xử l. sinh học nhân tạo, có

sân phơi bùn

100 150 300 400

c Xử l. sinh học không có sân

phơi bùn, có máy làm khô

bùn, có thiết bị xử l. mùi hôi,

xây dựng kín

10 15 30 40

d Khu đất để lọc ngầm nước thải 100 150 300 500

e Khu đất tưới cây xanh, nông

nghiệp

50 200 400 1000



f Hồ sinh học 50 200

g Mương ô xy hoá 50 150



3.2. Mạng lưới thoát nước mưa

3.2.1. Quy hoạch mạng lưới thoát nước mưa

Quy hoạch mạng lưới thoát nước nước mưa phải tuân thủ các quy định của QCXDVN

01:2008/BXD “Quy hoạch xây dựng”.

3.2.2. Thoát nước mưa đối với đô thị có quy mô vừa v à lớn

- Đối với đô thị từ loại III trở l ên, phải nghiên cứu bố trí hồ điều hoà nước mưa (sử

dụng các hồ hiện có hoặc đào mới), trạm bơm thoát nước mưa để tránh úng ngập đô

thị và giảm tiết diện đường cống thoát nước mưa sau hồ điều hoà.

- Ngoài thoát nước mưa cho đô thị, phải bảo đảm thoát nước mưa của vùng lân cận,

ảnh hưởng trực tiếp đối với đô thị.



3.2.3. Xả nước mưa

Khi không có nhu cầu sử dụng lại thì cho phép xả vào nguồn nước (sông, hồ v.v..)

hoặc vào hệ thống thoát nước mưa. Không được xả nước mưa vào:

- các khu vực dùng làm bãi tắm;

- các khu vực trũng không có khả năng tự thoát n ước và dễ tạo thành đầm lầy;

- khu vực có nguy cơ xói mòn, không có biện pháp gia cố bờ.

30

3.3. Hệ thống thoát nước thải, nước bẩn

3.3.1. Quy hoạch hệ thống thoát nước thải, nước bẩn

1) Xây dựng hệ thống thoát nước thải, nước bẩn phải phù hợp với quy hoạch xây

dựng đô thị, các đặc điểm địa hình, địa chất công trình, địa chất thủy văn, khí tượng,

thủy văn nguồn nước.

2) Tuyến và đường ống

- Phải tận dụng tới mức tối đa điều kiện địa h ình để xây dựng hệ thống tự chảy. Đối

với đô thị cải tạo cần nghiên cứu sử dụng mạng lưới thoát nước hiện có.

- Mạng lưới thoát nước phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu từ mặt ngo ài ống tới các

công trình và hệ thống kỹ thuật khác, tạo điều kiện cho thi công, sửa chữa.

- Trên mạng lưới thoát cần xây các miệng xả dự phòng để xả nước thải vào hệ thống

thoát nước mưa hoặc vào hồ khi xảy ra sự cố.

- Trong phạm vi khu dân cư, không được đặt đường ống thoát nước nổi hoặc treo

trên mặt đất.

- Ở các đường phố xây dựng mới phải đặt cống thoát n ước ở dọc theo vỉa hè trong

hào kỹ thuật; ở các đường phố có chiều rộng ≥ 7m phải bố trí cống thu nước thải dọc

hai bên đường; ở khu vực đường phố cũ, vỉa hè nhỏ hẹp, không thể đào vỉa hè đặt

cống thoát nước thì được đặt cống ở lòng đường.

Chú thích: Nếu đường ống thoát nước qua các hố sâu, sông, hồ hoặc đ ường ống thoát nước ở ngoài

phạm vi khu dân cư, cho phép đặt trên mặt đất hoặc treo trên cầu cạn.



3.3.2. Các yêu cầu kỹ thuật đường ống

1) Góc ngoặt của ống, nối ống, độ sâu đặt ống

- Góc nối giữa hai đường ống không nhỏ hơn 900.

Chú thích: Góc nối cho phép lấy tuỳ . nếu nối qua giếng chuyển bậc kiểu thang đứng hoặc nối giếng

thu nước mưa với giếng chuyển bậc.

- Nối rãnh với đường ống kín phải qua giếng thăm có hố lắng cặn v à song chắn rác.

- Độ sâu đặt ống nhỏ nhất tính đối v ới đỉnh ống qui định như sau:

+ Đối với các ống có đường kính dưới 300mm đặt ở khu vực không có xe c ơ

giới qua lại là 0,3m .

+ Ở chỗ có xe cơ giới qua lại là 0,7m. Trong trường hợp đặc biệt khi chiều sâu

nhỏ hơn 0,7m thì phải có biện pháp bảo vệ ống.



Chú thích: Độ sâu đặt ống lớn nhất xác định theo tính toán, tuỳ thuộc v ào vật liệu làm ống, điều kiện

địa chất, phương pháp thi công và các yếu tố kỹ thuật khác.

2) Ống, gối đỡ ống, phụ tùng và nền đặt ống

- Sử dụng các loại ống sau đây để làm đường ống thoát nước:

+ Đường ống tự chảy: dùng ống bê tông cốt thép không áp, ống bê tông, ống

sành, ống chất dẻo, ống fibrô xi măng v à các loại cấu kiện bê tông cốt thép lắp

ghép.

+ Đường ống có áp: dùng ống bê tông cốt thép có áp, fibrô xi măng, gang v à các



loại ống bằng chất dẻo.

31

- Cho phép dùng ống gang cho đường ống tự chảy và ống thép cho đường ống áp lực



trong các trường hợp sau:

+ ống đặt ở những khu vực khó thi công, đất lún, đất tr ương nở hoặc sình lầy,

khu vực khai thác mỏ, có hiện tượng cáctơ, ở những chỗ đi qua sông hồ, đường sắt

hoặc đường ô tô, khi giao nhau với đường ống cấp nước sinh hoạt, khi đặt ống tr ên

cầu dẫn hoặc ở những nơi có thể có những chấn động cơ học.

+ ống đặt trong môi trường xâm thực cần dùng các loại ống không bị xâm thực

hoặc phải dùng các biện pháp bảo vệ ống khỏi xâm thực.

+ ống thép phải có lớp chống ăn mòn kim loại ở mặt ngoài. Ở những chỗ có hiện

tượng ăn mòn điện hoá phải có biện pháp bảo vệ đặc biệt.

- Kiểu đặt ống phụ thuộc khả năng chịu lực của đất nền và tải trọng. Cho phép đặt

ống trực tiếp trên nền đất tự nhiên nhưng phải đầm kỹ. Trong trường hợp nền đất yếu

phải làm nền nhân tạo.

- Trên đường ống áp lực khi cần thiết phải bố trí, đặt các van, van xả, mối nối co

giãn và mối nối co giãn với giếng thăm v.v...

- Độ dốc đường ống áp lực về phía van xả không được nhỏ hơn 0,001.

- Tại những chỗ ống áp lực đổi hướng, phải bố trí đạt gối tựa.

- Trong những trường hợp sau cho phép không d ùng gối tựa:

+ Đường ống áp lực dùng ống kiểu miệng bát với áp suất l àm việc tới 100N/cm2

và góc ngoặt đến 100.

+ Đường ống có áp bằng thép hàn đặt dưới đất với góc ngoặt đến 300 trong mặt

phẳng thẳng đứng.

3) Mối nối ống

- Mối nối của các đường ống tự chảy kiểu miệng bát hoặc măng sô ng được xảm

bằng dây đay tẩm bitum, bên ngoài chèn vữa xi măng amiăng. Đối với các ống lớn

không sản xuất được kiểu miệng bát hoặc măng sông th ì nối bằng bê tông hoặc bê tông

cốt thép đổ tại chỗ. Cấp độ bền chịu nén của bê tông làm mối nối không nhỏ hơn cấp

độ bền chịu nén của bê tông ống.

Chú thích: Cho phép thay thế xi măng amiăng bằng xi măng pooclăng PC40.

- Mối nối các đường ống áp lực theo tiêu chuẩn thiết kế cấp nước.

4) Giếng thăm

- Kích thước mặt bằng giếng thăm phải đảm bảo an to àn cho quản l., vận hành, bảo

dưỡng.

- Chiều cao phần công tác của giếng (tính từ sàn công tác tới sàn đỡ cổ giếng) lấy



bằng 1,2m.

- Trong phần công tác và cổ giếng của giếng phải có thang để đảm bảo cho công tác

quản l.. Số bậc thang phụ thuộc v ào chiều cao giếng, khoảng cách giữa các bậc thang

là 300mm. Bậc thang đầu tiên cách miệng giếng 0,5m.

- Trong những khu vực xây dựng công tr ình, nắp giếng đặt bằng cốt mặt đường.

Trong khu vực trồng cây nắp giếng cao hơn mặt đường 50-70mm, còn trong khu vực

32

không xây dựng là 200mm. Nếu có yêu cầu đặc biệt (tránh ngập nước mưa) có thể đặt



cao hơn.

- Đáy giếng thăm trong hệ thống thoát n ước mưa cần có hố thu cặn. Tuỳ theo mức

độ hoàn thiện các khu vực được thoát nước và chiều sâu hố thu cặn lấy từ 0,3-0,5m.

- Khi mực nước ngầm cao hơn đáy giếng phải có biện pháp chống thấm cho đáy v à

thành giếng. Chiều cao đoạn thẳng chống thấm tr ên thành giếng phải cao hơn mực

nước ngầm 0,5m.

- Nắp của giếng thăm (kể cả giếng chuyển bậc) có thể b ằng gang hoặc bê tông cốt

thép và phải chịu được tải trọng tiêu chuẩn H13. Nếu dùng nắp bê tông cốt thép thì

miệng giếng phải có cấu tạo thích hợp để tránh bị sứt, vỡ do va đập của xe cộ c ũng

như khi đóng mở nắp. Kích thước nắp bê tông cốt thép phải đảm bảo việc đậy, mở nắp

thuận tiện.

Chú thích: Trường hợp nắp giếng đặt trên đường có xe tải trọng lượng lớn thì thiết kế riêng.

5) Giếng chuyển bậc

- Giếng chuyển bậc được xây dựng để đảm bảo độ sâu đặt ống tối thiểu, đảm bảo tốc

độ chảy của nước trong ống không vượt quá giá trị cho phép hoặc để tránh thay đổi đột

ngột tốc độ dòng chảy, khi cần tránh các công trình ngầm, khi xả nước theo phương

pháp xả ngập.



Chú thích: Đối với ống có đường kính nhỏ hơn 600mm nếu chiều cao chuyển bậc nhỏ hơn 0,3m cho

phép thay thế giếng chuyển bậc bằng giếng tr àn chạy ôm trong giếng thăm.

- Giếng chuyển bậc với chiều cao d ưới 3m trên các đường ống có đường kính từ

600mm trở lên phải xây kiểu đập tràn .

- Giếng chuyển bậc với chiều cao dưới 3m trên các đường ống có đường kính dưới

500mm được làm theo kiểu có một ống đứng trong giếng, tiết diện không nhỏ h ơn tiết

diện ống dẫn đến. Phía trên ống đứng có phễu thu nước, dưới ống đứng là hố tiêu năng

có đặt bản kim loại ở đáy.



Chú thích: Đối với các ống đứng có đường kính dưới 300mm cho phép dùng cút định hướng dòng

chảy thay thế cho hố tiêu năng.

6) Giếng thu nước mưa

Khi đường phố rộng không dưới 30m và không có giếng thu ở bên trong tiểu khu thì

khoảng cách giữa các giếng thu l ấy theo bảng 3.2.

- Chiều dài của đoạn ống nối từ giếng thu đến giếng thăm của đường cống không lớn hơn 40m.

- Cho phép nối vào giếng thu các ống thoát nước mưa của nhà hoặc ống hạ nước ngầm.


Каталог: files -> VBPQ
VBPQ -> THÔng tư CỦa bộ TÀi nguyên và MÔi trưỜng số 07/2007/tt-btnmt ngàY 03 tháng 7 NĂM 2007 HƯỚng dẫn phân loại và quyếT ĐỊnh danh mục cơ SỞ GÂY Ô nhiễm môi trưỜng cần phải xử LÝ
VBPQ -> LI£n tþch bé lao §éng th¦¥ng binh vµ X· Héi bé y tõ Tæng li£N §OµN lao §éng viöt nam
VBPQ -> Về việc điều chỉnh giá gói thầu xây lắp số 15 thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình: Bệnh viện Lao và Phổi Quảng Ninh tại Quyết định số 1060/QĐ-ubnd ngày 18/4/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh
VBPQ -> Quảng Ninh, ngày 08 tháng 4 năm 2011
VBPQ -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh
VBPQ -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng ninh
VBPQ -> Hạ Long, ngày 06 tháng 5 năm 2010
VBPQ -> Hạ Long, ngày 06 tháng 5 năm 2010
VBPQ -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng ninh
VBPQ -> Về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương