Bé xy dùng Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt nam Tcty cæ phÇn vinaconex §éc lËp Tù do H¹nh phóc



tải về 47.17 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.04.2018
Kích47.17 Kb.
#37628

Bé x©y dùng Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt nam

TcTY cæ phÇn VINACONEX §éc lËp - Tù do - H¹nh phóc

-------------------- ---------------------

Sè: 1179/2009/CV-TCKH Hµ Néi, ngµy 27 th¸ng 04 n¨m 2009


CÔNG BỐ THÔNG TIN BẤT THƯỜNG

Về ý kiến của kiểm toán đối với Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2008


KÝnh göi: - ñy ban chøng kho¸n Nhµ n­íc

- Së Giao dÞch chøng kho¸n Hµ Néi

- Quý vÞ cæ ®«ng, quý nhµ ®Çu t­
Ngày 10/04/2009, Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2008 của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam – VINACONEX được kiểm toán bởi Công ty kiểm toán và định giá Việt Nam (VAE) đã được gửi tới Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và được đăng tải trên Website của Tổng công ty VINACONEX theo đúng qui định để các cơ quan quản lý Nhà nước, toàn thể cổ đông nắm bắt được tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 của Tổng công ty.

Theo Báo cáo tài chính này, đơn vị thực hiện kiểm toán đã đưa ra một số ý kiến ngoại trừ. Các ý kiến ngoại trừ này được tập hợp từ các ý kiến ngoại trừ do các công ty kiểm toán đưa ra trong Báo cáo tài chính riêng của Công ty mẹ và các công ty thành viên có Báo cáo tài chính được hợp nhất, trong đó những ý kiến ngoại trừ gây nhiều chú ý nhất tập trung tại Công ty mẹ mà chủ yếu xuất phát từ những quan điểm khác nhau giữa doanh nghiệp và đơn vị kiểm toán mà nguyên nhân chính do có nhiều điểm bất cập về chế độ kế toán chưa theo sát thực tiễn của doanh nghiệp. Nhận thấy đây là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến việc đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 của Tổng công ty VINACONEX, Tổng công ty xin được báo cáo Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Quý vị cổ đông cụ thể như sau:



I. Các ý kiến ngoại trừ có liên quan đến Báo cáo tài chính của Công ty mẹ:

1. Về vốn hóa chi phí lãi vay vào chi phí xây dựng cơ bản dở dang của Dự án Xi măng Cẩm Phả:

Dự án Xi Măng Cẩm Phả do VINACONEX làm chủ đầu tư. Hiện nay, Tổng công ty đang vốn hóa chi phí lãi vay của Nhà máy Xi Măng Cẩm Phả vào chi phí xây dựng cơ bản dở dang đến hết ngày 31/12/2008.



Theo ý kiến của Công ty kiểm toán KPMG:

“Việc xây dựng Nhà máy đã hoàn thành năm 2008 và Biên bản nghiệm thu lô thiết bị cuối cùng đã được ký kết vào ngày 14 tháng 11 năm 2008 với nhà thầu. Tuy nhiên, VINACONEX vẫn tiếp tục vốn hóa chi phí lãi vay vào chi phí xây dựng cơ bản dở dang trong giai đoạn từ ngày 15/11/2008 đến 31/12/2008.

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 – Chi phí đi vay, việc vốn hóa chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng đã hoàn thành. Chi phí đi vay sau đó sẽ được ghi nhận là chi phí tài chính trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh”.

Ý kiến của Tổng công ty VINACONEX:

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16, tại điểm 21 có qui định: “đối với việc xây dựng một Nhà máy công nghiệp gồm nhiều hạng mục công trình trên một dây chuyền thì việc vốn hóa chỉ chấm dứt khi tất cả các hạng mục công trình cùng được hoàn thành”. Trên thực tế, Biên bản Nghiệm thu lô thiết bị cuối cùng của Nhà máy Xi măng Cẩm Phả đã được ký kết vào ngày 14/11/2008. Tuy nhiên, việc nghiệm thu các lô thiết bị này chỉ là các lô thiết bị chính mua của các nhà thầu nước ngoài. Để Nhà máy có thể chính thức đi vào hoạt động cần sự vận hành tổng thể của các hạng mục công trình bao gồm cả các công trình phụ trợ cho Nhà máy. Đến ngày 31/12/2008, các hạng mục công trình phụ trợ cho Nhà máy mới được nghiệm thu bởi các bên: chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn thiết kế. Vì vậy, theo VINACONEX, các hạng mục của Nhà máy Xi măng Cẩm Phả được chính thức hoàn thành, nghiệm thu đi vào hoạt động kể từ ngày 01/01/2009 (HĐQT Tổng công ty đã có Quyết định số 58/2009/QĐ-HĐQT ngày 23/01/2009 phê duyệt thời điểm kết thúc chạy thử của Nhà máy Xi măng Cẩm Phả là 31/12/2008) và thời gian chấm dứt vốn hóa được xác định vào ngày 31/12/2008 là phù hợp với chuẩn mực kế toán.



2. Về chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện của khoản vay đầu tư dự án Xi măng Cẩm Phả:

Toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện của khoản vay đầu tư của Dự án Xi măng Cẩm Phả đến ngày 31/12/2008 là 467.575 triệu VNĐ được KPMG đề nghị đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của VINACONEX.

Để làm rõ vấn đề xử lý chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, ngày 27/03/2009, Bộ Tài chính có công văn số 4533/BTC-TCT gửi Thủ tướng Chính Phủ đề nghị hướng dẫn cụ thể đối với khoản chênh lệch tỷ giá của các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ.

Theo ý kiến của Công ty kiểm toán KPMG:

Do VINACONEX vừa thực hiện đầu tư và hoạt động sản kinh doanh nên theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái, tất cả các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện phát sinh do việc đánh giá lại các khoản vay dài hạn bằng ngoại tệ cần được hạch toán như là chi phí hoạt động tài chính trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm khi các khoản lỗ này phát sinh.



Ý kiến của Tổng công ty VINACONEX:

- Để thực hiện việc đầu tư Nhà máy Xi măng Cẩm Phả, năm 2003 Tổng công ty VINACONEX đã thành lập Ban quản lý Dự án Xi măng Cẩm Phả. Ban quản lý dự án Xi măng Cẩm Phả có tổ chức kế toán riêng như đơn vị hạch toán độc lập, chỉ thực hiện tổng hợp báo cáo hoạt động đầu tư vào báo cáo chung của Tổng công ty (công ty mẹ). Vì vậy, Tổng công ty cho rằng, chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản được phản ánh lũy kế, riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán của Ban quản lý. Khi việc đầu tư hoàn thành, Nhà máy chính thức đi vào hoạt động (ngày 01/01/2009), khoản chênh lệch tỷ giá này sẽ được phân bổ dần vào thu nhập hoặc chi phí sản xuất – kinh doanh trong khoảng thời gian tối đa 5 năm là phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam.

- Thực hiện Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 30/12/2002 của Thủ tướng Chính Phủ về việc đầu tư Dự án Xi măng Cẩm Phả, Tổng công ty VINACONEX được giao làm chủ đầu tư của Dự án Xi măng Cẩm Phả và có trách nhiệm thành lập Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả để vận hành dự án. Việc bàn giao dự án từ Tổng công ty sang Công ty cổ phần này sẽ phát sinh thu nhập và chi phí (bao gồm cả phần chênh lệch tỷ giá trong quá trình đầu tư) đối với Tổng công ty VINACONEX. Theo nguyên tắc phù hợp giữa việc ghi nhận doanh thu và chi phí, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái được coi như một khoản chi phí hình thành tài sản chuyển giao cấu thành nên chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ có phát sinh doanh thu từ việc chuyển giao tài sản sang Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả. Thời điểm chuyển giao được xác định là ngày 01/01/2009. Vì vậy, theo quan điểm của VINACONEX, trước thời điểm chuyển giao, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh được ghi nhận là một khoản chi phí trả trước trong kỳ và khoản chi phí trả trước này sẽ được tất toán khi Công ty cổ phần Xi Măng Cẩm Phả tiếp nhận tài sản chuyển giao.

Vì vậy, Tổng công ty VINACONEX đang phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện của khoản vay đầu tư của Dự án Xi măng Cẩm Phả đến ngày 31/12/2008 là 467.575 triệu VNĐ trên tài khoản chênh lệch tỷ giá.



3. Về hạch toán chi phí xây dựng cơ bản dở dang của Nhà máy Xi măng Cẩm Phả:

Theo ý kiến của KPMG:

“Tại ngày 31/12/2008, chi phí xây dựng cơ bản dở dang liên quan đến nhà máy có giá trị là 4.210.261 triệu VNĐ được ghi nhận dựa trên giá trị các hóa đơn đã nhận được từ các nhà thầu. Theo hồ sơ dự toán mới nhất của Nhà máy, đến ngày 11/09/2006, tổng chi phí dự toán cho Nhà máy là xấp xỉ 5.048.345 triệu VNĐ. Chúng tôi không thể thực hiện các thủ tục kiểm toán nào khác để xác định tính đầy đủ của chi phí xây dựng cơ bản dở dang và các khoản phải trả liên quan đến công trình xây dựng này tại ngày 31/12/2008 và tác động đối với Báo cáo tài chính riêng cho năm kết thúc cùng ngày.”.



Ý kiến của VINACONEX:

Việc ghi nhận chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại Nhà máy Xi măng Cẩm Phả là chậm và thiếu so với thực tế. Tuy nhiên, do công tác nghiệm thu, xác nhận khối lượng thực hiện đầu tư giữa Ban quản lý và các nhà thầu chậm so với mức độ hoàn thành thực tế. Vì vậy, bộ phận kế toán của Ban quản lý chưa có căn cứ để ghi nhận đủ chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Việc xây dựng Nhà máy đã hoàn thành vào ngày 31/12/2008, năm 2009, Tổng công ty VINACONEX sẽ thực hiện quyết toán chính thức Nhà máy và ghi nhận đầy đủ chi phí xây dựng cơ bản dở dang.



4. Về khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị của Trạm nghiền Xi măng Cẩm Phả:

Do Trạm nghiền Xi măng Cẩm Phả mới đi vào vận hành, công suất chưa đạt 100% công suất thiết kế, vì vậy Trạm nghiền Xi măng Cẩm Phả lựa chọn hình thức khấu hao theo số lượng sản phẩm. Tuy nhiên, do:

- Trạm nghiền chưa thực hiện việc đăng ký trích khấu hao với Cục thuế địa phương

- Cơ sở trích khấu hao theo số lượng sản phẩm của Trạm nghiền chưa hợp lý vì Trạm nghiền chưa xác định được số lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của dây chuyền sản xuất

- Trạm nghiền Xi măng Cẩm Phả thực hiện trích khấu hao theo số lượng sản phầm với cả TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc.

Với những lý do trên, Công ty kiểm toán KPMG đề nghị Trạm nghiền xi măng Cẩm Phả trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng, dẫn đến chênh lệch giữa hai phương pháp khấu hao là VINACONEX ghi nhận thiếu giá vốn hàng bán cho năm kết thúc ngày 31/12/2008 là 38.507 triệu VNĐ.



Ý kiến của VINACONEX:

Trong năm 2009, VINACONEX sẽ thực hiện việc đăng ký với Cục thuế địa phương về phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm và xin hướng dẫn về cách tính khấu hao.



5. Về dự phòng giảm giá các khoản đầu tư dài hạn:

Kết thúc năm tài chính 31/12/2008, Tổng công ty VINACONEX chưa thực hiện việc tập hợp đủ Báo cáo tài chính của các công ty mà VINACONEX có tham gia vốn góp. Các công ty mà chúng tôi chưa có được Báo cáo tài chính chủ yếu là các đơn vị VINACONEX tham gia góp vốn với tỷ lệ nhỏ (dưới 20%), các công ty đang trong giai đoạn đầu tư. Thông thường, các công ty chỉ cung cấp cho VINACONEX báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Tại thời điểm VINACONEX thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2008, các Công ty trên chưa có Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm 2008. Hơn nữa, trong tổng số khoản đầu tư là 350 tỷ đồng vào các công ty chưa có Báo cáo tài chính, có 316 tỷ đồng là khoản đầu tư vào các công ty đang trong quá trình đầu tư, xây dựng, chưa kinh doanh nên không phải trích dự phòng giảm giá.



II. Các ý kiến ngoại trừ có liên quan đến Báo cáo tài chính của các công ty thành viên:

Ý kiến ngoại trừ của kiểm toán tập trung chủ yếu vào các công ty có vốn điều lệ nhỏ, hoạt động kinh doanh còn hạn chế, vì vậy mức độ ảnh hưởng đến lợi ích của toàn Tổng công ty là không nhiều. Nhiều vấn đề nêu ra do đặc thù của ngành xây lắp, hạn chế trong việc xác định doanh thu, chi phí một cách chính xác. Một số vấn đề chính như sau:



1. Về Các khoản công nợ phải thu, phải trả:

Các khoản công nợ phải thu, phải trả tại ngày 31/12/2008 của Công ty cổ phần xây dựng số 17 Vinaconex, Công ty cổ phần tư vấn Xây dựng, Công ty cổ phần xây dựng và xuất nhập khẩu Quyết Thắng chưa có đối chiếu công nợ lần lượt là 65.745.913.737 đồng và 75.624.349.972 đồng



Ý kiến của VINACONEX:

Do đặc thù của ngành xây dựng nên việc đối chiếu xác định công nợ phải thu phải trả là tương đối lâu. Do vậy tại thời điểm thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm 2008, các đơn vị chưa thực hiện đối chiếu hết các khoản công nợ nêu trên.



2. Về việc trích lập dự phòng công nợ phải thu khó đòi:

Tại thời điểm 31/12/2008 Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ Vinaconex chưa trích lập dự phòng công nợ phải thu khó đòi với giá trị là 12.141.080.857 đồng.



Ý kiến của VINACONEX:

Đối với các công trình được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, thời gian thanh toán thường kéo dài. Tuy nhiên các khoản công nợ này đều có khả năng thu hồi được vì các Chủ đầu tư đều có xác nhận nợ, do vậy Công ty đã không thực hiện trích lập dự phòng.



3. Về các khoản chi phí trích trước:

Các khoản chi phí trích trước tại các Công ty: Công ty cổ phần xây dựng số 17 Vinaconex, Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và ứng dụng công nghệ mới, Công ty cổ phần xây dựng và xuất nhập khẩu Quyết Thắng, Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ Vinaconex với tổng giá trị là 27.790.065.841 đồng



Ý kiến của VINACONEX:

Tại thời điểm 31/12/2008 các đơn vị ghi nhận chi phí trên cơ sở thực tế phát sinh (đã được Chủ đầu tư ký nghiệm thu) và phản ánh trên tài khoản chi phí trích trước đối với các khoản chi phí chưa thu hồi đủ hóa đơn, chứng từ. Đối với các chi phí này, việc ghi nhận cũng đã được dựa trên xác nhận mua bán nguyên vật liệu với Nhà cung cấp.



4. Việc xuất hóa đơn cho các Chủ đầu tư:

Một số công trình của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kỹ thuật Vinaconex đã xuất hóa đơn cho Chủ đầu tư, tuy nhiên do đặc thù hoạt động xây lắp nên đã không thể tập hợp đủ chi phí tương ứng cho các công trình này tại thời điểm 31/12/2008, vì vậy giá trị hóa đơn đã xuất với số tiền 188.188.936.245 đồng đang theo dõi trên TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện.



Trân trọng cảm ơn!

Tæng c«ng ty cæ phÇn vinaconex

N¬i nhËn:

  • Nh­ k/g;

  • Website Tæng c«ng ty;

  • Tæng c«ng ty SCIC;

  • C¸c thµnh viªn H§QT;

  • BKS;

  • Phã TG§ NguyÔn §×nh ThiÕt;

  • Ban §NPC, TBTKTH;

  • L­u VP, TCKH.


tải về 47.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương