BỘ VĂn hoá, thể thao và du lịch cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 0.67 Mb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.67 Mb.
#1433
  1   2   3   4   5


BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




ĐỀ ÁN

Cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ NSNN đầu tư cơ sở vật chất

cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến phim tới các vùng sâu, vùng xa,

vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo và hỗ trợ sản xuất phim
phục vụ nhiệm vụ chính trị
_______________________________

Thực hiện Thông báo số 237/TB-VPCP ngày 10 tháng 7 năm 2013 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp về cơ chế chính sách thúc đẩy văn học, nghệ thuật thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Chính trị “về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2658/QĐ-BVHTTDL ngày 01 tháng 8 năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Thông báo số 237/TB-VPCP, trong đó chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan xây dựng Đề án “Cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ NSNN đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến phim tới các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo và hỗ trợ sản xuất phim phục vụ nhiệm vụ chính trị" gồm các nội dung chính sau.



I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Sự cần thiết xây dựng Đề án:

Điện ảnh có một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa xã hội, có tác dụng lớn trong việc định hướng giáo dục chính trị, tư tưởng và thẩm mĩ cho công chúng, đồng thời, điện ảnh là mũi nhọn của ngành văn hóa tư tưởng. Hơn sáu thập kỷ qua, Điện ảnh Cách mạng Việt Nam luôn làm tròn sứ mệnh thực hiện nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đóng góp lớn trong quá trình đấu tranh cách mạng giành độc lập, tự do của dân tộc, xây dựng đất nước đổi mới, hội nhập quốc tế.

Trong lĩnh vực văn hóa, Nhà nước đã có Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị... và gần đây nhất là Nghị quyết Trung ương khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên chủ trương xây dựng, phát triển nền kinh tế của đất nước theo cơ chế thị trường định hướng XHCN thì ngoài một số mặt tích cực, năng động, đã tồn tại, xuất hiện nhiều mặt trái, tác động tiêu cực đến sự phát triển của điện ảnh, đặc biệt là xu hướng chạy theo lợi nhuận, “chụp giật” đã làm nghiệp dư hóa hoạt động điện ảnh. Trong khi một số nước trong khu vực đang xây dựng nền công nghiệp điện ảnh một cách khá bài bản thì điện ảnh Việt Nam lại thiếu đồng bộ, thiếu chuyên nghiệp. Sự đầu tư ngày càng hạn chế của Nhà nước vào sáng tác, sản xuất và phổ biến phim khiến cho chất “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của tác phẩm điện ảnh có sự phai nhạt trong những năm gần đây.

Những năm gần đây, hoạt động phổ biến phim tại rạp chủ yếu do các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài điều tiết và chi phối. Việc nhập khẩu phim gắn với phát hành và quản lý rạp đã tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến việc áp đặt giá thuê phim, điều kiện đưa phim vào rạp..., vì thế cũng ảnh hưởng lớn đến việc phát hành các bộ phim của Nhà nước. Mức hưởng thụ điện ảnh giữa thành thị và nông thôn có sự chênh lệch lớn do các công ty nước ngoài, công ty tư nhân chỉ đầu tư xây dựng rạp và kinh doanh ở các thành phố lớn. Các trung tâm điện ảnh tại các địa phương với trang thiết bị và cơ sở vật chất hầu hết đều cũ, lạc hậu, chỉ có thể chiếu phim nhựa 35mm, trong khi cả thế giới đã chuyển sang chiếu phim kỹ thuật số. Nguồn phim hạn chế và bị động, phụ thuộc vào các nhà phát hành tư nhân và nước ngoài. Vì vậy, khán giả ở các địa phương, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo ít có điều kiện được thưởng thức các tác phẩm điện ảnh.

Công tác chiếu phim tại các địa phương chủ yếu vẫn là hoạt động của 315 đội chiếu phim lưu động (năm 2012 có 315 đội, năm 2013 giảm còn 294 đội), luôn là đội quân xung kích quan trọng làm nhiệm vụ đưa phim, các chương trình điện ảnh, băng hình miền núi phục vụ khán giả đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước phục vụ công tác biển đảo, phục vụ các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn của đất nước và trở thành một đội quân, phương tiện làm nhiệm vụ rút ngắn được khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa các vùng miền.

Ngày nay, mặc dù phương tiện truyền hình đã được phủ kín qua vệ tinh đến mọi vùng miền của Tổ quốc. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, sự tồn tại và phát triển của 294 đội chiếu phim lưu động có thể khẳng định là một tồn tại khách quan để làm nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước một cách có hiệu quả mà các lực lượng phương tiện khác không thể thay thế được, kể cả phương tiện truyền hình. Trong các sự kiện, điểm nóng về chính trị từng xảy ra tại Thái Bình, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Mường Nhé, ... các đội chiếu phim lưu động đã và luôn phát huy được sức mạnh, giá trị trong việc đấu tranh chống sự lôi kéo của các thế lực thù địch, bảo đảm an sinh xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Mặt khác, các buổi chiếu phim lưu động đã trở thành một nét sinh hoạt văn không thể thiếu ở các vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, đồng thời tạo nên sự gắn kết, tin tưởng, thắm tình đoàn kết các dân tộc sinh sống trên địa bàn dân cư.

Việc xây dựng Đề án là sự cụ thể hóa của ngành điện ảnh trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Chính trị “về việc tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” và Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín BCH Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của Nhà nước trong tiến trình phát triển ngành điện ảnh thông qua các chính sách đầu tư, chính sách thuế và các chính sách khác trong các khâu sản xuất, phát hành, phổ biến phim cũng như có chính sách hỗ trợ đặt thù từ ngân sách nhà nước cho các đội chiếu phim lưu động tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo và phục vụ nhiệm vụ chính trị.

2. Cơ sở, căn cứ pháp lý xây dựng Đề án:

Việc xây dựng Đề án “Cơ chế đặc thù hỗ trợ NSNN đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến phim tới các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo và hỗ trợ sản xuất phim phục vụ nhiệm vụ chính trị" nhằm tiếp tục triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước qua các văn bản:

- Nghị quyết số 33-NQ/TW Hội nghị lần thứ 9 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2014) về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp dứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”;

- Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Chính trị “về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”;

- Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh số 31/2009/QH12 và Nghị định số 54/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Chính Phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh số 31/2009/QH12.

- Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;

- Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012-2020”;

- Quyết định số 2156/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 và Quyết định số 199/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược và Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.



3. Thực trạng và tính cấp thiết phải xây dựng đề án:

3.1 Thực trạng các đội chiếu phim lưu động do ngành văn hóa, thể thao và du lịch quản lý.

Trong những năm qua, ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã quản lý, duy trì một hệ thống 315 đội chiếu phim lưu động thuộc các Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng, Trung tâm văn hóa - điện ảnh, Trung tâm Điện ảnh, Trung tâm văn hóa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm nhiệm vụ chiếu phim phục vụ đồng bào nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa biên giới, biển đảo.

Giai đoạn trước năm 2010, việc đầu tư cho khâu phổ biến phim nói chung, công tác chiếu phim lưu động nói riêng được thực hiện thông qua mục tiêu phát triển điện ảnh thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia về văn hóa.

Từ năm 2011, mục tiêu phát triển điện ảnh không được đưa vào Chương trình Mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2011-2015, công tác chiếu phim lưu động gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, trong năm 2013-2014, khi công nghệ sản xuất phim trên thế giới chuyển nhanh từ phim nhựa sang phim kỹ thuật số, kết quả Nhà nước cũng không còn nhiều nguồn phim nhựa để cung cấp cho hoạt động của đội chiếu phim lưu động, cũng như không có kinh phí để đầu tư thiết bị cho chiếu phim kỹ thuật số.

Hoạt động phổ biến, phát hành phim diễn ra rất mạnh ở các thành phố, đô thị lớn trên phạm vi cả nước cho một nhóm đối tượng có nhu cầu hưởng thụ cao. Tuy nhiên đối với đại đa số người dân sống tại các vùng miền, địa phương trên phạm vi cả nước thì người dân lại được thụ hưởng hoạt động phổ biến, phát hành phim vẫn chủ yếu là thông qua hoạt động chiếu phim của 315 (theo số liệu thống kê năm 2012 có 315 đội; năm 2013 còn 294 đội chiếu phim lưu động) đội chiếu phim lưu động. Hàng năm các đội chiếu phim lưu động ở các địa phương đã phục vụ được khoảng 51.000 buổi chiếu với khoảng 12.000.000 lượt người xem. Mặt dù hoạt động của các đội chiếu phim lưu động vẫn còn gặp nhiều khó khăn do kinh phí cấp cho từng buổi chiếu còn thấp, biên chế hạn hẹp và ít được đào tạo, thiếu nguồn phim, thiếu trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện vận chuyển, nhưng đội chiếu phim lưu động vẫn là đội quân xung kích tại địa phương làm nhiệm vụ đưa các tác phẩm điện ảnh đến phục vụ khán giả mà còn kết hợp với các cơ quan truyền thông của địa phương làm nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Thực trạng hệ thống các đội chiếu phim lưu động thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch như sau:



a) Số lượng đội chiếu phim lưu động và số lượng buổi chiếu phim lưu động trong các giai đoạn:

Theo số liệu thống kê năm 2012:

- Tổng số đội chiếu phim lưu động cả nước là: 315 đội, trong đó:

+ Đội chiếu phim nhựa lưu động là 315 đội

+ Số đội chiếu phim nhựa lưu động kết hợp chiếu phim video 127 đội

- Tổng số buổi chiếu của đội chiếu phim lưu động trên cả nước là: 54.401 buổi chiếu, trong đó:

+ Số buổi chiếu phim nước ngoài: 6.219 buổi chiếu

+ Số buổi chiếu phim Việt Nam: 48.172 buổi chiếu

- Tổng số người xem đội chiếu phim lưu động phục vụ trên cả nước là: 12.729.406 người, trong đó:

+ Số người xem phim nước ngoài: 1.287.728 người

+ Số người xem phim Việt Nam: 11.390.663 người

- Tổng số điểm chiếu của đội chiếu phim lưu động là: 25.204 điểm.

Số liệu thống kê năm 2013 (Chi tiết trong Phụ lục 1 kèm theo).

b) Cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn phim phục vụ công tác chiếu phim lưu động:

Được sự quan tâm của Nhà nước, Chương trình Mục tiêu quốc gia về văn hóa với Mục tiêu phát triển điện ảnh từ 1994 đến 2010 (gồm 3 giai đoạn: 1994-2000; 2001-2005 và 2006-2010) đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho ngành điện ảnh:

- Xây dựng và cải tạo rạp (cho giai đoạn 1994-2000) là 44 rạp, với số kinh phí được đầu tư là 23.570 triệu đồng.

- Trang bị máy chiếu phim nhựa 35 mm âm thanh lập thể là 65 máy, với số kinh phí được đầu tư là 34.085 triệu đồng.

- Trang bị máy chiếu phim nhựa 35 mm lưu động (cho giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010) là 180 máy, với số kinh phí được đầu tư là 16.460 triệu đồng.

- Trang bị máy chiếu video 300 inchs (cho giai đoạn 1994-2000) là 35 máy, với số kinh phí được đầu tư là 7.967 triệu đồng.

- Trang bị máy chiếu video 100 inchs là 427 máy, với số kinh phí được đầu tư là 24.734 triệu đồng.

- Trang thiết bị lồng tiếng dân tộc là 27 bộ máy, với số kinh phí được đầu tư là 3.592 triệu đồng.

- Trang bị ô-tô chuyên dùng chiếu phim lưu động (giai đoạn 2006-2010) là 45 chiếc, với số kinh phí được đầu tư là 15.750 triệu đồng.

- Đầu tư cho công tác đào tạo là 5.282 triệu đồng

(Chi tiết trong Phụ lục 2 kèm theo)

Đến nay số trang thiết bị phục vụ chiếu phim tại địa phương còn hoạt động gồm (Theo báo cáo của 44 địa phương/tổng số 63 địa phương; còn 19 địa phương chưa có báo cáo):

- Máy chiếu video: 178 máy

- Máy chiếu phim nhựa: 87 máy

- Máy nổ: 32 máy

- Ô tô: 51 chiếc

- Xe máy: 27 chiếc

(Chi tiết trong Phụ lục 3 kèm theo)



3.2 Thực trạng các đội chiếu phim lưu động do các Bộ, ngành quản lý (ngoài ngành văn hóa, thể thao và du lịch).

Các đội chiếu phim lưu động tuyên truyền, phổ biến phim tới các vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo và phục vụ nhiệm vụ chính trị do các Bộ, ngành quản lý thực chất gồm 02 lực lượng chính như sau:

- Phát hành phim quân đội là đơn vị có nhiệm vụ phổ biến, tuyên truyền những tác phẩm điện ảnh do hãng phim quân đội sản xuất; ngoài ra, đơn vị còn mua những tác phẩm điện ảnh của các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sản xuất để phục vụ chiếu phim cho các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang theo kế hoạch hàng năm của Bộ Quốc phòng.

- Các đội chiếu phim lưu động thuộc quân đội hàng năm được đầu tư từ nguồn kinh phí của Bộ Quốc phòng bao gồm cả chi phí đầu tư thiết bị chiếu phim, phương tiện vận chuyển, chi phí mua bản phim... nhằm đảm bảo các buổi chiếu phục vụ các cán bộ chiến sĩ.

Phát hành phim quân đội và các đội chiếu phim lưu động thuộc quân đội là các lực lượng, đơn vị làm nhiệm vụ, hoạt động theo sự chỉ đạo của Bộ quốc phòng, Tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam nên chi tiết về thực trạng không được đề cập chi tiết trong đề án.

3.3 Thực trạng về hỗ trợ của nhà nước cho sản xuất phim phục vụ nhiệm vụ chính trị.

Thống kê nhà nước cấp kinh phí sản xuất phim phục vụ nhiệm vụ chính trị giai đoạn 2011 – 2014 như sau:

- Năm 2011 tổng kinh phí nhà nước hỗ trợ là 65.000 triệu đồng, trong đó:

+ Sản xuất phim truyện 47.400 triệu đồng

+ Sản xuất phim tài liệu, khoa học 10.724 -

+ Sản xuất phim hoạt hình 6.876 -

+ Phát hành và phổ biến phim 0 -

- Năm 2012 tổng kinh phí nhà nước hỗ trợ là 65.230 triệu đồng, trong đó:

+ Sản xuất phim truyện 48.000 triệu đồng

+ Sản xuất phim tài liệu, khoa học 9.080 -

+ Sản xuất phim hoạt hình 7.450 -

+ Phát hành và phổ biến phim 700 -

- Năm 2013 tổng kinh phí nhà nước hỗ trợ là 65.540 triệu đồng, trong đó:

+ Sản xuất phim truyện 45.000 triệu đồng

+ Sản xuất phim tài liệu, khoa học 9.440 -

+ Sản xuất phim hoạt hình 10.400 -

+ Phát hành và phổ biến phim 700 -

- Năm 2014 tổng kinh phí nhà nước hỗ trợ là 65.600 triệu đồng, trong đó:

+ Sản xuất phim truyện 45.000 triệu đồng

+ Sản xuất phim tài liệu, khoa học 9.532 -

+ Sản xuất phim hoạt hình 10.318 -

+ Phát hành và phổ biến phim 750 -

Số lượng thống kê cho thấy, kinh phí nhà nước cấp hàng năm còn quá nhỏ bé so với nhu cầu cũng như nếu không có sự thay đổi trong cơ chế chính sách thì ngành văn hóa, thể thao và du lịch không đảm bảo được chỉ tiêu sản xuất phim phục vụ nhiệm vụ chính trị đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Chiến lược và Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đồng thời phim ngoại, phim thị trường sẽ ngày càng điều kiện lấn át thị trường phim nội và chúng ta sẽ mất thị trường, mất định hướng văn hóa, chính trị, xã hội trên chính "sân chơi" của chúng ta.

3.4 Sự cần thiết phải có cơ chế đặc thù hỗ trợ NSNN cho cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến phim và sản xuất phim phục vụ nhiệm vụ chính trị

- Đến nay, nhà nước đã ban hành các cơ chế chính sách:

+ Về chiếu phim lưu động và phát hành phổ biến phim: Luật Điện ảnh quy định (Điều 34) “Nhà nước có chính sách đầu tư thiết bị chiếu phim, phương tiện vận chuyển, cấp kinh phí hoạt động cho đội chiếu phim lưu động do UBND các cấp, đơn vị lực lượng vũ trang thành lập để phục vụ chiếu phim ở nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, phục vụ lực lượng vũ trang nhân dân”; “Ngân sách nhà nước đảm bảo 100% chi phí buổi chiếu phim ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, phục vụ lực lượng vũ trang nhân dân; bảo đảm từ 50% đến 80% chi phí buổi chiếu phim ở các vùng nông thôn cho các đội chiếu phim lưu động...”.

+ Về hỗ trợ, đặt hàng sản xuất phim: Theo Chiến lược và Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó Nhà nước đặt hàng sản xuất phim truyện về đề tài thiếu nhi, truyền thống lịch sử, dân tộc thiểu số; phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình phục vụ thiếu nhi theo lộ trình: Năm 2015: đặt hàng sản xuất 8 - 10 phim truyện/năm, 12-24 phim/năm cho mỗi thể loại phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt; Đến năm 2020: đặt hàng sản xuất 10-12 phim truyện/năm; 31-41 phim/năm cho mỗi thể loại phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình.

- Từ thực trạng nêu trên cho thấy:

+ Trong những năm gần đây, mặc dù nhà nước đã ban hành nhiều chế độ chính sách, tuy nhiên công tác chiếu phim lưu động gặp nhiều khó khăn do không được đầu tư máy móc thiết bị số, phương tiện vận chuyển, không được cấp kinh phí mua phim… nguồn phim chủ yếu phụ thuộc vào những phim do Nhà nước đặt hàng hàng năm.

+ Mặt khác, việc phát hành và phổ biến phim ở khu vực nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và phim phục vụ nhiệm vụ chính trị chủ yếu do các Trung tâm Phát hành phim và chiếu phim, Trung tâm điện ảnh các tỉnh, thành phố đảm nhiệm thông qua hoạt động của các đội chiếu phim lưu động hoặc do các đơn vị phát hành trực thuộc quân đội đảm nhiệm. Việc phát hành phim thị trường, ăn khách chủ yếu tập trung ở các đo thị, thành phố lớn đều do các doanh nghiệp tư nhân thực hiện. Ngoài ra, theo cam kết quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO, phim nhập khẩu không còn hạn ngạch, nên các doanh nghiệp có đủ điều kiện đã nhập khẩu và phát hành phim ngoại tràn lan, đã dẫn đến tình trạng tỷ lệ trình chiếu phim ngoại chiếm ưu thế, lấn át phim nội, phim phục vụ nhiệm vụ chính trị.

+ Mục tiêu của các doanh nghiệp sản xuất phim, phổ biến - phát hành phim là lợi nhuận, nên việc đầu tư chủ yếu được thực hiện ở các thành phố lớn và tập trung vào chiếu phim thương mại với doanh thu và lợi nhuận cao. Do vậy cần thiết phải có sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước trong việc sản xuất phim phục vụ nhiệm vụ chính trị, đặc biệt là các phim về chủ quyền biển đảo, về sự phát triển đời sống vật chất, văn hóa tinh thần đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc ít người.

+ Các cán bộ, công nhân làm công tác phát hành và phổ biến phim phục vụ nhiệm vụ chính trị ở khu vực nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn hiện chưa có chế độ đãi ngộ phù hợp, không được đào tạo kiến thức sử dụng trang thiết bị một cách bài bản, cũng như không được thường xuyên cập nhật những kiến thức mới (về chiếu phim kỹ thuật số).

+ Với những chính sách cởi mở của Luật đầu tư nước ngoài, trong một vài năm gần đây đã hình thành nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất với hàng vạn lao động tại mỗi khu công nghiệp, khu chế xuất được trải dài trên phạm vi cả nước có. Với mục tiêu lợi nhuận là trên hết, do vậy đời sống văn hóa, tinh thần của người lao động không được quan tâm, sự hiểu biết về chủ trương chính sách của người lao động hết sức hạn chế, nên đẫ xảy ra những vụ việc đáng tiếc trong thời gian vừa qua tại Vũng Áng, Bình Dương, ... do sự kém hiểu biết về chủ trương chính sách của người lao động. Về lâu dài, các đội chiếu bóng lưu động sẽ trở thành một công cụ, phương tiện để lấp đi khoảng trống về đời sống văn hóa, tinh thần và tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước tới người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Từ những cơ chế chính sách đã ban hành (nhưng tính thực thi còn hạn chế) và thực trạng, tương lai phát triển cho thấy sự cần thiết mang tính cấp bách là phải sớm ban hành "Cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ NSNN đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến phim tới các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo và hỗ trợ sản xuất phim phục vụ nhiệm vụ chính trị".

II. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu của Đề án:

1.1 Xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ NSNN đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến phim tới các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo gồm:

- Cơ chế đặc thù đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến phim tới các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo.

- Cơ chế chính sách đặc thù cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến phim phục vụ nhiệm vụ chính trị.

1.2 Xây dựng và triển khai cơ chế chính sách nhà nước hỗ trợ, đặt hàng sản xuất phim phục vụ nhiệm vụ chính trị hàng năm.

- Nhà nước hỗ trợ, đặt hàng sản xuất phim phục vụ nhiệm vụ chính trị (gồm các thể loại: phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình).

- Nhà nước thực hiện đặt hàng sản xuất các chương trình băng hình, phim truyện video phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa.

2. Phạm vi đối tượng:

- Các đội chiếu phim lưu động thuộc Trung tâm Phát hành phim và chiếu phim và các Trung tâm Điện ảnh các tỉnh, thành phố làm nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến phim tới các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo và phục vụ nhiệm vụ chính trị.

(Chi tiết trong Phụ lục 4 kèm theo)

- Các đơn vị sản xuất phim phục vụ nhiệm vụ chính trị (đơn vị sự nghiệp hoặc Công ty TNHH MTV) thuộc các Bộ, ngành, địa phương quản lý.



III. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Nội dung, giải pháp thực hiện đề án:

1.1 Nội dung, giải pháp về cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ từ NSNN để đầu tư cơ sở vật chất.

a) Cơ chế đặc thù đầu tư cơ sở vật chất cho một số đội chiếu phim lưu động nhằm tuyên truyền, phổ biến phim tới các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo.

- Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến cán bộ, chiến sĩ, đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, Nhà nước cần phải có cơ chế đầu tư trang thiết bị phù hợp cho 259 Đội chiếu phim lưu động (trên tổng số 294 đội chiếu phim lưu động) do ngành văn hóa, thể thao và du lịch quản lý và các đội chiếu phim lưu động do lực lượng quân đội quản lý (Bộ Quốc phòng đề xuất, báo cáo với các Bộ, ngành có liên quan). Trang thiết bị nhà nước đầu tư bao gồm:

+ Đầu tư thiết bị chiếu phim (máy chiếu phim lưu động kỹ thuật số) cho 259 đội chiếu phim lưu động ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các vùng nông thôn khác.

+ Trang bị phương tiện vận chuyển cơ giới và thiết bị chuyên dụng khác cho đội chiếu phim lưu động.

- Để khai thác, sử dụng trang thiết bị có hiệu quả, tránh lãng phí, Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo, tập huấn trang bị kiến thức, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, công nhân làm công tác chiếu phim lưu động.

b) Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến phim phục vụ nhiệm vụ chính trị.

- Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách đặc thù dưới hình thức ban hành Thông tư liên tịch về chế độ chính sách đặc thù đối với hoạt động tuyên truyền, phổ biến phim tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam dân tộc và hiện đại.

- Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù về ngân sách nhà nước hàng năm trợ giá phát hành và phổ biến phim thông qua các hoạt động: in ấn bản phim, in ấn tài liệu tuyên truyền, tổ chức các tuần phim phục vụ nhiệm vụ chính trị thông qua hoạt động của các Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng và thông qua các đội chiếu phim lưu động trên phạm vi cả nước.

- Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù về Nhà nước đặt hàng thực hiện các buổi chiếu phim phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại, những ngày lễ, kỷ niệm sự kiện trọng đại của đất nước, phục vụ thiếu nhi, phục vụ lực lượng vũ trang và tuyên truyền, phổ biến phim tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn theo hình thức hỗ trợ chi phí buổi chiếu phim.



1.2 Nội dung, giải pháp về cơ chế chính sách nhà nước hỗ trợ, đặt hàng sản xuất phim phục vụ nhiệm vụ chính trị.

- Để đạt được các chỉ tiêu của Chiến lược và Quy hoạch phát triển điện ảnh đến 2020 (năm 2015: sản xuất 8-10 phim truyện/năm, 12-24 phim/năm cho mỗi thể loại phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt; đến năm 2020: sản xuất 10-12 phim truyện/năm; 31-41 phim/năm cho mỗi thể loại phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình) và những định hướng khác về văn hóa, chính trị, xã hội, kinh tế thông qua loại hình "điện ảnh", hàng năm Nhà nước bố trí kinh phí đặt hàng sản xuất phim phục vụ nhiệm vụ chính trị, gồm:

+ Hàng năm, ngân sách nhà nước ở Trung ương thực hiện đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất phim truyện phục vụ nhiệm vụ chính trị (theo Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013) cho các đơn vị sản xuất phim thuộc các Bộ, ngành quản lý; địa phương nêu có nhu cầu được bố trí ngân sách thực hiện đặt hàng sản xuất phim truyện phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương.

+ Hàng năm, ngân sách nhà nước ở Trung ương thực hiện đặt hàng, giao kế hoạch sản phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình cho các cơ sở sản xuất phim phục vụ nhiệm vụ chính trị do ngành văn hóa, thể thao và du lịch quản lý; địa phương nếu có nhu cầu được bố trí ngân sách thực hiện đặt hàng sản xuất phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương.

- Hàng năm, ngân sách nhà nước ở Trung ương thực hiện đặt hàng sản xuất các chương trình băng hình, phim truyện video (được thay thế dần bằng chương trình kỹ thuật số) phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa theo phương thức đặt hàng từ kịch bản đến sản xuất và in hàng loạt.


Каталог: userfiles -> file -> 2014
file -> Số: 38/2009/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)
file -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
file -> TỔng cục thống kê TÀi liệu nghiệp vụ ĐIỀu tra dân số VÀ nhà Ở giữa kỳ thờI ĐIỂM 1/4/2014
2014 -> Ộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO Độc lập Tự do Hạnh phúc
2014 -> CÔng ty cổ phần thủY ĐIỆn miền trung
2014 -> CÔng ty cổ phần thủY ĐIỆn miền trung
2014 -> Hà nội, ngày 10 tháng 4 năm 2014
2014 -> Bộ VĂn hóA, thể thao và du lịch số: /2014/tt-bvhttdl cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương