BỘ VĂn hóA, thể thao và du lịch số: /bc-bvhttdl cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 41.08 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích41.08 Kb.
#6412


BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

__________________________

Số: /BC-BVHTTDL


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________________________________________

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

DỰ THẢO

BÁO CÁO

Đánh giá tác động của dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ

quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan

và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao,

du lịch và quảng cáo

________________________
 Kính gửi: Chính phủ
Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan (Nghị định số 131/2013/NĐ-CP), Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo (Nghị định số 158/2013/NĐ-CP) đã có hiệu lực thi hành và thực hiện được 2 năm. 02 Nghị định được xây dựng căn cứ vào các luật, pháp lệnh chuyên ngành văn hoá, thể thao và du lịch và Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Qua thực tế hơn 2 năm đi vào cuộc sống, bên cạnh những kết quả đạt được, 02 Nghị định đã bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót cần được sửa đổi, bổ sung, đặc biệt là phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan có thẩm quyền xử phạt. Nhiều hành vi mới xuất hiện do có những căn cứ pháp lý mới được ban hành như Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15/3/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật; trình diễn thời trang; thi người đẹp, người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu. Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo…Một số hành vi vi phạm có mức độ nghiêm trọng nhưng mức phạt tiền còn thấp, vì vậy không đảm bảo được tính răn đe đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm và các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực đó. Tuy nhiên lại có một số hành vi có mức phạt tiền cao không khả thi với thực tế hoặc một số hành vi không được quy định tách bạch khi chủ thể có hành vi vi phạm cần phải được quy định lại và xác định rõ chủ thể của hành vi.

Những vấn đề đó cần phải được giải quyết bằng việc xây dựng và ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP và Nghị định số 158/2013/NĐ-.

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo (Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP) như sau:


I. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT, MỤC TIÊU CỦA DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH VÀ PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Những vấn đề cần giải quyết

1.1. Giải quyết sự bất cập về các hành vi vi phạm

Thời gian qua Nghị định số 131/2013/NĐ-CP, Nghị định số 158/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, có thể thấy, các Nghị định này là một công cụ đắc lực giúp cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá, thể thao và du lịch trên toàn quốc quản lý, chấn chỉnh có hiệu quả hoạt động văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hoá, kinh doanh du lịch, thể thao và quảng cáo. Tuy nhiên, qua quá trình triển khai thi hành các Nghị định này, đã bộc lộ một số bất cấp cần thiết phải được điều chỉnh.



Thứ nhất, mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm có tính chất nghiêm trọng còn thấp, chưa đủ sức răn đe nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực văn hoá như hành vi vi phạm quy định về nghệ thuật biểu diễn và trình diễn thời trang, cụ thể: biểu diễn tác phẩm có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, tác phẩm bị cấm mà không áp dụng hình thức phạt tiền chỉ bị đình chỉ hoạt động biểu diễn từ 3 đến 6 tháng. Một số hành vi áp dụng cho nhiều chủ thể nhưng lại có cùng mức phạt tiền dẫn đến khó thực hiện trên thực tế như hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên trụ điện, cột điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh công cộng (cả người đi thực hiện hành vi và người có sản phẩm quảng cáo cùng bị phạt từ 3 đến 5 triệu đồng) do vậy cần phải tách hành vi để bảo đảm sự công bằng giữa các chủ thể.

Thứ hai, qua công tác theo dõi thi hành pháp luật, đã phát hiện được một số hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo nhưng chưa được điều chỉnh trong bất cứ văn bản pháp luật nào về xử phạt vi phạm hành chính đang có hiệu lực thi hành như quảng cáo phân bón. Và những hành vi còn trùng với các hành vi trong cùng lĩnh vực như quảng cáo lẫn với biển hiệu trùng với các hành vi về bảng quảng cáo và biển hiệu.

Thứ ba, Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15/3/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật; trình diễn thời trang; thi người đẹp, người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu. Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo, Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao, về nhiếp ảnh…, một số Thông tư quy định về phân loại phim, quy chuẩn rạp chiếu phim, nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội,.... được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành đồng nghĩa với việc sẽ có những hành vi khi bị vi phạm mà không có chế tài xử phạt vì cả 02 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính đều được ban hành trước những văn bản này.

Từ những lí do trên đây cho thấy việc phải điều chỉnh các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo và quyền tác giả, quyền liên quan là cần thiết.



1.2. Giải quyết sự bất cập về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Nghị định số 131/2013/NĐ-CP, Nghị định số 158/2013/NĐ-CP chưa phân định thẩm quyền cụ thể cho 05 lực lượng xử phạt là Thanh tra chuyên ngành có liên quan và Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Quản lý thị trường dẫn đến khó khăn trong áp dụng hành vi để xử phạt theo thẩm quyền. Vì vậy, việc điều chỉnh các quy định về phân định thẩm quyền và bổ sung thẩm quyền xử phạt cho các cơ quan này để xử phạt trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo là hết sức cần thiết.

Từ những lí do nêu tại các điểm 1.1, 1.2 mục này cho thấy việc ban hành Nghị định quy định xử phạt chung cho cả các lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo là hết sức cần thiết nhằm tạo ra được sự thống nhất trong quá trình thanh tra, kiểm tra và công tác xử phạt đồng thời cũng tránh được những quy định chồng chéo, có nội dung giống nhau nhưng lại phải quy định ở những văn bản khác nhau.

2. Mục tiêu của Dự thảo Nghị định

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 131/2013/NĐ-CP, Nghị định số 158/2013/NĐ-CP hướng tới các mục tiêu chính sau:

- Hoàn thiện, khắc phục những vấn đề còn bất cập của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP, Nghị định số 158/2013/NĐ-CP nhằm mang lại cơ sở pháp lý đầy đủ hơn trong việc xử lý vi phạm hành chính cho Thanh tra chuyên ngành, các lực lượng có thẩm quyền xử phạt và công tác theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo.

- Góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch, tạo cơ sở đầy đủ để làm căn cứ thực hiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động, kinh doanh dịch vụ văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo, đảm bảo sự bình đẳng cho mọi tổ chức, cá nhân hoạt động, kinh doanh dịch vụ văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo.

- Đảm bảo cho quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động, kinh doanh dịch vụ văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo và đảm bảo cho các quyền, nghĩa vụ này được thực hiện một cách nghiêm túc và triệt để.

- Quy định chi tiết thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo.



3. Phương án giải quyết

Nhằm đạt được mục tiêu đề ra và giải quyết được những vấn đề còn bất cập đã nêu trên, việc soạn thảo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 131/2013/NĐ-CP, Nghị định số 158/2013/NĐ-CP được triển khai theo hướng sau:

- Phân định cụ thể thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan, trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Sửa đổi, điều chỉnh những quy định về thẩm quyền, mức phạt và hình thức xử phạt chưa phù hợp với thực tế, không có tính khả thi và chưa phù hợp với quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.

- Bổ sung những hành vi vi phạm hành chính được phát hiện qua công tác theo dõi thi hành pháp luật cần phải được điều chỉnh.

- Bổ sung những hành vi vi phạm hành chính mới căn cứ vào quy định trong những văn bản mới ban hành như Nghị định số 15/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật; trình diễn thời trang; thi người đẹp, người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu, Nghị định về hoạt động nhiếp ảnh, Nghị định về điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao, một số Thông tư quy định chi tiết về văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, bảo vệ môi trường trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, quy chuẩn rạp chiếu phim, phòng chiếu phim....

- Quy trình xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 131/2013/NĐ-CP, Nghị định số 158/2013/NĐ-CP được thực hiện theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.



II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH

1. Tác động đến kinh tế, xã hội, môi trường, hệ thống pháp luật

Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 131/2013/NĐ-CP, Nghị định số 158/2013/NĐ-CP là một trong các văn bản được ban hành để tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo, bản quyền tác giả.

Xây dựng dự thảo Nghị định này là một bước để tiếp tục hoàn thiện, khắc phục những vấn đề còn tồn tại, hạn chế của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP, Nghị định số 158/2013/NĐ-CP nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước đối với văn hoá, thể thao, du lịch, quảng cáo và bản quyền tác giả. Vì vậy, Nghị định này sẽ có những tác động tích cực không những đến lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch, quảng cáo và bản quyền tác giả nói riêng mà còn tác động đến cả nền kinh tế, xã hội, môi trường và hệ thống pháp luật Việt Nam.

Đối với kinh tế, xã hội và môi trường, Nghị định này được ban hành sẽ góp phần làm tăng ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân hoạt động, kinh doanh dịch vụ văn hoá, thể thao, du lịch, quảng cáo và bản quyền tác giả, bảo vệ quyền lợi của các đối tượng hưởng thụ các giá trị của văn hoá, thể thao và khách du lịch, người tiêu dùng, từ đó hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hoá, thể thao, du lịch, quảng cáo và bản quyền tác giả mang lại hiệu quả cao hơn. Điều đó sẽ có tác động tích cực qua lại với các ngành, lĩnh vực khác của cả nền kinh tế - xã hội của đất nước như thương mại, giao thông, môi trường, dân trí, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…

Đối với hệ thống pháp luật, Nghị định này góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho các tổ chức, cá nhân hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch, quảng cáo và bản quyền tác giả, đồng thời góp phần đưa văn bản pháp luật trong các lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch, quảng cáo và bản quyền tác giả nói riêng và cả hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung vào cuộc sống.

2. Tác động đến quyền và nghĩa vụ của công dân, khả năng tuân thủ của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Nghị định này là căn cứ pháp lý quan trọng nhất để Thanh tra chuyên ngành và các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hoá, thể thao, du lịch, quảng cáo và bản quyền tác giả của các tổ chức, cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam, từ đó phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch, quảng cáo và bản quyền tác giả. Vì vậy, Nghị định này sẽ có những tác động tích cực đối với việc đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của những công dân tham gia vào lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch quảng cáo và bản quyền tác giả.

Nghị định số 131/2013/NĐ-CP, Nghị định số 158/2013/NĐ-CP đã có hiệu lực thi hành hơn 2 năm. Công tác theo dõi thi hành pháp luật về thanh tra, kiểm tra trên cơ sở 2 Nghị định trên đã đạt những kết quả khả quan, được các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch nghiêm chỉnh chấp hành, góp phần mang lại hiệu quả ngày càng cao đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hoá, thể thao và du lịch. Do đó, dự thảo Nghị định này sẽ tiếp tục tạo cơ hội hoạt động ổn định cho doanh nghiệp, bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, có tính răn đe và là hành lang pháp lý để các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật nghiêm minh và thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

3. Tác động tài chính

Mức xử phạt trong các lĩnh vực văn hoá, du lịch không thay đổi, dự thảo Nghị định chỉ bổ sung một số hành vi, tách một số hành vi để bảo đảm sự công bằng trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. Nhìn chung mức xử phạt phù hợp với các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và điều này đã được đánh giá tác động tại Báo cáo đánh giá tác động của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Từ những nghiên cứu, đánh giá trên, thì việc soạn thảo, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo là hết sức cần thiết.

Trên đây là Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trình Chính phủ xem xét, quyết định./.



Nơi nhận:

- Như trên;

- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);

- Bộ trưởng (để báo cáo);

- Văn phòng Chính phủ;

- Bộ Tư pháp;



- Lưu: VT, PC, TO(10).

BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Ngọc Thiện




Каталог: files -> DuthaoVBPL -> 2016
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
2016 -> PHỤ LỤC 1 Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
DuthaoVBPL -> Các xã, phường, thị trấn thuộc khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

tải về 41.08 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương