BỘ TÀi nguyen và MÔi trưỜng tổng cục môi trưỜNG



tải về 364.16 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích364.16 Kb.
#22446
  1   2   3   4













BỘ TÀI NGUYEN

VÀ MÔI TRƯỜNG

TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG

NGÂN HÀNG THẾ GIỚI



Dự án " Tăng cường năng lực thể chế

kiểm soát ô nhiễm nước ở Việt Nam"

55304



SỔ TAY

TỰ QUẢN TRẮC NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Tài liệu kỹ thuật

Hà Nội – 11/2008

LỜI MỞ ĐẦU

Tự quan trắc nước thải là một hoạt động quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp nhằm tuân thủ Luật bảo vệ môi trường (Điều 20 và 35). Để thực hiện các quy định trên của Luật Bảo vệ môi trường, doanh nghiệp cần có một hướng dẫn tự quan trắc nước thải như một tài liệu pháp quy quy định cụ thể trình tự tiến hành và thống nhất trong cả nước.

Sổ tay này được soạn thảo nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực trong công tác kiểm soát ô nhiễm nước thải, đánh giá mức độ tuân thủ của dòng thải, cũng như thực hiện có hiệu quả Nghị định 04/NĐ-CP/2007 về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Phạm vi ứng dụng

Sổ tay này được áp dụng trong quan trắc nước thải công nghiệp nhằm:

- Cung cấp số liệu về nồng độ và thải lượng của các chất ô nhiễm để nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

- Tự kiểm soát ô nhiễm nước thải;



Các thuật ngữ

Tự quan trắc nước thải là quá trình đo, phân tích các thông số về tính chất vật lý, hoá học và sinh học của nước thải, được thực hiện bởi các doanh nghiệp với mục tiêu đã được xác định theo một chương trình đã lập sẵn về thời gian, không gian và phương pháp, nhằm cung cấp các số liệu cần thiết về nồng độ và thải lượng của các chất ô nhiễm trong nước thải.

Chương trình quan trắc là một bản liệt kê, miêu tả các công việc sẽ được thực hiện nhằm đáp ứng mục tiêu quan trắc, trong đó bao gồm: thông tin phải nhận được, các thông số, các địa điểm, tần suất và thời gian quan trắc, các yêu cầu về trang thiết bị, phương pháp lấy mẫu, phân tích, yêu cầu về nhân lực và các tổ chức tham gia thực hiện.

Kiểm soát chất lượng (viết tắt là QC) trong quan trắc nước thải là một chuỗi các hoạt động nhằm đánh giá, theo dõi và kịp thời điều chỉnh để đạt được độ chính xác và độ lặp lại của các phép đo theo yêu cầu của các tiêu chuẩn chất lượng đã quy định.

Tiêu chuẩn nước thải là giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ của chất gây ô nhiễm trong nước thải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.

Lấy mẫu là quá trình lấy một phần nước thải đại diện cho dòng thải, nhằm kiểm tra các đặc tính khác nhau của nước.

Mẫu đơn là mẫu riêng lẻ, được lấy ngẫu nhiên (có chú ý đến thời gian và/hoặc địa điểm).

Mẫu tổ hợp là hai hoặc nhiều mẫu đơn trộn lẫn với nhau theo tỷ lệ thích hợp đã biết trước, từ đó có thể thu được kết quả trung bình của một đặc tính cần biết. Tỷ lệ này thường dựa trên cơ sở thời gian hoặc dòng chảy.

Điểm lấy mẫu là vị trí chính xác ở trong khu vực mà mẫu được lấy.
PHẦN I

THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

TỰ QUAN TRẮC NƯỚC THẢI
I.1. Xác định mục tiêu quan trắc

Khi thiết kế chương trình quan trắc cần phải xác định mục tiêu rõ ràng. Một chương trình quan trắc có thể nhằm nhiều mục tiêu, thông thường là:

- Tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

- Tự kiểm soát ô nhiễm nước thải;



I.2. Xác định vị trí quan trắc

Yêu cầu đối với mẫu nước thải là phải đại diện cho dòng thải cần quan trắc trước khi thải ra môi trường, vì vậy phải thỏa mãn được các yêu cầu sau:

- Cuối dòng thải trước khi thải ra môi trường.

- Tại đó nước thải được hòa trộn hoàn toàn, độ đồng nhất cao.

- Dễ tiếp cận dòng thải để thực hiện lấy mẫu và đo lưu lượng.

- Phải an toàn cho người thực hiện.

Vị trí quan trắc phải có dòng chảy rối để đảm bảo hòa trộn tốt. Nếu không có điều kiện chảy rối thì có thể tạo ra bằng cách thu hẹp dòng chảy. Thu hẹp dòng chảy phải được đảm bảo rằng không xảy ra sự lắng cặn ở phía trước chỗ thu hẹp. Điểm quan trắc phải ở phía sau của chỗ thu hẹp, và theo qui tắc, phải cách chỗ thu hẹp ít nhất một khoảng bằng 3 lần bề rộng chỗ thu hẹp.

I.3. Xác định các thông số quan trắc

Thông số quan trắc tùy thuộc vào mục tiêu quan trắc.

- Để tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, các thông số cần quan trắc là nhu cầu ô xy hóa học (COD), chất rắn lơ lửng (SS), thủy ngân (Hg), chì (Pb), asen (As), cadimi (Cd).

- Để tự kiểm soát ô nhiễm nước thải, các thông số cần quan trắc tuân theo chương trình quan trắc trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường (được lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2006) hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường (được lập từ ngày 01 tháng 7 năm 2006) hoặc đề án bảo vệ môi trường (được lập từ ngày 01 tháng 7 năm 2006) đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.



I.4. Xác định tần suất quan trắc và thời điểm quan trắc

- Để tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, tần suất quan trắc tối thiểu là 3 lần/tháng vào những thời điểm hoạt động sản xuất diễn ra bình thường.

- Để tự kiểm soát ô nhiễm nước thải, tần suất quan trắc tuân theo chương trình quan trắc trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường (được lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2006) hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường (được lập từ ngày 01 tháng 7 năm 2006) hoặc đề án bảo vệ môi trường (được lập từ ngày 01 tháng 7 năm 2006) đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

I.5. Lập kế hoạch quan trắc

Khi lập kế hoạch quan trắc phải thực hiện các nội dung chính như sau:

- Lập thời gian biểu cho các hoạt động quan trắc: lấy mẫu và đo tại hiện trường, phân tích mẫu, gửi mẫu phân tích ở phòng thí nghiệm bên ngoài (nếu có), xử lý số liệu, báo cáo.

- Xác định các loại mẫu cần lấy, kể cả các mẫu kiểm soát.

- Lập danh mục về trang thiết bị phục vụ lấy mẫu tại hiện trường, xử lý và bảo quản mẫu (nếu cần); danh mục dụng cụ chứa đựng mẫu, hóa chất bảo quản mẫu.

- Xác định nhu cầu về nhân lực tham gia (số lượng, lĩnh vực chuyên môn).

- Lập danh mục các phương tiện bảo hộ, an toàn lao động cho hoạt động quan trắc.

- Lập dự toán kinh phí thực hiện quan trắc, bao gồm: kinh phí gửi mẫu phân tích ở các phòng thí nghiệm bên ngoài (nếu có); kinh phí mua vật tư tiêu hao, dụng cụ hao mòn.

- Phổ biến và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên tham gia.

PHẦN 2

THỰC HIỆN

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC
II.1. Công tác chuẩn bị

Trên cơ sở kế hoạch quan trắc, trước khi tiến hành quan trắc cần thực hiện các bước chuẩn bị như sau:



a) Kiểm tra, hiệu chuẩn các thiết bị đo

Các thông số nhiệt độ, pH, độ dẫn điện, độ muối, độ đục được xác định tại hiện trường bằng các thiết bị đo.

Trước khi đo cần phải kiểm tra, hiệu chuẩn các thiết bị đo theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Các số liệu đo mẫu chuẩn sau khi hiệu chuẩn được ghi vào biểu mẫu kiểm chuẩn thiết bị hiện trường (biểu mẫu số 3 phụ lục 1).

b) Chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu và chứa đựng mẫu và hóa chất bảo quản mẫu

- Lựa chọn vật liệu phù hợp với thông số quan trắc.

Vật liệu dụng cụ lấy mẫu và chứa đựng mẫu phải đảm bảo không tương tác với mẫu về mặt hóa, lý và sinh học làm ảnh hưởng đến chất lượng mẫu, chẳng hạn: thuỷ tinh bosilicat có thể làm tăng hàm lượng silic oxit, chất hữu cơ có thể bị hấp phụ trong bình polyetylen, các kim loại có thể bị hấp phụ trên thành bình thuỷ tinh, florua phản ứng với thuỷ tinh,...

Dụng cụ lấy mẫu và chứa mẫu cần phải có độ bền nhiệt, bền cơ, dễ đóng, mở, có dung tích đủ lớn, khả năng dễ kiếm, rẻ tiền, dễ làm sạch.

- Làm sạch dụng cụ lấy mẫu và chứa mẫu.

Dụng cụ lấy mẫu và chứa mẫu cần phải rửa kỹ để giảm khả năng gây nhiễm bẩn mẫu; cách rửa và chất liệu bình chứa phụ thuộc vào thành phần cần phân tích.

Trong các trường hợp, dụng cụ thuỷ tinh cần rửa bằng nước chứa chất tẩy rửa để loại hết tạp chất bám lại, sau đó tráng kỹ bằng nước cất, trừ trường hợp xác định phosphat, silic, bo và các chất hoạt động bề mặt thì không được dùng các chất tẩy rửa để rửa bình chứa.

Để xác định các hợp chất hữu cơ (hóa chất bảo vệ thực vật), cần xử lý theo những yêu cầu đặc biệt: Tất cả các bình chứa cần được rửa bằng nước và chất tẩy rửa, sau đó tráng kỹ bằng nước cất hoặc nước trao đổi ion, sấy khô ở 105oC trong 2 giờ rồi để nguội, tráng lại bình chứa bằng dung môi chiết mẫu. Cuối cùng làm khô bằng dòng không khí hay nitơ sạch. Ngoài ra những bình chứa đã dùng, sau khi ngâm với axeton 12 giờ, tráng bằng hexan và sấy như trên, có thể được dùng lại.

Để xác định kim loại, bình chứa cần phải được rửa sạch bằng nước và tráng bằng nước cất, ngâm trong axit clohydric hoặc axit nitric 1 mol/l tối thiểu một ngày, sau đó tráng lại bằng nước cất.

Để xác định vi sinh, bình chứa phải được khử trùng ở nhiệt độ 175oC trong 1 giờ. Khi dùng nhiệt độ khử trùng thấp hơn, ở 120oC (khử trùng bằng hơi nước) thì thời gian khử trùng tối thiểu là 2 giờ. Khuyến cáo nên sử dụng túi chứa mẫu dùng một lần đã được khử trùng dạng thương phẩm có sẵn trên thị trường.

- Xác định số lượng dụng cụ lấy mẫu và chứa đựng mẫu phù hợp với số lượng mẫu.

- Chuẩn bị hóa chất bảo quản phù hợp với thông số quan trắc (bảng 1).



Bảng 1. Các yêu cầu kỹ thuật chung thích hợp để bảo quản mẫu nước thải phân tích các thông số lý hóa sinh

Thông số

Loại chai đựng mẫu

Thể tích mẫu tối thiểu (ml)

Cách bảo quản

Thời gian lưu giữ tối đa

(BOD5)

P, G

500

Làm lạnh 20C đến 50C

24 giờ

(COD)

P, G

100

Axít hóa đến pH<2 bằng H2SO4, làm lạnh 20C đến 50C

5 ngày

Chất rắn lơ lửng

P, G

200

Làm lạnh 20C đến 50C

1 – 2 ngày

Arsen

P, BG

100

Axit hóa mẫu đến pH<2 bằng HCl

1 tháng

Thuỷ ngân

BG

100

Axít hóa đến pH<2 bằng HNO3

1 tháng

Chì

P, BG

50

Axít hóa đến pH<2 bằng HNO3

1 tháng

Cadimi

P, BG

50

Axít hóa đến pH<2 bằng HNO3

1 tháng

Crôm (III)

P, BG

50

Axít hóa đến pH<2 bằng HNO3

1 tháng

Crôm (VI)

P, BG

100

Làm lạnh 20C đến 50C

24 giờ

Đồng

P, BG

50

Axít hóa đến pH<2 bằng HNO3

1 tháng

Kẽm

P, BG

50

Axít hóa đến pH<2 bằng HNO3

1 tháng

Niken

P, BG

50

Axít hóa đến pH<2 bằng HNO3

1 tháng

Mangan

P, BG

50

Axít hóa đến pH<2 bằng HNO3

1 tháng

Sắt

P, BG

50

Axít hóa đến pH<2 bằng HNO3

1 tháng

Thiếc

P, BG

50

axit hoá đến pH<2, bằng H2SO4

1 tháng

CN-

P

100

Phụ thuộc phương pháp phân tích

-

Phenol

BG

100

Cu SO4 và axit hóa bằng H3PO4 đến pH<2

24 giờ

Dầu khoáng

G

1000

Làm lạnh 20C đến 50C

24 giờ

Clo dư

P, G

100

-

-

Sunfua

P, G

100

Kiềm hóa bằng Na2CO3

24 giờ

Florua

P (không dùng PTFE)

100

-

1 tháng

Clorua

P, G

100

-

1 tháng

Amoni

P, G

100

Axít hóa đến pH<3 bằng H2SO4, làm lạnh 20C đến 50C

24 giờ

Tổng nitơ

P, G

100

Làm lạnh 20C đến 50C

24 giờ

Tổng phôtpho

P, G

100

Làm lạnh 20C đến 50C

24 giờ

Coliform

bình chứa tiệt trùng

50

Làm lạnh 20C đến 50C

8 giờ

Tổng hoạt độ phóng xạ 

P

100

Thêm 20ml + 1ml HNO3 50% (v/v) vào cho 1l mẫu. pH phải nhỏ hơn 1 .

Giữ ở chỗ tối, ở 2oC đến 5oC



càng sớm càng tốt

Tổng hoạt độ phóng xạ 

c) Chuẩn bị các vật dụng khác

Các vật dụng khác phục vụ quan trắc hiện trường gồm:

- Các biểu mẫu, nhật ký quan trắc: Sổ nhật ký quan trắc, nhãn mẫu.

- Các dụng cụ bảo hộ lao động, an toàn lao động.



II.2. Đo lưu lượng nước thải

a) Lựa chọn thiết bị đo lưu lượng

Thiết bị đo lưu lượng phải có khoảng đo phù hợp với lưu lượng dòng thải của doanh nghiệp (tham khảo bảng 2.1 - phụ lục 2).



b) Phương pháp đo

Lưu lượng nước thải phải được đo liên tục trong 1 ca sản xuất và được chia làm nhiều lần đo, mỗi lần đo cách nhau tối đa là 1 giờ.

Các số liệu về lưu lượng tức thời, lưu lượng trung bình và tổng thể tích nước được ghi chép vào biểu mẫu đo lưu lượng (biểu mẫu số 4 - phụ lục 1).

II.3. Lấy mẫu nước thải và đo tại hiện trường

a) Lấy mẫu

- Phương pháp lấy mẫu: Thông thường nước thải công nghiệp có lưu lượng cũng như hàm lượng các chất ô nhiễm biến thiên theo thời gian, vì vậy để đảm bảo tính chính xác và đại diện cần phải lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu tổ hợp theo lưu lượng và thời gian trong 1 ca sản xuất, nghĩa là gồm các mẫu đơn được lấy và pha trộn sao cho thể tích của mỗi mẫu đơn tỉ lệ với lưu lượng dòng thải tại thời điểm lấy mẫu và được lấy ở những khoảng thời gian bằng nhau trong thời gian lấy mẫu. Khi lấy mẫu cần phải kết hợp với đo lưu lượng.

Thể tích của mẫu đơn cần thiết để trộn vào mẫu tổ hợp tỷ lệ với lưu lượng của nó tại thời điểm lấy mẫu và được tính như sau (xem phụ lục 3):


Thể tích của mẫu đơn cần thiết để trộn

=

Tổng thể tích yêu cầu của mẫu tổ hợp

x

Lưu lượng tại thời điểm lấy mẫu đơn

(Lưu lượng QTB) x (Số mẫu đơn cần trộn)



tải về 364.16 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương