BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 88.82 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích88.82 Kb.
#3657


BỘ TÀI CHÍNH

-----------






CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------------------------------




BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

Dự án Nghị định sửa đổi Nghị định số 109/2013/NĐ-CP

-------------------------------

I. GIỚI THIỆU VỀ NỘI DUNG DỰ ÁN NGHỊ ĐỊNH

1. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến XPVPHC

- Luật xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013.

- Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 của Chính phủ quy định XPVPHC trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí, hóa đơn.

- Thông tư số 186/2013/TT-BTC ngày 05/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh phí và lệ phí.

- Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.

- Thông tư số 31/2014/TT-BTC ngày 07/3/20114 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá.



2. Một số vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định số 109/2013/NĐ-CP

2.1. Về XPVPHC trong lĩnh vực quản lý giá

- Một số hành vi vi phạm mới phát sinh chưa được quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP, gây khó khăn trong quá trình xử phạt các hành vi vi phạm về giá. Ví dụ:

+ Đối với quy định về đăng ký giá, kê khai giá: chưa quy định xử phạt đối với hành vi áp dụng mức giá đăng ký, kê khai không đúng thời hạn theo quy định kể từ ngày thực hiện đăng ký giá, kê khai giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hành vi không kê khai giảm giá phù hợp với biến động giảm giá của yếu tố hình thành giá…

+ Đối với quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá: chưa quy định xử phạt đối với hành vi không thông báo bằng văn bản về Bộ Tài chính khi không đáp ứng đủ các yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng theo quy định; hành vi tổ chức một lớp học quá số lượng học viên so với quy định cho một lớp học…

- Mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP còn chưa phù hợp với thực tiễn thi hành (quá cao hoặc quá thấp).

Ví dụ: Đối với hành vi vi phạm quy định về kê khai giá, đăng ký giá (Điều 11 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP): Mức xử phạt (thấp nhất là phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng; cao nhất là phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng) còn cao, đặc biệt đối với các cá nhân, hộ kinh doanh cá thể (như trường hợp quản lý việc kê khai giá sữa trong thời gian qua tại các địa bàn cấp huyện, xã), gây khó khăn cho việc xử lý các hành vi vi phạm kê khai giá, đăng ký giá tại địa bàn cấp huyện.

Ngược lại, đối với hành vi vi phạm quy định về niêm yết giá (Khoản 1, 2 Điều 12 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP): Mức xử phạt còn thấp, chưa đủ sức răn đe, ngăn ngừa vi phạm trong tương lai (chỉ quy định phạt cảnh cáo đối với các hành vi vi phạm lần đầu; hành vi vi phạm lần thứ hai trở lên chỉ xử phạt ở mức từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng).

- Một số hành vi vi phạm đã quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP nhưng cần thiết sửa đổi, bổ sung để bao quát thực tế phát sinh và bảo đảm tính khả thi trong thực tiễn xử phạt.

Ví dụ: Đối với hành vi vi phạm chính sách trợ cấp: Điều 6 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP chỉ quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm chính sách trợ giá, mà chưa quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm chính sách trợ cấp.

Đối với hành vi không chấp hành đúng giá do cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Điều 8 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP chỉ quy định việc quy định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức quyết định, trong khi thực tế việc quy định giá nói trên được thực hiện dưới hình thức cả Quyết định và Thông báo bằng văn bản về giá; tạo lỗ hổng trong xử phạt các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.

- Có hành vi vi phạm đã được quy định tại các văn bản QPPL chuyên ngành, dẫn đến chồng chéo trong xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể, hành vi đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ trên phương tiện thông tin đại chúng quy định tại Điều 14 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP đã được quy định xử phạt tại Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

2.2. Về XPVPHC trong lĩnh vực phí, lệ phí

- Mức xử phạt một số hành vi vi phạm về phí, lệ phí thấp, chưa đủ giáo dục, răn đe, ngăn ngừa vi phạm trong tương lai.

Ví dụ: Hành vi thu phí trông giữ xe cao hơn quy định phạt phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (khoản 1 Điều 25) là thấp, chưa bảo đảm tính răn đe, ngăn chặn hành vi vi phạm trong tương lai.

- Một số mức xử phạt cao, chưa tương ứng với tính chất, mức đội của hành vi vi phạm.

Ví dụ: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi làm mất liên giao cho người nộp tiền của mỗi số chứng từ chưa sử dụng là chưa tương xứng với tính chất mức độ của hành vi vi phạm.

- Một số quy định trong Nghị định số 109/2013/NĐ-CP chưa thống nhất với pháp luật phí và lệ phí.

Ví dụ: Tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP quy định: Phạt cảnh cáo hành vi không thực hiện đúng thông báo nộp tiền phí, lệ phí của cơ quan thuế (khoản 1 Điều 24). Tuy nhiên, theo quy định pháp luật phí, lệ phí thì cơ quan thông báo nộp phí, lệ phí là cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không nhất thiết phải là cơ quan thuế. Ví dụ: Sở Tài nguyên và Môi trương là cơ quan ra thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Vì vậy, cần sửa đổi Nghị định 109 để tránh bất cập nêu trên.

- Ngoài ra, cần nghiên cứu, bổ sung hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả để góp phẩn nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật.

2.3. Về XPVPHC trong lĩnh vực hóa đơn

- Một số hành vi vi phạm mới phát sinh chưa được quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP, do đó, cơ quan thuế và người nộp thuế gặp khó khăn trong việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt hành chính, cụ thể:

+ Tổ chức, doanh nghiệp vẫn ký hợp đồng, đặt in hóa đơn khi cơ quan thuế đã thông báo tổ chức, doanh nghiệp không đủ điều kiện đặt in hóa đơn.

+ Tổ chức, doanh nghiệp nộp chậm hoặc không nộp thông báo điều chỉnh thông tin tại Thông báo phát hành hóa đơn khi có các tiêu thức tại Thông báo phát hành hóa đơn thay đổi như tên, địa chỉ…

+ Tổ chức, doanh nghiệp nộp chậm hoặc không nộp bảng kê số lượng hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế nơi chuyển đến khi tổ chức, doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

- Một số hành vi vi phạm đã quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP nhưng cần thiết quy định bao quát hơn, giảm việc xử phạt đối với tổ chức, doanh nghiệp khi các hành vi có mức độ không nghiêm trọng hoặc khách quan không thuộc chủ ý của tổ chức, doanh nghiệp và để phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, cụ thể:

+ Tổ chức, doanh nghiệp đã nộp các báo cáo, thông báo đến cơ quan thuế nhưng sau đó, tự phát hiện ra các báo cáo, thông báo đã nộp có sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế công bố quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở tổ chức, doanh nghiệp. Trường hợp này không nghiêm trọng do tổ chức, doanh nghiệp đã tự khắc phục được, đồng thời phù hợp với quy định của Luật Quản lý thuế cho phép người nộp thuế nếu có sai sót thì được kê khai điều chỉnh bổ sung vào bất cứ ngày làm việc nào trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế. Vì vậy, cần thiết quy định không phạt tiền đối với hành vi trên.

+ Hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng khác đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận cần thiết được quy định không bị xử phạt tiền. Nghị định số 109/2013/NĐ-CP mới chỉ quy định mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn (là các sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng) không bị xử phạt tiền.

- Khung tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn còn cao đối với tính chất, mức độ của hành vi, do đó, cần thiết được nghiên cứu điều chỉnh giảm cho phù hợp.

3. Quan điểm, mục tiêu xây dựng Nghị định XPVPHC trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí, hóa đơn.

- Nội dung quy định của Nghị định phải phù hợp với tinh thần và nội dung của Luật XLVPHC;

- Bảo đảm rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp thực tế, bảo đảm tính hợp lý, tính khả thi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành và áp dụng trong thực tế;

- Kế thừa quy định hiện hành còn phù hợp, khắc phục những hạn chế trong các quy định hiện hành; hoàn thiện và bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống văn bản quy định XPVPHC trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí, hóa đơn.



4. Quá trình xây dựng hoàn thiện dự thảo Nghị định

Thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tài chính đã có Quyết định số 55/QĐ-BTC ngày 15/01/2015 thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng dự án Nghị định; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành một số hoạt động tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện XPVPHC về giá, phí, lệ phí, hóa đơn; gửi xin ý kiến của các bộ, ngành và địa phương; tổng hợp giải trình tiếp thu ý kiến tham gia, để phục vụ cho việc xây dựng dự án Nghị định, các hoạt động cụ thể như sau:

- Có công văn đề nghị các bộ, ngành, địa phương tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị định XPVPHC hiện hành, trên cơ sở đó nghiên cứu xây dựng dự án Nghị định;

- Họp lấy ý kiến các cơ quan thuế, tài chính và doanh nghiệp;

- Gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương và đăng dự thảo Nghị định trên Trang Thông tin điện tử Bộ Tài chính để lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân;

- Tổ chức nhiều cuộc họp trao đổi, lấy ý kiến các đơn vị chuyên môn của Bộ Tài chính, hoàn thiện dự thảo Nghị định, xin ý kiến thẩm định Bộ Tư pháp;

Dự thảo Nghị định đã được hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp.

II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN NGHỊ ĐỊNH

XLVPHC nói chung và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí, hóa đơn nói riêng là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý hành chính của Nhà nước. Đây cũng là vấn đề trực tiếp liên quan đến cuộc sống hàng ngày của nhân dân được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội hết sức quan tâm.

Ban soạn thảo đã tiến hành lựa chọn một số vấn đề chính trong số những vấn đề được xem xét để đưa vào báo cáo báo cáo đánh giá tác động, dựa vào tiêu chí là vấn đề đó có ảnh hưởng đáng kể đến nhiều đối tượng doanh nghiệp và người dân và có thể sẽ gây ra nhiều ‎ý kiến tranh luận trong xã hội. Sau khi đánh giá mức độ tác động của mỗi vấn đề dựa vào các tiêu chí kể trên, Ban soạn thảo đã thống nhất đưa các vấn đề sau vào báo cáo để đánh giá một cách chi tiết, bao gồm:

1. Đánh giá tác động của dự thảo Nghị định đối với việc ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm

1.1. Vấn đề thứ nhất: Bảo đảm bao quát các vi phạm hành chính về giá mới phát sinh, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm

a) Xác định vấn đề:

Điểm a khoản 1 Điều 3 Luật XLVPHC quy định về nguyên tắc XPVPHC, trong đó quy định: “Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật”.

Tuy nhiên, đối với XPVPHC trong lĩnh vực giá, đã phát sinh một số hành vi vi phạm mới phát sinh chưa có chế tài xử phạt theo quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP, như hành vi vi phạm quy định về đăng ký giá, kê khai giá; hành vi vi phạm quy định về Quỹ bình ổn giá (như hành vi không cung cấp báo cáo định kỳ Quỹ bình ổn giá; hành vi hạch toán không đúng quy định Quỹ bình ổn giá, hành vi chậm kết chuyển hoặc không kết chuyển tài khoản Quỹ bình ổn giá); hành vi vi phạm quy định về khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu về giá (ở địa phương) và Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá (ở Trung ương)…

b) Mục tiêu cần đạt được: Bảo đảm các hành vi vi phạm mới phát sinh phải được xử lý nghiêm minh, đúng thẩm quyền, đảm bảo công bằng và đúng pháp luật.

c) Các phương án đề xuất lựa chọn:

- PA1: Giữ nguyên như quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP.

- PA2: Bổ sung chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm mới phát sinh.

d) Đánh giá tác động của các phương án:

- Phương án 1 không đáp ứng được mục tiêu là phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh và đúng pháp luật đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá; điều này sẽ dẫn đến khó khăn, không bảo đảm sự công bằng trong quá trình xử phạt các hành vi vi phạm về giá, không răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm tương tự trong tương lai.

- Thực hiện theo phương án 2 sẽ bảo đảm bao quát đạt được mục tiêu đã đề ra. Hiện trong dự thảo Nghị định đã quy định theo phương án này.

1.2. Vấn đề thứ hai: Bảo đảm tính khả thi của các hành vi vi phạm và mức XPVPHC về giá hiện hành trong thực tiễn thi hành

a) Xác định vấn đề:

Điểm b và c khoản 1 Điều 3 Luật XLVPHC quy định về nguyên tắc XPVPHC, trong đó quy định: “b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật; c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng”.

Tuy nhiên, quá trình XPVPHC trong lĩnh vực giá theo Nghị định số 109/2013/NĐ-CP đã phát sinh trường hợp sau:

- Một số hành vi vi phạm đã quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP, tuy nhiên XPVPHC đối với hành vi này rất khó thực hiện do phát sinh các nội dung mới, như hành vi vi phạm chính sách trợ cấp tại Điều 6 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP, hành vi không chấp hành đúng giá do cơ quan, người có thẩm quyền quyết định do Điều 8 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP…

- Ngoài ra, một số hành vi có mức xử phạt chưa phù hợp (quá cao hoặc quá thấp) so với yêu cầu quản lý giá và thực tiễn thi hành việc XPVPHC về giá. Chẳng hạn, đối với hành vi vi phạm quy định về niêm yết giá (Khoản 1, 2 Điều 12 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP), Mức xử phạt còn thấp, chưa đủ sức răn đe, ngăn ngừa vi phạm trong tương lai. Ngược lại, đối với hành vi vi phạm quy định về kê khai giá, đăng ký giá (Điều 11 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP): Mức xử phạt còn cao, đặc biệt đối với các cá nhân, hộ kinh doanh cá thể các hàng hóa, dịch vụ thuộc diện đăng ký, kê khai giá tại địa bàn cấp huyện.

b) Mục tiêu cần đạt được:

- Các hành vi vi phạm phải được xử phạt nhanh chóng, khách quan, công bằng, đúng quy định của pháp luật; tránh tạo “lỗ hổng” trong XPVPHC đối với các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh có hành vi vi phạm.

- Mức xử phạt phù hợp tính chất, mức độ của các hành vi vi phạm, phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về giá và đảm bảo tính khả thi trong xử phạt tại tại các địa phương.

c) Các phương án đề xuất lựa chọn:

- PA1: Giữ nguyên như quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP.

- PA2: Sửa đổi, bổ sung các hành vi vi phạm và mức xử phạt tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP để bao quát thực tế phát sinh, bảo đảm tính khả thi trong thực tiễn xử phạt và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về giá.

d) Đánh giá tác động của các phương án:

- Phương án 1 không khắc phục được những tồn tại hiện nay trong việc xử phạt VPHC về giá do một số hành vi vi phạm như đã nêu trên mặc dù đã quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP nhưng lại không khả thi trong thực tiễn xử phạt.

- Phương án 2 sẽ bảo đảm đạt được mục tiêu đã đề ra. Hiện trong dự thảo Nghị định đã quy định theo phương án này.

1.3. Vấn đề thứ ba: Bảo đảm nguyên tắc một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần

a) Xác định vấn đề: Tại điểm d khoản 1 Điều 3 Luật XLVPHC quy định về nguyên tắc XPVPHC, trong đó quy định:Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

Tuy nhiên, thực tiễn xử phạt VPHC về giá cho thấy phát sinh trường hợp Có hành vi vi phạm đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành. Cụ thể là hành vi đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ trên phương tiện thông tin đại chúng quy định tại Điều 14 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP, đồng thời được xử phạt về hành vi đăng, phát thông tin sai sự thật trong hoạt động báo chí quy định tại Điều 8 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định XPVPHC trong hoạt động báo chí, xuất bản.

b) Mục tiêu cần đạt được:

- Tránh chồng chéo trong quy định của pháp luật về cùng một vấn đề;

- Bảo đảm việc XPVPHC về giá phải thực hiện theo đúng nguyên tắc quy định điểm d khoản 1 Điều 3 Luật XLVPHC:Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

c) Các phương án đề xuất lựa chọn:

- PA1: Giữ nguyên như quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP.

- PA2: Trường hợp VBQPPL chuyên ngành có quy định về XPVPHC đặc thù về hành vi đưa tin thất thiệt về giá thị trường, hành hóa thì dẫn chiếu tới quy định chuyên ngành để áp dụng quy định chuyên ngành đó đồng thời loại bỏ quy định tương ứng tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP.

d) Đánh giá tác động của các phương án:

- Phương án 1: Không khắc phục được tồn tại hiện nay và không đạt được mục tiêu đề ra, dẫn đến chồng chéo trong XPVPHC.

- Phương án 2: Thời gian qua trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là báo điện tử có một số bài viết về giá cả thị trường chưa đúng và chính xác với nội dung quản lý giá của Nhà nước, như về giá sữa, giá cước vận tải… tạo nhiều ý kiến trái chiều, gây tâm lý hoang mang cho dư luận. Do đó, việc quy định xử phạt đối với hành vi đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với riêng lĩnh vực giá là cần thiết, nhằm cụ thể hóa hành vi vi phạm.

Tuy nhiên, do Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định XPVPHC trong hoạt động báo chí, xuất bản đã quy định về xử phạt đối với hành vi trên, việc dẫn chiếu tới các quy định này sẽ giúp bảo đảm nguyên tắc XPVPHC quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Luật XLVPHC đồng thời bảo đảm tính hiệu lực của các quy định XPVPHC tại các VBQPPL chuyên ngành.

Hiện trong dự thảo Nghị định quy định theo Phương án 2.



2. Đánh giá tác động của dự thảo Nghị định đối với khả năng tuân thủ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân

Dự thảo Nghị định bổ sung hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép hoặc đình chỉnh hoạt động liên quan đến hành vi vi phạm.

a) Tác động tiêu cực/chi phí

- Đối với nhà nước:

+ Ngân sách nhà nước phải bảo đảm chi phí tổ chức kiểm tra, giám sát.

+ Chi phí về thất thu thuế, ảnh hưởng ngân sách: Đình

- Đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp bị áp dụng biện pháp tước quyền sử dụng giáy phép thì sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp và mức thuế doanh nghiệp nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước.

- Đối với công dân: Người lao động phải nghỉ việc và không có thu nhập trong thời gian nghỉ việc.

b) Tác động tích cực/lợi ích

- Đối với nhà nước: Tăng tính răn đe, giáo duc, đảm bảo và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật;

- Đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp được hưởng lợi từ việc pháp luật được thực thi nghiêm túc đầy đủ, doanh nghiệp không tốn kém các chi phí phát sinh từ việc bị tạm đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Đối với công dân: Được hưởng môi trường pháp luật công bằng… do hạn chế các tác động tiêu cực do hành vi vi phạm gây ra (môi trường, an ninh, trật tự, an toàn xã hội…).

Kết luận: Từ các đánh giá nêu trên cho thấy với dự kiến bổ sung “hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép hoặc đình chỉnh hoạt động liên quan đến hành vi vi phạm” thì nhà nước phải bỏ ra một khoản chi phí để tổ chức thực hiện các hình thức xử phạt mới này. Tuy nhiên, các lợi ích đạt được là hết sức to lớn, đó là xã hội văn minh, thái độ thực thi, chấp hành pháp luật của công dân được nghiêm túc, từ đó thay đổi cơ bản tình hình vi phạm hành chính hiện nay theo hướng hạn chế cơ bản các vi phạm hành chính. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Nhà nước không phải chi kinh phí cho công tác tổ chức xử phạt hoặc xử lý hành chính và thi hành quyết định xử phạt hoặc thi hành quyết định xử lý hành chính. Trên cơ sở tính toán các lợi ích và chi phí nêu trên, Ban soạn thảo và Tổ biên tập quyết định quy định bổ sung “hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép hoặc đình chỉnh hoạt động liên quan đến hành vi vi phạm” để quy định trong Dự thảo Nghị định.

3. Đánh giá tác động của dự thảo Nghị định đối với cải cách thủ tục hành chính

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính có quyền giải trình về vụ vi phạm với cơ quan có thẩm quyền xử phạt. Việc giải trình phải được gửi bằng văn bản đến cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt.

Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định có thể áp dụng hình thức xử phạt liên quan đến hạn chế quyền của cá nhân, tổ chức như đình chỉ hoạt động có thời hạn, tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc trường hợp phạt tiền tối đa trên 50.000.000 đồng thì ngoài việc giải trình bằng văn bản, cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền yêu cầu giải trình trực tiếp với người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể tự giải trình hoặc ủy quyền cho luật sư, người đại diện hợp pháp của mình tham gia vào việc giải trình.

a) Tác động tiêu cực/chi phí:

- Đối với Nhà nước:

+ Chi phí về thời gian làm việc tăng thêm của người có thẩm quyền do phải nghiên cứu văn bản giải trình của đối tượng có hành vi vi phạm gửi tới.

+ Biên chế cho đội ngũ cán bộ được bố trí để đối tượng vi phạm đến giải trình trực tiếp tăng lên.

+ Chi phí cho việc đào tạo cán bộ để họ có kiến thức, nghiệp vụ nghiên cứu và giải quyết các ý kiến giải trình của đối tượng vi phạm.

- Đối với người dân:

+ Thời gian của người dân để họ nghiên cứu, làm văn bản giải trình.

+ Chi phí gửi văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải trình.

+ Chi phí về thời gian đi lại để giải trình.

+ Chi phí thuê luật sư tham gia vào việc giải trình.

b) Tác động lợi ích

-  Đối với Nhà nước:

+ Trật tự xã hội, trật tự quản lý hành chính được bảo đảm.

+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thêm thông tin để cân nhắc tính hợp pháp,  hợp lý trước khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

+ Tăng tính dân chủ, tăng uy tín của Nhà nước đối với nhân dân.

+ Các vụ khiếu kiện, khiếu nại của đối tượng vi phạm về vụ vi phạm giảm.

+ Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính cũng giảm.

- Đối với người dân:

+ Người dân có cơ hội được giải trình về vụ vi phạm nên tình trạng khiếu nại, khiếu kiện giảm.

+ Người dân sẽ tự nguyện thi hành quyết định xử phạt.

+ Sự tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng tăng lên.

Kết luận, khuyến nghị: Sau khi phân tích và đánh giá, nhóm soạn thảo đánh giá quyết định chọn ghi nhận quyền giải trình của đối tượng trong quá trình xem xét vụ vi phạm hành chính. Phương án này có tác động tích cực như sau:

- Quyền cơ bản của công dân được ghi nhận, đồng thời thể hiện một bước cải cách rõ nét trong thủ tục hành chính nói chung, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính nói riêng.

- Bảo đảm tính dân chủ, công khai, minh bạch trong một khâu của thủ tục xử phạt vi phạm hành chính.

- Tăng niềm tin của nhân dân đối với cơ chế, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.

- Tăng hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Đánh giá tác động của dự thảo Nghị định đối với XPVPHC trong lĩnh vực hóa đơn

4.1. Dự kiến kết quả đạt được

a) Thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật XLVPHC và tổng thể hệ thống pháp luật Việt Nam.

Trong quá trình xây dựng, dự thảo đã luôn bám sát với các mục tiêu yêu cầu nói trên, kịp thời thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong các nội dung liên quan; đồng thời đảm bảo sự đồng bộ với các văn bản pháp luật khác có liên quan cũng như năng lực tổ chức thực hiện trong từng giai đoạn. Qua đó, tạo điều kiện cho việc phòng chống có hiệu quả đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn, đồng bộ thống nhất với hệ thống pháp luật thuế, cụ thể:

- Dự thảo Nghị định đã chuẩn lại mức xử phạt về mất hóa đơn của người bán và người mua về cùng một mức do mức độ, tính chất của hành vi là như nhau.

- Dự thảo Nghị định quy định tổ chức được điều chỉnh lại các báo cáo đã nộp cho cơ quan thuế mà không bị xử phạt tiền nếu việc điều chỉnh này trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế để phù hợp với quy định của Luật quản lý thuế.

- Dự thảo Nghị định đề xuất làm rõ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn đối với công chức thuế, Đội trưởng Đội thuế, Chi cục trưởng Chi cục thuế, Cục trưởng Cục Thuế. Tại Điều 44 Nghị định 109/2013/NĐ-CP đã quy định thẩm quyền của các chức danh nêu trên theo đúng quy định tại Điều 44 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, do Điều 44 Luật XLVPHC chưa rõ mức xử phạt của các chức danh nêu trên mà mức xử phạt đối với cá nhân hay tổ chức, dự thảo Nghị định đề xuất mức xử phạt tại Điều 44 Nghị định 109/2013/NĐ-CP là mức áp dụng đối với cá nhân.

b) Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế; bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong việc áp dụng văn bản pháp luật

Bên cạnh những kết quả đạt được, Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện quy định XLVPHC trong lĩnh vực hóa đơn được quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP cũng đã chỉ ra một số những thiếu sót, cần được tiếp tục hoàn thiện ví dụ như một số hành vi vi phạm chưa được quy định rõ mức xử phạt dẫn đến cơ quan thuế lúng túng khi tiến hành xử phạt hoặc một số vi phạm chưa được quy định về xử phạt. Vì vậy dự thảo Nghị định đã khắc phục những hạn chế này để bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng khi áp dụng văn bản pháp luật đồng thời nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế, cụ thể như sau:

- Dự thảo Nghị định bổ sung mức phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn trước 5 ngày kể từ khi thông báo phát hành đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

- Dự thảo Nghị định giao Cục trưởng Cục Thuế căn cứ tình hình thực tế để xem xét không xử phạt khi tổ chức, cá nhân làm mất, cháy, hỏng hóa đơn trong trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng khác.

- Dự thảo Nghị định bổ sung hành vi và mức xử phạt đối với không nộp hoặc nộp chậm thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn; không nộp hoặc nộp chậm bảng kê hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế nơi chuyển đến khi doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

4.2. Dự báo các khó khăn và các biện pháp triển khai thi hành

Bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước đang trải qua giai đoạn khó khăn, nhiều diễn biến không thuận lợi: Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể; Công tác quản lý thuế theo hướng hiện đại đang trong quá trình hoàn thiện, Việc cải cách, hoàn thiện các pháp luật về thuế nói chung, về xử phạt nói riêng luôn là vấn đề nhạy cảm. Vì vậy, cùng với việc ban hành quy định về xử phạt trong lĩnh vực hóa đơn rõ ràng, công khai, minh bạch, đơn giản, để đảm bảo các quy định đi vào thực tiễn cuộc sống đòi hỏi có sự đồng thuận cao trong xã hội, sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp, sự tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.

Từ những mặt thuận lợi, khó khăn dự kiến sẽ phát sinh nêu trên, để triển khai tốt Nghị định này cần phải:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, giải thích chính sách nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của tổ chức và cá nhân.

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan đến XPVPHC trong lĩnh vực hóa đơn để công tác xử phạt vi phạm nhanh chóng, hiệu quả và hiệu lực;

- Thực hiện đồng bộ các chính sách, biện pháp: XPVPHC trong lĩnh vực hóa đơn; hành chính, tuyên truyền giáo dục,... nhằm hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn.



III. KẾT LUẬN

Trong thời gian qua việc thực hiện quy định về XPVPHC trong lĩnh vực phí, lệ phí, hóa đơn đã đạt được mục tiêu, yêu cầu khi ban hành: Đáp ứng được thực tế triển khai Luật XLVPHC; là công cụ quan trọng trong quản lý nhà nước, nhằm duy trì trật tự, kỷ cương, giáo dục, phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật giá, phí, lệ phí, hóa đơn; góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân liên quan.



Việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP sẽ khắc phục được những vướng mắc hiện hành, quy định rõ các hành vi vi phạm, chế tài xử phạt phù hợp với tính chất, mức độ của từng hành vi vi phạm, tạo thuận lợi cho cơ quan có liên quan trong việc xử phạt vi phạm, đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật./.

BỘ TÀI CHÍNH


Каталог: tintuc -> Lists -> ChiDaoDieuHanh -> Attachments
Attachments -> ĐẢng bộ khối các cơ quan tw
Attachments -> BỘ CÔng an số: 411/bc-bca cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Điều Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 103/2013/NĐ-cp ngày 12/9/2013 quy định về xử phạt VI phạm hành chính trong hoạt động thủy sản
Attachments -> Hội nghị toàn quốc sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2016
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 1215/btp-pbgdpl v/v tăng cường quản lý về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ TƯ pháp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> VĂn phòng số: 1470/tb-vp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> DỰ thảO ngày 16/12/2014
Attachments -> VĂn phòng số: 1503/vp-tv về việc giới thiệu sách tiếng Việt mới tại Thư viện CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 88.82 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương