BỘ thuỷ SẢN



tải về 122.94 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích122.94 Kb.
#5188

BỘ THUỶ SẢN
-------


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------


Số: 339/1998/QĐ-BTS

Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 1998

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN CẤP NGÀNH



BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN

- Căn cứ Nghị định số 50 - CP ngày 21 tháng 6 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thuỷ sản;
- Xét tờ trình ngày 30 tháng 6 năm 1998 của Ông vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ;
quyết định


Ðiều 1.- Ban hành 04 tiêu chuẩn cấp Ngành sau đây :

1. 28 TCN 120:1998 "Quy trình sản xuất giống cá catla"

2. 28 TCN 121:1998 "Cá nước ngọt - cá chép V1 bố mẹ - Yêu cầu kỹ thuật"

3. 28 TCN 122:1998 "Cá nước ngọt - Cá chép giống V1 - Yêu cầu kỹ thuật"

4. 28 TCN 123:1998 "Quy trình nuôi cá chép V1 thương phẩm"

Ðiều 2.- Hình thức ban hành các tiêu chuẩn trên là khuyến khích áp dụng trong phạm vi cả nước và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Ðiều 3.- Các ông Chánh Văn phòng Bộ; Thủ trưởng các Vụ, Cục; Chánh Thanh tra Bộ; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ; Giám đốc Sở thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; các Cơ sở nuôi trồng thuỷ sản và các đơn vị có liên quan khác chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


 

Nơi nhận :
- Như điều 3
- Văn phòng Chính phủ
- Công báo
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng
- Tổng cục TC-ÐL-CL và T.tâm TC-CL
- Lưu VT, Vụ KHCN

BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN
Tạ Quang Ngọc


 

28TCN120 : 1998

VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG CÁ CATLA



LỜI NÓI ĐẦU :

28 TCN 120 : 1998 'Quy trình sản xuất giống cá catla' do Viện nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ để nghị, Bộ Thuỷ sản ban hành theo Quyết định số : 339/1998/QÐ-BTS ngày 11 tháng 7 năm 1998.

 

QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG CÁ CATLA



The procedure for seed production of catla

1. Ðối tượng và phạm vi áp dụng.

Quy trình này quy định trình tự, nội dung và yêu cầu kỹ thuật để sản xuất giống cá catla (catla catla Hamilton. 1822), áp dụng cho các cơ sở sản xuất giống trong phạm vi cả nước.



2. Nội dung quy trình

2.1 Sơ đồ quy trình sản xuất



Nuôi vỗ cá bố mẹ

đ

Cho đẻ nhân tạo

đ

Thu và ấp trứng nở thành cá bột

đ

Ương cá bột lên cá hương

đ

Ương cá hương lên cá giống

2.2 Nuôi vỗ cá bố mẹ

2.2.1 Yêu cầu kỹ thuật tuyển chọn cá bố mẹ để nuôi vỗ

- Ngoại hình : Cá khoẻ mạnh, không bệnh tật, không dị hình.

- Tuổi : Từ 3 đến 8 tuổi.

- Khối lượng : Từ 2 đến 10 kg/cá thể

2.2.2 Nuôi vỗ cá bố mẹ

2.2.2.1 Thời gian nuôi vỗ.

Thời gian nuôi vỗ cá bố mẹ kéo dài từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau bao gồm 2 giai đoạn :

- Nuôi vỗ tích cực từ tháng 9 đến tháng 12

- Nuôi vỗ thành thục từ tháng 1 đến tháng 3

2.2.2.2 Ðiều kiện ao nuôi vỗ

Yêu cầu kỹ thuật ao nuôi vỗ cá bố mẹ theo 28 TCN 55-79

2.2.2.3 Chuẩn bị ao nuôi vỗ.

a. Yêu cầu môi trường ao nuôi

Trong thời gian nuôi vỗ, nước ao phải đạt các chỉ tiêu sau đây :

- độ pH = 6,5 - 8,0

- Ðộ trong = 20 - 30 cm.

- Hàm lượng ôxy hoà tan không nhỏ hơn 3 mg/l

- Nước có màu xanh lá chuối non, mật độ động vật phù du đạt 200.000 - 300.000 thể/lít.

b. Nội dung chuẩn bị ao nuôi vỗ theo các Mục 5, 6, 7 và 8 của 28 TCN 62-79.

2.2.2.4 Mật độ, tỷ lệ đực/cái vá nuôi vỗ trong ao.

- Ao nuôi đơn cá catla : Mật độ thả là 10 kg/100m2

- Ao nuôi ghép : Có thể tăng mật độ lên 20 - 30% so với nuôi đơn bằng biện pháp nuôi ghép thêm các loài cá khác (trừ cá mè hoa).

- Cá bố mẹ nuôi vỗ trong cùng 1 ao với tỷ lệ đực/cái là 1,5/1,0

2.2.2.5 Chăm sóc và quản lý ao nuôi.

- Thời kỳ nuôi vỗ tích cực, cho cá ăn lượng thức ăn hỗ hợp (có hàm lượng đạm tổng số là 30%) bằng 1,5 - 3,0% khối lượng cá trong ao/ngày.

- Thời kỳ nuôi vỗ thành thục, cho cá ăn lượng thức ăn tinh bằng 0,5% khối lượng cá trong ao/ngày. Nếu kiểm tra thấy cá béo, có thể ngừng cho ăn thức ăn tinh.

- Hàng ngày cho cá ăn vào buổi sáng, hoặc chiều mát tại các vị trí cố định trong ao.

- Ðịnh kỳ bón phân xanh, hoặc phân chuồng để gây sinh vật phù du làm thức ăn cho cá. Lượng phân chuồng sử dụng khoảng 25 - 30 kg/100m2/tuần, lượng phân xanh sử dụng khoảng 40 - 50kg/100m2/tuần. Khi bón, phân chuồng rải đều xung quanh ao, phân xanh bón thành từng bó ngâm ở góc ao.

- Buổi sáng hàng ngày, phải kiểm tra quan sát màu nước ao, sự hoạt động của cá và căn cứ vào tình hình thời tiết để quyết định điều chỉnh lượng thứuc ăn, phân bón cho phù hợp. Nếu thấy cá nổi đầu, hoặc ao cạn nước thì phải kịp thời cấp nước mới cho ao, đồng thời giảm lượng thức ăn và phân bón.

- Ðịnh kỳ kiểm tra cá bố mẹ mỗi tháng 1 lần vào buổi sáng, hoặc chiều mát để tránh làm cá bị mệt và sây sát. Căn cứ vào mức độ gầy, hoặc béo của cá để tăng, hoặc giảm lượng thức ăn cho phù hợp. Nếu thấy cá bị bệnh, phải kịp thời xử lý để ngăn ngừa bệnh lây lan.

2.3 Cho cá đẻ

2.3.1 Công trình sinh sản nhân tạo giống cá catla theo 28 TCN 56-79

2.3.2 Mùa vụ cá đẻ

- Miền Bắc (từ Thừa Thiên - Huế trở ra) : Từ tháng 4 đến tháng 9

- Miền Nam (từ Ðà Nẵng trở vào) : Từ tháng 3 đến tháng 11

2.3.3 Ðiều kiện nhiệt độ

Nhiệt độ nước thích hợp cho cá đẻ là 26 - 30oC

2.3.4 Yêu cầu chọn cá cho đẻ

2.3.4.1 Cá cái

- Cá khoẻ mạnh, bụng to và mềm, lỗ sinh dục nở có màu hồng nhạt.

- Dùng que thăm trứng để kiểm tra, thấy trứng tròn căng, rời từng hạt và có màu trắng ngà.

2.3.4.2 Cá đực.

Cá khoẻ mạnh, vuốt nhẹ 2 bên sườn bụng về phía hậu môn, thấy sẹ có màu trắng tương đối đặc chảy a.

2.3.5 Tỷ lệ đưc/cái cho đẻ : 1/1 hoặc 1,5/1,0

2.3.6 Tiêm kích dục tố

2.3.6.1 Loại kích dục tố

- Não thuỳ thể (ký hiệu PG)

- Luteotropin Releasing Hormoned Analog (ký hiệu LRH-A)

- Human Chorionic Gonadotropin (ký hiệu HCG).

2.3.6.2 Liều lượng kích dục tố

a. Ðối với cá cái có thể dùng 1 trong 4 cách sau :

- 15 mg PG/1 kg cá cái (não thuỳ cá chép ngâm aceton để khô).

- 40 m LRH-A + 5 mg Motilium/1 kg cá cái.

- 12 mg PG + 500 UIHCG/1 kg cá cái.

- 3 mg PG + 30 m g LRH-A+5 mg Motilium/1 kg cá cái

b. Ðối với cá đực liều dùng bằng 1/3 liều dùng cho cá cái.

2.3.6.3 Phương pháp tiêm

a. Số lần tiêm

- Ðầu vụ, có thể tiêm 2 lần cho cá cái; lần 1 liều tiêm bằng 1/5 - 1/4 tổng liều kích dục tố lần 2 liều tiêm bằng 4/5- 3/4 tổng liều kích dục tố. Khoảng cách giữa 2 lần tiêm là 4 - 6 giờ.

- Giữa vụ hoặc cuối vụ, có thể chỉ cần tiêm 1 lần cho cá cái. Nên tiêm cho cá vào khoảng 4 - 5 giờ chiều để hôm sau cá đẻ vào sáng sớm khi thời tiết còn mát.

- Với cá đực, chỉ tiêm một lần cùng với lần tiêm thứ 2 cho cá cái.

b. Vị trí tiêm : Gốc vây ngực, hoặc cơ lưng (phần cơ dưới vây lưng và trên đường bên).

c. Cách tiêm theo các Mục 5.2 và 5.3 của 28 TCN 66 - 79.

2.3.7 Thời gian cá đẻ.

Trong điều kiện nhiệt độ 26 - 30oC, cá sẽ đẻ sau khi tiêm lần 2 khoảng 4 - 6 giờ.

2.4 Thu và ấp trứng.

2.4.1 Thu trứng

- Trứng cá mới đẻ có kích thước 2,1 - 2,2 mm. Sau 1 - 2 giờ trứng trương trong nước đạt kích thước 5,3 - 6,5 mm thì vớt trứng ra đưa vào bể ấp.

- Cách thu trứng theo Mục 10 của 28 TCN 66 - 79.

2.4.2 ấp trứng

Cách ấp trứng và thu cá bột theo Phần II (ấp trứng) của 28 TCN 66 - 79

2.5 Ương cá bột lên cá hương

2.5.1 Ao ương

2.5.1.1 Yêu cầu kỹ thuật đối với ao ương theo 28 TCN 55 - 89

2.5.1.2 Chuẩn bị ao ương theo các Mục 10 và 11 của 28 TCN 62 - 79

2.5.2 Mật độ, thời gian ương

2.5.2.1 Mật độ ương

- 150 - 200 cá thể/m2 (nếu ương thẳng lên cá hương).

- hoặc 300 - 400 cá thể/m2 (sau 15 ngày ương phải san cá ra diện tích ao gấp đôi diện tích ương ban đầu).

2.5.2.2 Thời gian ương : 30 ngày

2.5.3 Thả cá

- Thả cá vào buổi sáng, hoặc chiều tối thi trời mát. Không thả cá vào ao lúc trời đang mưa to, hoặc vừa mưa xong.

- Khi thả cá, cho từ từ nước ao vào dụng cụ đang chứa cá bột và giữ yên tĩnh trong khoảng 10 - 15 phứt, sau đó nhẹ nhàng để cá bơi ra đều khắp quanh ao.

2.5.4 Quản lý ao ương cá hương

2.5.4.1 Cho cá ăn

- Tuần đầu cứ 100 m2 ao ương mỗi ngày cho cá ăn 200 - 300 g bột đậu tương đã được nấu chín và hoà nước té đều quanh ao. Co thể thay bột đậu tương bằng cám gạo, bột ngô, bột sắn ..., nhưng phải bổ sung thêm 10% bột cá nhạt.

- Từ tuần thứ 2 trở đi, có thể dùng thức ăn không cần nấu chín để cho cá ăn. Lượng thức ăn tăng dần đến 600g/100m2 ao ương vào tuần cuối cúng.

2.5.4.2 Bón phân.

- Mỗi tuần bón phân cho ao ương 1 lần, mỗi lần bón 20 - 30 kg phân chuồng/100m2 ao, hoặc 40 - 50 kg phân xanh/100m2 ao. Có thể thay phân chuồng, hoặc phân xanh bằng phân vô cơ (đạm/lân = 2/1) với lượng 300 - 500 g/100m2 ao/tuần. Khi bón, phân chuồng rắc đều quanh ao, phân xanh bó thành từng bó và ngâm ở các góc ao.

- Ðiều chỉnh lượng phân bón để đảm bảo cho nước ao thường xuyên có màu xanh lá chuối non. Chất lượng nước ao thường xuyên phải đảm bảo các chỉ tiêu sau : thực vật phù du khoảng 3 - 4 triệu cá thể/lít, độ ôxy hoà tan không nhỏ hơn 3 mg/lít, độ trong đạt 20 - 30 cm, độ pH từ 7 đến 8.

2.5.4.3 Phòng trưd địch hại, dịch bệnh, quấy dẻo ao và kiểm tra cá theo các Mục 7 và 8 của 28 TCN 68 - 79

2.5.5 Thu hoạch và vận chuyển cá hương.

2.5.5.1 Yêu cầu cỡ cá khi thu hoạch

- Chiều dài đạt 2,5 - 3 cm/cá thể.

- Khối lượng đạt 0,4 - 0,5 g/cá thể.

2.5.5.2 Thao tác thu hoạch cá theo Mục 9 của 28 TCN 68 - 79

2.5.5.3 Vận chuyển cá hương

- Trước khi vận chuyển đi xa, cá phải được luyện ép ở trong bể có nước chảy liên tục với mật độ 1,5 - 2,0 vạn cá thể/m3, hoặc nhốt trong giai tại ao rộng với mật độ 5000 - 10000 cá thể/m3 từ 4 đến 6 giờ.

- Vận chuyển cá hương bằng thúng sơn, thùng nhựa, hoặc túi polyetylen đóng kín bơm ôxy tốt nhất vào lúc sáng sớm, hoặc buổi chiều khi thời tiết mát.

2.6 Ương cá hương lên cá giống.

2.6.1 Ao ương.

2.6.1.1 Yêu cầu kỹ thuật đối với ao ương theo 28 TCN 55 - 79

2.6.1.2 Chuẩn bị ao ương theo các Mục 10 và 11 của 28 TCN 62-79

2.6.2 Mật độ và thời gian ương

2.6.2.1 Mật độ ương : 10 - 16 con/m2

2.6.2.2? Thời gian ương : 60 ngày

2.6.3 Thả cá theo Mục 2.5.3 của Tiêu chuẩn này

2.6.4 Quản lý ao ương cá giống

2.6.4.1 Cho cá ăn

- Dùng thức ăn hỗn hợp (gồm tinh bột, đậu tương, bột cá) có hàm lượng đạm thô tổng số là 20 - 25%.

- Lượng thức ăn cho cá ăn hằng ngày quy định trong bảng 1.

Bảng 1 : Lượng thức ăn hàng ngày cho ương cá giống

Thời gian ương (tuần)

Lượng thức ăn cho 1 vạn cá/ngày (kg)

1 - 2

2 - 3

3 - 4

4 - 5

5 - 6

6 - 7

7 - 8

9 - 11

2.6.4.2 Bón phân theo Mục 2.5.4.2 của Tiêu chuẩn này

2.6.4.3 Theo dõi, kiểm tra

- Hàng ngày kiểm tra ao vào sáng sớm theo dõi sự hoạt động của cá, màu sắc nước và độ sâu ao, ... để điều tiết nước ao, điều chỉnh lượng phân bón cho hợp lý.

- Ðịnh kỳ kiểm tra cá 15 ngày/lần, theo dõi tình hình sinh trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Nếu cá nhiễm bệnh, phải điều trị kịp thời để phòng tránh bệnh lây lan.

2.6.5 Thu hoạch và vận chuyển cá giống

2.6.5.1 Cỡ cá khi thu hoạch : Chiều dài cá thể đạt 6 - 10 cm.

2.6.5.2 Thao tác thu hoạch và vận chuyển cá giống theo quy định trong các Mục 2.5.5.2 và 2.5.5.3 của Tiêu chuẩn này.

3. Phụ lục

Một số chỉ tiêu kỹ thuật trong quy trình sản xuất giống cá catla

3.1 Tỷ lệ thành thục nuôi vỗ cá bố mẹ : 80 - 90%

3.2 Tỷ lệ cá đẻ (so với cá đã thành thục) : 60 - 80%

3.3 Tỷ lệ trứng thụ tinh : 60 - 70%

3.4 Tỷ lệ trứng nở (so với trứng đã thụ tinh) : 80 - 90%

3.5 Năng suất cá bột: 4 - 6 vạn con/1kg cá cái

3.6 Tỷ lệ sống của cá hương : 40 - 60%

3.7 Tỷ lệ sống của cá giống: 70 - 80%

 

28TCN121 : 1998

CÁ NƯỚC NGỌT - CÁ CHÉP V1 BỐ MẸ - YÊU CẦU KỸ THUẬT

LỜI NÓI ĐẦU :

28 TCN 121 : 1998 'Cá nước ngọt - Cá chép V1 bố mẹ - Yêu cầu kỹ thuật' do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ đề nghị, Bộ Thuỷ sản ban hành theo Quyết định số : 339/1998/QÐ-BTS ngày 11 tháng 7 năm 1998.

 

CÁ NƯỚC NGỌT - CÁ CHÉP V1 BỐ MẸ - YÊU CẦU KỸ THUẬT



Freshwater fish - Seleced common carp brood stock (V1) - Technical requirements

1. Ðối tượng và phạm vi áp dụng.

1.1 đối tượng

Tiêu chuẩn này quy định những chỉ tiêu, chất lượng của cá chép V1 bố mẹ.

Cá chép V1 bố mẹ được tạo ra từ các dòng cá chép Hungri, chép vàng Inđônêxia, chép vẩy trắng Việt Nam và đã qua chọn lọc nhiều thế hệ tại Viện nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I theo sơ đồ tạo giống trong Phụ lục 1.

2.2 Phạm vi áp dụng.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các cơ sở sản xuất giống cá chép V1 trong phạm vi cả nước.



2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1 Cá bố mẹ để nuôi vỗ

Chất lượng cá bố mẹ tuyển chọn để nuôi vỗ phải theo đúng mức và yêu cầu quy định trong bảng 1.

Bảng 1 : Yêu cầu kỹ thuật tuyển chọn cá bố mẹ để nuôi vỗ



Chỉ tiêu

Mức và yêu cầu

 

Cá cái

Cá đực

1. Tuổi cá (năm

2 - 6 (thích hợp 3 - 4)

2. Khối lượng (kg)

1,5 - 6,0 (thích hợp 2 - 4)

1,0 - 6,0 (thích hợp 2 - 4)

3. Ngoại hình

Không dị hình, toàn thân phủ vẩy kín, trơn nhẵn không sây sát

4. Màu sắc

vàng nhạt

5. Trạng thái hoạt động

Cá khoẻ mạnh, hoạt động bình thường

6. Mức cảm nhiễm bệnh

Theo quy định trong Phụ lục 2

2.2 Cá bố mẹ cho đẻ

Chất lượng cá bố mẹ chọn để cho đẻ phải theo đúng yêu cầu kỹ thuật quy định trong bảng 2.

Bảng 2 : Yêu cầu kỹ thuật chọn cá bố mẹ để cho đẻ

Chỉ tiêu

Yêu cầu kỹ thuật

 

Cá cái

Cá đực

1. Ngoại hình

- Bụng to, da bụng mỏng, mềm

- Toàn thân không sây sát



- Bụng to, da bụng mỏng, mềm

- Toàn thân không sây sát, có các nốt sần ở nắp mang (đặc điểm sinh dục phụ)



2. Tuyến sinh dục

- Lỗ sinh dục lồi lên và có màu hồng.

- Buồng trứng to, mềm và đàn hồi.

- Các hạt trứng rời nhau có kích thước đồng đều (1,15 - ,17mm) màu ngà vàng sáng bóng


Sẹ đặc màu trắng sữa

3. Trạng thái hoạt động

Cá khoẻ mạnh, hoạt động bình thường

4. Mức cảm nhiễm bệnh

Theo qui định trong Phụ lục 2

3. Phương pháp kiểm tra

3.1.1 Dụng cụ kiểm tra

Một số dụng cụ chủ yếu để kiểm tra chất lượng cá chép V1 bố mẹ quy định trong bảng 3.

Bảng 3 : Dụng cụ kiểm tra chất lượng cá chép V1 bố mẹ



Danh mục

Quy cách, đặc điểm

Số lượng

1. Panh

Loại thẳng

1 - 2

2. Phiến kính

Kích thước 30 x 60 x 1mm

5 - 10

3. Kính giải phẫu hoặc kính lúp

Thị trường kính x 10 x 20

1

4. Cân đĩa đồng hồ

Cân được tối đa 10 kg, độ chính xác 0,1 kg

1

5. Que thăm trứng

Dài 300 mm

1

6. Túi vải

400 x 600 mm

4

3.2 Lẫy mãu

Kiểm tra toàn bộ số cá chọn để nuôi vỗ, hoặc chọn để cho đẻ.

3.3 Kiêm tra các chỉ tiêu

3.3.1 Ngoại hình, Màu sắc, Trạng thái hoạt động

Quan sát từng cá thể trong điều kiện ánh sáng tự nhiên. Căn cứ vào những quy định trong bảng 1 và bảng 2 để đánh giá về ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động của cá.

3.3.2 Tuổi cá.

Xác định tuổi cá theo phương pháp của LF.Pravdin, Bản dịch Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật 1973.

3.3.3 Khối lượng

Bắt từng cá thể cho vào túi vải để cân xác định khối lượng cá.

3.3.4 Tuyến sinh dục

3.3.4.1 Cá cái

Quan sát từng cá thể về hình dáng buồng trứng, lỗ sinh dục trong điều kiện ánh sáng tự nhiên. Dùng tay để cảm nhận độ mềm và độ đàn hồi của buồng trứng. Sau đó, dùng que thăm trứng lấy trứng đặt trên phiến kính, quan sát các hạt trứng dưới ánh dáng tự nhiên.

3.3.4.2 Cá đực.

Lần lượt với từng cá thể, vuốt nhẹ hai bên bụng gần hậu môn cá cho sẹ chảy ra, quan sát sẹ bằng mắt dưới ánh sáng tự nhiên.

3.3.5 Mức cảm nhiễm bệnh.

Kiểm tra chỉ tiêu Mức cảm nhiễm bệnh của cá chép V1 bố mẹ theo 28 TCN 101:1997 do các cơ quan chức năng được Bộ Thuỷ sản chỉ định thực hiện.



4. Phụ lục

4.1 Sơ đồ lai chọn cá chép V1



Sơ đồ lai chọn lọc tạo cá chép V1

 

Chép trắng Việt Nam

 

Chép vẩy Hungari

 

Chép vàng Inđônêxia

 

V

 

H

 

I

F1 (đơn)

H.I

 

I.V

 

V.H

 

E V x G H.I

 

E H x G I.V

 

E I x G V.H

F1 (kép)1986

V(H.I)

 

H (I.V)

 

I (V.H)

 

 

 

Chọn lọc hàng loạt

 

 

F2 1998

V(H.I)

 

H (I.V)

 

I(V.H)

 

 

 

Chọn lọc hàng loạt

 

 

F3 1989

V(H.I)

 

H (I.V)

 

I (V.H)

 

 

 

Chọn lọc hàng loạt

 

 

F4 1991

V(H.I)

 

H (I.V)

 

I (V.H)

 

 

 

Chọn lọc hàng loạt

 

 

F5 1993

V (H.I)

 

H (I.V)

 

I (V.H)

Chọn lọc hàng loạt

F6 1995

V (H.I)

 

H (I.V)

 

I (V.H)

4.2 Mức cảm nhiễm bệnh

Tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm cho phép đối với một số bệnh chủ yếu của cá chép V1 bố mẹ quy định trong bảng 4.

Bảng 4 : Tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm cho phép đối với một số bệnh chủ yếu của cá chép V1 bố mẹ.

(Theo Phụ lục 1 và Phụ lục 7 của 28TCN101 : 1997)



Tên bệnh

Dấu hiệu bệnh lý

 

  

Cho phép

Phải xử lý

Cho phép

Phải xử lỳ

1. Bệnh đốm đỏ xuất huyết

- Cá kém ăn, hoặc bỏ ăn, thường bơi trên tầng mặt.

- Thân, vây, gốc vây cá bị xuất huyết



< 10

10

Có 1 - 2 đốm đỏ, xuất huyết

Có nhiều vết đỏ, loét xuất huyết

2. Bệnh trùng mỏ neo

- Cá gầy yếu, kém ăn, đầu to, thân nhỏ.

-Thân, da, vây, mang cá màu sắc không bình thường



< 30

30

< 5 trùng/cá thể

5 trùng/cá thể

3. Bệnh rận cá

Trùng bám trên cơ thể cá để hút máu và làm viêm loét thân, da, mang.

< 30

30

< 10 trùng/cá thể

10 trùng cá thể

4. Bệnh sán lá đơn chủ

- Da cá tái, có nhiều nhớt.

- Mang cá có màu sắc nhợt nhạt, mất khả năng hô hấp



< 70 trùng

70 trùng

< 50

trùng/cung mang



50

trùng/cung mang



 

28TCN122 : 1998

CÁ NƯỚC NGỌT - CÁ CHÉP GIỐNG V1 - YÊU CẦU KỸ THUẬT



LỜI NÓI ĐẦU :

28 TCN 122 : 1998 'Cá nước ngọt - Cá chép giống V1 - Yêu cầu kỹ thuật' do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ đề nghị, Bộ Thuỷ sản ban hành theo Quyết định số : 339/1998/QÐ-BTS ngày 11 tháng 7 năm 1998.

 

CÁ NƯỚC NGỌT - CÁ CHÉP GIỐNGV1 - YÊU CẦU KỸ THUẬT



Freshwater fish - Seleced common carp brood seed (V1) - Technical requirements

1. Ðối tượng và phạm vi áp dụng.

Tiêu chuân này quy định những chỉ tiêu chất lượng của cá chép giống V1, được áp dụng cho các cơ sở sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chép V1 trong phạm vi cả nước.

Giải thích thuật ngữ cá chép V1 theo 28 TCN121:1998

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1 Cỡ cá giống

Cá chép giống V1 được chia thành ba giai đoạn có quy cỡ như quy định trong Bảng 1

Bảng 1 : Cỡ cá chép giống V1



Giai đoạn

Chiều dài (mm)

Khối lượng (g)

Thời gian nuôi (ngày)

Cá bột

5 - 7

0,0020 - 0,0022

2 - 3

Cá hương

25 - 30

0,6 - 1,0

21 - 25

Cá giống

70 - 100

15 - 20

45 - 60

2.2 Chỉ tiêu cảm quan

Chất lượng cá chép giống V1 phải theo đúng yêu cầu quy định trong Bảng 2

Bảng 2. Yêu cầu kỹ thuật cá chép giống

Chỉ tiêu

Yêu cầu

Cá bột

Cá hương

Cá giống

1. Màu sắc

Ghi sẫm

Trắng bạc

Vàng da cam nhạt

2. Ngoại hình

Không dị hình

Toàn thân phủ kín vẩy, trơn nhẵn, không sây sát, không dị hình

3. Trạng thái hoạt động

Bơi chìm trong nước

Hoạt động bình thường, bơi chìm trong nước theo đàn

4. Mức cảm nhiễm bệnh

Theo quy định trong Phụ lục

3. Phương pháp kiểm tra

3.1 Dụng cụ kiểm tra được quy định trong Bảng 3

Bảng 3. Dụng cụ kiểm tra chất lượng cá chép giống

Danh mục

Quy cách, đặc điểm

Số lượng

1. Vợt cá bột

Dùng vải lưới phù du cỡ No = 64, đường kính vợt 350 - 400mm

1

2. Vợt cá hương

Dùng lưới a = 40 mm, đường kính vợt 350 - 400 mm

1

3. Vợt cá giống

Dùng lưới a = 40 - 50 mm, đường kính vợt 350-400mm

1

4. Thước đo chiều dài

Có chia vạch chính xác đến mm

1

5. Cân kỹ thuật

Loại 50g, độ chính xác đến mg

1

6. Cân

Loại 5 kg, độ chính xác 20g

1

7. Chậu (hoặc xô) nhựa sáng màu

Loại dung tích 10 lít

2

8. Bát nhựa hoặc sứ trắng

Loại dung tích 1,0 - 1,5 lít

3

3.2 Lấy mẫu kiểm tra

3.2.1 Số lượng mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan và chiều dài cá

- Cá bột : Dùng vợt cá bột lấy ngẫu nhiên khoảng 100 cá thể từ giai chứa thả vào bát chứa sẵn 0,5 lít nước sạch.

- Cá hương : Dùng vợt cá hương lấy ngẫu nhiên khoảng 100 cá thể từ giai chứa thả vào chậu, hoặc xô chứa sẵn 2 - 3 lít nước sạch.

- Cá giống : Dùng vợt cá giống lấy ngẫu nhiên khoảng 100 cá thể từ giai chứa thả vào chậu, hoặc xô chứa sẵn 2 - 3 lít nước sạch.

3.2.2 Số lượng mẫu để kiểm tra chỉ tiêu khối lượng cá.

- Cá bột : Lấy 3 mẫu, mỗi mẫu khoảng 2g cá

- Cá hương : Lấy 3 mẫu, mỗi mẫu khoảng 500g cá

- Cá giống : Lấy 3 mẫu, mỗi mẫu khoảng 1000g cá

3.3 Kiểm tra các chỉ tiêu

3.3.1 Ngoại hình, máu sắc, trạng thái hoạt động

Quan sát trực tiếp cá bột trong bát, hoặc cá hương, cá giống trong chậu (hoặc xô) ở điều kiện ánh sáng tự nhiên. Ðánh giá về ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động của cá bột, cá hương và cá giống theo quy định trong Bảng 2.

3.3.2 Chiều dài.

- Cá bột : không cần kiểm tra chiều dài (chỉ cần xác định cá không bị dị hình).

- Cá hương và cá giống : Vớt không ít hơn 50 cá thể và lần lượt đo toàn dài từng cá thể. Ðọc chiều dài cá từ mút đầu đến hết vây đuôi. Với cá hương, phải có 90% số cá kiểm tra đạt chiều dài theo quy định. Với cá giống, phải có 80% số cá kiểm tra đạt chiều dài theo quy định.

3.3.3 Khối lượng

3.3.3.1 Cá bột

- Cho khoảng 20 - 30g nước sạch lên đĩa cân kỹ thuật và xác định cụ thể khối lượng của nước.

- Dùng vợt bắt cá trong giai chứa, để chảy vừa hết nước trong vợt thì đổ cá vào đĩa cân chứa nước đã cân. Sau đó, xác định khối lượng của nước và cá trong đĩa cân.

- Ðếm số cá thể trong mẫu cân để tính khối lượng trung bình của cá thể. Tiến hành cân ba lần rối lấy giá trị trung bình. Với cá bột, phải có 90% số cá kiểm tra đạt khối lượng theo quy định.

3.3.3.2 Cá hương và cá giống

- Ðặt chậu (hoặc xô) đã chứa 2 - 3 lít nước sạch lên đĩa cân để xác định khối lượng của chậu và nước.

- Dùng vợt bắt cá trong giai chứa, để chảy vừa hết nước trong vợt thì đổ cá vào chậu nước đã cân. Sau đó, xác định khối lượng của chậu nước và cá.

- Ðếm số cá thể trong mẫu cân để tính khối lượng trung bình của cá thể. Tiến hành cân ba lần rồi lấy giá trị trung bình. Với cá hương, phải có 90% số cá kiểm tra đạt khối lượng theo quy định. Với cá giống, phải có 80% số cá kiểm tra đạt khối lượng theo quy định.

3.3.4 Mức cảm nhiễm bệnh

Kiểm tra chỉ tiêu Mức cảm nhiễm bệnh của cá chép giống V1 theo 28TCN101:1997 do các cơ quan chức năng được Bộ Thuỷ sản chỉ định thực hiện.



4. Phụ lục

Tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm cho phép đối với một số bệnh chủ yếu của cá chép giống V1 quy định trong Bảng 4.

Bảng 4. Tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm cho phép đối với một số bệnh chủ yếu của cá chép giống V1

(Theo Phụ lục 1 và Phụ lục 7 của 28 TCN101:1997)



Tên bệnh

Dấu hiệu bệnh lý

Tỷ lệ % cảm nhiễm

Tỷ lệ % cảm nhiễmCường độ cảm nhiễm

Cho phép

Phải xử lý

Cho phép

Phải xử lý

1. Bệnh Bào tử trùng

- Các gầy yếu, cơ thể bị dị hình, cong đuôi

- Trên da, mang cá có thể nhìn thấy các bào nang bằng hạt tấm màu trắng đục



< 30

30

< 5 bào nang/lamen

5 bào nang/lamen

2. Bệnh trùng bánh xe

- Trên thân cá có nhiều chất nhớt màu hơi trắng đục, mang bị phá huỷ.

- Cá bơi không định hướng và thường bơi trên tầng mặt



< 70

70

< 20 trùng/ 10 x 10(*)

20 trùng/ 10 x 10(*)

3. Bệnh trùng quả dưa

- Trùng thường ký sinh trên cơ thể cá thành những điểm màu trắng đục.

- Da, vây, mang cá có nhiều chất nhớt làm giảm khả năng hô hấp và bảo vệ



< 30

> 30

< 5 trùng/ lamen

5 trùng/ lamen

4. Bệnh sán lá đơn chủ

- Da cá tái có nhiều nhớt

- Mang cá có màu sắc nhợt nhạt, mất khả năng hô hấp



< 70

70

< 20 trùng/ cung mang

20 trùng/ cung mang

Ghi chú : (*) : Thị trường kính hiển vi 10 x 10

 

28TCN123 : 1998

QUY TRÌNH NUÔI CÁ CHÉP V1 THƯƠNG PHẨM

LỜI NÓI ĐẦU :

28 TCN 123 : 1998 'Quy trình nuôi cá chép V1 thương phẩm'' do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ đề nghị, Bộ Thuỷ sản ban hành theo Quyết định số : 339/1998/QÐ-BTS ngày 11 tháng 7 năm 1998.

 

QUY TRÌNH NUÔI CÁ CHÉP V1 THƯƠNG PHẨM



The procedure for grow-out selected common carp (V1)

1. Ðối tượng và phạm vi áp dụng.

Quy trình này quy định trình tự, nội dung và những yêu cầu kỹ thuật để nuôi cá chép V1 thương phẩm trong ao, áp dụng cho các cơ sở nuôi cá nước ngọt trong phạm vi cả nước.

Giải thích thuật ngữ cá chép V1 theo 28TCN121:1998.

2. Nội dung quy trình

2.1 Sơ đồ quy trình nuôi



Chuẩn bị ao nuôi



Thả cá giống

đ

Quản lý chăm sóc ao



Thu hoạch

2.2 Ao nuôi

2.2.1 Ðiều kiện kỹ thuật ao nuôi theo các Mục 2.3.4 và 5 của 28TCN55-79.

2.2.2 Chuẩn bị ao nuôi theo các Mục 13, 14, 15 và 16 của 28TCN 62-79.

2.2.3 Thả giống

2.3.1 Tiêu chuẩn cá giống

Cá chép giống V1 để nuôi thương phẩm phải đạt yêu cầu chất lượng theo quy định của 28 TCN122:1998

2.3.2 Mùa vụ thả

2.3.2.1 Với cá giống lưu từ năm trước, phải thả giống nuôi vào tháng 2 - 3.

2.3.2.2 Với cá giống sản xuất trong năm, phải thả giống nuôi vào tháng 5 - 6 hoặc tháng 10 - 11.

2.3.3 Mật độ thả

2.3.3.1 Nuôi ghép

Nuôi ghép cá chép V1 trong ao với các loài cá khác là đối tượng nuôi chính (như : mè, trắm cỏ, rôhu, mrigal), mật độ cá chép V1 là 1 cá thể/10 - 20m2.

2.3.3.2 Nuôi đơn

Trong ao nuôi đơn cá chép V1, mật độ thả là 1 cá thể/1,5 - 2,0m2.

2.4 Quản lý chăm sóc

2.4.1 Cho cá ăn

2.4.1.1 Trong ao nuôi ghép cá chép V1 với các loài cá khác là đối tượng nuôi chính, chế độ bón phân, cho cá ăn theo Mục 8 của 28 TCN 69-79.

2.4.1.2 Trong ao nuôi đơn cá chép V1

a. Loại thức ăn.

Trong ao nuôi đơn, cho cá chép V1 ăn bằng thức ăn tổng hợp có hàm lượng đạm tổng số khoảng 20 - 30% và có thể dùng một trong các công thức thức ăn quy định trong Bảng 1.

Bảng 1. Các công thức thức ăn nuôi cá chép V1

Công thức

Công thức

Công thứcÐạm tổng số (%)

Tổng số (%)

Thành phần

Tỷ lệ %







Công thức 1

Ðỗ tương

40

24

6

Ngô

59

Vitamin

1

Công thức 2

Bột cá nhạt

35

23

8

Cám gạo

64

Vitamin

1

Công thức 3

Bột cá nhạt

30

24

8

Khô đỗ tương

10

Cám gạo

59

Vitamin

1

Công thức 4

Khô đỗ tương

55

26

7

Cám gạo

25

Thóc

19

Vitamin

1

Nguyên liệu làm thức ăn cho cá phải được nghiền thành bột, trộn đều và ép thành viên. Nếu không có điều kiện ép viên, thì sau khi nghiền nguyên liệu thành bột, có thể trộn đều và cho nước vào nắm thành từng nắm để cho cá ăn ngay.

b. Cách cho ăn.

Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều lúc trời mát.

Thức ăn để vào sàn ăn đặt cách đáy ao 10 - 20 cm. Cứ 300 m2 ao, đặt một sàn cho cá ăn.

c. Lượng thức ăn.

Lượng thức ăn hằng ngày tính theo khối lượng cá dự kiến có trong ao được quy định trong bảng 2.

Bảng 2. Lượng thức ăn cho cá ăn hằng ngày

Thời gian

Lượng thức ăn (Tính bằng % khối lượng cá trong ao)

Tháng thứ nhất

8 - 9

Tháng thứ 2 - 3

4 - 6

Tháng thứ 4 - 5

2 - 3

Các tháng tiếp theo

2

2.4.2 Quản lý ao.

Buổi sáng hằng ngày, phải kiểm tra quan sát ao để phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng :

- Nếu thấy cá nổi đầu có tiếng động mà không lặn xuống, phải cấp thêm nước mới vào ao cho đến khi cá không còn nổi đầu nữa, đồng thời ngừng bón phân trong một tuần.

- Ðộ sâu nước ao dưới mức quy định, phải kiểm tra bờ, cống tìm chỗ rò rỉ để xử lý rồi cấp thêm nước vào ao cho đạt độ sâu quy định.

- Nếu thấy thức ăn vẫn còn trong sàn cho cá ăn, phải giảm lượng thức ăn cho phù hợp.

- Thường xuyên dọn cỏ, vớt bèo trong ao.

- Bờ ao bị sụt lở, đăng cống hư hỏng, phải tu sửa kịp thời (nhất là về mùa mưa lũ).

2.4.3 Kiểm tra cá

Mỗi tháng kiểm tra cá một lần, xác định khối lượng của 30 - 50 cá thể để theo dõi sinh trưởng của cá và phát hiện tình trạng phát sinh bệnh trong ao nuôi.

2.4.4 Phòng bệnh.

- Ðịnh kỳ 15 ngày khử trùng 1 lần nước ao bằng vôi bột với lượng 1,5 - 2,0 kg/100m2 nước ao.

- Thường xuyên treo túi vôi bột cạnh sàn cho cá ăn với lượng 2 - 4 kg/túi/sàn.

2.5 Thu hoạch

Thu hoạch cá chép V1 theo Mục 10 của 28TCN 69-79



3. Phụ lục.

Kết quả nuôi thương phẩm cá chép V1

Nếu áp dụng đúng Qui trình kỹ thuật nuôi đơn cá chép V1 thương phẩm, có thể đạt được những kết quả sau :

3.1 Tỷ lệ sống của cá khi thu hoạch : 80 - 90%

3.2 Cỡ cá trung bình khi thu hoạch : 0,5 - 0,7 kg/con

3.3 Năng suất nuôi bình quân sau 8 tháng nuôi : 2 tấn/ha



3.4 Hệ số thức ăn : 2,2 - 2,5

 

tải về 122.94 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương