BỘ thông tin và truyềN thông thuyết minh dự thảO



tải về 94.57 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích94.57 Kb.
#16367


BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG



















THUYẾT MINH DỰ THẢO

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

TRẠM MẶT ĐẤT INMARSAT F77 SỬ DỤNG TRÊN TÀU BIỂN

HÀ NỘI - 2011

MỤC LỤC

1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI


1.1 Tên đề tài theo đề cương............................................................................................3

1.2 Mục tiêu..........................................................................................................................3

1.3 Các nội dung đã thực hiện.........................................................................................3

2. GIỚI THIỆU VỀ THIẾT BỊ TRẠM MẶT ĐẤT INMARSAT F77 SỬ DỤNG TRÊN TÀU BIỂN


2.1 Tổng quát ......................................................................................................................3

2.2 Dịch vụ của INNMARSAT F.................................................................................4

2.3 Các loại Inmarsat........................................................................................................5

2.4 Giới thiệu thiết bị ........................................................................................................6


3. CÁC YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI NHÓM THIẾT BỊ INMARSAT F77

4. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ LIÊN QUAN


4.1 ITU.................................................................................................................................12

4.2 IEC.................................................................................................................................13

4.3 ETSI ..............................................................................................................................13

5. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN


5.1 Các qui định liên quan đến phương pháp xây dựng tiêu chuẩn.....................14

5.2 Lựa chọn cơ sở căn cứ xây dựng qui chuẩn ......................................................13

5.3 Phương pháp xây dựng.............................................................................................15

5.4 Phương pháp biên soạn ............................................................................................15

5.5 Đối chiếu dự thảo quy chuẩn với tài liệu tham chiếu chính............................16

BẢNG ĐỐI CHIẾU TIÊU CHUẨN VIỆN DẪN …………………….................................16




1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI


1.1 Tên đề tài:

"Thiết bị trạm mặt đất Inmarsat F77 sử dụng trên tàu biển"



1.2 Mục tiêu:

Xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Thiết bị trạm mặt đất Inmarsat F77 sử dụng trên tàu biển



1.3 Các nội dung đã thực hiện

1. Hội thảo thẩm định, duyệt đề cương.

2. Thực hiện rà soát:

+ Các qui định liên quan đến quản lý chất lượng nhóm sản phẩm thiết bị vô tuyến hàng hải, các quy định liên quan hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS: Global Maritime distress and safety system) trong và ngoài nước, nghiên cứu các khuyến nghị và tiêu chuẩn của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế.

+ Rà soát các tiêu chuẩn ngành về thiết bị đầu cuối hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS: Global Maritime distress and safety system) do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.

+ Rà soát nội dung của các đề tài khoa học công nghệ đã thực hiện từ trước, tổng hợp các nội dung liên quan

3. Đánh giá khả năng thực tế áp dụng.

4. Tổ chức hội thảo nội bộ lựa chọn tài liệu tham chiếu chính: Đề xuất tài liệu tham chiếu chính, phương pháp xây dựng tiêu chuẩn.

5. Phân công dịch thuật, soạn thảo, chỉnh sửa hình vẽ theo mẫu tiêu chuẩn

6. Hội thảo mở rộng, xin ý kiến chuyên gia

7. Hoàn thiện dự thảo

2. GIỚI THIỆU VỀ THIẾT BỊ TRẠM MẶT ĐẤT INMARSAT F77 SỬ DỤNG TRÊN TÀU BIỂN


2.1 Tổng quát

Thiết bị Inmarsat F77 hoạt động trong mạng Inmarsat toàn cầu do công ty Inmarsat Ltd có trụ sở ở London cung cấp dịch vụ.


Liên lạc với thiết bị Inmarsat F77 được thực hiện qua các vệ tinh tới các trạm LES (Land Earth Station) được điều phối bởi các NCS (Network control service).

Inmarsat F77 là sản phẩm kế tiếp cho thiết bị Inmarsat-B. Ngoài dịch vụ thoại và fax, nó bổ sung dịch vụ ISDN di động và dịch vụ dữ liệu gói MPDS. ISDN 128 Kbit/s đảm bảo truyền số liệu với chi phí thấp, điều khiển từ xa. MPDS đảm bảo đường truyền ổn định, tích hợp công nghệ IP. Cước tính theo lưu lượng chứ không phải thời gian sử dụng giúp giảm thiểu tối đa các chi phí cho các ứng dụng. Các dịch vụ cung cấp qua Internet bao gồm: truy nhập Web, các dịch vụ giáo dục, giải trí và tìm kiếm thông tin. Inmarsat F77 cũng thỏa mãn các yêu cầu mới nhất về an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu GMDSS. Các ứng dụng bao gồm: truyền số liệu, Internet, LAN và truy nhập mạng riêng, e-mail, fax, gửi tin, SMS, thoại, bảo mật, hội nghị truyền hình, lưu giữ và gửi video, điều khiển từ xa, cập nhận lưu đồ thời tiết, y tế từ xa, GMDSS. Ngoài ra còn có các thiết bị Inmarsat khác như: I-2, I-3, I-4, Fleet 33, Fleet 55, mini-M, mini-C, D, D+, E/E+.

2.2 Dịch vụ của INMARSAT F

Các dịch vụ do INMARSAT Fleet cung cấp bao gồm: Thoại, fax và truyền dữ liệu cho các tàu biển và trên bờ, với các kích cỡ ăngten khác nhau phù hợp với các loại tàu biển.

Thực hiện cuộc gọi cũng như truy nhập thư điện tử và sử dụng Internet ISDN, hoặc duy trì kết nối liên tục với MPDS, mà chỉ phải trả cước theo lưu lượng sử dụng

2.3 Các loại Inmarsat:

1. Inmarsat B

Là dịch vụ hàng hải số ra đời đầu tiên và năm 1993, hỗ trợ thoại, telex, fax và số liệu với tốc độ từ 9.6kbps đến 64kbps.

2. Inmarsat C

Hỗ trợ truyền dữ liệu gọi 2 chiều bằng thiết bị nhỏ gọn, giá thành thấp. Các dịch vụ cung cấp bao gồm email, telex và fax, cũng như truyền tín hiệu an toàn cứu nạn một cách đơn giản.

3. Inmarsat F

+ Fleet 33: Thoại, fax, dữ liệu chuyển mạch kênh 9.6kbps , MPDS.

+ Fleet 55: Thoại, fax, 64kbps ISDN, MPDS.

+ Fleet 77: Thoại, fax, 128kbps ISDN, MPDS, tính năng GMDSS mở rộng. Hoàn toàn hỗ trợ GMDSS, bao gồm cả chức năng đặt độ ưu tiên gọi khẩn cấp như quy định trong IMO A888 (21). Ngoài ra cung cấp thoại và truyền dữ liệu tốc độ cao lên đến 128kbps.
2.4 Giới thiệu thiết bị

1. Inmarsat F77 MOBILE EARTH STATION Models FELCOM 70 của FURONO ELECTRIC CO.,LTD - Nhật Bản


+ Đặc tính kỹ thuật: Thông tin thoại chất lượng cao 64 kbps (ISDN), Truyền dẫn số liệu tốc độ cao 64 kbps (ISDN/MPDS), Fax chất lượng cao 9,6 kbps, Bộ phận cảnh báo cứu nạn trong các trường hợp khẩn cấp



  • Tần số TX: 1626.5 - 1660.5 MHz

  • RX: 1525.0 - 1559.0 MHz

  • Khoảng cách kênh: 1,25 kHz (min), 5 kHz (thoại), 40 kHz (ISDN/MPDS)

  • Mã hoá thoại: Digital coding/decoding

  • Nguồn 100-220 VAC, 24 VDC với bộ chuyển đổi DC-AC;

  • Công suất: 110 W

  • Thử môi trường: Tuân thủ IEC 60945

  • Nhiệt độ hoạt động: Phần thiết bị ở dưới tàu: -15oC  55oC, Phần thiết bị ở trên tàu: -25oC  50oC

  • Chống thấm nước: IPX6 ( IEC 60529 )

  • EMC: IEC 60945

  • Thử rung IEC 60945

+ Tiêu chuẩn: Thiết bị này tuân thủ theo các tiêu chuẩn Inmarsat SDM, IMO A.808 (19), A.694(17), IEC 60945, IEC 61097-13
2. NERA F77 của Thrane & Thrane - Đan Mạch


+ Chỉ tiêu kĩ thuật: Thoại: 4,8 kbps, 64 kbps, 3,4 kbps audio; Số liệu: 64 kbps MPDS, 56/64 kbps ISDN, 128 kbps ISDN, Fax: 9,6 kbps Nhóm 3, 64 Kbps nhóm 4, 3,1 kHz Audio; An toàn: GMDSS - Nguồn 24 VDC

+ Tính năng thoại: Lưu trữ số: 10 số đã gọi gần đây; Danh bạ: 99 số; Hạn chế cuộc gọi đi: Có; Xem lưu lượng: Có; Hỗ trợ SIM Card: Có; Khoá mã truy nhập: Có; Thông tin bảo mật: STU IIB/STU III

+ Giao diện: ISDN 4 x RJ-45 connectors; 4 khối thiết bị đầu cuối; Đầu nối tương tự: 2 x RJ-45; RS-422 (4 dây); 1 đầu vào USB; RS-232 2 x 9-pin D-SUB connector

+ Nguồn cung cấp: 110 - 240 VAC +/- 10%, 47 – 63 Hz; Một chiều: 20 - 32 VDC; Công suất tiêu thụ 40W recive/idle, 150W transmit

+ Môi trường hoạt động:


  • Nhiệt độ lưu trữ: -30oC  70oC

  • Nhiệt độ hoạt động: Phần dưới tàu: 0oC  45oC . Độ ẩm: 95%; Phần trên tàu: -25oC 55oC . Độ ẩm: 95%

3. Inmarsat F77 Ship Earth Station JUE 410-F của Japan Radio Co., Ltd (JRC)


+ Dịch vụ: JUE 410-F cung cấp các dịch vụ chất lượng cao và bảo mật gồm truyền thoại, fax, telex và truyền số liệu. JUE-410F thoả mãn các yêu cầu cảu Inmarsat F77 System Definition Manual.

+ Các chỉ tiêu kỹ thuật:



  • Tần số: Tx: 1626,5Mhz - 1660,5 MHz; Rx: 1525,0Mhz - 1559,0 MHz

  • EIRP: 32 +1/-2 dBW

  • G/T: > -4 dBk

  • Điều chế: BPSK: 3 Kbps

O-QPSK: 4.8 Kbps

16 QAM: 64 Kbps



  • Nguồn cung cấp:

  • Điện áp: 100/110//200/220 VAC  10%

  • Tần số: 50/60 Hz  6%

  • Môi trường hoạt đông: Nhiệt độ : -25oC  + 55 oC cho ADE

-15oC  + 55 oC cho BDE

Độ ẩm:  95 %


3. CÁC YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI NHÓM THIẾT BỊ INMARSAT F77


Thiết bị trạm mặt đất Inmarsat F77 sử dụng trên tàu biển thuộc nhóm thiết bị vô tuyến phải tuân thủ các yêu cầu về tần số và phát xạ, tránh gây can nhiễu cho các hệ thống thông tin vô tuyến khác và đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên vô tuyến. Nhóm thiết bị này thuộc Danh mục thiết bị bắt buộc phải chứng nhận hợp quy (ban hành kèm theo TT 07/2009/TT-BTTTT) và thuộc Danh mục thiết bị phát, thu phát sóng VTĐ nhập khẩu cần có giấy phép nhập khẩu (tại TT 02/2006/TT-BBCVT hướng dẫn thi hành nghị định 12CP của Chính phủ).

Hiện nay, việc đánh giá chứng nhận hợp quy và quản lý chất lượng đối với trạm mặt đất Inmarsat F77 sử dụng trên tàu biển do chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật riêng cho loại thiết bị này nên phải sử dụng “Chỉ tiêu kỹ thuật áp dụng cho chứng nhận hợp chuẩn thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện” được ban hành kèm theo Quyết định số 478/2001/QĐ-TCBĐ ngày 15/6/2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện. Các nội dung tại quyết định 478/2001/QĐ-TCBĐ chỉ qui định các chỉ tiêu kỹ thuật (04 chỉ tiêu) áp dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện, không qui định phương pháp đo cũng như các yêu cầu về điều kiện đo kiểm và các giới hạn cho từng chỉ tiêu cụ thể. Việc sử dụng quyết định 478/2001/QĐ-TCBĐ để thực hiện đánh giá phù hợp tiêu chuẩn là chỉ mang tính chất tạm thời do tại thời điểm năm ban hành (2001) thì hệ thống tiêu chuẩn của ngành còn thiếu, nội dung của các tiêu chuẩn ngành là không đồng nhất và công tác chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn mới được triển khai nên không đánh giá được yêu cầu thực tế quản lý.



Đối với nhóm thiết bị thu phát vô tuyến nghiệp vụ hàng hải nói chung và thiết bị thuộc hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS: Global Maritime distress and safety system), Bộ đã ban hành một số tiêu chuẩn ngành (TCN) và qui định về điều kiện kỹ thuật và khai thác như:

1

Thiết bị thông tin – Yêu cầu chung về môi trường

TCN 68-149: 1995

2

Trạm đầu cuối di động mặt đất của hệ thống thông tin di động toàn cầu qua vệ tinh phi địa tĩnh trong băng tần 1÷3GHz – Yêu cầu kỹ thuật

TCN 68-180: 1999

3

Thiết bị viễn thông – Yêu cầu chung về phát xạ

TCN 68-191:2000

4

Thiết bị thông tin vô tuyến – Yêu cầu tương thích điện từ trường

TCN 68-192:2000

5

Phao vô tuyến chỉ vị trí khẩn cấp hàng hải (EPIRB) hoạt động ở tần số 121,5 hoặc 121,5 và 243 MHz – Yêu cầu kỹ thuật.

TCN 68-199:2001

6

Phao vô tuyến chỉ vị trí khẩn cấp hàng hải (EPIRB) hoạt động ở tần số 406,025 MHz – Yêu cầu kỹ thuật.

TCN 68-198:2001

7

Phao vô tuyến chỉ vị trí khẩn cấp hàng hải (EPIRB) hoạt động ở tần số 1,6 GHz – Yêu cầu kỹ thuật.

TCN 68-200:2001

8

Thiết bị gọi chọn số (DSC) – Yêu cầu kỹ thuật

TCN 68 – 201:2001

9

Điện thoại vô tuyến MF và HF – Yêu cầu kỹ thuật

TCN 68 - 202: 2001

10

Thiết bị điện báo in trực tiếp băng hẹp thu thông tin khí tượng và hàng hải – Yêu cầu kỹ thuật

TCN 68 – 203: 2001

11

Thiết bị Radiotelex sử dụng trong các nghiệp vụ MF/HF hàng hải - yêu cầu kỹ thuật

TCN 68 – 204: 2001

12

Bộ phát đáp rada tìm kiếm cứu nạn - Yêu cầu kỹ thuật

TCN 68 – 205: 2001

13

Thiết bị trạm mặt đất Inmarsat-B sử dụng trên tàu biển - Yêu cầu kỹ thuật

TCN 68 - 247: 2006

14

Thiết bị trạm mặt đất Inmarsat-C sử dụng trên tàu biển - Yêu cầu kỹ thuật

TCN 68 - 248: 2006

15

+ Quyết định 47/2006/QĐ-BBCVT ngày 29/11/2006 Ban hành “Quy định về điều kiện kỹ thuật và khai thác đối với thiết bị vô tuyến cự ly ngắn sử dụng có điều kiện”.



Sau khi tiến hành rà soát lại hệ thống TCN và các quy định liên quan nhóm chủ trì nhận thấy:

+ Các tiêu chuẩn ngành đã ban hành của Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) đều được xây dựng trên tài liệu tham chiếu chính là tiêu chuẩn của các tổ chức ETSI, ITU, IEC.

+ Các tiêu chuẩn liên quan đến nhóm thiết bị thu phát vô tuyến nghiệp vụ hàng hải nói chung và thiết bị thuộc hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu các tài liệu của ETSI và IEC. Cụ thể:



  • TCN 68-198:2001 : Phao vô tuyến chỉ vị trí khẩn cấp hàng hải (EPIRB) hoạt động ở tần số 406,025 MHz – Yêu cầu kỹ thuật: chấp thuận áp dụng các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn ETSI 300 066 của Viện Tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu.

  • TCN 68-203:2001 : Thiết bị điện báo in trực tiếp băng hẹp thu thông tin khí tượng và hàng hải – Yêu cầu kỹ thuật: chấp thuận áp dụng các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn ETSI 300 065 của Viện Tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu.

  • TCN 68-199:2001 : Phao vô tuyến chỉ vị trí khẩn cấp hàng hải (EPIRB) hoạt động ở tần số 121,5 hoặc 121,5 và 243 MHz – Yêu cầu kỹ thuật : chấp thuận áp dụng các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn ETSI 300 152 của Viện Tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu.

  • TCN 68-204:2001 : Thiết bị Radiotelex sử dụng trong các nghiệp vụ MF/HF hàng hải - yêu cầu kỹ thuật: chấp thuận áp dụng các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn ETSI 300 067 của Viện Tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu.

  • TCN 68-215:2002 : Thiết bị VSAT – Yêu cầu kỹ thuật (Băng C): chấp thuận nguyên vẹn những sở cứ kỹ thuật dùng cho quản lý đối với thiết bị VSAT theo tài liệu TBR 43 (băng tần 4/6 GHz) của Viện Tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu.

  • TCN 68-247:2006 : Thiết bị Inmarsat-B sử dụng trên tàu biển - Yêu cầu kỹ thuật: chấp thuận áp dụng các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn IEC 61097-10 của tổ chức IEC .

  • TCN 68-248:2006 : Thiết bị Inmarsat-C sử dụng trên tàu biển - Yêu cầu kỹ thuật: chấp thuận áp dụng các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn ETS 300 065 của Viện Tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu.

4. TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ LIÊN QUAN


Một số tổ chức tiêu chuẩn hóa trên thế giới đã có khuyến nghị và tiêu chuẩn kỹ thuật cho thiết bị vô tuyến cự ly ngắn dải tần 25 MHz – 1000MHz

4.1 ITU

ITU đã đưa ra các tiêu chuẩn về bức xạ nói chung và các tiêu chuẩn liên quan đến viễn thông và an toàn cứu nạn. Các khuyến nghị này bao gồm:



  • ITU-R SM. 329-10: “Unwanted emissions in the spurious domain”. Khuyến nghị này đưa ra các giới hạn bức xạ giả cho nhiều loại thiết bị và dịch vụ, trong đó có cả dịch vụ truyền hình quảng bá. Đây không phải là khuyến nghị đặt ra các tiêu chuẩn kỹ thuật về bức xạ, phát xạ dành riêng cho thiết bị trạm mặt đất Inmarsat F77 dùng trên tàu biển.

  • ITU-R SM. 1541-1: “Unwanted emissions in the out of band domain”. Khuyến nghị này đưa ra các giới hạn bức xạ ngoài băng không mong muốn cho các loại thiết bị và dịch vụ khác nhau. Khuyến nghị này không đặt ra các tiêu chuẩn kỹ thuật dành riêng cho thiết bị trạm mặt đất Inmarsat F77 dùng trên tàu biển.

  • ITU-R SM. 328-10: “Spectra and Bandwidth of emissions”. Khuyến nghị này đưa ra các định nghĩa, phương pháp xác định các độ rộng băng tần, phổ bức xạ. Trong khuyến nghị này không có các chỉ tiêu kỹ thuật cũng như phương pháp đo đánh giá các chỉ tiêu về bức xạ, phát xạ.

  • Emegency Telecom-e Part 3: "Some Technical Aspects of
    Disaster Communications". Tài liệu giới thiệu các ứng dụng của các thiết bị Inmarsat trong hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải

4.2 IEC

  • IEC 60945 : 2002, Marine navigational equipment – General requirements – Methods of testing and required test results.

  • Tiêu chuẩn này đề cập đến các yêu cầu cho thiết bị hàng hải thu phát sóng vô tuyến nói chung. Các yêu cầu về kỹ thuật và phương pháp đo đánh giá được đề cập chi tiết.

  • IEC 61097-13: 2003, Global maritime distress and safety (GMDSS). Part 13 : Inmarsat F77 ship earth station equipments, methods of testing and required test results.

  • Tiêu chuẩn này đề cập đến các yêu cầu về hoạt động, an toàn, các đặc tính kỹ thuật, phương pháp đo kiểm và kết quả yêu cầu. Trong đó phần yêu cầu về thử nghiệm môi trường, tương thích điện từ và thử nghiệm nguồn được lấy từ IEC 60945. Tiêu chuẩn này cũng đã tích hợp các tiêu chuẩn của IMO bao gồm IMO A.694 và IMO A.888.

4.3 ETSI

Hiện nay tổ chức ETSI mới đưa ra tiêu chuẩn ETS 300 460 : Satellite Earth Stations and Systems (SES); Maritime Moblie earth Stations (MMESs) operating in the 1,5/1,6 GHz bands providing Low Bit Rate Data Communications (LBRDCs) for the Global Maritime Distress and Safety System (GMDSS); Technical characteristics and methods of measurement.

Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cũng như phương pháp đo đánh giá cho thiết bị trạm mặt đất Inmarsat-C
Nhận xét:

- Hệ thống tiêu chuẩn về thiết bị trạm mặt đất Inmarsat F77 dùng trên tàu biển của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế là đầy đủ và cụ thể cho từng loại thiết bị trong từng băng tần.

- Các tiêu chuẩn quốc tế có tính hệ thống và tham chiếu đến các khuyến nghị của tổ chức viễn thông quốc tế ITU nên có tính tương thích cao.

5. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN


5.1 Các qui định liên quan đến phương pháp xây dựng tiêu chuẩn

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

- Thông tư số 21/2007/TT-BKHKT ngày 28/9/2007 Hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn

- Thông tư số 23/2007/TT-BKHKT ngày 28/9/2007 Hướng dẫn xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật



5.2 Lựa chọn cơ sở căn cứ xây dựng tiêu chuẩn

Việc lựa chọn cơ sở căn cứ xây dựng tiêu chuẩn phải đạt được các tiêu chí về tính phù hợp với yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước, tài liệu phải được nhiều nước, nhiều hãng sản xuất lựa chọn để phục vụ sản xuất và quản lý thiết bị. Tài liệu được lựa chọn phải đáp ứng được các yêu cầu trong đề cương và có tính cập nhật cao, không mâu thuẩn và trùng lặp về yêu cầu kỹ thuật, các yêu cầu kỹ thuật phải có khả năng đo kiểm đánh giá được một cách khách quan. Các yêu cầu kỹ thuật phải được diễn đạt xúc tích và đơn nghĩa và được thể hiện dưới các giá trị giới hạn hoặc giá trị danh định kèm theo giá trị dung sai cho phép.

Dựa trên tiêu chí xây dựng tiêu chuẩn tuân thủ các qui định hiện hành, các phân tích sau khi tiến hành rà soát tình hình quản lý, tình hình tiêu chuẩn hoá của các nước và các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, nhóm chủ trì đề tài nhận thấy:

- Nội dung, phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn IEC phù hợp với các yêu cầu đã đăng ký tại đề cương, phù hợp với mục tiêu quản lý của ngành;

- Nội dung bộ tiêu chuẩn của IEC 61097-13 cho thiết bị trạm mặt đất Inmarsat F77 dùng trên tàu biển là rõ ràng, đầy đủ về chỉ tiêu kỹ thuật cũng như phương pháp đo đánh giá thiết bị, nội dung của tiêu chuẩn không trái với các qui định hiện hành;

- Bộ đã ban hành TCN 68-247:2006 : Thiết bị Inmarsat-B sử dụng trên tàu biển và TCN 68-248:2006 trên cơ sở chấp thuận áp dụng các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn IEC 61097-10 của tổ chức IEC .

Từ các nhận xét nêu trên, nhóm chủ trì đề tài lựa chọn tài liệu tham chiếu chính để xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật cho “thiết bị trạm mặt đất Inmarsat F77 dùng trên tàu biển” trên cơ sở tiêu chuẩn IEC 61097-13 Global maritime distress and safety system (GMDSS) – Part 13: INMARSAT F77 ship earth station equipment – Operational and performance requirements, methods of testing and required test results của IEC phiên bản 2003 – 05.

5.3 Phương pháp xây dựng

Quy chuẩn kỹ thuật cho “thiết bị trạm mặt đất Inmarsat F77 dùng trên tàu biển” được xây dựng theo phương pháp chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn quốc tế tương đương, với hình thức dịch có sửa đổi. Bản dịch nguyên vẹn được ban hành với trang bìa có nội dung Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.



5.4 Phương pháp biên soạn

Bản dự thảo Quy chuẩn được biên soạn từ tài liệu tham chiếu chính là bộ tiêu chuẩn IEC 61097-13 Global maritime distress and safety system (GMDSS) – Part 13: INMARSAT F77 ship earth station equipment – Operational and performance requirements, methods of testing and required test results của IEC phiên bản 2003 – 05. Các nội dung chính được thực hiện như sau:

1. Phạm vi áp dụng: Biên soạn theo hình thức phạm vi áp dụng thống nhất với các QCVN TCN đã ban hành và một phần nội dung phạm vi áp dụng của IEC 61097-13.

2. Tài liệu viện dẫn: Lược bỏ một số nội dung không liên quan

3. Thuật ngữ và chữ viết tắt: Chấp thuận áp dụng nguyên vẹn theo tài liệu tham chiếu chính và sắp xếp lại theo thứ tự ABC của nội dung tiếng Việt.

4. Quy định kỹ thuật: Lược bỏ một số nội dung không liên quan của IEC 61097-13; bổ sung các nội dung tham chiếu đến IEC 60945

5. Quy định quản lý: Quy định thống nhất với các QCVN đã ban hành

6. Tổ chức thực hiện: Quy định thống nhất với các QCVN đã ban hành

7. Các phụ lục: chấp thuận nguyên vẹn

5.5 Đối chiếu dự thảo quy chuẩn với tài liệu tham chiếu chính

BẢNG ĐỐI CHIẾU TIÊU CHUẨN VIỆN DẪN



Dự thảo

Tiêu chuẩn viện dẫn

Sửa đổi, bổ xung

1. Phạm vi điều chỉnh

IEC 61097-13, mục 1

Quy định thống nhất với các QCVN đã ban hành

1.2 Đối tượng áp dụng




Quy định thống nhất với các QCVN đã ban hành

1.3 Tài liệu viện dẫn

IEC 61097-13, mục 2

Chấp thuận nguyên vẹn

1.4 Giải thích từ ngữ

IEC 61097-13, mục 3

Lược bỏ một số thuật ngữ không cần thiết

1.5 Chữ viết tắt

IEC 61097-13, mục 4


Lược bỏ một số chữ viết tắt không cần thiết

2.1 Quy định chung

IEC 61097-13, mục 5

IEC 60945



Chấp thuận nguyên vẹn IEC 61097-13; bổ sung các nội dung tham chiếu đến IEC 60945

2.2 Quy định kỹ thuật

IEC 61097-13; IEC 60945

Quy định về EMC Tham chiếu đến QCVN 18:2010/BTTTT

3. Quy định về quản lý




Quy định thống nhất với các QCVN đã ban hành

4. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân




Quy định thống nhất với các QCVN đã ban hành

5. Tổ chức thực hiện




Quy định thống nhất với các QCVN đã ban hành

Phụ lục A (tham khảo) Các yêu cầu liên quan đến cài đặt

IEC 61097-13

Phụ lục A



Chấp thuận

nguyên vẹn



Phụ lục B (tham khảo) Thu các thông tin an toàn hàng hải (MSI)

IEC 61097-13

Phụ lục B



Chấp thuận

nguyên vẹn



Phụ lục C (tham khảo) Danh sách các phép kiểm tra hợp chuẩn Inmarsat F77

IEC 61097-13

Phụ lục C



Chấp thuận

nguyên vẹn






Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 94.57 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương