BỘ thông tin và truyềN thông đỊnh mức kinh tế



tải về 0.67 Mb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích0.67 Mb.
#9355
  1   2   3   4   5   6   7
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

ĐỊNH MỨC KINH TẾ

KỸ THUẬT TẠO LẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU TRONG HẠNG MỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Mã số định mức: 02.DMCNTT



(Công bố kèm theo Quyết định số 1595/QĐ-BTTTT

ngày 03 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

HÀ NỘI – 2011

MỤC LỤC


QUY ĐỊNH VIẾT TẮT…………………………………………………………………………….3

QUY ĐỊNH VIẾT TẮT 3

PHẦN I 4


THUYẾT MINH VÀ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG 4

II. QUY TRÌNH TẠO LẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU 6

III. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ 12

IV. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC 14

PHẦN II 16

NỘI DUNG ĐỊNH MỨC TẠO LẬP CSDL TRONG CÁC HẠNG MỤC CNTT 16

Chương I 17

THU THẬP DỮ LIỆU 17

Chương II 28

ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI DỮ LIỆU 28

Chương III 32

XÂY DỰNG DỮ LIỆU ĐẶC TẢ 32

Chương IV 33

NHẬP DỮ LIỆU 33

Chương V 36

CHUẨN HÓA VÀ CHUYỂN ĐỔI DỮ LIỆU 36

Chương VI 41

KIỂM TRA DỮ LIỆU ĐÃ TẠO LẬP 41

PHỤ LỤC 44

DANH SÁCH CÁC MẪU BIỂU 44




QUY ĐỊNH VIẾT TẮT


STT

Nội dung viết tắt

Chữ viết tắt

1

Cơ sở dữ liệu

CSDL

2

Đơn vị tính

ĐVT

3

Công nghệ thông tin

CNTT

4

Kỹ sư bậc 4

KS4

5

Kỹ sư bậc 3

KS3

6

Kỹ sư bậc 2

KS2

7

Kỹ sư bậc 1

KS1

8

Mức độ phức tạp 1

Mức 1

9

Mức độ phức tạp 2

Mức 2

10

Mức độ phức tạp 3

Mức 3



PHẦN I

THUYẾT MINH VÀ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG


I. KẾT CẤU NỘI DUNG ĐỊNH MỨC
Định mức tạo lập cơ sở dữ liệu (CSDL) là các định mức về kinh tế - kỹ thuật (KTKT) quy định các mức hao phí cần thiết về lao động công nghệ (lao động), thiết bị, vật liệu để hoàn thành một đơn vị khối lượng công việc liên quan tới tạo lập CSDL trong các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc.

Đây là các định mức tối đa được áp dụng đối với các công việc tạo lập dữ liệu phổ biến (thông tin được lưu trữ dưới dạng văn bản, không liên quan tới tạo lập nội dung). Trong trường hợp những dữ liệu đặc thù khác (dữ liệu đồ họa, bản đồ, không gian, GIS,...) thì các bộ quản lý chuyên ngành cần phải nghiên cứu, đề xuất định mức phù hợp và gửi Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định, thống nhất để phê duyệt và ban hành.



Nội dung bộ Định mức bao gồm 6 Chương:

      • Chương 1: Thu thập dữ liệu;

      • Chương 2: Đánh giá và phân loại dữ liệu;

      • Chương 3: Xây dựng Dữ liệu đặc tả (metadata);

      • Chương 4: Nhập dữ liệu;

      • Chương 5: Chuẩn hóa và chuyển đổi dữ liệu;

      • Chương 6: Kiểm tra dữ liệu đã tạo lập;

Bộ Định mức tạo lập CSDL được trình bày theo trình tự từng bước của Quy trình tạo lập CSDL (mô tả trong Phần I, Mục V). Các định mức được gán mã gồm 10 chữ số, theo hệ thống chữ số thứ tự như sau:

      • 02 chữ số đầu tiên: Số hiệu của định mức;

      • 02 chữ số tiếp theo: Năm ban hành định mức;

      • 02 chữ số tiếp theo: Mã Chương của định mức trong Bộ Định mức;

      • 02 chữ số tiếp theo: Mã loại công việc tạo lập dữ liệu;

      • 02 chữ số cuối cùng: Mã công việc tạo lập dữ liệu cụ thể.



II. QUY TRÌNH TẠO LẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU


Định mức tạo lập CSDL trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin ban hành theo thông tư này được xây dựng trên cơ sở quy trình công việc sau:



1. THU THẬP DỮ LIỆU

Thu thập dữ liệu là quá trình tìm kiếm, thu thập các dữ liệu, tài liệu được dự kiến đưa vào trong CSDL phục vụ mục đích quản lý và khai thác.



a) Nội dung công việc

  • Thu thập các dữ liệu, tài liệu dự kiến được đưa vào trong CSDL phục vụ theo yêu cầu xây dựng CSDL của họat động ứng dụng CNTT.

  • Tạo lập bản số cho dữ liệu, tài liệu thu thập được, lưu trữ chúng thành Kho dữ liệu số thô.

b) Các bước thực hiện

  • Xác định các đối tượng dữ liệu, tài liệu cần thu thập;

  • Lập kế hoạch để tiến hành thu thập;

  • Xây dựng tài liệu hướng dẫn thu thập dữ liệu:

      1. Nếu dữ liệu ở dạng số thì có thể tiến hành thu thập bằng cách sao chép bằng các phương tiện lưu trữ (USB, CD, DVD,...) hoặc thông qua các phần mềm tác nghiệp. Lên danh mục các tệp dữ liệu thô sao chép được;

      2. Nếu dữ liệu ở dạng giấy thì thu bản gốc về hoặc đối với dữ liệu mang tính chất bảo mật, bảo quản thì tiến hành sao chép để lấy về bản sao và lên danh mục các tài liệu thô.

  • Tiến hành thu thập dữ liệu.

  • Tạo lập kho dữ liệu thô đã được số hóa

  • Giao nộp dữ liệu, tài liệu đã thu thập.

c) Yêu cầu công việc

  • Việc tìm kiếm thu thập dữ liệu, tài liệu phải đảm bảo tính chính xác và đầy đủ theo đúng mục tiêu, yêu cầu của hạng mục CNTT.

d) Sản phẩm

1. Bản kế hoạch thu thập dữ liệu;

2. Tài liệu hướng dẫn thu thập dữ liệu;

3. Báo cáo thu thập dữ liệu (Mẫu M1.1);

4. Biên bản bàn giao dữ liệu đã thu thập (Mẫu M1.2);

5. Tập hợp các bản số của dữ liệu gốc.


2. ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI DỮ LIỆU

a) Nội dung công việc



  • Đánh giá và phân loại dữ liệu là công việc sắp xếp dữ liệu theo các tiêu chí phân loại phụ thuộc vào mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu;

b) Các bước thực hiện

  • Xây dựng tài liệu hướng dẫn phân loại dữ liệu;

  • Tiến hành đánh giá và phân loại dữ liệu theo tài liệu hướng dẫn;

  • Đối với dữ liệu dạng chưa được số hóa thì tiến hành kiểm tra các tài liệu, sắp xếp theo tiêu chí phân loại và dán nhãn nhóm dữ liệu đã phân loại;

  • Đối với dữ liệu dạng số thì phân loại các dữ liệu vào các thư mục hoặc (kho chủ đề dữ liệu) được đặt tên folder.

c)Yêu cầu công việc

  • Các tiêu chí phân loại phải bám sát mục tiêu tạo lập cơ sở dữ liệu;

d) Sản phẩm

1. Tài liệu hướng dẫn phân loại dữ liệu, tài liệu;

2. Báo cáo phân loại dữ liệu (Mẫu M2.1);

3. Dữ liệu, tài liệu đã được phân loại (bản số và bản giấy);

4. Kho dữ liệu số: bản số của dữ liệu gốc và Dữ liệu đặc tả mô tả dữ liệu thô bao gồm một số trường mô tả thông tin cho các bản số của dữ liệu gốc với ít nhất ba trường sau:


  • Định danh (Identifier);

  • Người số hóa tài liệu;

  • Thời gian số hóa tài liệu;


3. XÂY DỰNG DỮ LIỆU ĐẶC TẢ

Xây dựng hệ thống dữ liệu đặc tả (metada) nhằm phục vụ mục đích khai thác và sử dụng dữ liệu.

a) Nội dung công việc


  • Xây dựng cấu trúc siêu dữ liệu đặc tả bao gồm các trường thông tin mô tả về dữ liệu được số hóa vào trong CSDL, phục vụ tìm kiếm khai thác sử dụng nội dung dữ liệu, đáp ứng đúng các mục tiêu và yêu cầu sử dụng dữ liệu của họat động ƯD CNTT.

b) Các bước thực hiện

  • Xây dựng cấu trúc siêu dữ liệu

c) Yêu cầu công việc

  • Cấu trúc dữ liệu đặc tả chứa các thông tin phục vụ tìm kiếm khai thác sử dụng dữ liệu đáp ứng theo mục tiêu và yêu cầu của hạng mục CNTT;

  • Các trường của dữ liệu đặc tả phải đảm bảo có dữ liệu ở mức tối đa.

d) Sản phẩm

  • Bảng cấu trúc dữ liệu đặc tả đã được lập phục vụ các mục tiêu yêu cầu sử dụng và trao đổi thông tin về dữ liệu của hạng mục CNTT.

4. NHẬP DỮ LIỆU

Nhập dữ liệu là công việc đưa các dữ liệu đã thu thập vào trong CSDL để quản lý và khai thác

a) Nội dung công việc


  • Nhập dữ liệu là công việc đưa dữ liệu vào trong CSDL nhằm mục đích khai thác và sử dụng.

b) Các bước thực hiện

  • Xây dựng tài liệu hướng dẫn nhập liệu;

  • Tiến hành nhập liệu

1. Nhập bản số của dữ liệu gốc;

2. Nhập metadata;

3. Nhập nội dung dữ liệu: Nhập các dạng ký tự, dạng số, ngày tháng... ;


  1. Nhập bản số của các loại dữ liệu như: bản vẽ, bản đồ, multimedia...

  2. Sửa lỗi nhập liệu theo Báo cáo kết quả kiểm tra (Mẫu M6.1).

c) Yêu cầu công việc

  • Đảm bảo công việc nhập liệu được thực hiện một cách chính xác và đầy đủ;

  • Tùy vào yêu cầu độ chính xác của CSDL có thể áp dụng các biện pháp nhập dữ liệu khác nhau;

d) Sản phẩm

1.Tài liệu hướng dẫn nhập liệu;

2. Báo cáo kết quả sửa chữa (Mẫu M4.1);


  1. Cơ sở dữ liệu đã được nhập đầy đủ nội dung.

5. CHUẨN HÓA VÀ CHUYỂN ĐỔI DỮ LIỆU

a) Nội dung công việc



  • Chuẩn hóa và chuyển đổi là công việc chuyển đổi dữ liệu dạng số sang dạng có cùng cấu trúc thiết kế với CSDL.

b) Các bước thực hiện

  • Xây dựng tài liệu hướng dẫn chuẩn hóa và chuyển đổi dữ liệu;

  • Chuẩn hóa dữ liệu;

  • Chuyển đổi dữ liệu:

1. Chuyển đổi dữ liệu khác cấu trúc;

2. Nhận dạng ký tự (OCR);

3. Chuyển đổi mã ký tự;

4. Chuyển đổi khuôn dạng lưu trữ dữ liệu.



  • Sửa lỗi chuẩn hóa theo Báo cáo kết quả kiểm tra (mẫu M6.1).

c) Yêu cầu công việc

  • Dữ liệu phải được chuẩn hóa phù hợp với thiết kế CSDL;

  • Chuyển đổi dữ liệu đầy đủ, chính xác vào CSDL.

d) Sản phẩm

1.Tài liệu hướng dẫn chuẩn hóa và chuyển đổi dữ liệu;

2. Báo cáo kết quả sửa chữa (Mẫu M4.1);


  1. Dữ liệu đã được chuẩn hóa và chuyển đổi.

6. KIỂM TRA DỮ LIỆU ĐÃ TẠO LẬP

a) Nội dung công việc



  • Để đảm bảo dữ liệu được nhập đã đầy đủ, chính xác, phù hợp với yêu cầu xây dựng CSDL.

b) Các bước thực hiện

  • Xây dựng tài liệu hướng dẫn kiểm tra;

  • Kiểm tra dữ liệu đã tạo lập.

c) Yêu cầu công việc

  • Bộ phận kiểm tra phải độc lập với bộ phận nhập liệu để đảm bảo tính khách quan;

d) Sản phẩm

1. Tài liệu hướng dẫn kiểm tra;

2. Báo cáo kiểm tra (Mẫu M6.1);

3. Biên bản xác nhận tình hình sửa chữa (Mẫu M6.2).

7. NGHIỆM THU VÀ BÀN GIAO SẢN PHẨM

a) Nội dung công việc



  • Nghiệm thu trên cơ sở đã được kiểm tra, tại bước này cơ quan chủ quản xác nhận nghiệm thu cho đơn vị thi công. Sau khi nghiệm thu đơn vị thi công tiến hành bàn giao kết quả CSDL cho đơn vị vận hành và sử dụng cơ sở dữ liệu.

b) Các bước thực hiện

  • Tiến hành nghiệm thu CSDL;

  • Tiến hành giao nộp theo quy chế giao nộp sản phẩm.

c) Yêu cầu công việc

  • Việc nghiệm thu phải được tiến hành theo quy định của nhà nước về quản lý các dự án. Trình tự nghiệm thu có thể khác nhau đối với các loại nguồn vốn khác nhau;

  • Công tác bàn giao phải bao gồm cả công tác giao nộp vào cơ quan lưu trữ có thẩm quyền;

d) Sản phẩm

1.Biên bản nghiệm thu sản phẩm ;

2.Biên bản bàn giao giao sản phẩm (Mẫu M7.1);

3. Sản phẩm giao nộp bao gồm: (Chi tiết mẫu biểu xem phụ lục)



TT

Tên sản phẩm

Tên mẫu biểu

Dạng lưu trữ

1

Bản kế hoạch thu thập dữ liệu




Số và giấy

2

Tài liệu hướng dẫn thu thập dữ liệu




Số và giấy

3

Báo cáo thu thập dữ liệu

M1.1

Số và giấy

4

Biên bản bàn giao dữ liệu đã thu thập

M1.2

Số và giấy

5

Dữ liệu, tài liệu đã thu thập




Số và giấy

6

Báo cáo phân loại và đánh giá dữ liệu

M2.1

Số và giấy

7

Dữ liệu, tài liệu đã được phân loại




Số và giấy

8

dữ liệu đặc tả đã được tạo lập nội dung




Số

9

Tài liệu hướng dẫn nhập liệu




Số và giấy

10

Báo cáo kết quả sửa chữa

M4.1

Số và giấy

11

Tài liệu hướng dẫn chuẩn hóa và chuyển đổi dữ liệu




Số và giấy

12

Tài liệu hướng dẫn kiểm tra




Số và giấy

13

Báo cáo kiểm tra

M6.1

Số và giấy

14

Biên bản xác nhận tình hình sửa chữa

M6.2

Số và giấy

15

Cơ sở dữ liệu đã được nhập đầy đủ nội dung




Số

16

Biên bản nghiệm thu sản phẩm




Số và giấy

17

Biên bản bàn giao sản phẩm

M7.1

Số và giấy

Trong thực tế có thể thực hiện kết hợp các công việc nhưng hao phí vẫn được tính.

Каталог: noidung -> vanban -> Lists -> VanBanPhapLuat -> Attachments
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Tiêu chuẩn ngành
Attachments -> BỘ TÀi chính số: 209/2009/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Chương I những quy đỊnh chung điều Phạm VI điều chỉnh
Attachments -> TỔng cục dự trữ nhà NƯỚc số : 311/QĐ-tcdt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Số: 365/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 374/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ TÀi chính số: 40 /2006/QĐ-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương