BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN



tải về 359.54 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích359.54 Kb.
#26577
  1   2   3


BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN

---------

THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN



NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT

VỀ THIẾT BỊ NHẬN DẠNG VÔ TUYẾN (RFID) DẢI TẦN

TỪ 865 MHz ĐẾN 868 MHz

Mã số: 29-12-KHKT-TC
(Tài liệu nghiệm thu cấp Bộ)

HÀ NỘI - 2012


MỤC LỤC


1 GIỚI THIỆU 2

1.1 Tên đề tài 2

1.2 Mã số đề tài 2

1.3 Mục tiêu của đề tài 2

1.4 Những nội dung cần thực hiện của đề tài 3

1.5 Kết quả 3



2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ TÌNH HÌNH TIÊU CHUẨN HÓA TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC. 3

2.1 Tình hình sự dụng thiết bị RFID trong và ngoài nước 3

2.2 Tình hình tiêu chuẩn hóa thiết bị RFID 18

3 SỞ CỨ XÂY DỰNG QUY CHUẨN 36

3.1 Yêu cầu cụ thể đối với quy chuẩn về thiết bị vô tuyến 36

3.2 Lựa chọn sở cứ chính 36

3.3 Giới thiệu về tài liệu ETSI EN 302 208 37

3.4 Xây dựng bộ Quy chuẩn kỹ thuật 38

4 NỘI DUNG CỦA BẢN DỰ THẢO QUY CHUẨN 39

5 Bảng đối chiếu nội dung của bản dự thảo quy chuẩn với tiêu chuẩn ETSI EN 302 208 V1.4.1 (2011-11) 41



1GIỚI THIỆU

1.1Tên đề tài


Nghiên cứu, xây dựng qui chuẩn kỹ thuật thiết bị nhận dạng vô tuyến (RFID) dải tần từ 865 MHz đến 868 MHz”

1.2Mã số đề tài


29-12-KHKT-TC.

1.3Mục tiêu của đề tài


Phục vụ cho việc chứng nhận hợp quy thiết bị.

1.4Những nội dung cần thực hiện của đề tài


  • Nghiên cứu đánh giá tình hình sử dụng và tình hình tiêu chuẩn hóa thiết bị RFID trong và ngoài nước.

  • Thu thập, phân tích lựa chon tài liệu kỹ thuật.

  • Xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật thiết bị nhận dạng vô tuyến dải tần từ 865 MHz đến 868 MHz bao gồm các nội dung chính như sau :

+ Các yêu cầu kỹ thuật;

+ Các điều kiện thử nghiêm;

+ Các điều kiện chung;

+ Độ không đảm bảo đo;

+ Phương pháp đo và các giới hạn đối với máy phát

+ Các thông số đối với máy thu.


1.5Kết quả


  • Bản thuyết minh quy chuẩn kỹ thuật thiết bị nhận dạng vô tuyến (RFID).

  • Bản dự thảo quy chuẩn kỹ thuật thiết bị nhận dạng vô tuyến dải tần từ 865 MHz đến 868 MHz .



2TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ TÌNH HÌNH TIÊU CHUẨN HÓA TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.

2.1Tình hình sự dụng thiết bị RFID trong và ngoài nước

2.1.1Giới thiệu về hệ thống RFID


Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng thiết bị SRD ở dải tần số cao tăng nhanh, đặc biệt là các loại thiết bị nhận dạng bằng sóng vô tuyến điện (RFID), tạo nên sự thay đổi căn bản về chất lượng sản phẩm và số lượng các nhà cung cấp thiết bị. Do nhu cầu sử dụng SRD tăng mạnh, có nhiều công nghệ mới trong lĩnh vực vô tuyến không dây cự ly ngắn xuất hiện, như WPAN, UWB, SRR (SR Radar systems), do vậy cần thiết phải tạo lập sự hài hòa trong việc sử dụng tần số vô tuyến, đảm bảo tuân thủ những quy định về phòng chống nhiễu cho các hệ thống thiết bị khác nhau hoạt động trong cùng một khu vực hoặc các khu vực gần nhau.

Trên thực tế, các thiết bị RFID nói riêng cũng như thiết bị SRD thường phải dùng chung băng tần số với các thiết bị không dây khác, nên việc chống nhiễu cho chúng và cho các hệ thống sử dụng chung băng tần có tầm quan trọng đặc biệt. Giống như các bị vô tuyến điện khác, các thiết bị RFID cần đáp ứng các yêu cầu chung của một thiết bị đầu cuối vô tuyến và viễn thông (R&TTE), vì vậy, Thiết bị RFID là một trong những đối tượng cần được quản lý về tần số hoạt động và mức bức xạ theo các quy định riêng của mỗi quốc gia.

Hiện có nhiều tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ETSI, IEC, CELENEC, ISO, UL, ARIB, FCC) tham gia vào việc soạn thảo và ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật cho RFID. Để tránh việc đo kiểm, đánh giá lại thiết bị trong các nước sử dụng, cần có sự thừa nhận lẫn nhau giữa các tổ chức tiêu chuẩn hóa và trong các khu vực áp dụng. Theo góc độ quản lý, ở Châu Âu, CEPT đã có thỏa thuận với ECC (trước kia là ERC) về các quy định hài hòa áp dụng cho các nước Eurozone.

RFID thuộc loại các công nghệ mới, có nhiều hứa hẹn trong việc nâng cao hiệu quả thu thập dự liệu từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Một số ứng dụng quan trọng mới của RFID như: an ninh và điều khiển truy nhập, thu thập cước, quản lý lưu lượng, dịch vụ bưu kiện, nhận dạng đồ gửi, quản lý công nghiệp, hệ thống trả tiền (card thông minh), chống trộm cắp…

Khái niệm RFID được hiểu là sự thay thế các bộ phát đáp nhỏ bằng các thiết bị khác cho phép nhận dạng bằng tần số vô tuyến điện (RF). Thị trường RFID toàn cầu tăng nhanh, cỡ 35 % hàng năm.

Một hệ thống RFID cơ bản được mô tả trong hình 1:





Hình 1: Các thành phần của hệ thống RFID

Trong hệ thống RFID có 3 phần chính như hình 2:



  • Một anten hay một cuộn cảm;

  • Máy thu phát (có bộ giải mã) để truyền thông tin giữa khối uC và bộ phát đáp;

  • Bộ phát đáp (RF tag) được lập trình với một thông tin duy nhất.



Hình 2. Thành phần chính của hệ thống RFID

Anten bức xạ sóng vô tuyến điện để kích hoạt bộ phát đáp, đọc và ghi dự liệu cho nó. Hình 3 là chi tiết phần đầu cuối hệ thống RFID. Cả 2 mạch đều được chỉnh cộng hưởng ở tần số 134,2 kHz. Bộ đọc làm việc trên chuỗi các tần số cộng hưởng với bộ phát đáp bằng mạch cộng hưởng song song. Trong khoảng đổi pha nguồn giữa 15 ms (thường 50 ms), bộ đọc tạo ra trường điện từ tần số 134,2 kHz. Mạch cộng hưởng của bộ phát đáp được khởi động và tạo ra điện áp nạp cho tụ . Bộ phát đáp sau đó tách cụm điện áp nạp và truyền dự liệu, ví dụ, băng điều chế FSK, sử dụng năng lượng nạp.




Hình 3: Phần đầu-cuối hệ thống RFID
Thông thường, anten được ghép chung với bộ thu phát và giải mã, tạo thành bộ đọc, có cấu trúc như là thiết bị cầm tay hoặc cố định. Bộ đọc bức xạ sóng vô tuyến điện trong dải bước sóng từ một phần đến vài mét, tùy theo công suất ra và tần số vô tuyến sử dụng. Khi bộ phát đáp chạy qua vùng có điện từ trường, nó tách tín hiệu kích hoạt bộ đọc, lúc đó bộ đọc giải mã dự liệu mã hóa trong mạch tích hợp của tag và chuyển qua máy tính chủ để xử lý. Hình 3 là ví dụ hệ thống kiểm tra vé của Swatch-EM Marin-Hayek.

2.1.2Tần số hoạt động của hệ thống RFID




Hình 4: Dải tần hoạt động của RFID

Dải tần số hoạt động của RFID được mô tả như hình 4.

Tần số hoạt động sẽ quyết định một phần vào đặc điểm của hệ thống RFID.

Một cách tương đối tần số càng cao thì khoảng cách đọc theo đó càng xa, tốc độ xử lý nhanh nhưng đổi lại sẽ tiêu hao năng lượng lớn và giá thành thiết bị cao. Bảng 1:



Bảng 1: Đặc điểm và ứng dụng của thiết bị RFID tương ứng với từng dải tần

Dải tần số

Đặc điểm

Ứng dụng

LHF

(125HZ, 134HZ)



Khoảng cách: <50cm

Tốc độ đọc : thấp

Giá thành: rẻ

Có thể đọc xuyên qua chất lỏng.

Làm việt tốt khi ở gần kim loại


Quản lý ra vào

Nhận dạng động vật

Quản lý kho hàng

Phát hiện trộm ở siêu thị



HF

(13.56 MHZ)



Khoảng cách: 1 – 3 m

Tốc độ đọc: trung bình

Giá thành: tường đối

Có thể đọc xuyên chất lỏng

Làm việc tốt ở môi trường ẩm ướt

Không làm việc tốt khi gần kim loại



Quản lý cổng ra vào

Thẻ thông minh

Dò tìm sách ở thư viện

Theo container ở cảng

Hệ thống tính tiền ở siêu thị


UHF

(860 MHZ, 960MHZ)



Khoảng cách: 3 – 9 m

Tốc độ đọc: cao

Có khả năng xử lý nhiều đối tượng

Giá thành cao

Bị cản trở bởi môi trường chất lỏng và kim loại.


Hệ thông thu phí giao thông

Hệ thống quản lý các

phương tiện giao thông

Quản lý thư viện, kho hàng, siêu thị, nhân viên



Microwave

(2.4 GHz, 5.8 GHZ)



Khoảng cách: <100 m

Tốc độ đọc: cao

Có khả năng xử lý nhiều đối tượng

Giá thành cao

Bị cản bởi môi trường chất lỏng


Hệ thống thu phí giao thông

Quản lý hành khách ở sân

bay.

2.1.3Tình hình sử dụng thiết bị RFID


Băng tần UHF RFID không phân bố toàn cầu, mỗi quốc gia khác nhau dải tần số này cũng khác nhau. Phân bổ tần số UHF RFID tại một số Châu lục được mô tả trong bảng 2.

Bảng 2: Phân bổ tần số UHF RFID tại một số Châu lục

Quốc gia

Nôi dung

Bắc Mỹ

Đây là băng tần UHF RFID có thể được sử dụng không có giấy phép trong các giới hạn của 915 MHz ± 15MHz (tức là 902 - 928 MHz). Có những hạn chế về công suất truyền dẫn.

Châu ÂU (chưa loại trừ)

Trong khu vực này, các tần số RFID (và các ứng dụng vô tuyến công suất thấp) quy định các khuyến nghị ETSI EN 300 220 và EN 302 208, và đề nghị ERO 70 03. Điều này cho phép RFID hoạt động trong các băng tần 865-868 MHz, nhưng với một số hạn chế liên quan. đầu đọc RFID phải theo dõi kênh trước khi truyền - "Nghe trước khi nói".

Pháp

Các tiêu chuẩn Bắc Mỹ không được chấp nhận ở Pháp vì bị cản trở tần số phân bổ cho quân đội.

Trung Quốc và Nhật

Băn tần RFID không được cấp phép miễn phí. Tuy nhiên nó có thể yêu cầu giấy phép cho UHF RFID tại một vị trí cụ thể nào đó.

Úc & New Zealand

Không cấp phép cho băng tần RFID trong dải tần từ 918 MHz đến 926 MHz các tần số không có giấy phép, nhưng có hạn chế về công suất truyền tải.

Khi sử dụng, phát triển hoặc thiết lập hệ thống RFID cần xem xét các tần số được sử dụng như phân bổ phổ tần và quy định chung tại mỗi nước là khác nhau

Trên thế giới, các thiết bị RFID được sử dụng khá rộng rãi. Từ năm 1955 đến năm 2005, doanh thu thẻ RFID vào khoảng 2,4 tỷ USD.

IDTechEx cho biết thị trường RFID năm 2007, từ 4,93 tỷ USD sẽ tăng trưởng đến 5,29 tỷ USD vào năm 2008, tăng khoảng 7,3%. Hãng nghiên cứu ABI Research dự báo thị trường RFID vào năm 2013 sẽ đạt doanh thu 9,7 tỷ USD với mức tăng trưởng hàng năm là 15%.

Đặc biệt tại Trung Quốc, một nước gần như chưa có bản đồ sáng chế về RFID nhưng lại là nước có doanh thu từ các sản phẩm công nghệ RFID tương đương với Mỹ: 1,3 tỷ USD (năm 2008). Bảng so sánh xem hình 5




Hình 5: Doanh thu RFID của các nước năm 2008
Trên báo RFID tại địa chỉ http://www.rfidjournal.com đề cập đến các nhà cung cấp hệ thống RFID chuyên nghiệp trên toàn cầu.

Trong ETSI TR 102 649-1, ETSI dự đoán thị trường UHF RFID từ năm 2006 đến năm 2012 được mô tả trong hình 6.



Triệu thẻ


Năm


Hình 6: Dự đoán tăng trưởng thẻ thụ động UHF (Nguồn: EPCGlobal)
Hiện nay, tại Việt Nam, hàng hoá đang được nhận dạng bằng mã vạch. So với mã vạch, RFID có hai ưu điểm vượt trội là khả năng phát sóng vô tuyến và có bộ nhớ cho phép ghi thêm các thông tin về hàng hóa, giúp con người có thể truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Cụ thể, đối tượng “bị” quản lí (hàng hóa, phương tiện, con người...) sẽ được gắn thẻ gồm một vi xử lí nhỏ chứa dữ liệu thông tin về đối tượng và một ăng-ten phát sóng radio. Để truy xuất thông tin về đối tượng, một hệ thống đầu đọc sẽ được gắn ở những nơi phù hợp như trạm thu phí, cửa kiểm soát, quầy thanh toán... Khi đối tượng đi vào phạm vi giao tiếp, dữ liệu thông tin về đối tượng sẽ được đầu đọc truy xuất và gửi về máy chủ để xử lí, nhận dạng, quản lí...

Với khả năng này, RFID thay thế công nghệ nhận dạng mã vạch, có thể ứng dụng trong việc tính tiền hàng hóa trong siêu thị, xem ngay thông tin về các mặt hàng mình đã mua như giá bán, nguồn gốc các mặt hàng; chấm công nhân viên; quản lí hàng hóa, đối tượng xuất nhập... Nếu kết hợp thêm tính năng ghi chép các thông tin về đối tượng thì còn có thể ứng dụng vào việc thanh toán tiền đi xe buýt, tàu điện metro, ngân hàng..., đặc biệt là chứng minh nhân dân, hộ chiếu, bằng lái xe điện tử.



Thị trường Việt Nam hiện nay cũng bắt đầu phát triển nhiều thiết bị ứng dụng công nghệ RFID, đi đầu có thể kể ra như: ISII Corporation - Đại học Bách Khoa Hà Nội, TECHPRO Việt Nam, hợp tác cùng Hãng IDTECK - Korea. Các sản phẩm ứng dụng công nghệ RFID tầm ngắn được sử dụng vào các giải pháp như kiểm soát vào ra, chấm công điện tử, kiểm soát thang máy...Các sản phẩm ứng dụng công nghệ RFID tầm xa được sử dụng vào giải pháp kiểm soát bãi xe, kiểm soát kho hàng, kho vận, quản lý hàng hóa siêu thị ...

Thẻ RFID là sự phát triển hữu ích và là công nghệ hấp dẫn, giúp cho các đơn vị bán lẻ đơn giản hóa việc kiểm kê hàng hóa và hạn chế việc mất mát trong quá trình bán hàng. Với việc thẻ RFID đem lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng sẽ có thêm nhiều lựa chọn và giá cả thấp hơn. Bên cạnh đó, việc thanh toán khi đi mua sắm sẽ thuận lợi hơn vì được thanh toán tự động nhờ vào thẻ thanh toán có sử dụng RFID. Khách hàng không còn phải xếp hàng để đợi nhân viên kiểm tra, tính giá cho từng mặt hàng đã mua. Thẻ RFID đã thay thế hệ thống thẻ dữ liệu. Nhà cung cấp đã ghi thông tin về tên, nội dung của mặt hàng cũng như thông tin về khoảng thời gian món hàng được trưng bày trogn thẻ dữ liệu và đặt thẻ này theo cùng mặt hàng. Tuy nhiên, các thẻ này thường xuyên bị mất và hư hỏng. Các dữ liệu giờ đây được ghi vào thẻ RFID trên sản phẩm và được đọc ghi bằng tần số vô tuyến (khoảng 13 MHz). Các thẻ RFID không dễ dàng bị phá hủy do dịch chuyển, thời tiết hay các tác nhân khác, dữ liệu được đảm bảo an toàn cho đến khi được ghi lại bằng các thiết bị chuyên dụng.

Hiện nay RFID sử dụng nhiều trong quản lý siêu thị, thư viện, kho bãi, đo đó cần các thiết bị RFID làm việc tại dải tần UHF, các thiết bị làm việc tại dải tần này có ưu điểm khoảng cách nhận diện xa, tốc độ đọc: cao và có khả năng xử lý nhiều đối tượng. Hình 7 là mô hình ứng dụng RFID trong quản lý thư viện, hình 8 là ứng dụng công nghệ RFID trong siêu thị

Ứng dụng trong quản lý thư viện



Hình 7: Ví dụ về sử dụng RFID trong quản lý thư viện

Tất cả các sách báo trong thư viện sẽ được gắn chip RFID lên từng cuốn. Tại khu vực kiểm soát cho mượn và trả sách đều được gắn đầu đọc thẻ để nhân viên dễ dàng nạp thẻ cho sách báo và kiểm tra tình trạng của sách báo cho mượn. Ngoài ra, còn có một thiết bị đọc thẻ cầm tay để có thể tìm kiếm và kiểm tra thông tin về sách báo trong thư viện. Điều này đã làm giảm chi phí về mặt quản lý nhân sự cũng như tạo ra sự thuận thện trong việc quản lý và tìm kiếm sách báo

Trong thư viện, các thẻ RFID được gắn vào các cuốn sách giúp giảm thời gian tìm kiếm, kiểm kê, chống được tình trạng trộm sách. Hiện thư viện ĐH Quốc gia TPHCM đã ứng dụng RFID trong việc quản lí sách.

Ứng dụng trong quản lý bán hàng



Hình 8: Ứng dụng công nghệ RFID trong siêu thị

Hướng sát nhập công nghệ RFID thành dây truyền được thúc đẩy bởi sự có lợi mà dễ thấy trong bảng kiểm kê: tăng lượt vận chuyển, nhận, cung cấp có năng suất, giảm giá cho việc lao động chân tay, xếp hàng và sự thất thoát kiểm kê. Các bộ đọc được cài lúc chất hàng ở các cửa bến tàu có thể phát hiện thẻ trên hàng hóa hoặc các pallet qua các cửa. Đầu đọc gửi 1 lệnh đến thẻ để phát các nhận dạng của chunhs, thu thập thông tin này và chuyển tiếp đến máy tính. Máy tính ghi cơ sở dữ liệu kiểm kê dựa vào hàng hóa đó là nhập hay xuất. Nếu hệ thống sử dụng các thẻ thông minh thì máy tính có thể ghi ngày giao/nhận vào thời gian trên thẻ.



2.1.4Một số thiết bị RFID sử dụng dải tần 865 MHz đến 868 MHz


* Thiết bị DL920 (UHF Long Range Integrated RFID Reader-DL920)



Giao thức

ISO18000-6B or ISO18000-6C Gen2

Tần số làm việc

902MHz~928MHz hoặc 868MHz hoặc 860MHz~960MHz

Công suất truyền

20dBm~30 dBm(set by software)

Tốc độ đọc

Thời gian đọc 1 thẻ < 10 ms/64 bit

Khoảng cách đọc

8 m đến 15 m

Tốc độ ghi

8 bit nhỏ hơn 30ms

Khoảng cách ghi

4 m đến 7 m


* Thiết bị CF-RU3501



Các thông số kỹ thuật:

Loại mẫu

CF-RU3501

Hệ điều hành

Mircosoft Windows CE 5.0

CPU

SAMNSUNG 400 MHz

Bộ nhớ hệ thống

128MB RAM,128M flash memory; expanding flash memory freely with SD slot

Màn hình

3.5 inches QVGA (240×320 pixel)colorful; supporting 32  colors; touch screen

Bàn phím

25+1 letters and numbers with a backlight

Giao diện

either a RS232 and USB

WWAN: GPRS/GSM(900/1800/1900Mhz)

WLAN: WIFI IEEE802.11b/g, Built-in antenna

BLUETOOTH: II, v1.2s



Thiết bị âm thanh

The built-in two-way loudspeaker and the microphone, the external connection earphone and the microphone jack

Pin

Rechargeable polymer battery (3.7V, 3200mAH)

Thời gian chờ

150 giờ

Nhiệt độ khi làm việc

-200 đến 500 C

Nhiệt độ khi lưu trữ

-250 đến 700 C

Trọng lượng

400g

Kích thước

190×80×25mm

Tham số UHF

Tần số

860-960MHZ

Giao thức

ISO 18000-6B; ISO180006C(EPC Class1 Gen2 )

Tăng ích ăng ten

5dBi

khoảng cách làm việc

FLASH(128M) and SD card

Khoảng cách đọc

≤1.2m

Công suất truyền

<1W


* Thiết bị RFID HH 8800 (HH800 UHF Handheld Reader)

Các thông số kỹ thuật:



Giao thức hỗ trợ

ISO18000-6B/ISO18000-6C(EPC Gen2)

Tần số làm việc

ISM 902MHz~928MHz

Customization

860MHz~960MHz

Chế độ làm việc

FHSS

Công suất

30 dBm

Khoảng cách đọc

1.5m ~ 5m (phụ thuộc vào môi trường và thẻ)

Tốc độ ghi

8 bit nhỏ hơn 30ms

Khoảng cách ghi

1m~3m

Kích thước

155*220*270mm

Trọng lượng

1350g

Nhiệt độ làm việc

-20℃~50℃


* Thiết bị MC9090 của Motorola


Các thông số kỹ thuật”

Expansion

SD/MMC card

Memory

64 MB/128 MB

Operating system (OS)

Microsoft Windows Mobile 5.0 Premium

Processor (CPU)

Intel® XScale™ Bulverde PXA270 processor at 624 MHz

Dimensions (HxWxD)

10.75 in. L x 4.7 in. W x 7.7 in. H (27.3 cm L x 11.9 cm W x 19.5 cm H)

Display resolution

QVGA color

Keyboard

53-key; Terminal Emulation (5250, 3270, VT)

Weight

35.4 oz./1 kg (includes battery, scanner and radio)

Antenna

Integrated, linearly polarized

Field

70-degree cone (approx.) measured from nose of device

Frequency range

US: 902-928 mHz; Europe: 865.7-867.5MHz (ETSI EN 302 208)

Output power

US: 1W (2W EIRP); Europe: 0.5W

Standards supported

EPC Gen 2 DRM (DRM compliant up to 0.5W)

EMC

EN 301 489-1, EN 301 489-7, EN 301 489-17, IEC 60601-1-2, EN 55022, FCC Part 15 Subpart B, ICES 003 Class B, EN 55024, EN 61000-3-2, EN 61000-3-3

Electrical safety

UL 60950-1, CSA C22.2 No. 60950-1, EN 60950-1, IEC 60950-1

Environmental

RoHS Directive 2002/95/EEC

Laser safety

EN 60825-1, IEC 60825-1, 21CFR1040.10

RF exposure

787,788,789,2835

Radio

EN 300 328, EN 301 511, EN 301 893


* Thiết bị Sense 1871

Thông số kỹ thuật của thiết bị:



Tần số

UHF 860~960MHz

Quy định về tần số tại một số khu vực

865.600~867.600 (ETSI EN 302 208)
902~928 MHz (FCC Part 15)
Other Regional Regulation (Korea\Japan\China\etc).

Công suất ra

Programmable in step of 0.1dBmup to 29 dBm

Đầu nối ăng ten

1 MMCX type

Dung sai tần số

±10 ppm tại mọi nhiệt độ

Số kênh

10 kênh (tương ứng với ETSI EN 302 208)

50 kênh nhảy tần (tương ứng với FCC part 15)



Tiêu chuẩn tương thích

EPC C1 G2 (ISO18000-6C)








* Thiết bị R1230C của Caenrfid





* Thiết bị R630 (của hãng Scirocco AB, Thụy Điển)



* Thiết bị ALR-9900-EMA (hãng sản xuất: Alien Technology Corporation, Mỹ)


Thiết bị ALR-9900-EMA hoạt động trong dải tần 866MHz , các đặc điểm kỹ thuật thuân theo ETSI EN 302-208-2, có các biến thể của ALR-9900-EMA để sử dụng ở nhiều vùng, bao gồm cả các nước Balkan, Liên minh châu Âu, Ấn Độ, châu Phi, New Zealand, Nga Liên bang, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, và Việt Nam.
Thông số kỹ thuật của thiết bị:



Tóm lại: Các thiết bị RFID UHF trên thế giới được sử dụng khá phổ biến. Ở Việt Nam, thời gian gần đây các thiết bị này được nhập khẩu khá nhiều, một số thiết bị đẫ được đo kiểm ở Việt Nam như thiết bị DL920, thiết bị MC9090 của Motorola , thiết bị ALR-9900... Trong nước đã có nhiều công ty nhập khẩu và phân phối thiết bị UHF RFID như Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Tổng Hợp Thanh Sơn Hà (Hà Nội), Công ty Cổ phần Công nghệ ATO (Hà Nội), Công ty TNHH THẾ KỶ SỐ (TP. Hồ Chí Minh), Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Tín Hòa….. Nhưng hiện tại, việc quản lý chất lượng thiết bị, đo kiểm chứng nhận gặp rất nhiều khó khăn do còn thiếu tiêu chuẩn phục vụ đo kiểm, đánh giá và chứng nhận hợp quy. Do đó, việc xây dựng và ban hành bộ Quy chuẩn để phục vụ cho công tác hợp quy là việc làm cần thiết.


Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 359.54 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương