BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN



tải về 398.33 Kb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích398.33 Kb.
#17417
  1   2   3   4   5   6


BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN

------------------------

THUYẾT MINH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA



NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ QUY CHUẨN

THIẾT BỊ MODEM ADSL

HÀ NỘI 2015

MỤC LỤC


HÀ NỘI 2015 1

MỤC LỤC 2

1. GIỚI THIỆU 2

3.2 Khảo sát, đánh giá nhu cầu sử dụng ADSL2/ ADSL2+ ở Việt Nam. 18

*) ADSL Linksys ADSL2+ (AM300)  22

*) Modem DLINK ADSL2 DIR 855 26

4. THU THẬP, PHÂN TÍCH CÁC TÀI LIỆU VỀ THIẾT BỊ MODEM ADSL2/ ADSL2+. 29

4.3 Phân tích một số tài liệu về thiết bị ADSL2/ADSL2+. 31

c) ETSI TS 101 388 35

5.6 Một số sửa đổi sau các lần hội thảo 37

1. GIỚI THIỆU



Hệ thống thu phát đường dây thuê bao số bất đội xứng ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line Transceivers) gồm 2 hệ thống thiết bị thu phát kết nối với nhau qua đôi dây dẫn kim loại, đặt giữa mạng thông tin công cộng và thiết bị máy tính nhà thuê bao. Thiết bị thu phát đặt phía mạng (phía trung tâm-CO), ký hiệu là ATU-C, do nhà khai thác quản lý và thiết bị phía thuê bao (đầu xa-R), ký hiệu ATU-R, là tài sản của khách hàng. Các thiết bị của khách hàng nối vào mạng thông tin qua đường dây thuê bao số có tốc độ truyền dẫn bất đối xứng thường quen gọi bằng tên MODEM ADSL. Về bản chất, thiết bị ADSL chỉ là một loại thiết bị đặc thù thuộc họ thiết bị xDSL.

Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và an toàn trong việc sử dụng thiết bị của khách hàng, Bộ TTTT đã ban hành thông tư số 05/2014/TT-BTTTT Quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong đó, thiết bị xDSL phải thực hiện hợp quy c theo quy chuẩn Quốc gia QCVN 22: 2010/BTTTT về an toàn điện cho mạng viễn thông và người sử dụng và theo TCVN 7189: 2009 về nhiễu tần số vô tuyến.


Trong năm 2009, Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố TCVN 8077: 2009 về thiết bị thu phát trên đương dây thuê bao số không đối xứng ADSL2 và ADSL2+. Trong bộ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8077: 2009 về cơ bản đã có một số tiêu chí kỹ thuật phục vụ cho việc đánh giá chất lượng thiết bị ADSL. Tuy nhiên, xét theo góc độ quản lý nhà nước về thiết bị Công nghệ thông tin cần công bố hợp quy và chứng nhận hợp quy dựa theo Bộ tiêu chuẩn này còn một số điểm bất cập:

  • Bộ tiêu chuẩn này chưa thể hiện đầy đủ các hình loại mặt nạ phổ phát xạ cần thiết của thiết bị ADSL, khi nối vào các mạng thông tin khác nhau, ví dụ khi nối với mạng ISDN.

  • Việc chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy cần được dựa trên các Quy chuẩn Việt Nam, vì các bộ Tiêu chuẩn kỹ thuật mang nạng tích khuyến nghị áp dụng (không bắt buộc).

  • Bộ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8077:2009 được xây dựng dựa trên tài liệu ITU-T G.92.3 và ITU-T G.992.5 ban hành năm 2005.

MODEM ADSL là thiết bị của khách hàng, vì vậy nó phải được kiểm soát đầy đủ về: Phổ tần số (ERM), chất lượng thiết bị (NP), yêu cầu về an toàn điện (ES) và tương thích điện từ trường (EMC). Hơn nữa, do thiết bị kết nối với mạng viễn thông công cộng, nên vấn đề đảm bảo an toàn cho mạng lưới của nhà khai thác là yêu cầu bắt buộc. Với những yêu cầu về quản lý thiết bị ADSL như vậy, tiện hơn cả (đặc biệt là tránh cho khách hàng phải đo kiểm thiết bị tại nhiều nơi) là xây dựng một bộ QCVN chung cho các thiết bị loại này, trong đó thể hiện đầy đủ các yêu cầu về đo kiểm cho thiết bị.

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phân tích các QCVN, TCVN liên quan đến thiết bị ADSL đã ban hành, cập nhật các tiêu chuẩn các khuyến nghị mới nhất của các tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế về viễn thông để xây dựng mới một bộ Quy chuẩn Quốc gia về thiết bị MODEM ADSL, phục vụ cho công tác chứng nhận hợp quy, theo đúng tinh thần của thông tư số 03/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Những năm gần đây, các MODEM tốc độ thấp dùng trên mạng viễn thông theo các tiêu chuẩn kết nối V.35, V.90 của ITU-T đã không còn sử dụng. Thay vào đó, hàng loạt các Modem tốc độ vừa phải và cao đã ra đời, theo các tiêu chuẩn truyền dẫn mới của ITU-T G.99x. Bộ thông tin và Truyền thông đã ban hành thông tư số 35/2011/TT - BTTTT hủy bỏ một số Tiêu chuẩn ngành, trong đó có TCN 68: 142: 1995 về “Modem tốc độ thấp trên mạng điện thoại công cộng”. Vì lẽ đó, trong những phần tiếp theo khi nói về MODEM đều có ngụ ý là MODEM xDSL nói chung và MODEM ADSL nói riêng.

Trong bộ dự thảo QCVN về MODEM ADSL2/2+ nhất thiết phải bao trùm được các vấn đề sau đây:



  • Các chỉ tiêu đánh giá về năng lực và chất lượng thiết bị, trong đó bao gồm các tính năng cơ bản, các mặt nạ phổ thể hiện khả năng thông cho các tốc độ truyền dẫn khác nhau, mức tỷ lệ lỗi bit (BER) truyền dẫn thông qua thiết bị

  • Các mức giới hạn về tần số và công suất phát xạ, khẳ năng ghép nối (trở kháng ghép nối, suy hao xen, suy hao theo chiều dọc…

  • Các yêu cầu về an toàn điện (ES), tương thích điện từ trường (EMC)

Các yêu cầu như vậy cần được lấy từ các khuyến nghị của ITU-T và có thể từ một số các TCVN, QCVN tương ứng hiện có.

2. GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ THIẾT BỊ ADSL

Mục tiêu của đề tài là xây dựng bộ QCKT về thiết bị ADSL, vì vậy trong phần này chúng ta chỉ giới thiệu tóm tắt về công nghệ ADSL, chú ý đến các khía cạnh có liên quan đến các chỉ tiêu kỹ thuật thiết bị.



2.1 Phân loại công nghệ xDSL

Mạng số liên kết đa dịch vụ (ISDN) là trường hợp đầu tiên và thuộc loại đặc thù của dịch vụ xDSL, cho phép số hóa thông tin và tuyến truyền dẫn dữ liệu trên đôi cáp thông tin kim loại đến tận thiết bị khách hàng. Đối với mạng ISDN, khách hàng có thể tải dữ liệu với tốc độ cơ sở (BRI) 144kbit/s (2B=128 kbit/s+1D=16 kbit/s).

Các loại công nghệ xDSL được phân chia theo tốc độ tải tin và tính đối xứng của luồng thông tin truyền trong mạng. Hiện nay, công nghệ xDSL đã đạt tốc độ truyền dữ liệu dẫn rất cao trên đôi dây kim loại của mạng điện thoại thông dụng. Bảng 1 là cách phân loại và các thông số tiêu chuẩn của họ công nghệ xDSL.
Bảng 1: Các tốc độ tiêu chuẩn của họ công nghệ xDSL

Công nghệ

Ý nghĩa

(tiếng Anh)

Tốc độ dữ liệu

(Mbit/s)

Chế độ hoạt động

Môi trường truyền dẫn

HDSL

High data rate DSL

2,048

1,544


Đối xứng

Đối xứng


1-3 đôi dây

2 đôi


SDSL

Single pair DSL

0,768

Đối xứng

1 đôi

ADSL

Asymetric DSL

1,58

0,0160,640



Xuống

Lên


1 đôi

CDSL

Consumer DSL

1,00

0,0160,64



Xuống

Lên


1 đôi

ISDL

ISDN DSL

0,144

Đối xứng

1 đôi

VDSL

Very high data rate DSL

1355

1,56

1355


Xuống

Lên


Đối xứng

1 đôi

Ngoài các tốc độ truyền dẫn tiêu chuẩn trong Bảng 1, họ công nghệ xDSL có thể có các tốc độ truyền thông tin cao hơn, bằng cách mở rộng băng thông truyền dẫn về phía tần số cao. Hiện nay, các tốc độ truyền dẫn có thể đạt được cho họ ADSL:

- Modem 56 kbit/s (V.90): 56 kbit/s

- ISDN lines: 128 kbit/s (2x64)

- ADSL: 1/8 Mbit/s (up/down) (ANSI T1.413)

- ADSL2: 1/12 Mbit/s (up/down) (ITU-T G.992.3/4)

- ADSL2+: 1/24 Mbit/s (up/down) (ITU-T G.992.5)

2.2 Giới thiệu tóm tắt công nghệ ADSL

ADSL là công nghệ truy nhập (truyền dẫn) dữ liệu không đối xứng giữa tuyến truyền lên (khách hàngmạng) và tuyến truyền xuống (mạngkhách hàng). Tốc độ dữ liệu tiêu chuẩn của đường xuống là 8 Mbit/s và đường lên là 640 kbit/s. Khi thiết bị ADSL nối với mạng điện thoại công cộng, thì nó có thể cung cấp đồng thời cả dịch vụ thoại truyền thống và số liệu, trong đó tín hiệu thoại vẫn được truyền trong dải tần số thấp (dưới 4 kHz), còn tín hiệu dữ liệu truyền trên miền tần số tiếp theo, từ 4, 4 kHz đến 2,2 MHz.



2.2.1 Kỹ thuật truyền dẫn

Có 2 kỹ thuật truyền dẫn dữ liệu dùng trong công nghệ ADSL:

- Kỹ thuật ghép song công phân chia theo tần số (Frequency Division

Duplex –FDD, trong đó dải tần số sử dụng cho hướng lên được tách biết với dải tần số sử dụng cho hướng xuống bởi một khoảng tần số bảo vệ, do vậy nó hầu như không có xuyên âm.

- Kỹ thuật xóa tiếng vọng (Echo Cancelling-EC), trong đó dải tần số sử dụng cho hướng lên nằm trong cùng dải tần số sử dụng cho hướng xuống; điều này làm tăng hiệu suất sử dụng phổ nhưng sẽ có xuyên âm giữa 2 hướng, và do vậy, cần áp dụng thêm các kỹ thuật xử lý tín hiệu số khá phức tạp.

Do không có xuyên âm tại phía trung tâm CO, nên chất lượng truyễn dẫn dữ liệu loại FDD cho hướng lên tốt hơn nhiều so với loại EC. Ngược lại, độ rộng băng tần hướng xuống của kỹ thuật EC lại lớn hơn so với kỹ thuật FDD, nên chất lượng truyền dẫn hướng xuống của EC lại tốt hơn so với FDD, đặc biệt là các đường dây thuê bao ngắn. Ngày nay, cả 2 công nghệ đều được ưa chuộng, song do tính đơn giản trong xử lý số liệu nên công nghệ FDD vẫn chiếm ưu thế.

Việc truyền dẫn theo hai hướng lên và xuống được thực hiện song công theo tần số FDD (Frrequency Division Duplexing)

2.2.2 Kỹ thuật điều chế

Các phương pháp điều chế dùng trongcông nghệ xDSL

Có 3 kỹ thuật điều chế được dùng cho xDSL:

- Điều chế biên độ cầu phương QAM (Quadrature Amlitude Modulation)

- Điều chế biên độ/pha không sóng mang CAP (Carieless Amlitude/Phase

Modulation)

- Điều chế đa tần rời rạc DMT (Discrete Multi-Tone Modulation)
QAM là phương thức điều chế sử dụng 2 sóng dạng hình sin. và cos. trực giao trên cùng tần số, để truyền tín hiệu đồng thời trên một kênh. Biên độ của 2 sóng này thể hiện thông tin cần truyền. Cần nhớ rằng, khi sử dụng điều chế QAM thì khi bậc điều chế càng cao công suất phát phải càng lớn và khoảng cách truyền dẫn càng nhỏ, đây là điểm bất lợi của điều chế QAM.

Điều chế pha và biên độ không sử dụng sóng mang được dựa trên điều chế QAM, nhưng có dùng thêm bộ điều chỉnh thích hợp để bù trừ phần méo tín hiệu truyền dẫn trên đường dây điện thoại thông dụng. Việc điều chế được thực hiện không phải bằng kết hợp trực giao hàm sin. và hàm cos., mà bằng 2 bộ lọc thông dải nửa dòng dữ liệu, sau đó tín hiệu được kết hợp và chuyển qua bộ biến đổi A/D, sang bộ lọc thông thấp rồi tới đường truyền. Ở đầu thu, tín hiệu được giải ngược lại, có kèm theo xử lý dữ liệu bằng phần mềm có trong bộ cân bằng kênh.


DMT là kỹ thuật điều chế đa sóng mang, trong đó phổ tần số được chia thành các kênh 4 kHz. Các bit trong mỗi kênh được điều chế bằng kỹ thuật QAM và đặt trong các sóng mang. Trong hệ thống ADSL, băng tần từ trạm trung tâm CO xuống thuê bao được chia thành 256 kênh và từ thuê bao (R) lên trạm trung tâm (CO) được chia thành 32 kênh, trong đó mỗi kênh lại có thể tải một số lượng bit khác nhau, tùy thuộc vào chất lượng của từng kênh truyền. Phương pháp điều chế DMT có nhiều ưu điểm về chống xuyên âm.
2.2.3 Ghêp kênh

Tại cùng một thời điểm, chuỗi bit trong khung ADSL được chia tối đa thành 7 kênh tải tin. Các kênh này lại được chia thành 2 lớp: Đơn hướng và Song hướng. Các kênh tải tin là các kênh Logic và chuỗi bit từ tất cả các kênh cùng được chuyển đồng thời trên đường truyền ADSL mà không cần sử dụng băng tần riêng. Bất kỳ kênh tải tin nào cũng có thể lập trình để tải thông tin tốc độ là bội số của 32 kbit/s. Đối với các tốc độ không phải là bội số của 32 kbit/s, thì cần sử dụng thêm các bit phụ trong phần mào đầu của khung ADSL. Bảng 2 là tốc độ các kênh tải tin sử dụng trong công nghệ ADSL.

ADSL cho phép tạo tối đa 4 kênh tải tin đơn hướng từ trung tâm (CO) đến khách hàng (R) và được ký hiệu bằng AS0, AS1, AS2 và AS3. Đối với việc truyền tải song hướng người ta sử dụng 3 kênh truyền đồng thời trên giao diện ADSL, một trong số đó là kênh điều khiển, ký hiệu là kênh C. Kênh C mang các bản tin báo hiệu để lựa chọn dịch vụ và thiết lập cuộc gọi. Ngoài ra, trong ADSL có thể tải 2 kênh song hướng tùy chọn: LS1 tốc độ 160 kbit/s và LS2 hoạt động ở tốc độ 384 kbit/s và 576 kbit/s.
Bảng 2: Tốc độ các kênh tải tin trong ADSL

Kênh mang

Hệ số nhân tối đa

Tốc độ cao nhất (kbit/s)

AS0

192

6144

AS1

144

4608

AS2

96

3072

AS3

48

1536

LS0

20

640

LS1

20

640

LS2

20

640

Kỹ thuật ADSL sử dụng phần mào đầu trong cấu trúc kênh, tương tự như các phương thức truyền dẫn số khác. Trong quá trình tải tin, phần mào đầu thực hiện nhiều chức năng khác nhau, trong đó có một chức năng quan trọng là đồng bộ các kênh tải tin, để thiết bị ở 2 đầu đường truyền có thể nhận biết cấu trúc các kênh (AS và LS), vị trí các bit trong khung. Một số chức năng khác của phần mào đầu là: Kênh nghiệp vụ, kênh điều khiển khai thác để tái cấu hình, thích ứng tốc độ và phát hiện lỗi…
2.2.4 Cấu trúc khung và siêu khung ADSL
Siêu khung ADSL: Trong ADSL, một siêu khung bao gồm một dãy 68 khung ADSL liên tiếp, trong đó một vài khung có chức năng đặc biệt. Ví dụ, khung 0 và 1 mang thông tin điều khiển lỗi (CRC) và các bit chỉ thị sử dụng cho quản lý đường truyền. Ngoài ra, các bit chỉ thị khác được mang trong các khung số 34 và 35. Một khung đồng bộ đặc biệt không mang tin theo sau siêu khung, đảm nhiệm chức năng đồng bộ cho siêu khung. Một siêu khung của ADSL có chu kỳ 17 ms.

Khung ADSL: Một khung ADSL có chu kỳ 250 ms và chia thành hai phần chính: phần số liệu nhanh và phần số liệu xen.

Phần số liệu nhanh:

Số liệu nhanh được chèn vào trong đường dẫn đầu tiên của khung. Byte đầu tiên gọi là “fast byte” và mang chức năng CRC và một số bit chỉ thị cần thiết. Các byte dữ liệu từ bộ đệm liên tục được chèn tiếp sau “fast byte”. Các byte cho mỗi kênh mang theo yêu cầu như h́nh 1.12 và h́nh 1.13. Nếu kênh mang nào không dùng th́ sẽ không có dữ liệu chèn vào khung tương ứng. Nếu như không có dữ liệu nào được gửi đi, th́ khung chỉ chứa fast byte. Phần bộ đệm dữ liệu nhanh kết thúc bằng các byte chứa thông tin đồng bộ (AEX và LEX) và mă sửa lỗi FEC.

Mỗi siêu khung ADSL dành 8 bit cho CRC (crc0-crc7), 24 bit chỉ thị (ib0-ib23) dành cho chức năng OAM. “Fast byte” của khung 0 được dùng cho các bit CRC, của khung 1, 34, 35 dùng cho bit chỉ thị ib, các khung c̣n lại tải bit cấu h́nh (EOC) và bit điều khiển đồng bộ (SC) cho việc xác định cấu trúc kênh tải và đồng bộ.

Phần số liệu nhanh có cấu trúc kiểm soát lỗi đơn giản được dùng để truyền các dữ liệu yêu cầu độ trễ nhỏ và chấp nhận lỗi như tín hiệu video, audio.



Phần số liệu xen:

Số liệu xen được chèn vào sau khung số liệu nhanh. Đầu tiên nó được tập hợp theo khuôn dạng giống như khung số liệu nhanh. Byte đồng bộ trong khung 0 mang các bit kiểm tra CRC. Trong các khung khác từ 1 đến 67, byte đồng bộ sẽ mang thông tin điều khiển SC cho các kênh mang được gán cho đuờng xen hoặc mang thông tin kênh điều khiển mào đầu ADSL (AOC)


2.3 Modem ADSL2
Công nghệ ADSL2 được chuẩn hóa trong ITU-T G.992.3 và ITU-T G.992.4 vào năm 2002. ADSL2 vẫn sử dụng băng tần số như ADSL, tuy nhiên nó được bổ sung một số tính năng mới, khả năng kết nối và hỗ trợ nhiều ứng dụng mới.
Để hiểu rõ cơ chế hoạt động của MODEM ADSL chúng ta xét 2 mô hình tham chiếu hệ thống thiết bị thu phát ADSL lấy từ tài liệu ITU-T G.992.3, trong đó một mô hình có dùng thêm bộ chia cho phần MODEM ADSL ở phía đầu xa.



Hình 1a- Mô hình tham chiếu ADSL2 có dùng bộ chia ở đầu xa.



Hình 1.b- Mô hình tham chiếu ADSL2 không dùng bộ chia ở đầu xa
Hình 1a, 1b mô tả các khối chức năng cơ bản nhất của giao diện ATU-C và ATU-R. Các chức năng quản lý được điều khiển bởi nhà khai thác (EMS hoặc NMS) không được thể hiện trên mô hình.
Trong mô hình này, ký hiệu:

ATU-C khối thu phát ADSL phía mạng

ATU-R khối thu phát ADSL phía khách hàng

AN nút truy nhập

CPE thiết bị khách hàng

HPF/LPF bộ lọc thông cao/thấp

Splitter bộ tách phía khách hàng

V-C giao diện giữa điểm truy nhập và mạng băng rộng

U-C giao diện giữa đường dây và bộ chia phía tổng đài

U-C2 giao diện giữa bộ chia và ATU-C

U-R giao diện giữa đường day và bộ chia phía khách hàng

U-R2 giao diện giữa bộ chia và ATU-R

T-R giao diện giữa ATU-R và lớp chuyển mạch (ATM hoặc STM)

T/S giao diện giữ kết cuối mạng ADSL với CPE


Để đơn giản hóa, các giao diện U-C và U-R gọi chung là giao diện U, còn các giao diện T-R và T-S gọi chung là giao diện T.
Từ Hình 1a và 1b ta thấy, MODEM ADSL (ATU-R) là phần thiết bị được tính từ giao diện U-R đến giao diện nối với thiết bị đầu cuối của khách hàng, còn phần thiết bị tính từ giao diện U-C đến giao diện mạng là thiết bị của nhà mạng (ATU-C). Giữa giao diện U-C và U-R là đôi dây cáp thông tin kim loại (DSL) (thường là cáp đồng). Điểm khác biệt giữa 2 mô hình tham chiếu này là bộ lọc tần số thông cao và thông thấp, hay còn gọi là bộ chia tín hiệu R, cho phép máy điện thoại truyền thống nối trực tiếp vào MODEM ADSL.
Về bản chất, thiết bị ADSL thế hệ thứ 2 (ADSL2) được phát triển trên nền công nghệ thiết bị ADSL thế hệ thứ nhất vào giữa năm 1999 (theo chuẩn ITU-T G.992.1). Các phiên bản tiếp theo của ADSL2 chủ yếu là tập trung nâng cấp phần mềm, tạo khả năng tăng tốc độ truyền dẫn dữ liệu và bổ sung thêm một số vấn đề liên quan đến việc triển khai tại tủ cáp, kiểm soát phổ tần số và khai thác bảo dưỡng thiết bị.
Chúng ta xét một mô hình chức năng của thiết bị ADSL2 như trên Hình 2

Hình 2- Mô hình chức năng thiết bị ADSL
a) Lớp PMD

PMD (Physical Media Dependent-tạm dịch là lớp độc lập môi trường vật lý) bao gồm chức năng tạo và khôi phục định thời ký tự, mã hóa và giải mã, điều chế và giải điều chế, triệt tiếng vọng (nếu có sử dụng), cân bằng đường dây, khởi tạo tuyến, ghép và tách tiêu đề vật lý (tạo siêu khung). Ngoài ra, lớp PMD có thể tạo hoặc thu các bản tin điều khiển phát qua kênh PMS-TC.


b) Lớp PMS-TC

Lớp PMS-TC (Physical Media Specific-Transmission Convergence-tạm dịch là lớp hội tụ truyền dẫn môi trường vật lý đặc thù) thực hiện các chức năng tạo khung và đồng bộ, hiệu chỉnh lỗi hướng phát, phát hiện lỗi, các chức năng mã hóa ngẫu nhiên và giải mã ngẫu nhiên. Ngoài ra, lớp PMS-TC còn cung cấp kênh tiêu đề để mang các bản tin điều khiển được tạo ra trong lớp các giao thức truyền tải đặc thù-hội tụ truyền dẫn TPS-TC (Transmission Protocol Specific-Transmission Convergence). Lớp PMS-TC được kết nối với lớp TPS-TC qua các giao diện trong ATU-C và trong ATU-R.


c) Lớp TPS-TC

Lớp TPS-TC (Transmission Protocol Specific-Transmission Convergence) bao gồm chức năng thích ứng số liệu khách hàng và tín hiệu điều khiển với giao diện số liệu đồng bộ hoặc cận đồng bộ của TPS-TC. Ngoài ra, lớp TPS-TC cũng có thể tạo ra hoặc thu các bản tin điều khiển qua kênh tiêu đề của lớp PMS-TC. Lớp TPS-TC liên lạc với các khối giao ứng dụng qua giao diện trong ATU-R và trong ATU-C.


d) Lớp MPS-TC

Lớp MPS-TC (Management Protocol Specific-Transmission Convergence) cung cấp các thủ tục quản lý ATU. Chức năng MPS-TC liên quan đến các chức năng lớp cao hơn được cho trong ITU-T G.997.1. Thông tin quản lý được trao đổi giữa các chức năng MPS-TC thông qua kênh tiêu đề ADSL. PMS-TC ghép kênh tiêu đề ADSL với luồng số liệu TPS-TC để truyền trên đường dây DSL. Thông tin quản lý chỉ thị sự cố, lỗi và thông tin giám sát chỉ tiêu chất lượng liên quan. Ngoài ra, nó còn xác định một số thủ tục quản lý cho các chức năng lớp cao hơn, đặc biệt là cho việc kiểm tra.


Một số tính năng mới được bổ sung trong ADSL2 là:

• Chế độ truyền dẫn ADSL hoàn toàn số, có khả năng tương thích phổ tần số tốt hơn so với truyền dẫn ADSL kết hợp với thoại;

• Chức năng TPS TC gói đặt bên cạnh các chức năng TPS TC của ATM và STM;

• Hỗ trợ bắt buộc tốc độ truyền dẫn đến 8 Mbit/s cho hướng xuống và đến 800 kbit/s cho hướng lên đối với chức năng TPS TC #0 và kênh tải tin #0;

• Hỗ trợ IMA trong TPS TC của ATM;

• Có khả năng cấu hình lại cho mỗi TPS TC theo độ trễ, tỷ lệ lỗi bit, tốc độ dữ liệu nhỏ nhất, lớn nhất và có nhiều phương án lựa chọn khác nhau.


Các đặc tính của ADSL2 liên quan đến PMS TC được bổ sung là:

• Khả năng tạo khung linh hoạt hơn, hỗ trợ đến 4 kênh tải tin và 4 tuyến truyền dẫn có trễ;

• Các thông số của ADSL2 cho phép cấu hình tốt hơn cho kênh mào đầu;

• Cấu trúc khung với các thông số mã hoá do thiết bị thu chọn lựa;

• Cấu trúc khung bằng cách sử dụng tốt ưu hệ số khuyếch đại mã RS;

• Có thể lập trình cấu trúc khung với độ trễ và tỷ lệ lỗi bit cho trước;

• Giao thức OAM để thu các thông tin giám sát chất lượng chi tiết hơn;

• Có khả năng cấu hình trực tuyến cao hơn, phân chia tốc độ động.


Trong ADSL2, các đặc tính liên quan PMD được bổ sung là:

• Các thủ tục phân tích đường dây mới cho cả trường hợp khởi tạo thành công và không thành công, các đặc tính mạch vòng và xử lý sự cố;

• Khả năng cấu hình trực tuyến tốt hơn, bao gồm trao đổi bit và khả năng tương thích tốc độ liên tục;

• Quá trình khởi tạo ngắn (tùy chọn), để khắc phục các lỗi hay khôi phục hoạt động nhanh;

• Tương thích tốc độ liên tục (tuỳ chọn) với sự thay đổi tốc độ đường truyền trong thời gian showtime;

• Hoạt động tốt hơn đối với các nhánh cầu có tôn dẫn (pilot tone), do thiết bị thu quyết định;

• Huấn luyện thiết bị thu phát tốt hơn, thông qua việc trao đổi các đặc tính chi tiết trong tín hiệu phát;

• Đo tỷ số giữa tín hiệu và nhiễu tốt hơn trong quá trình phân tích kênh;

• Cấm được các sóng mang con trong thời gian đo can nhiễu tần số vô tuyến trong chu kỳ khởi tạo và Showtime;

• Hoạt động tốt hơn, vì việc sử dụng mã lưới là bắt buộc;

• Hoạt động tốt hơn, vì các chum sao một-bit là bắt buộc;

• Hoạt động tốt hơn, vì dữ liệu được điều chế trên pilot tone;

• Hoạt động với can nhiễu tần số vô tuyến tốt hơn bằng cách lập lại trật tự tone là do thiết bị thu quyết định;

• Có khả năng giảm công suất phát tốt hơn tại cả đầu gần lẫn đầu xa;

• Khởi tạo nhanh hơn với thời gian của các trạng thái khởi tạo do thiết bị thu và thiết bị phát điều khiển;

• Khởi tạo nhanh hơn bằng các sóng mang điều chế các bản tin do thiết bị thu quyết định;

• Khả năng nhận dạng kênh cao hơn, bằng cách định dạng phổ tần số trong quá trình khôi phục kênh và huấn luyện thiết bị thu phát;

• Có thể giảm công suất phát, để giảm thiểu số dư trong điều khiển lớp quản lý (bắt buộc);

• Tiết kiệm năng lượng đối với khối ATU-C, bằng trạng thái năng lượng thấp L2 mới;

• Tiết kiệm năng lượng bằng trạng thái rỗi L3 mới;

• Điều khiển phổ tần số bằng cách lập mặt nạ tone riêng trong quá trình điều khiển, thông qua CO MIB;

• Đo kiểm chất lượng tốt hơn, bao gồm khả năng tăng tốc độ dữ liệu cho nhiều phép đo hiện có.


Vì các lý do liên quan đến khả năng phối hợp hoạt động, có thể lựa chọn thiết bị tuân thủ cả hai khuyến nghị ITU-T G.992.1 và ITU-T G.992.3, miễn sao phải tương thích với chế độ hoạt động của các thiết bị phía đầu xa.
Trong các phụ lục riêng, khuyến nghị G.992.3 cũng:

• làm rõ kỹ thuật truyền dẫn được sử dụng, để hỗ trợ truyền tải đồng thời các dịch vụ thoại và các kênh tải tin (ADSL kết hợp POTS, Phụ lục A) trên một đôi dây kim loại;

• làm rõ kỹ thuật truyền dẫn được sử dụng, để hỗ trợ chỉ truyền tải các kênh tải tin trên một đôi dây, có tính tương thích phổ tần số tốt hơn với ADSL kết hợp POTS trên đôi dây kim loại cận kề (Chế độ số, Phụ lục I);

• làm rõ kỹ thuật truyền dẫn được sử dụng, để hỗ trợ truyền tải đồng thời các dịch vụ băng thoại và các kênh tải tin dành cho việc mở rộng khoảng cách (READSL2 kết hợp POTS, Phụ lục L) trên một đôi dây kim loại;

• làm rõ kỹ thuật truyền dẫn được sử dụng, để hỗ trợ truyền tải đồng thời các dịch vụ băng thoại và các kênh tải tin dành cho hoạt động có băng tần hướng lên mở rộng (EUADSL2 kết hợp POTS, Phụ lục M) trên một đôi dây kim loại.

Hình 3- Phân bổ dải tần số hướng lên và hướng xuống trong thiết bị ADSL2
2.4 Modem ADSL2+.
Thiết bị thu phát ADSL2+ vẫn dùng công nghệ ADSL2, nhưng có mở rộng băng tần số sử dụng, nhằm cung cấp đường truyền dữ liệu tốc độ cao hơn giữa thiết bị nhà khai thác mạng (ATU-C) và thiết bị khách hàng (ATU-R), nhưng vẫn dùng đôi dây kim loại xoắn (theo chuẩn ITU-T G.992.5). Về bản chất, khuyến nghị ITU-T G.992.5 chỉ là phiên bản nâng cấp của khuyến nghị ITU-T G.992.3, trong đó có làm rõ thêm một số đặc điểm và cung cấp một số khả năng tuỳ chọn sau:

– Truyền tải chế độ STM và/hoặc ATM và/hoặc gói;

– Truyền tải tín hiệu định thời chuẩn của mạng;

– Các tuyến truyền dẫn đa độ trễ;

– Các kênh truyền tải đa khung;

– Thủ tục khởi tại nhanh;

– Chia lại tốc độ động;

– Có khả năng tương thích tốc độ liên tục.


Mục tiêu của khuyến nghị G.992.5 là cung cấp khả năng tương thích của giao diện U và khả năng phối hợp hoạt động giữa các thiết bị thu phát có các chức năng tuỳ chọn khác nhau, thông qua thủ tục “bắt tay” (đàm phán) trong quá trình khởi tạo tuyến truyền dẫn ADSL.

Hình 4- Phân bổ dải tần số hướng lên và hướng xuống trong ADSL2+
Một khối truyền dẫn ADSL2+ có thể truyền tất cả các kênh truyền tải sau:

  • Một số kênh truyền tải hướng xuống, một số kênh truyền tải hướng lên,

  • Một kênh song công băng gốc thoại và phần mào đầu đường dây ADSL để tạo khung điều khiển lỗi, khai thác và bảo dưỡng.

  • Các hệ thống hỗ trợ tốc độ dữ liệu tối thiểu 16 Mbit/s cho hướng xuống và 800 kbit/s cho hướng lên (chỉ tính dữ liệu thông tin).

Việc hỗ trợ tốc độ dữ liệu cao hơn các tốc độ này cho hướng xuống và hướng lên thuộc loại không bắt buộc.



Trong một số phụ lục, khuyến nghị ITU-T G.992.5 cũng:

  • Làm rõ kỹ thuật truyền dẫn được sử dụng, để truyền tải đồng thời các dịch vụ băng thoại và các kênh tải tin trên một đôi dây kim loại (ADSL kết hợp POTS, Phụ lục A);

  • Làm rõ kỹ thuật truyền dẫn được sử dụng, để hỗ trợ việc chia sẻ phổ tần số tốt hơn với ADSL kết hợp POTS hiện có trên đôi dây kim loại cận kề (chế độ số, Phục lục I).

  • Làm rõ kỹ thuật truyền dẫn được sử dụng, để hỗ trợ việc truyền tải đồng thời các dịch vụ băng thoại và các kênh tải tin, khi sử dụng băng tần số mở rộng cho hướng lên trên đôi dây kim loại (EUADSL2plus kết hợp POTS, Phục lục M).


2.5 So sánh giữa ADSL2 và ADSL2+
So với ADSL2 theo khuyến nghị ITU-T G.992.3, thiết bị ADSL2+ theo khuyến nghị ITU-T G.992.5 sử dụng băng tần hướng xuống có độ rộng gấp đôi (hình 5),

do vậy nó làm tăng tốc độ truyền dẫn hướng xuổng gấp đôi cho các đường dây điện thoại có độ dài dưới 5 000 ft.


ADSL2+ có khả năng giảm xuyên âm, vì nó có thể chỉ sử dụng các tones trong dải từ tần số 1,1 đến 2,2 MHz bằng các che chắn tần số hướng xuống thấp hơn 1,1 MHz. Điều này rất có lợi khi các dịch vụ ADSL từ cả phía trung tâm CO và phía đầu xa (R) có trên cùng một nhóm cáp (Hình 7).


Hình 5- Dộ rộng phổ tuyến lên và xuống trong ADSL
Như vậy, so với công nghệ ADSL2, ADSL2+ mở rộng băng tần số lên gấp đôi (từ 1, 1 MHz đến 2,2 MHz). Tốc độ truyền dẫn ADSL2+ cũng vì thế tăng gấp đội. Hình 6 là sự so sánh tốc độ dữ liệu giữa ADSL2 và ADSL2+

Độ dài cáp (kilofeet)
Hình 6- So sánh tốc độ tuyền dẫn giữa ADSL2 và ADSL2+
ADSL2+ có thể hiệu chỉnh được các vướng mắc bằng cách dùng các tần số thấp hơn 1,1 MHz từ CO đến R và tần số giữa 1,1 MHz đến 2,2 MHz từ R đến CO.


Hình 7- Phương pháp giảm xuyên âm trong ADSL2+

3. KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THIẾT BỊ ADSL
3.1 Sự tăng trưởng thuê bao Internet toàn cầu
So với ADSL số lượng thuê bao băng rộng toàn cầu loại ADSL2/2+ tăng rất nhanh, đặc biệt là trong các nước đang phát triển. Công nghệ xDSL ngày càng chiếm ưu rõ rệt với tỷ lệ thuê bao đạt trên 66 % tổng số thuê bao băng rộng. Số thuê bao modem cáp chiếm trên 23 % và các công nghệ băng rộng khác (cáp quang, vệ tinh, truyền dữ liệu trên đường điện lực và không dây băng rộng cố định) tăng lên trên 12 % trong từng năm. Hiện nay Trung Quốc là một trong những Quốc gia sử dụng băng rộng lớn nhất thế giới.
Bảng 3.1: Thống kê Số thuê bao internet 2011 (12/2011)

(Theo ITU 19/08/2012)

Nước

Số thuê bao (triệu)

Tính theo % dân số

Nước

Số thuê bao (triệu)

Tính theo % dân số

Mỹ

245

78,3

Viêt Nam

30,8

34,1

Ấn độ

121

10,2

Tr.Quốc

513

38,4

Thụy Điển

8,3

91,0

Australia

19,6

89,7

Đức

64,7

82,7

Nhật Bản

101

80,0

Nga

61,5

44,2

Malaixia

17,7

61,7

Canada

27,7

81,6

Thái Lan

15,8

23,7

Pháp

50,3

77,2

Singapore

3,9

75,0

Anh

52,7

84,1

Indonexia

55

22,4

Ý

35,5

58,7

H. Quốc

40,3

82,7


Bảng 3.2: Thống kê tăng trưởng số thuê bao Internet toàn cầu

Vùng

D. số 2012 (triệu)

S. thuê bao 2000

(nghìn)

S.liệu cuối cùng 2012 (nghìn)

Mức th. thấu theo % dân số

Mức tăng 2000-2012 theo %

Châu Phi

1 073 380

4 514, 40

167 336

15,6

3 606,7

Châu Á

3 933 067

114 304,0

1 076 681

27,5

841,9

Châu Âu

820 918

105 096,1

518 512

63,2

393,4

Tr. Đông

223 608

3 284,8

90 000

40,2

2 639,9

Bắc Mỹ

348 280

108 096,8

273 785

78,6

153,5

Latinh+Caribê

593 689

18 068,9

254 915

42,9

1310,8

Úc/Oceana

50,3

7 620,5

24 288

67,6

218,7

Tổng

7 017 847

360 985,5

2 405 518

34,3

566,4


Bảng 3.3: Thống kê tốc độ tăng trưởng internet toàn cầu




2006

2011

Dân số

6,7 tỷ

7 tỷ

Số người không sử dụng

82 %

65 %

Số người sử dụng

18 %

35 %

Tr. nước đang phát triển

8 %

22 %

Tr. Nước phát triển

10 %

13 %

Trung Quốc

2 %

8 %


Bảng 3.4: Thống kê sử dụng Internet theo khu vực

Khu vực

2006

2011

Châu Phi

3 %

13 %

Châu Mỹ

39 %

56 %

Các nước Arập

11 %

29 %

Châu Á-Thái bình dương

11 %

27 %

Các Nước độc lập khác

13 %

48 %

Châu Âu

50 %

74 %

Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 398.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương