BỘ TƯ pháp cục bổ trợ TƯ pháP



tải về 75.64 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích75.64 Kb.
#38849

BỘ TƯ PHÁP

CỤC BỔ TRỢ TƯ PHÁP




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /BTTP-LSTVPL



Hà Nội, ngày tháng năm 2015


TỜ TRÌNH

Về việc xây dựng và ban hành Khung tiêu chí đánh giá, phân loại tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài


Kính gửi: Bộ trưởng Hà Hùng Cường

Thực hiện Quyết định số 123/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020” (sau đây gọi tắt là Đề án 123) và Quyết định số 1759/QĐ-BTP ngày 21/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 123/QĐ-TTg, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Liên đoàn luật sư Việt Nam, các Đoàn luật sư lớn, tổ chức hành nghề luật sư, một số luật sư, chuyên gia pháp luật và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan nghiên cứu, xây dựng Khung tiêu chí đánh giá, phân loại tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài (sau đây gọi tắt là Dự thảo Khung tiêu chí).

Trong quá trình xây dựng Dự thảo Khung tiêu chí, Cục Bổ trợ tư pháp đã nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm trong nước và nước ngoài có liên quan, tổ chức nhiều tọa đàm, hội thảo, cuộc họp.

Dự thảo được hoàn chỉnh trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp tại các hội thảo, toạ đàm, ý kiến đóng góp bằng văn bản của Liên đoàn luật sư Việt Nam, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan và ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ.

Cục Bổ trợ tư pháp tóm tắt về nội dung cơ bản của Dự thảo như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH KHUNG TIÊU CHÍ

Ngày 07/11/2006, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới và phải thực hiện các nghĩa vụ thành viên, các cam kết quốc tế. Việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thành viên WTO, các cam kết quốc tế đặt ra cho Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức lớn. T

uy nhiên, hiện nay, số lượng tổ chức hành nghề luật sư, luật sư có chất lượng cao để phục vụ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta còn hạn chế.

Để thực hiện yêu cầu phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 544/QĐ-TTg ngày 14/5/2008 phê duyệt Đề án “Đào tạo chuyên gia pháp luật, luật sư phục vụ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2008-2010” (“Đề án 544”), Quyết định số 123/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020” (Đề án 123”) và Quyết định số 1072/2011/QĐ-TTg ngày 5/7/2011 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020.


Một trong những mục tiêu của Đề án 123 và Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 là xây dựng các tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài, có khả năng cạnh tranh với các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.

Trên thế giới và trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hoạt động đánh giá, phân loại, bình chọn tổ chức hành nghề luật sư và luật sư là hoạt động thường niên, do các tổ chức xã hội và các cơ quan truyền thông thực hiện nhằm lựa chọn, tôn vinh các tổ chức hành nghề luật sư, luật sư có hoạt động hiệu quả trong năm. Hoạt động này đã góp phần đánh giá, phân loại tổ chức hành nghề luật sư theo các tiêu chí nghề nghiệp luật sư đồng thời cũng giúp khách hàng đánh giá được chất lượng dịch vụ của các tổ chức hành nghề luật sư, giúp người sử dụng dịch vụ pháp lý lựa chọn được luật sư, tổ chức hành nghề luật sư phù hợp với nhu cầu của họ.

Một số tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đã tham gia các hoạt động bình chọn do các cơ quan truyền thông trong khu vực thực hiện, tham gia các diễn đàn về đánh giá chất lượng dịch vụ của các tổ chức hành nghề luật sư nhằm mục đích khẳng định vị thế, kỹ năng, uy tín của luật sư Việt Nam với doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đánh giá cao về hệ thống bình chọn danh hiệu mà các tổ chức truyền thông và tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong khu vực đã thực hiện và ủng hộ việc tổ chức bình chọn danh hiệu cũng như việc đánh giá, phân loại do các cơ quan, tổ chức trong nước thực hiện.

Trong thời gian qua, ở nước ta đã hình thành một số tổ chức hành nghề luật sư có xu hướng phát triển chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài hoạt động tương đối hiệu quả như Vilaf Hồng Đức, YKVN, Luật Việt.... Các tổ chức hành nghề luật sư này cũng là nơi tập hợp đông đảo đội ngũ luật sư giỏi, thông thạo ngoại ngữ, am hiểu pháp luật, tập quán thương mại quốc tế, có khả năng giúp Chính phủ, các doanh nghiệp, tổ chức trong những vụ việc phức tạp liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chưa có cơ quan, tổ chức nào ở nước ta tiến hành đánh giá, phân loại, công bố chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng các tổ chức hành nghề luật sư nêu trên là tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài. Các hình thức thực hiện của một số đơn vị, tổ chức khác trong thời gian qua chủ yếu là bình chọn và tôn vinh các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư tiêu biểu, giao dịch tiêu biểu trong một thời gian nhất định, áp dụng chung cho nhiều lĩnh vực và chưa có tính thường xuyên.



Việc ban hành Khung tiêu chí còn hướng đến việc xác định các tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài có thể trở thành đối tác liên kết với các Trung tâm đào tạo liên kết trong việc tiếp nhận và tổ chức thực tập cho học viên được đào tạo tại các Trung tâm này.

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, việc ban hành Khung tiêu chí sẽ góp phần tích cực thúc đẩy việc cải cách về các tiêu chuẩn nghề nghiệp của luật sư, góp phần đẩy mạnh việc xây dựng, phát triển tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài theo các tiêu chí, chuẩn mực chung của nghề luật sư trên thế giới. Việc đánh giá, phân loại, công bố tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài sẽ làm thay đổi một cách tích cực nhận thức của các tổ chức hành nghề luật sư và luật sư, khuyến khích các luật sư và tổ chức hành nghề luật sư phát triển theo yêu cầu của Nhà nước và xã hội về việc xây dựng, phát triển đội ngũ luật sư Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng yêu cầu phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế.

Hơn nữa, việc đánh giá, phân loại, công bố tổ chức hành nghề luật sư góp phần quảng bá hình ảnh nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư và dịch vụ pháp lý của luật sư, từng bước xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng dịch vụ pháp lý của luật sư trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài nói riêng và chất lượng dịch vụ pháp lý của luật sư nói chung. Trên cơ sở kết quả đánh giá, phân loại tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài, Nhà nước có kế hoạch, định hướng và chính sách hỗ trợ phát triển tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam có đủ khả năng cạnh tranh với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
Căn cứ

nhu cầu thực tiễn và nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Đề án 123 như đã phân tích ở trên thì việc ban hành Khung tiêu chí là yêu cầu cấp bách, cần sớm được triển khai thực hiện.



II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN

1. Cơ sở pháp lý của việc xây dựng Khung tiêu chí

Việc xây dựng Khung tiêu chí dựa trên các cơ sở pháp lý sau đây:

- Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 05/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020.

- Quyết định số 123/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020”, trong đó có nêu một số nhiệm vụ:



1. Hàng năm rà soát, đánh giá, phân loại tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam có xu hướng phát triển chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài.

2. Xây dựng kế hoạch, định hướng phát triển các tổ chức hành nghề luật sư quy mô nhỏ và vừa thành các tổ chức hành nghề luật sư có quy mô lớn, chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài.

3. Tạo điều kiện phát triển các tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam thông qua việc thực hiện chính sách giao cho các tổ chức này thực hiện các giao dịch, dự án lớn của Chính phủ, huy động sự tham gia của luật sư nước ngoài trong trường hợp cần thiết.

2. Mục tiêu, yêu cầu của việc xây dựng ban hành Khung tiêu chí

2.1. Mục tiêu

- Xây dựng Khung tiêu chí nhằm chuẩn hóa việc đánh giá, phân loại và công bố danh sách tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài, giúp cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp, khách hàng và các đối tượng liên quan tham khảo, thu thập thông tin về việc cung cấp dịch vụ pháp lý của các tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài. Trên cơ sở đó, khách hàng có thể lựa chọn tổ chức hành nghề luật sư phù hợp với nhu cầu dịch vụ pháp lý của mình; các cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm có thể giới thiệu các tổ chức hành nghề luật sư này trong các giao dịch, quan hệ công việc của mình. Kết quả đánh giá, phân loại cũng sẽ góp phần xây dựng hình ảnh, thương hiệu, quảng bá vị trí, vai trò của các tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

- Căn cứ vào kết quả đánh giá, phân loại tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài, Nhà nước có kế hoạch, định hướng, xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển các tổ chức hành nghề luật sư quy mô vừa và nhỏ thành các tổ chức hành nghề luật sư có quy mô lớn, chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại quốc tế, có khả năng cạnh tranh với các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.

- Việc ban hành Khung tiêu chí còn hướng đến việc xác định các tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài có thể trở thành đối tác của các Trung tâm đào tạo liên kết trong việc tiếp nhận và tổ chức thực tập cho học viên được đào tạo tại các Trung tâm này.

Như vậy, có thể thấy rằng, mục tiêu của việc ban hành Khung tiêu chí không phải nhằm mục đích tôn vinh hay bình chọn như Báo Pháp luật Việt Nam đã thực hiện hay như nhiệm vụ của Liên đoàn luật sư Việt Nam được giao theo Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 về việc vinh danh luật sư, tổ chức hành nghề luật sư tiêu biểu. Khung tiêu chí được ban hành chủ yếu nhằm chuẩn hóa các tiêu chí để cơ quan quản lý nhà nước có căn cứ đánh giá, phân loại, công bố danh sách tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài phục vụ cho mục đích quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư. Do đây là nhiệm vụ quản lý nhà nước nên nhiệm vụ này sẽ do Bộ Tư pháp thực hiện hàng năm theo quy trình nhất định đảm bảo tính khách quan, chính xác của việc đánh giá. Trên cơ sở danh sách được công bố, Bộ Tư pháp phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển các tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài để các tổ chức này phát triển hơn nữa cả về quy mô và chất lượng, góp phần tích cực hỗ trợ Chính phủ trong việc thực hiện các cam kết quốc tế, đặc biệt là Hiệp định TPP, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.

2.2. Yêu cầu

Việc xây dựng và ban hành Khung tiêu chí phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và thông lệ của nghề luật sư, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đảm bảo tính khả thi, phù hợp với trình độ phát triển của nghề luật sư, điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa và hệ thống tư pháp của nước ta trong giai đoạn hiện nay.

- Đảm bảo mọi thông tin về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư được đánh giá, phân loại, công bố phải được bảo mật.
- Tiêu chí đánh giá đưa ra phải rõ ràng, công khai, dễ thực hiện.

3. Về đối tượng đánh giá, phân loại

Do mục đích chủ yếu của việc đánh giá, phân loại là phục vụ cho việc hoạch định chính sách của Nhà nước nên việc tham gia đánh giá, phân loại không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ của các tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam. Để thực hiện mục đích nêu trên, đồng thời để đảm bảo tính khách quan, minh bạch của việc đánh giá, phân loại thì Dự thảo quy định đối tượng đánh giá, phân loại là tất cả các tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam. Tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam bị xử lý vi phạm hành chính trong vòng 01 năm liền kề trước năm thực hiện việc đánh giá, phân loại không thuộc đối tượng áp dụng của Khung tiêu chí.

4. Tiêu chí đánh giá, phân loại

Dự thảo đưa ra 5 nhóm tiêu chí đánh giá, phân loại tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài, bao gồm:



4.1. Nhóm tiêu chí về kết quả hoạt động được thể hiện qua các dữ liệu cụ thể về số lượng, quy mô và tính chất vụ việc trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài (bao gồm cả vụ việc tư vấn và tranh tụng có yếu tố nước ngoài); số lượng và danh sách khách hàng của các vụ việc; tổng doanh thu của các vụ việc trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài; tổng số thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân) đã nộp/năm.

4.2. Nhóm tiêu chí về uy tín và thương hiệu: Tiêu chí này được đánh giá căn cứ vào đánh giá của khách hàng; danh hiệu và giải thưởng đã đạt được trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài do các cơ quan, tổ chức trong nước hoặc nước ngoài bình chọn, công bố; là thành viên của các tổ chức, hiệp hội trong nước hoặc nước ngoài liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, thương mại, đầu tư (Trung tâm trọng tài quốc tế, Trung tâm hoà giải quốc tế, Hiệp hội về trái phiếu, Phòng Thương mại và Công nghiệp Châu Âu…).

4.3. Nhóm tiêu chí về quy mô tổ chức và nhân sự được đánh giá thông qua tổng số luật sư của tổ chức hành nghề luật sư; số lượng luật sư sử dụng thông thạo tiếng Anh; số lượng luật sư nước ngoài làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư; số lượng luật sư thành viên bao gồm số luật sư thành viên có thời gian hành nghề từ 10 năm trở lên và số luật sư thành viên có thời gian hành nghề từ 5 năm đến 10 năm trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài; số lượng luật sư ký hợp đồng lao động (không phải luật sư thành viên) và tổng số chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư.

4.4. Nhóm tiêu chí về việc tuân thủ pháp luật được đánh giá thông qua việc chấp hành chế độ báo cáo, chấp hành pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

4.5. Nhóm tiêu chí về việc thực hiện nghĩa vụ xã hội được thể hiện qua một số hoạt động như tham gia đóng góp ý kiến cho các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ luật sư trẻ phục vụ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý miễn phí.

Số điểm chuẩn của từng nhóm tiêu chí cũng như của từng tiêu chí, cách tính điểm được quy định cụ thể tại Khung tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định.
5. Thời gian đánh giá, phân loại và công bố kết quả đánh giá, phân loại

Việc đánh giá, phân loại tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài được thực hiện hàng năm và kết quả được công bố vào tháng 12 của năm đánh giá.



6. Tổ chức thực hiện

6.1. Trách nhiệm thực hiện

a) Cục Bổ trợ tư pháp chủ trì xây dựng, ban hành quy chế tổ chức đánh giá, phân loại, trong đó nêu rõ trình tự, thủ tục tiến hành đánh giá, phân loại và các vấn đề khác có liên quan.

b) Cục Bổ trợ tư pháp chủ trì, phối hợp với Liên đoàn luật sư Việt Nam, Báo Pháp luật Việt Nam, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan tiến hành thực hiện việc đánh giá, phân loại; công bố danh sách tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài vào tháng 12 hàng năm, bắt đầu từ năm 2016.

6.2. Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện đánh giá, phân loại được lấy từ kinh phí triển khai Đề án 123 và nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện đánh giá, phân loại.
III. VẤN ĐỀ XIN Ý KIẾN
Về nội dung của các tiêu chí, có hai phương án như sau:

- Phương án 1: Dự thảo chỉ quy định Khung tiêu chí với các nhóm tiêu chí lớn được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ nhóm số 1 đến nhóm số 5, trong mỗi nhóm tiêu chí có các tiêu chí cơ bản với số điểm chuẩn (điểm tối đa). Tổng số điểm chuẩn cho 5 nhóm tiêu chí là 100 điểm. Căn cứ vào Khung tiêu chí này, đơn vị chủ trì thực hiện sẽ xây dựng bản tiêu chí với thang điểm cụ thể, chi tiết để đánh giá, phân loại, căn cứ vào đó tổ chức chấm điểm, đánh giá, phân loại tổ chức hành nghề luật sư.

- Phương án 2: Dự thảo quy định cụ thể về từng tiêu chí với thang điểm chi tiết, căn cứ vào các tiêu chí này, đơn vị chủ trì thực hiện đánh giá, phân loại tổ chức chấm điểm, đánh giá, phân loại tổ chức hành nghề luật sư.

Cục Bổ trợ tư pháp nhất trí với Phương án 1 vì theo Phương án này thì đơn vị chủ trì thực hiện được tạo điều kiện thuận lợi, linh hoạt, chủ động trong việc đưa ra thang điểm cụ thể, phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tính khách quan, công bằng cũng như hiệu quả của việc đánh giá, phân loại.

Trên đây là những nội dung cơ bản của Dự thảo Khung tiêu chí đánh giá, phân loại tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài, Cục Bổ trợ tư pháp kính trình Bộ trưởng xem xét, cho ý kiến chỉ đạo.

(Xin gửi kèm theo Dự thảo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Khung tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định).



Nơi nhận:

- Như trên;

-
Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc (để báo cáo);

- Lưu: VT, LSTVPL.



CỤC TRƯỞNG

Đỗ Hoàng Yến






Каталог: tintuc -> Documents
Documents -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Documents -> BỘ TƯ pháp danh sách những cá nhâN ĐƯỢc cấp chứng chỉ HÀnh nghề luật sư
Documents -> Danh sách những cá nhâN ĐƯỢc cấp chứng chỉ HÀnh nghề luật sư
Documents -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Documents -> BỘ XÂy dựng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Documents -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Documents -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1227
Documents -> BỘ TƯ pháp số: 1571 /QĐ-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Documents -> Về việc cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư
Documents -> Về việc cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư

tải về 75.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương