BỘ TƯ LỆnh vùng 5 HẢi quân lịch sử VÙng 5 HẢi quâN (1975 – 2015)



tải về 1.28 Mb.
trang1/12
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.28 Mb.
#24070
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12
QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN

BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN
LỊCH SỬ

VÙNG 5 HẢI QUÂN

(1975 – 2015)

NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN



Hà Nội năm - 2015

CHỈ ĐẠO NỘI DUNG:


THƯỜNG VỤ ĐẢNG ỦY VÀ BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN


  • Chuẩn Đô đốc Doãn Văn Sở, Tư lệnh Vùng 5 Hải quân.

  • Đại tá Đoàn Văn Chiều, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Vùng 5 Hải quân.

  • Đại tá Nguyễn Duy Tỷ, Phó Tư lệnh, Tham Mưu trưởng Vùng 5 Hải quân.

  • Đại tá Đậu Khải Hoàn, Phó Chính ủy Vùng 5 Hải quân.

  • Đại tá Lâm Bá Khanh, Chủ nhiệm Chính trị Vùng 5 Hải quân…

TỔ CHỨC THỰC HIỆN:



Phòng Chính trị, Vùng 5 Hải quân

BIÊN SOẠN

Đại tá Cao Văn Quý

Đại tá Lâm Bá Khanh



Đại tá Nguyễn Văn Thanh
Có sự tham gia cúa các đồng chí:


LỜI NÓI ĐẦU

Ra đời sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Vùng 5 Hải quân đã trải qua chặng đường lịch sử 40 năm với nhiều thành tích và chiến công xuất sắc góp phần cùng với các lực lượng trong và ngoài Quân chủng hoàn thành thắng lợi trọn vẹn nhiệm vụ quốc tế ở Cam pu chia; quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo,thềm lục địa phía Tây Nam của Tổ quốc, không ngừng phát triểnđể trở thành một bộ phận lực lượng Hải quân hùng mạnh phòng thủ trên một hướng biển chiến lược của đất nước.

Ngay từ ngày đầu mới thành lập, bộ đội Vùng 5 Hải quân trừng trị đích đáng quân Khơ me đỏ xâm lấn chủ quyền vùng biển, đảo Tây Nam. 10 năm (1979 -1989) làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam pu chia, vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, Vùng 5 Hải quân đã kiên cường,bền bỉ hiệp đồng với các lực lượng tiến công và liên tụctiến công truy quét tàn quân địch, đánh hàng trăm trận lớn nhỏ, hàng nghìn cuộc truy quét, loại khỏi vòng chiến đấu gần 3000 tên, thu nhiều vũ khí, trang bị quân sự, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ tham gia chiến dịch Tây Nam,quản lý, bảo vệ an toàn vùng biển đảo Cam pu chia,các mục tiêu chính trị, kinh tế, quân sự và địa bàn được phân công, giúp Bạn xây dựng chính quyền cách mạng ở cơ sở, lực lượng vũ trang địa phương và lực lượng Hải quân Cam pu chia. Vùng 5 Hải quân được Nhà nước Cam pu chia tặng thưởng Huân chương Ăng co; Chủ tịch nước ta tặng thưởng Huân chương Quân công Hạng Nhất,Hạng Nhì, Hạng Ba; các đơn vị, Lữ đoàn 101, Tiểu đoàn 563, tàu HQ 232 được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; liệt sĩ, thượng sĩ Tống Duy Tụng được truy tặng Anh hùng vũ trang nhân dân cùng hàng trăm tập thể và cá nhân đượng tặng thưởng huân chương quân công, chiến công các hạng.

Bốn mươi năm qua, Vùng 5 Hải quân không ngừng xây dựng phát triển các lực lượng theo cả bề rộng và chiều sâu, nâng cao sức mạnh tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ, phát huy hiệu quả vai trò làm nòng cốt trong quản lý, bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo và thềm lục địa Tây Nam, trong xây dựng nền quốc phòng - an ninh toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân trên biển.

Với những thành tích và chiến công xuất sắc trong các nhiệm vụ quốc tế, và bảo vệ Tổ quốc,40 năm qua các thế hệ quân nhân, công nhân viên quốc phòng Vùng 5 Hải quânđã xây đắp nên truyền thống vẻ vang:

Chiến đấu anh dũng.

Giúp bạn tận tình.

Đoàn kết hiệp đồng.

Làm chủ vùng biển.

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 40 thành lập Vùng 5 Hải quân (26/10/1975 – 26/10/2015), thực hiện chủ trương của Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân, Thường vụ Đảng ủy Vùng đã chỉ đạo tổ chức biên soạn cuốn “Lịch sử Vùng 5 Hải quân, 1975 -2015” nhằm làm tài liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống động viên cổ vũ bộ đội Vùng 5 Hải quân nâng cao niềm vinh dự, tự hào, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và đáp ứng các nhu cầu nghiên cứu khoa học quân sự Hải quân.

Quá trình sưu tầm tài liệu và nghiên cứu biên soạn, Thường vụ Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Vùng 5 nhận được nhiều sự giúp đỡ của các cơ quan chuyên môn của Quân chủng, sự đóng ý kiến, cung cấp tư liệu quí của các đồng chí cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị và chỉ huy Vùng qua các thời kỳ và các nhân chứng;sự giúp đỡ của cơ quan lưu trữ Vùng 5 và Quân chủng.

Chúng tôixin chân thành cám ơn các cơ quan, đơn vị, các đồng chí đã giúp đỡ hoàn thành bản thảo; cảm ơn Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã tạo điều kiện để cuốn sách ra mắt bạn đọc, thiết thực phục vụ kỷ niệm 40 năm thành lập Vùng 5 Hải quân.

Nhân dịp cuốn sách lịch sử hoàn thành và được xuất bản, Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân vô cùng biết ơn các đồng chí thương binh, liệt sĩ, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòngđã chiến đấu, hy sinh, cống hiến trí tuệ, sức mìnhđể làm nên lịch sử truyền thống Vùng 5 Hải quân 40 năm qua.

Mặc dù tập thể biên soạn đã hết sức cố gắng, song do khả năng trình độ thể hiện và tài liệu còn hạn chế, nên cuốn sách không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong sự đóng góp bổ sung của bạn đọc, để Vùng 5 Hải quân tiếp tục hoàn chỉnh hơn khi tái bản.

THƯỜNG VỤ ĐẢNG ỦY - BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5HẢI QUÂN

Chương một: VÙNG 5 HẢI QUÂN RA ĐỜI LÀM NHIỆM VỤ QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÙNG BIỂN ĐẢO PHÍA TÂY NAM CỦA TỔ QUỐC (1975 –1978)




  1. Vài nét về đặc điểm vùng biển, đảo Tây Nam Tổ quốc


Vùng biển Tây Nam của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nằm trong khu vực vịnh Thái Lan, ở về phía tây nam biển Đông, giáp với Cam pu chia, Thái Lan và Ma lai xi a. Bờ biển phía Việt Nam từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên dài khoảng trên 340 ki lô mét chạy theo hướng bắc – nam là chủ yếu, trừ đoạn ngắn từ Rạch giá đến Hà Tiên chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, với nhiều sông, lạch lớn nhỏ từ đất liền chảy ra biển, trung bình 3 ki lô mét lại có một cửa sông. Mặt biển có trên 130 đảo lớn nhỏ thuộc 5 quần đảo, An Thới, Hải Tặc, Bà Lụa, Nam Du, Thổ Chu cùng một số đảo độc lập.

Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất trong vùng, diện tích khoảng 567 ki lô mét vuông và cũng là đảo lớn nhất Việt Nam, nằm ở phía Tây Nam Bộ, cách bờ biển Cam pu chia 12,5 ki lô mét, cách Hà Tiên 45 ki lô mét, cách Rạch Giá 111 ki lô mét. Đảo dài theo hướng bắc nam là 49 ki lô mét, rộng theo hướng đông – tây, ở phía bắc nơi rộng nhất là 27 ki lô mét; 2/3 diện tích đảo là núi rừng. Đảo Phú Quốc là một huyện đảo, thuộc tỉnh Kiên Giang

Quần đảo An Thới nằm ở phía nam đảo Phú Quốc, cách mũi nam đảo Phú Quốc khoảng 800 mét, bao gồm 17 hòn đảo lớn nhỏ. Hòn Thơm là đảo lớn nhất quần đảo, diện tích khoảng 3 ki lô mét vuông.Toàn bộ quần đảo này là địa bàn thuộc xã Hòn Thơm, huyện Phú Quốc.

Quần đảo Thổ Chu (Thổ Châu) bao gồm 9 đảo lớn nhỏ nằm rải rác theo hướng Đông Bắc- Tây Nam, trong đó đảo Thổ Chu là đảo lớn nhất, có diện tích 16 ki lô mét vuông. Quần đảo nằm về phía tây bờ biển tỉnh Cà Mau, cách bờ biển Cà Mau khoảng 145 ki lô mét, cách Dương Đông, Phú Quốc ở phía Tây Nam khoảng 115 ki lô mét. Thổ Chu là đảo gần đường hàng hải quốc tế Băng Cốc- Kông pông xom –Sài Gòn – Sin ga po, là đảo tiền tiêu bao quát phần lớn vịnh Thái Lan; Hòn Nhạn thuộc quần đảo là một điểm của đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Thổ Chu là xã đảo thuộc huyện Phú Quốc

Quần đảo Nam Du nằm ở Tây, Tây Nam thành phố Rạch Giá, cách thành phố khoảng 45 -50 hải lý, cách bờ biển theo vĩ tuyến khoảng 27 hải lý. Quần đảo gồm 15 đảo đá lớn nhỏ.Đảo Nam Du là đảo lớn nhất, diện tích khoảng 5 ki lô mét vuông.

Quần đảo Bà Lụa có trên 40 đảo đá lớn nhỏ, cách phía nam thị xã Hà Tiên khoảng 12 đến 20 Hải lý. Trên một số đảo lớn có dân sinh sống.

Một số đảo độc lập, như Hòn Rái, nằm ở phía nam mũi Hòn Chông khoảng 20 hải lý, có diện tích 12 ki lô mét vuông; đảo có dân sinh sống làm nghề đánh cá, làm nước mắm. Hòn Tre, cách thành phố Rạch Giá về phía tây khoảng 12 hải lý, có diện tích 3 ki lô mét vuông; đảo có nguồn nước ngọt,có dân sinh sống. Hòn Buông nằm ở Tây Bắc mũi Cà Mau 18 hải lý. Hòn Chuối nằm cách Hòn Buông khoảng 4 hải lý về phía Tây Bắc. Hòn Khoai nằm ở phía Nam mũi Cà Mau khoảng 6,5 hải lý…

Vùng biển Tây Nam chủ yếu có hai mùa gió, mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam, không có mùa đông lạnh.Từ cuối tháng 11 đến tháng 3 năm sau, hướng gió thịnh hành từ Đông Bắc đến Đông.Tháng 3 và tháng 4, hướng gió thịnh hành là Đông và Đông Nam.Từ tháng 5 đến tháng 10, hướng gió thịnh hành Tây đến Tây Nam.

Trên vùng biển Tây Nam, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 kết thúc tháng 11, trung bình mỗi tháng có 15 đến 20 ngày mưa. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.Khu vực biển này ít có bão, nếu có bão thì thường tập trung vào các tháng 10, 11 hàng năm. Chế độ thủy triều phổ là chế độ bán nhật triều đều đến không đều; biên độ triều không lớn lắm, khoảng 1 mét.

Thềm lục địa Tây Nam có trữ lượng khí đốt lớn, ước tính vào khoảng 123 đến 125 tỷ mét khối, là cơ sở để phát triển công nghiệp khí – điện – đạm và các sản phẩm từ dầu khí. Nằm trong vịnh Thái Lan, vùng biển Tây Nam là vùng biển nông, độ sâu trung bình 20 đến 30 mét, nóng ẩm, có nhiều cửa sông thông ra biển, không có dòng chảy mạnh, phù du, sinh vật biển rất phong phú, có nhiều bãi cá lớn và đặc sản quí, là khu vực có tiềm năng lớn về phát triển nghề cá, chế biến hải sản; có giao thông đường thủy thuận tiện, nối liền với các địa phương trong nước và giữa nước ta với các nước láng giềng trong khu vực Cam pu chia, Thái Lan, Ma lai xia, Sin ga po và In đô nê xi a.

Vùng biển Tây Nam có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế biển, du lịch và dịch vụ. Song, đây cũng là vùng biển những năm trước 1979, luôn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền phức tạp giữa các nước có vùng biển kế cận.Sau năm 1979, Việt Nam cùng các nước liên quan tích cực đẩy mạnh đàm phán để giải quyết các tranh chấp về chủ quyền biển, đảo, xác lập các đường ranh giới biển.

Ngày 7 tháng 7 năm 1982, hai nước Việt Nam và Cam pu chia đã ký Hiệp định về Vùng nước lịch sử giữa hai nước. Hiệp định đã xác định giới hạn cụ thể của Vùng nước lịch sử thuộc chế độ nội thủy chung của hai nước. Ngoài vùng biển này là vùng biển thuộc chủ quyền riêng của mỗi nước. Vùng nước lịch sử của hai nước là vùng nước nằm giữa bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốcđến quần đảo Thổ Chu của Việt Nam và bờ biển Kam pốt đến nhóm đảo Pô lô vai của Campu chia.Hai bên thỏa thuận lấy đường Bresvie do toàn quyền Đông Dương vạch ra ngày 31 tháng 1 năm 1939 làm đường phân chia đảo trong khu vực này. Đây là lần đầu tiên hai nước thừa nhận chủ quyền của các bên đối với các đảo giữa hai nước.

Sau khi ký Hiệp định vùng nước lịch sử, hai bên tiếp tục đàm phán để phân định đường biên giới biển giữa hai nước trong và ngoài Vùng nước lịch sử. Việc tuần tiễu, kiểm soát trong Vùng nước lịch sử do hai bên cùng tiến hành. Nhân dân hai nước có quyền khai thác nguồn hải sản một cách hợp pháp trong Vùng nước lịch sử.Công dân nước khác không được phép đánh bắt trong vùng nước này.

Ngày 5 tháng 6 năm 1992, tại cuộc đàm phán cấp thứ trưởng ngoại giao ở thủ đô Kua la Lampur, Việt Nam và Ma lai xi a đã ký thỏa thuận về hợp tác thăm dò khai thác dầu khí chung vùng chồng lấn. Hai bên tạm gác vấn đề phân định thềm lục địa để hợp tác tay đôi thăm dò và khai thác dầu khí trong khu vực xác định này. Các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí sẽ được tổng công ty dầu khí của hai nước tiến hành trên cơ sở dàn xếp thương mại sau khi được Chính phủ hai bên phê chuẩn. Đến năm 1997, những thùng dầu đầu tiên khai thác từ vùng chồng lấn đã được xuất khẩu và lợi nhuận bắt đầu chia đều cho hai bên theo đúng thỏa thuật.

Sau 9 vòng đàm phán, ngày 9 tháng 8 năm 1997, Việt Nam và Thái Lan đã ký Hiệp định về biên giới biển Việt Nam – Thái Lan, chấm dứt một phần tư thế kỷ tranh cãi giữa hai nước về giải thích và áp dụng luật biển trong phân định vùng chồng lấn Việt Nam – Thái Lan (khoảng 6.074 ki lô mét vuông). Đường phân chia thỏa thuận là một đường thẳng kẻ từ điểm C ( 7 độ, 49 phút vĩ độ Bắc; 103 độ, 2 phút, 30 giây kinh độ Đông) tới điểm K (8 độ, 46 phút, 54 giây, vĩ độ Bắc; 102 độ 12 phút, 11 giây kinh độ Đông). Đường biên giới biển CK tạo thành biên giới phân định thềm lục địa giữa Việt Nam và Thái Lan, đồng thời cũng là đường phân định vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nước. Đây là hiệp định phân biển đầu tiên đạt được trong vịnh Thái Lan, mở ra một trang mới không chỉ trong lịch sử quan hệ giữa Việt Nam – Thái Lan mà cả trong lịch sử phân định vịnh Thái Lan.


Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 1.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương