BỘ NÔng nghiệp và



tải về 46.97 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích46.97 Kb.
#18369

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

-----------

Số : 75/2000/TT-BNN-KHCN



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------



Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2000

 

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg

ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về

Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

 

Để thực hiện tốt Khoản 2, Điều 19, Chương V, Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất nhập khẩu và Thông tư số 34/1999/TT-BTM ngày 15/12/1999 của Bộ Thương Mại hướng dẫn thi hành Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg. Ngoài việc thực hiện những quy định chung về ghi nhãn hàng hoá tại Quyết định và Thông tư nói trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn ghi nhãn chi tiết thêm đối với hàng hoá riêng biệt thuộc chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:



PHẦN I.

DANH MỤC CÁC LOẠI HÀNG HOÁ RIÊNG BIỆT

CHUYÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1- Danh mục các loại hàng hoá riêng biệt chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định việc ghi nhãn hàng hoá trong thông tư này bao gồm:

- Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).

- Thuốc thú y.

- Giống cây trồng.

- Phân bón.

- Giống vật nuôi.

- Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi.

(Trừ phần thuộc Bộ Thuỷ sản được quy định tại Nghị định 86/CP của Chính phủ ngày 8/12/1996 về phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá).

2- Đối với các loại hàng hoá khác không thuộc diện điều chỉnh của Thông tư này thì thực hiện theo những quy định tại Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ và của Thông tư số 34/1999/TT-BTM ngày 15/12/1999 của Bộ Thương mại.



PHẦN II.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT NỘI DUNG GHI NHÃN HÀNG HOÁ

 

I- GHI NHÃN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (BVTV)



II- GHI NHÃN THUỐC THÚ Y

III- GHI NHÃN GIỐNG CÂY TRỒNG

1- Giống cây trồng nông nghiệp và giống cây lâm nghiệp (gọi tắt là giống cây trồng) sản xuất ở trong nước và giống xuất nhập khẩu của các tổ chức và cá nhân được phép sản xuất kinh doanh giống, khi lưu thông, buôn bán trên thị trường phải có nhãn và thực hiện ghi nhãn giống cây trồng theo Quy chế ghi nhãn hàng hoá.

2- Nhãn giống cây trồng là bản viết, bản in, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chìm, in nổi trực tiếp hoặc được dán, đính, cài chắc chắn trên bao bì chứa đựng giống hoặc cây giống, bó giống, lô giống, v.v... để thể hiện các thông tin cần thiết, chủ yếu của giống cây trồng đó.

Đối với giống cây trồng có bao bì chứa đựng thì nhãn hàng hoá phải ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo Quy chế (tên hàng hoá; tên và địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá; định lượng hàng hoá; thành phần cấu tạo; chỉ tiêu chất lượng chủ yếu; ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản; hướng dẫn bảo quản và hướng dẫn sử dụng và xuất xứ hàng hoá.

Đối với giống cây trồng không có bao bì chứa đựng thì tối thiểu phải ghi được tên giống, ngày tháng năm sản xuất, tên và địa chỉ của đơn vị sản xuất hoặc nhập khẩu giống cây trồng đó trên nhãn. Các nội dung bắt buộc được ghi vào một tài liệu kèm theo giống khi bán cho người mua giống.

3- Các nội dung bắt buộc

3.1. Tên giống cây trồng.

3.1.1. Tên giống cây trồng bình thường phải ghi tên chi cây trồng và tên giống cây trồng.

Ví dụ: 


Tên chi

Tên giống

Giống lúa

C70; Khang dân 18; Sán ưu 63...

Giống ngô

Q5; TSB2...

3.1.2. Đối với giống cây trồng sử dụng ưu thế lai, chuyển gen, nuôi cấy mô, chiết, ghép v.v... thì ghi các đặc điểm đó trước tên giống.

Ví dụ:       



Tên chi

Đặc điểm  

Tên giống

Giống lúa

Lai 3 dòng

Sán ưu 63

Giống ngô

Lai đơn

CP-DK888...

Giống bông

Lai

LRA.5166

3.1.3. Đối với tên giống cây trồng lâm nghiệp thì ghi tên chi, tên loài và tên giống.

3.2. Tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về giống là tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất ra giống cây trồng.

- Nếu là giống cây trồng nhập khẩu thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu giống cây trồng.

3.3. Định lượng giống cây trồng

- Đối với hạt giống, củ giống và các loại giống cây trồng có thể đo bằng khối lượng thì khối lượng của giống ghi bằng đơn vị kilôgam (kg), gam (g), hay miligam (mg).

- Đối với giống cây trồng khác, định lượng hàng hoá tính bằng: số cành, số cây, số hom, số quả. Ví dụ: 100 cành; 100 hom.

3.4. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu

3.4.1. Đối với loại giống có quy định cấp giống và tiêu chuẩn chất lượng thì ghi cả cấp giống và tất cả các chỉ tiêu chất lượng kèm số hiệu của giống lên nhãn hàng hoá.

3.4.2. Đối với giống cây trồng không phân cấp giống thì chỉ ghi phần các chỉ tiêu chất lượng cụ thể cho mỗi loại giống.

3.4.3. Giống chưa quy định tiêu chuẩn chất lượng của Nhà nước thì ghi tiêu chuẩn chất lượng do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố.

3.5. Ngày sản xuất:

- Đối với cây thu hạt, củ, quả giống thì ghi ngày, tháng và năm thu hoạch.

- Đối với giống sản xuất bằng phương pháp vô tính (ghép, chiết, cắt mầm,...) thì ghi ngày, tháng và năm (ghép, chiết, cắt mầm,...).

3.6. Hướng dẫn bảo quản và sử dụng:

- Ghi hướng dẫn bảo quản cụ thể để bảo đảm chất lượng đối với từng loại giống.

- Hướng dẫn sử dụng: ghi rõ thời vụ trồng, các biện pháp kỹ thuật sản xuất chủ yếu, những điểm cần lưu ý khi sản xuất. Đối với các giống cây trồng nhập khẩu, thương nhân nhập khẩu phải hướng dẫn sử dụng phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của từng vùng sinh thái cho giống cây được trồng.

Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản có thể ghi thành một tài liệu kèm theo giống cung cấp cho người mua giống.

3.7. Xuất xứ của giống cây trồng.

- Đối với giống cây trồng nhập khẩu tiêu thụ tại Việt Nam, người nhập khẩu giống ghi các nội dung bắt buộc nêu trên, đồng thời ghi nước sản xuất giống cây trồng đó.

- Đối với cây trồng xuất khẩu: nhãn hàng hoá ghi các nội dung trên hoặc các nội dung theo yêu cầu của nước nhập khẩu giống.



IV- GHI NHÃN HÀNG HOÁ ĐỐI VỚI PHÂN BÓN

1- Tên phân bón:

Trường hợp phân bón không có tên quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 6 của Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg thì tên phân bón là tên trong Danh mục các loại phân bón được sử dụng và lưu thông ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.

- Đối với các loại phân bón đặc chủng thì ghi loại phân bón đó trước khi ghi tên phân bón cụ thể.

Ví dụ:


Loại phân bón

Tên phân bón

Phân bón qua lá

Komix-Rc

2- Tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về phân bón: ghi tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất ra loại phân đó.

Đối với phân nhập khẩu thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu loại phân bón đó.

3- Định lượng của phân bón: ghi khối lượng tịnh hoặc thể tích của phân bón chứa đựng trong bao bì được tính bằng kg, gam, mg hoặc lít, ml.

4- Thành phần cấu tạo và chỉ tiêu chất lượng của phân bón

- Thành phần cấu tạo và chỉ tiêu chất lượng của phân bón ghi tên ký hiệu các chất dinh dưỡng có trong phân bón và hàm lượng của từng loại tính bằng %; gam/lít; ppm hoặc CPU/g (ml).

- Đối với phân vi sinh: ghi tên chủng vi sinh vật và số lượng vi sinh vật có trong phân bón.

5- Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản:

- Ngày sản xuất: đối với phân bón sản xuất trong nước ghi ngày, tháng, năm.

- Đối với những loại phân bón chỉ được sử dụng hoặc bảo quản trong một thời hạn nhất định thì ghi thời hạn sử dụng và thời hạn bảo quản.

- Đối với một số loại phân bón nhập khẩu mà nước sản xuất không ghi ngày sản xuất thì trên nhãn hàng hoá bằng tiếng Việt có thể không ghi mục này.

6- Hướng dẫn bảo quản và sử dụng:

- Hướng dẫn sử dụng: ghi rõ phân bón dùng cho loại cây nào, công dụng của phân bón, cách dùng và thời kỳ dùng cụ thể cho từng loại cây trồng.

- Đối với những loại phân bón cần có những lưu ý đặc biệt khi sử dụng để bảo đảm chất lượng, tăng hiệu quả, không gây độc hại đối với cây trồng, môi trường thì ghi cụ thể những lưu ý đó.

- Hướng dẫn cách bảo quản, điều kiện bảo quản.

- Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng có thể ghi thành một tài liệu kèm theo phân bón cung cấp cho người mua hàng.

7- Ghi xuất xứ hàng hoá

- Đối với phân bón xuất, nhập khẩu trên nhãn phân bón phải ghi tên nước sản xuất loại phân bón đó.

V- GHI NHÃN ĐỐI VỚI GIỐNG VẬT NUÔI

PHẦN III.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1- Các tổ chức và cá nhân sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, phân bón hiện đang có các loại nhãn hàng hoá được phép lưu hành và sử dụng tại Việt Nam phải tự tiến hành rà soát lại việc ghi nhãn sản phẩm của mình theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 34/1999/TT-BTM của Bộ Thương mại và hướng dẫn tại Thông tư này. Trong trường hợp nhãn sản phẩm, bao bì cũ còn số lượng lớn cần tiếp tục lưu hành phải báo cáo và làm văn bản xin phép các cơ quan quản lý chuyên ngành theo phân cấp hiện hành về sản phẩm đó, nhưng thời gian kéo dài không được quá ngày 31 tháng 12 năm 2000.

2- Các tổ chức và cá nhân có hoạt động nhập khẩu các loại nguyên liệu và các thành phẩm về thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, phân bón, các loại giống cây trồng, vật nuôi từ nước ngoài cần thông báo với nhà cung cấp về các nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn sản phẩm hàng hoá nhập khẩu để thống nhất biện pháp thực hiện.

3- Các tổ chức và cá nhân cần thay đổi loại nhãn hàng hoá và mẫu nhãn mới phải tiến hành đăng ký lại với cơ quan quản lý chuyên ngành theo quy định hiện hành. Việc tiến hành in nhãn mới chỉ có giá trị khi được phép của cơ quan quản lý chuyên ngành.

4- Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú y, Cục Khuyến nông và Khuyến lâm, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng và nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện, thanh tra và kiểm tra việc ghi nhãn hàng hoá đối với các hàng hoá được giao và 6 tháng một lần báo cáo về Bộ (Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm). Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm có trách nhiệm tổng hợp việc thực hiện ghi nhãn hàng hoá báo cáo với Bộ và phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện tốt Quyết định 178/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư 34/1999/TT-BTM của Bộ Thương mại và Thông tư này.

5- Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 60 ngày kể từ ngày ký.

Những quy định trước đây về ghi nhãn hàng hoá trái với Thông tư này đều không còn hiệu lực thi hành.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc cần kịp thời báo cáo về Bộ để sửa đổi bổ sung cho phù hợp.

 


 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)



 

Ngô Thế Dân


tải về 46.97 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương