BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn tổng cục thủy sảN



tải về 1.37 Mb.
trang1/12
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích1.37 Mb.
#20549
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỔNG CỤC THỦY SẢN

KẾ HOẠCH 5 NĂM (2011-2015) PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN

(Tài liệu gửi kèm Giấy mời số 524/TCTS-KHTC, ngày 21/4/2011

của Tổng cục Thủy sản)

- Tháng 4 năm 2011 -



MỤC LỤC

Mục đề

Trang

PHẦN THỨ NHẤT: KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN 5 NĂM 2006 - 2010

1

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM 2006-2010

1

1. Thuận lợi

1

2. Khó khăn

1

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIAI ĐOẠN 2006-2010

1

1. Kết quả thực hiện mục tiêu phát triển ngành thủy sản

1

1.1. Kết quả thực hiện mục tiêu lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi TS

2

1.2. Kết quả thực hiện mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản

7

1.3. Tình hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản

12

1.4. Công tác quản lý, cải cách hành chính và phát triển nguồn nhân lực

22

2. Tình hình thực hiện các chương trình, đề án, dự án

27

2.1. Chương trình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

27

2.2. Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản

28

2.3. Chương trình nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ và chuyển giao

29

2.4. Về phát triển hạ tầng thủy sản

30

2.5. Hỗ trợ của các dự án tài trợ quốc tế

32

3. Thành tựu của ngành thủy sản và nguyên nhân đạt được


33

3.1. Những thành tựu


33

3.2. Những nguyên nhân đạt được các thành tựu


38

3.3. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình phát triển

41

PHẦN THỨ HAI: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN 5 NĂM 2011 - 2015

45

I. DỰ BÁO BỐI CẢNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 2011-2015

45

1. Tình hình quốc tế


45

2. Bối cảnh trong nước


45

3. Thuận lợi, khó khăn phát triển thủy sản Việt Nam GĐ 2011-2015


46

3.1. Thời cơ và những thuận lợi


46

3.2. Khó khăn và thách thức


46

4. Dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản


49

4.1. Dự báo cung


49

4.2. Dự báo cầu


51

4.3. Dự báo một số thị trường xuất khẩu chính


53

II. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN 5 NĂM 2011 - 2015

56

1. Mục tiêu kế hoạch 5 năm 2011-2015

56

1.1. Mục tiêu tổng thể

56

1.2. Một số chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế ngành Thủy sản đến năm 2015

57

1.3. Các nhiệm vụ chủ yêu

58

1.4. Các dự án, chương trình trọng điểm

66

III. VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾ HOẠCH 5 NĂM 2011 - 2015

75

PHẦN THỨ BA: KẾ HOẠCH THEO DÕI ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM 2011 - 2015

77


1. Hoàn thiện hệ thống theo dõi đánh giá thực hiện kế hoạch cho Tổng cục Thủy sản

77

2. Phân công theo dõi, đánh giá thực hiện KH 5 năm 2011 - 2015

81

3. Thu thập số liệu đánh giá thực hiện kế hoạch

82

4. Quản lý dữ liệu M&E thực hiện kế hoạch 5 năm

82

5. Nhân sự và kinh phí vận hành hệ thống M&E

83

PHẦN THỨ NHẤT

KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN 5 NĂM 2006 - 2010
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM 2006-2010

Trong 5 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 tuy có nhiều khó khăn về thiên tai như hạn hán, rét đậm, bão lũ; dịch bệnh trên động vật thủy sản nuôi trồng xảy ra trên diện rộng; biến động bất lợi của thị tr­ường, nhất là thị trường quốc tế. Tuy vậy, được Đảng, Nhà nư­ớc, Chính phủ quan tâm ban hành nhiều chính sách mới; Bộ Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Thủy sản đã kịp thời chỉ đạo điều hành tạo thêm động lực phát huy nguồn lực trong nước, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế,... do đó ngành thủy sản tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng, góp phần quan trọng tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngư dân, xoá đói giảm nghèo và sử dụng, bảo vệ tài nguyên môi trường.



1. Thuận lợi

- Nước ta đã bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, do đó đã tạo ra nhiều cơ hội trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản, đồng thời du nhập được công nghệ , kỹ thuật mới, tiên tiến áp dụng vào sản xuất để nâng cao chất lượng, số lượng và giá trị sản phẩm thủy sản.

- Được sự chỉ đạo, lãnh đạo kịp thời từ cấp Trung ương xuống địa phương thông qua việc ban hành cơ chế, chính sách đúng đắn, kịp thời tạo tiền để, cơ sở cho ngành thủy sản phát triển.

- Ngành thủy sản có truyền thống phát triển từ lâu đời, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và ứng phó với các diễn biến tiêu cực từ thị trường, môi trường, thời tiết, khí hậu,..



2. Khó khăn

- Hợp nhất 2 Bộ Thủy sản và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do đó giai đoạn mới hợp nhất đã gặp phải những khó khăn nhất định, đặc biệt là công tác tổ chức điều hành sản xuất.

- Hiện tượng lũ lụt, hạn hán, dông bão,… diễn ra trên diện rộng, ngày càng khốc liệt và tần suất ngày một tăng, tác động trực tiếp, gián tiếp đến hoạt động sản xuất của ngư dân.

- Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, bất ổn định tiềm ẩn nhiều nguy cơ và rủi ro trong đầu tư sản xuất. Đặc biệt khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 đã tác động trực tiếp, gián tiếp đến hoạt động sản xuất ngành thủy sản của nước ta; một số thị trường lớn đã cắt giảm số lượng nhập khẩu hàng thủy sản, giá cả mặt hàng thủy sản biến động, trong khi đó nguồn nguyên nhiên vật liệu tăng cao gây khó khăn rất lớn trong sản xuất.

- Hội nhập kinh tế thế giới bên cạnh những cơ hội, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức mới, đặc biệt về rào cản thương mại, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc,...

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIAI ĐOẠN 2006-2010

1. Kết quả thực hiện mục tiêu phát triển ngành thủy sản

Tốc độ tăng GTSX thủy sản dù chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch của Chính phủ là 10,5%/năm nhưng cũng đạt mức khá cao trong 5 năm 2006-2010 (Bình quân 7,27%/năm).

Tỷ trọng GTSX thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản thay đổi không rõ nét trong 5 năm qua, tuy nhiên nếu đánh giá với chuỗi thời gian dài hơn thì tỷ trọng GTSX thủy sản đã giảm từ 37,6% năm 2006 xuống còn 29,1% năm 2010.

Các chỉ tiêu về tổng sản lượng thủy sản, sản lượng khai thác, nuôi trồng, đều đã vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho năm 2010. Riêng kim ngạch xuất khẩu, năm 2008 đã đạt 4,51 tỷ USD. Tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhu cầu tiêu dùng thủy sản giảm sút nên năm 2009 kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 4,2 tỷ USD và tăng lên đạt gần 5 tỷ USD trong năm 2010.



Bảng 1: Kết quả thực hiện một số chỉ số phát triển ngành thủy sản

Chỉ số đánh giá

Đơn vị

Chỉ tiêu KH năm 2010

Thực hiện

KH 2006-2010

TH 2006-2010

2006

2007

2008

2009

2010

1. Một số chỉ số kết quả




























Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản

%

(10,5)

8,54

11,65

6,71

5,42

5,41







Tỷ trọng GTSX TS/Tổng GTSX NLTS (Giá HH)

%

(28,0)

37,6

37,8

29,3

30,7

29,1







Tỷ trọng GTSX thủy sản nuôi trồng/Tổng GTSX TS

%




66,18

67,14

62,09

61,53

63,08







Tỷ trọng GTSX thủy sản khai thác/Tổng GTSX TS

%




33,82

32,86

37,91

38,47

36,92







Tỷ lệ giá trị gia tăng thủy sản so với GTSX thủy sản

%




52

52

51

52

50







Tốc độ tăng giá trị SX thủy sản/ha đất NTTS

%




10,30

12,68

5,39

5,59

4,09







2. Một số chỉ số đầu ra




























2.1. Tổng diện tích NTTS




1.200

976,5

1.018,8

1.052,6

1.044,7

1.096,7

1.100-1.400




2.2. Số lượng tàu thuyền

Chiếc



















50.000




2.3. Tổng sản lượng TS

Ngàn tấn

4.000

3.720,5

4.197,8

4.602,0

4.847,6

5.208,6

3,8%




- Sản lượng khai thác

Ngàn tấn

2.000

1.606,5

2.081,0

2.118,0

2.233,0

2.380,0

1.700-2.000




- Sản lượng nuôi trồng

Ngàn tấn

2.000

1.693,9

2.123,3

2.465,6

2.569,9Bottom of Form


2.828,6

2.000




2.4. Kim ngạch XKTS

Tr. USD

4.000

3.358

3.763

4.510

4.200

4.940

4.000




2.5. Lao động khai thác

Tr.người



















0,5




1.1. Kết quả thực hiện mục tiêu lĩnh vực khai thác & bảo vệ nguồn lợi thủy sản

1.1.1. Khai thác thủy sản
Bảng 2: Thực hiện chỉ tiêu chủ yếu kỳ kế hoạch 5 năm (2006-2010)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

2001-2005

2006-2010

KH 2006-2010

2006-2010/

2001-2005(%)



Chỉ tiêu

So sánh thời kỳ 2006-2010 (%)

I

Tổng sản lượng

1.000tấn

9.247

10.418,5

112,67

11.370

109,1

1

Khai thác hải sản




8.178,5

9.335,5

114,15

10.370

111,1

2

Khai thác nội đồng




1.068,5

1.083,0

101,36

1.000

92,3

II

Số lượng tàu thuyền
















 

1

Tàu cá cơ giới

Chiếc

87.100

125.241

143,80

101.000

80,6

2

Tổng công suất

1.000 Cv

4.800

6.439

134,15

6.100

94,7

a. Kết quả thực hiện chuyển dịch cơ cấu nghề trong khai thác thủy sản:

Trong những năm gần đây, ngành thủy sản đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong khai thác hải sản, nhiều mô hình chuyển đổi nghề nghiệp khai thác đã và đang được triển khai ở các địa phương trên phạm vi toàn quốc.

Nền kinh tế thế giới trong những năm gần đây đang có nhiều biến động theo chiều hướng tiêu cực, giá dầu thế giới tăng đột biến (năm 2008) đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất của ngư dân do chi phí nhiên liệu chiếm 60-80% tổng chi phí sản xuất của hoạt động khai thác hải sản. Dưới sức ép về tăng giá dầu, một bộ phận tàu thuyền làm nghề khai thác hải sản, nhất là nghề đòi hỏi sử dụng nhiều nhiên liệu trong quá trình hoạt động và những nghề kém hiệu quả có có xu hướng chuyển đổi nghề nghiệp sang nghề khai thác thích hợp.

- Chuyển đổi mô hình khai thác hải sản tập trung trên biển như thông qua tổ đội sản xuất trên biển, mô hình HTX qua đó giảm chi phí đi lại giữa bờ và ngư trường khai thác và đồng thời đảm bảo cứu hộ, cứu nạn khi tình huống xấu xảy ra trên biển.

- Chuyển các nghề khai thác ven bờ hoặc các nghề không có hiệu quả sang các nghề có hiệu quả cao hơn hoặc chuyển làm dịch vụ nghề cá; hoặc chuyển sang hoạt động nuôi trồng thủy sản, du lịch, dịch vụ khác,….

a.1. Cơ cấu tàu thuyền - nghề nghiệp khai thác

Tính đến tháng 12/2010, cả nước có khoảng 125.241 tàu thuyền, với tổng công suất 6.439.000Cv, trong đó có hơn 115.000 tàu khai thác hải sản.

Nhóm tàu công suất lớn trên 90Cv có 18.076 chiếc, trong đó: nghề lưới kéo 7.778 chiếc, chiếm 43,03% (tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh Kiên Giang và Bà Rịa - Vũng Tàu); nghề lưới vây 2.135 chiếc, chiếm 11,81% (tập trung chủ yếu ở 5 tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Cà Mau và Quảng Ngãi); nghề câu 2.187 chiếc,  chiếm 12,1%; các nghề khác 5.976 chiếc, chiếm 33,06%.

Nhóm tàu công suất nhỏ hơn 90Cv có 107.165 chiếc, trong đó có 64.802 tàu dưới 20cv; các nghề tập trung chủ yếu là lưới rê, câu, mành, vó, vây, chụp mực, lưới kéo (chủ yếu kéo tôm ở vùng biển ven bờ) và các nghề te, xiệp, các nghề cố định (đăng, đáy, mực).



(1) Đội tàu và sản lượng khai thác

Đến tháng 12/2010, số lượng tàu thuyền khai thác hải sản cả nước có khoảng 125.241, trong đó tàu cá lắp máy từ 20-90Cv có 45.581 chiếc và tàu cá lắp máy công suất từ 90 cv trở lên có 18.076 chiếc. Đặc biệt sau khi Quyết định số 289 ra đời, số lượng tàu cá dưới 20 Cv tăng đột biến từ 31.949 chiếc năm 2007 lên 64.802 chiếc năm 2010. Sản lượng khai thác hải sản tăng liên tục trong giai đoạn 2006-2010, năm 2006 đạt 1.606,5 nghìn tấn tăng lên 2.380 nghìn tấn ở năm 2010.

Bảng 3: Số lượng tàu cá lắp máy giai đoạn 2006-2010

TT

Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

1

Số lượng tàu thuyền

84.530

85.000

124.086

131.000

125.241

2

Chia theo công suất
















-

Tàu thuyền < 20Cv

30.947

31.949

45.641

64.796

64.802

-

Tàu thuyền: 20Cv - 45Cv

25.361

25.811

29.018

30.122

33.437

-

Tàu thuyền: 45-90 Cv

10.289

12.909

13.428

13.561

12.144

-

Tàu thuyền: 90-150Cv

4.678

6.502

5.499

5.884

5.948

-

Tàu thuyền > 150Cv

6.769

9.761

10.500

11.183

12.128

(Nguồn: Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, 2011)

(2) Lao động nghề cá

Tổng lao động khai thác thủy sản cả nước năm 2006 là 476.262 người tăng lên 547.326 người năm 2010. Lao động nghề cá tập trung chủ yếu khu vực ven biển, có trình độ văn hóa không cao và nhiều phương tiện vẫn hoạt động theo kinh nghiệm của ngư dân.



(3) Các loại nghề khai thác hải sản

Trong 5 năm qua (2006-2010), đã có sự thay đổi, ngoài việc cải tiến các loại nghề như lưới kéo, rê, vây trong nước, việc di nhập một số nghề khai thác thủy sản khác cũng đã được thực hiện, như: Câu cá rạn (mú, hồng từ Hồng Kông); câu cá ngừ đại dương từ Nhật Bản; chụp mực kết hợp ánh sáng từ Thái Lan; lưới kéo đáy có độ mở cao” từ Trung Quốc. Sự thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, không những làm thay đổi các sản phẩm mà giúp ngư dân tiếp cận các sản phẩm có chất lượng, giá bán cao (cá mú sống, cá ngừ đại dương…) tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Phân bố số lượng các loại nghề khai thác được minh họa ở bảng dưới



Bảng 4: Phân chia loại nghề khai thác hải sản giai đoạn 2006-2010 (Đv: chiếc)

TT

Chia theo nhóm nghề

2006

2007

2008

2009

2010

1

Kéo

21.435

22.556

24.383

23.090

22.554

2



6.353

15.006

23.389

40.190

47.317

3

Vây

16.233

6.285

5.545

7.155

6.193

4

Chụp mực




1.817

1.773

2.188

1.828

5

Câu

15.230

13.681

15.748

20.268

19.901

6

Câu mực xà










248

14

7

Câu cá ngừ




1.097

1.549

902

1.981

8

Nghề khác

26.158

20.042

24.244

31.505

28.671

(Nguồn: Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, 2011)

a.2. Tổ chức khai thác

Phương thức tổ chức khai thác nghề hải sản mang tính đặc thù của nghề cá qui mô nhỏ, phần lớn hoạt động khai thác hải sản đều diễn ra trong các vùng nước ven bờ độ sâu từ 30-50 m trở vào. Các tàu hoạt động theo phương thức độc lập sáng sớm đi chiều về hoặc chiều đi sáng hôm sau về (các nghề khai thác sử dụng ánh sáng). Thời gian sản xuất thực tế trên biển tùy theo loại nghề, song phần lớn thấp, thường từ 3- 4 tiếng/ngày, trừ một số nghề lưới kéo, sử dụng loại tàu có công suất lớn, khai thác xa bờ. Hoạt động độc nghề chiếm đa số đối với đội tàu khai thác hải sản. Phương thức khai thác kết hợp tàu chuyển tải hoặc tàu mẹ tàu con tuy đã được thử nghiệm, song cho đến nay áp dụng còn hạn chế và điều này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của các tàu, chi phí tăng và chất lượng sản phẩm giảm.

Phương thức bảo quản sản phẩm sau khai thác phổ biến là dùng nước đá, sử dụng phương thức cấp đông ngay trên tàu chỉ đối với tàu lớn sản xuất dài ngày trên biển, loại tàu này không nhiều, tình hình này dẫn đến những hao hụt lớn sau khai thác, gây lãng phí nguồn lợi, giảm thấp hiệu quả kinh tế. Tính trung bình sản phẩm khai thác được đến người tiêu thụ cuối cùng thường bị hao hụt từ 25-30%, thậm chí đến 50-60% về mặt chất lượng (các tàu bảo quản bằng nước muối) .

Về Quan hệ sản xuất, hộ gia đình, cá thể (kinh tế cá thể) nắm giữ đa số tàu thuyền, lao động nghề cá và cũng là thành phần đóng góp sản lượng hải sản khai thác nhiều nhất trong tổng sản lượng hải sản khai thác hàng năm của cả nước. Hợp tác xã (kinh tế tập thể) khai thác hải sản trong những năm gần đây có những thay đổi lớn. Xu hướng các hình thức hợp tác hiện nay là độc lập về sở hữu tư liệu sản xuất, cùng góp cổ phần và hợp tác lao động. Tính đến nay cả nước, số hợp tác xã khai thác hải sản chỉ còn trên dưới 500 đơn vị, sở hữu khoảng gần 2.000 phương tiện, bằng <2,0% tổng số tàu thuyền khai thác hải sản của cả nước và quản lý 15.000 lao động, chiếm khoảng 2,5% lao động đánh cá của cả nước. Các doanh nghiệp nhà nước đang quản lý khoảng < 200 tàu, chiếm 0,20% tổng số tàu thuyền của cả nước.



b. Sản lượng và giá trị khai thác thủy sản

Bảng 5: Sản lượng khai thác thủy sản giai đoạn 2001-2010 (Đv: 1.000 tấn)



Năm

Tổng số

Khai thác biển

Khai thác nội địa

Tổng số

Trong đó: Cá

2001

1.724,8

1.481,2

1.120,5

243,6

2002

1.802,6

1.575,6

1.189,6

227,0

2003

1.856,1

1.647,1

1.227,5

209,0

2004

1.940,0

1.733,4

1.333,8

206,6

2005

1.987,9

1.791,1

1.367,5

196,8

2006

2.026,6

1.823,7

1.396,5

202,9

2007

2.074,5

1.876,3

1.433,0

198,2

2008

2.136,4

1.946,7

1.475,8

189,7

2009

2.277,7

2.086,7

1.568,8

191,0

2010

2.380,0

2.160,0

1.635,0

220,0

Tăng trường giai đoạn 2001-2005 (TB/năm)

3,61%

4,86%

5,11%

-5,19%

Tăng trường giai đoạn 2006-2010 (TB/năm)

4,26%

5,45%

4,02%

2,0%

(Nguồn: NGTK, 2010)

Tốc độ tăng trưởng sản lượng khai thác thủy sản trung bình/năm trong giai đoạn 2006-2010 đạt 4,10% (cao hơn giai đoạn 2001-2005: 3,61%/năm), trong đó chủ yếu là tăng trưởng sản lượng khai thác hải sản. Sản lượng khai thác nội địa có xu hướng ổn định, dao động trên dưới 200 tấn/năm.

Bảng 6: Giá trị khai thác thủy sản

Năm

Giá trị sản xuất (Tỷ đồng)




Giá cố định 1994

Giá hiện hành

2001

14.181,0

15.356,6

2002

14.496,5

15.848,2

2003

14.763,5

17.279,7

2004

15.390,7

19.706,6

2005

15.822,0

22.770,9

2006

16.137,7

25.144,0

2007

16.485,8

29.411,1

2008

16.928,6

41.894,9

2009

18.055,2

48.450,0

2010

19.506,0

52.148,0

Tốc độ tăng trưởng 2001-2005

2,78%




Tốc độ tăng trưởng 2006-2010

4,85%




Tốc độ tăng trưởng về sản lượng giai đoạn 2006-2010 (4,1%/năm) thấp hơn so với tăng về giá trị (4,85%/năm), điều này thể hiện sản phẩm khai thác bắt đầu có tính chọn lọc cao hơn, đối tượng khai thác được chọn lọc nhiều hơn và công tác quản lý và ý thức của người dân cùng từng bước nâng lên.

1.1.2. Công tác bảo vệ nguồn lợi hải sản

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản là một trong nhiệm vụ quan trọng, có tính chiến lược, đảm bảo duy trì ổn định nguồn tài nguyên thủy sinh vật và là cơ sở đảm bảo phát triển bền vững để phát triển ngành kinh tế thủy sản. Tuy được quan tâm ngay từ những ngày đầu thành lập ngành Thủy sản (1959), song thực sự được đẩy mạnh sau khi có Pháp lệnh Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản (1989). Sau gần 5 thập kỷ, bảo vệ nguồn lợi thực sự đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển ngành Thủy sản Việt Nam.

- Công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống nhân tạo đã góp phần giảm bớt áp lực khai thác giống thủy sản tự nhiên phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản. Nhiều giống loài thủy sản quý, hiếm đã có thể chủ động sản xuất giống nhân tạo; Kết quả các chương trình, đề tài điều tra, nghiên cứu đã giúp cho ngành thủy sản xây dựng và công bố danh sách những loài thủy sản quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng; kích thước cho phép khai thác đối với nhiều loài thủy sản (ngọt, mặn, lợ)… tạo thuận lợi cho công tác quản lý, kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản.

- Việc tổ chức thả bổ sung giống vào tự nhiên đã làm tăng mật độ quần thể của các giống loài thủy sản đã bị khai thác quá giới hạn cho phép cũng đã thành phong trào, như: Thả tôm sú xuống biển, các loại cá nước ngọt xuống các hồ, sông; Công tác di nhập giống thủy sản trong nước và nước ngoài vào Việt Nam bước đầu được kiểm soát, một số loài thủy sản có giá trị, có thể phát triển ở Việt Nam như tôm chân trắng, cá hồi, cá chim nước ngọt… nhập và nuôi thành công ở nhiều địa phương;



1.2. Kết quả thực hiện mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản

1.2.1. Về diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất NTTS

Nuôi trồng thủy sản trong những năm qua có tốc độ phát triển nhanh, góp phần quan trọng trong việc nâng cao sản lượng, giá trị xuất khẩu và tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt là vùng nông thôn ven biển.

Diện tích NTTS năm 2010 đạt 1.096.722 ha, tăng trưởng diện tích trung bình giai đoạn 2006-2010 là 1,7%/năm (thấp hơn giai đoạn 2001-2005: 6,0%/năm). Trong đó, diện tích nuôi mặn lợ chiếm từ 67-70% trong tổng diện tích NTTS của cả nước.

Sản lượng NTTS tăng từ 1.694 ngàn tấn năm 2006 lên 2.828 ngàn tấn năm 2010, tốc độ tăng trưởng trung bình tăng 12,9%/năm. Trong tổng sản lượng NTTS, cá chiếm tỷ trọng cao, dao động từ 68,3 - 76,5% trong tổng sản lượng. Từ những năm 2001, khi chủ động được giống cá tra, sản lượng cá tra đã tăng mạnh, năm 2010 cá tra đã đạt 1,14 triệu tấn.

Năng suất NTTS tăng liên tục từ 1,73 tấn/ha/năm năm 2006 lên 2,63 tấn/ha/năm năm 2010. Tốc độ tăng trưởng năng suất đạt 11,0%/năm trong giai đoạn 2006-2010.

Giá trị sản xuất NTTS (giá cố định) tăng từ 25.898 tỷ đồng năm 2006 lên 36.150 tỷ đồng năm 2010, tốc độ tăng trưởng trung bình 8,7%/năm. Giá hiện hành cũng tăng từ 49.195 tỷ đồng năm 2006 lên 89.102 tỷ đồng năm 2010, tăng gấp 1,81lần.



Bảng 7. Diện tích NTTS giai đoạn 2001-2010

TT

Danh mục

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tăng trưởng 2001-2005

Tăng trưởng 2006-2010

I

TỔNG DIỆN TÍCH (1.000 ha)

755,2

797,7

867,6

920,1

952,6

976,5

1.018,8

1.052,6

1.044,7

1.096,7

6,0%

1,7%

1

Diện tích nước mặn, lợ

502,2

556,1

612,8

642,3

661

683

711,4

713,8

704,8

732,9

7,1%

0,9%

-

Nuôi cá

24,7

14,3

13,1

11,2

10,1

17,2

24,4

21,6

23,2

3,59

-20,0%

-5,7%

-

Nuôi tôm

454,9

509,6

574,9

598

528,3

612,1

633,4

629,2

623,3

639,1

3,8%

0,7%

-

Nuôi hỗn hợp và thủy sản khác

22,4

31,9

24,5

32,7

122,2

53,4

53,3

62,7

58

40,55

52,8%

0,7%

-

Ươm, nuôi giống thủy sản

0,2

0,3

0,3

0,4

0,4

0,3

0,3

0,3

0,3

0,3

18,9%

0,0%

2

Diện tích nước ngọt

253

241,6

254,8

277,8

291,6

293,5

307,4

338,8

339,9

363,8

3,6%

3,6%

-

Nuôi cá

228,9

232,3

245,9

267,4

281,7

283,8

294,6

326

327,6

352,23

5,3%

3,7%

-

Nuôi tôm

21,8

6,6

5,5

6,4

4,9

4,6

5,4

6,9

6,6

5,57

-31,1%

6,3%

-

Nuôi hỗn hợp và thủy sản khác

0,5

0,4

1

1,1

1,6

1,7

2,8

2,2

2,3

2,3

33,7%

7,8%

-

Ươm, nuôi giống thủy sản

1,8

2,3

2,4

2,9

3,5

3,4

4,6

3,7

3,7

3,7

18,1%

2,1%

II

SẢN LƯỢNG NTTS

709,9

844,8

1.003,1

1.202,5

1.478,0

1.693,9

2.123,3

2.465,6

2.569,9

2.828,6

20,1%

12,9%




Trong đó: - Cá

421,0

486,4

604,4

761,6

971,2

1.157,1

1.530,3

1.863,3

1.951,1

2.104,6

23,2%

16,1%




- Tôm

154,9

186,2

237,9

281,8

327,2

354,5

384,5

388,4

413,1

473,98

20,6%

5,8%




- TS khác

134,0

172,2

160,8

159,1

179,6

182,3

208,5

213,9

205,7

250,0

7,6%

2,6%

III

NĂNG SUẤT TR.BÌNH (T/ha)

0,94

1,06

1,16

1,31

1,55

1,73

2,08

2,34

2,46

2,63

13,3%

11,0%

IV

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT (Tỷ đồng)





































1

Giá cố định 1994

11.178,7

13.103,7

15.838,8

19.048,2

22.904,9

25.897,8

30.446,3

33.153,3

34.743,0

36.150,0

19,64%

8,7%

2

Giá hiện hành

16.842,2

21.282,6

26.184,8

34.271,1

40.778,3

49.194,9

60.098,6

68.615,5

77.480,0

89.102,0








tải về 1.37 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương