BỘ NÔng nghiệP & phát triển nông thôn cục trồng trọt giới Thiệu


Công thức phân bón được khuyến cáo



tải về 0.59 Mb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.59 Mb.
#160
1   2   3   4   5   6

Công thức phân bón được khuyến cáo:


Thời kỳ bón

Tỉ lệ bón mỗi lần

Đạm

Lân

Kali

1. Ra rễ

20%

60%

30%

2. Thúc chồi *

40%

40%

30%

3.Thúc đòng *

30%

0%

30%

4.Thúc hạt

10%

0%

10%

Tổng cộng

100%

100%

100%

Ghi chú * : Sử dụng bảng so màu lá để xác định đúng ngày bón phân đạm vào khoảng thời gian này.

Loại đất

Lượng phân bón (kg/ha)

N

P2O5

K2O

+ Đất phù sa

100-120

20-40

40-60

+ Đất phèn

80-100

40-60

30-50

5.3. Quản lý dịch hại tổng hợp “IPM” để quản lý dịch hại chủ yếu như: rầy nâu, bệnh lúa cỏ (do siêu vi khuẩn lùn lúa cỏ), vàng lùn và lùn xoắn lá, đạo ôn

Nguyên tắc chung “lợi dụng tính phong phú, đa dạng của thiên địch ký sinh trong tự nhiên xuất hiện rất sớm trong ruộng lúa để khống chế dịch hại ở dưới ngưỡng phòng trừ; chỉ sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết và phải tuân thủ theo khuyến cáo của cơ quan bảo vệ thực vật địa phương và theo nguyên tắc 4 đúng”

- Quản lý rầy nâu: rầy nâu là một đối tượng sâu hại trong ruộng lúa, cần quản lý rầy nâu ở mức độ cộng đồng. Để quản lý rầy nâu hữu hiệu cần phải áp dụng đầy đủ biện pháp kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng”. Khi sử dụng thuốc phải tuân thủ nguyên tắc “4 đúng”, trong đó hết sức chú ý đến kỹ thuật phun thuốc đúng cách; do rầy nâu thường cư trú dưới gốc lúa vì vậy khi phun thuốc phải hướng vòi phun vào dưới tán lá, gần gốc lúa thì thuốc mới tiếp xúc, diệt được rầy nâu.

- Đối với bệnh do siêu vi khuẩn gây ra như bệnh lùn lúa cỏ, vàng lùn & lùn xoắn lá: Đây là 3 loại bệnh mà tác nhân gây bệnh là do siêu vi khuẩn (virus) do rầy nâu truyền bệnh. Do vậy nếu như mật số rầy nâu mang mầm bệnh ít thì việc truyền bệnh trong ruộng cũng ít đi. Để phòng trừ hữu hiệu các loại bệnh nầy thì chỉ cần quản lý tốt rầy nâu như đã nêu trên thì bệnh sẽ giảm hẳn đi và không làm giảm năng suất. Cần lưu ý là: hiện nay chưa có loại thuốc nào được đăng ký để phòng trừ ba loại bệnh do virus này, và đây là bệnh hại nguy hiểm chưa có thuốc đặc trị. Đặc biệt trong vụ ĐX 2006-2007, phải tập trung công tác thăm đồng ngay từ lúc sau khi gieo sạ để theo dõi chặt chẽ đợt rầy nâu di trú theo hướng gió mùa Đông Bắc trong cuối tháng 10, tháng 11 và tháng 12; đây là những đợt rầy nâu di trú có nhiều khả năng mang mầm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Nếu phát hiện rầy trưởng thành di trú đến ruộng lúa non, cần phải khuyến cáo, tổ chức vận động nông dân phun thuốc trừ rầy nâu; không khuyến cáo sử dụng thuốc gốc Cúc tổng hợp (Pyrethroids), Lân hữu cơ vào giai đoạn này.

- Đối với bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông: là loại bệnh thường xuất hiện trong vụ Đông Xuân và có liên quan chặc chẽ với điều kiện thời tiết: ban ngày nắng nóng, nhiệt độ ban đêm thấp dưới 23oC liên tục trong khoảng 1 tuần sương mù xuất hiện do khác biệt biên độ lớn thường gây dịch bệnh trên cổ bông. Trong vụ ĐX vào khoảng 25/12 – 20/1 là những đỉnh sương mù, cần chú ý ngừa đạo ôn cổ bông trong giai đoạn trổ. Bệnh bộc phát nhanh trên ruộng sạ dày (trên 120 kg giống/ha), bón thừa phân đạm (trên 100 kgN/ha), thiếu kali thì bị nhiễm càng nặng so với ruộng sạ thưa (dưới 120 kg giống/ha), bón đủ đạm (khoảng 85-90 kg N/ha) và cân đối lân, kali. Biện pháp phòng ngừa bệnh đạo ôn hữu hiệu nhất là: tuân thủ áp dụng biện pháp “3 giảm, 3 tăng” ngay từ đầu vụ. Bệnh rất dễ phòng trị vì có thuốc đặc trị, chỉ cần tuân thủ theo nguyên tắc“ 4 đúng” khi cần phải phun thuốc trừ bệnh đạo ôn theo khuyến cáo của cơ quan bảo vệ thực vật địa phương.

- Phòng trừ ốc bươu vàng: Áp dụng ngay từ lúc chuẩn bị đất, cụ thể như sau:

Bừa, trang mặt đất ruộng bằng phẳng.

Đánh các rãnh nước cạn khoảng 5-7 cm dọc theo chiều dài mảnh ruộng để ốc tập trung vào các rãnh này, dễ bắt ốc; và cắm các que tre, sậy để thu gom trứng ốc. Cần phải thường xuyên bắt ốc trong rãnh và thu gom trứng ốc trong vòng ba tuần lễ đầu kể từ ngày gieo sạ.

Đặt ít nhất hai lớp lưới kích thước khác nhau tại đầu rãnh dẫn nước vào ruộng để ngăn chặn ốc lớn theo đường nước vào ruộng.



- Phòng trừ cỏ dại

Tùy theo điều kiện đất đai, thủy lợi của từng ruộng, và nguồn cỏ dại lưu tồn trong đất, thời gian nảy mầm của hạt cỏ… mà chọn loại thuốc trừ cỏ phù hợp. Có hai nhóm thuốc trừ cỏ chính: trừ cỏ tiền nảy mầm (diệt cỏ trước khi hạt cỏ nảy mầm) và trừ cỏ hậu nảy mầm (diệt cỏ sau khi hạt cỏ nảy mầm). Các loại thuốc trừ cỏ hiện lưu hành trên thị trường đều có hiệu lực trừ cỏ hữu hiệu nếu sử dụng theo “4 đúng”, và hiệu lực trừ cỏ sẽ gia tăng khi mặt ruộng được bằng phẳng, điều tiết nước chủ động.



6. Thu hoạch và sau thu hoạch

- Thu hoạch: Thu hoạch lúa phải chọn đúng thời điểm vừa đủ chín, thông thường thì trên bông lúa chín đạt khoảng 85% là thời điểm thu hoạch tốt nhất vì để muộn hơn hạt lúa sẽ dễ bị rụng làm thất thoát trong quá trình thu hoạch. Biện pháp thu hoạch phải nhanh gọn, dùng công cụ gặt đập liên hợp; nếu không thì phải suốt ngay khi vừa mới thu hoạch, tránh tình trạng gom thành đống đợi vài ngày rồi mới suốt sẽ tạo ẩm độ trong hạt tăng cao, gạo dễ bị bể gẫy, vỏ trấu dễ nhiễm mầm bệnh, hạt lúa sẽ bị mất màu sáng, bán bị mất giá.

- Sau thu hoạch: Tìm cách phơi sấy đúng cách, trong quá trình phơi sấy không để hạt lúa bị quá nóng hay nhiệt độ biến đổi bất thường, phơi sấy đạt ẩm độ tồn trữ (14%) vì nếu làm sai qui trình hạt gạo sẽ mất chất lượng trong quá trình xay xát như bể vỡ, gạo tấm nhiều nhưng ít gạo nguyên, hạt gạo bị tăng tỉ lệ bạc bụng hay hạt lúa để giống về sau không đạt được chất lượng là hạt giống tốt vì có thể bị sâu bệnh tấn công trong quá trình tồn trữ, hạt giống có tỉ lệ nảy mầm thấp. Khi tồn trữ nếu là lúa giống phải có bao bì, nhãn ghi chép các dữ liệu cần thiết (tên giống, cấp giống, ngày thu hoạch) và giống sẽ được cất giữ riêng với lúa ăn. Lúa ăn hay còn gọi là lúa thịt cũng phải có nơi cất giữ cẩn thận tránh các tác nhân bên ngoài làm ảnh hưởng đến chất lượng hay số lượng.

Phụ lục 2: Qui trình sản xuất hạt giống lúa
nguyên chủng

Hạt giống nguyên chủng phải được sản xuất từ hạt SNC và phải đạt được tiêu chuẩn chất lượng do Nhà nước ban hành. Hạt nguyên chủng là nguồn cung cấp để sản xuất ra hạt giống xác nhận.

1. Ruộng mạ

- Ruộng mạ cần chọn chân có độ phì trung bình khá, chủ động tưới tiêu và phòng chống được các điều kiện bất thuận, tốt nhất là chân đất làm màu, vụ trước không cấy lúa.

- Diện tích đất gieo mạ bằng khoảng 1/5 - 1/25 diện tích ruộng cấy, lượng giống gieo đủ cấy cho 1 ha lúa nguyên chủng khoảng 22-30 kg tùy giống và tùy thời vụ.

- Cần thường xuyên kiểm tra ruộng mạ để khử các cây khác dạng, chủ yếu là quan sát màu sắc gốc cây mạ.

- Các biện pháp kỹ thuật khác như: thời vụ gieo, xử lý hạt giống, làm đất, phân bón, tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh v.v... áp dụng như đối với giống đó trong sản xuất đại trà của từng địa phương.

2. Ruộng cấy

- Chọn khu ruộng có độ phì trung bình khá, chủ động tưới tiêu và phòng chống các điều kiện bất thuận, vùng đất có thể dễ dàng chia lô và cách ly (cách ly với giống khác ít nhất là 3m hoặc trỗ lệch ít nhất là 10 ngày)

- Cấy 1 dảnh (kể cả ngạnh trê), nông tay, thẳng hàng, cấy thành băng, mật độ cấy: 50-60 khóm/m2 tùy giống; tốt nhất là xúc mạ để cấy, không để mạ bị dập nát, rễ mạ bị ảnh hưởng vì nắng nóng hoặc khô rét.

- Thường xuyên quan sát về hình dạng và màu sắc của thân lá, thìa lìa, bông và hạt để khử bỏ các cây khác dạng.

- Sau khử lẫn lần cuối, trước thu hoạch cần báo cáo cho bộ phận kiểm định để kiểm định và lập biên bản kiểm định ruộng lúa giống.

- Các biện pháp kỹ thuật khác như lượng phân bón và cách bón phân, tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh v.v... áp dụng như đối với giống đó trong sản xuất đại trà ở từng vùng. Tuy nhiên cần lưu ý nên bón N nhiều hơn, sớm hơn ở giai đoạn từ cấy đến lúa hồi xanh. Khi lúa bắt đầu đẻ đến trước phân hóa đòng nơi có điều kiện nên rút nước phơi ruộng 2-3 lần để cho lúa đẻ sớm, đẻ khỏe, tập trung và rễ ăn sâu, bền lá.



3. Thu hoạch và bảo quản

- Trước thu hoạch cần kiểm tra cụ thể trên đồng ruộng nhằm tiện việc phân lô, bố trí lao động, thời gian để gặt; bố trí sân phơi, nhà kho để không ảnh hưởng chất lượng giống.

- Sau khi phơi xong, quạt sạch, đóng tịnh bao xếp vào kho theo lô, có lối đi, thông thoáng, tiện cho việc lấy mẫu kiểm tra. Trong và ngoài bao giống phải có nhãn thẻ ghi rõ: tên giống, cấp giống, nơi sản xuất, vụ sản xuất, khối lượng (kg).

- Báo cho phòng kiểm nghiệm lấy mẫu để kiểm tra chất lượng. Qua kiểm tra nếu đạt tiêu chuẩn thì lô giống được công nhận là giống đạt cấp Nguyên chủng.

- Định kỳ 1-2 tháng kiểm tra tình hình nảy mầm và sâu mọt, 1 tháng trước khi xuất kho cung cấp cho sản xuất phải kiểm tra chất lượng lô giống lần cuối.

Phụ lục 3: Qui trình sản xuất hạt giống lúa xác nhận
Về phương pháp và các biện pháp kỹ thuật từ gieo mạ đến thu hoạch, bảo quản giống như sản xuất hạt giống nguyên chủng. Cần lưu ý các vấn đề sau:

1- Hạt giống dùng để gieo mạ phải là hạt giống nguyên chủng.

2- Số dảnh cấy có thể từ 1 đến 3 dảnh/khóm, nếu cấy 1 dảnh càng tốt; mạ cần gieo thưa để có ngạnh trê, sau cấy cần bón sớm, bón tập trung để lúa đẻ khỏe, dễ khử lẫn, tiết kiệm lượng giống gieo.

3- Ruộng giống phải được kiểm định và lô giống phải được kiểm nghiệm về chất lượng giống để xác định đúng cấp giống.



Phụ lục 4 : Hướng dẫn xây dựng thời vụ sản xuất lúa trong năm

Bảng 1: THỜI VỤ SẢN XUẤT LÚA TRONG NĂM 2007

STT

MÙA VỤ

Thời gian xuống giống

Từ ngày… đến ngày…



Thời gian thu hoạch

Từ ngày…đến ngày...



Ghi chú về giống

1

Đông Xuân

Khoảng thời gian xuống giống của cả vụ sản xuất

Khoảng thời gian thu hoạch của cả vụ sản xuất

(Thống kê khoảng 4- 5 giống chủ lực và tỉ lệ % từng giống chủ lực)

2

Hè Thu










3

Thu Đông










4

Mùa











Bảng 2: THỜI VỤ SẢN XUẤT CHO VÙNG SẢN XUẤT 2 VỤ LÚA/NĂM & 3 VỤ LÚA/NĂM

STT

Vùng sản xuất

Vụ Đông Xuân

Vụ Hè Thu

Vụ Thu Đông

Thời gian xuống giống

Diện tích

(ha)


Thời gian xuống giống

Diện tích

(ha)


Thời gian xuống giống

Diện tích

(ha)


B.đầu –K.thúc

Tập trung

B.đầu –K.thúc

Tập trung

B.đầu –K.thúc

Tập trung

1

Vùng sản xuất 3 vụ/năm

Thời gian bắt đầu và kết thúc cho cả vụ

Thời gian tập trung xuống giống

Tổng diện tích






















Đợt 1

Thời gian bắt đầu và kết thúc đợt 1




DT xuống giống đợt 1






















Đợt 2































































Cộng




























2

Vùng sản xuất 2 vụ/năm































Đợt 1































Đợt 2































































Cộng




























Bảng 3: TỔNG HỢP LỊCH THỜI VỤ ………. (tỉnh, huyện hoặc xã)

STT

Đơn vị

Vụ Đông Xuân

Vụ Hè Thu

Vụ Thu Đông

Thời gian xuống giống

Diện tích

(ha)


Thời gian xuống giống

Diện tích

(ha)


Thời gian xuống giống

Diện tích

(ha)


B.đầu –K.thúc

Tập trung

B.đầu –K.thúc

Tập trung

B.đầu –K.thúc

Tập trung

1

Huyện A

hoặc xã A



Thời gian bắt đầu và kết thúc cho cả vụ

Thời gian tập trung xuống giống

Tổng diện tích






















Đợt 1

Thời gian bắt đầu và kết thúc đợt 1




DT xuống giống đợt 1






















Đợt 2































































Cộng




























2

Huyện B

hoặc xã B

































Đợt 1































Đợt 2































































Cộng



























































TỔNG CỘNG




























TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Các thông tin từ TTX VN, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh ĐBSCL.

  2. Mai Thành Phụng, 2005. Trung tâm khuyến nông quốc gia. Một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên nền đất lúa ở ĐBSCL.

  3. Ngô Đình Sĩ, 2006. Sở Nông nghiệp & PTNT An Giang. An Giang nên làm lúa vụ 3 hay 3 vụ lúa?.

  4. Nguyễn Đức Thuận, 2005. Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Đồng Tháp Mười – Viện KHKTNN MN. Kỹ thuật canh tác lúa cao sản ngắn ngày.

  5. Phạm Văn Dư, 2006. Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL, Giới thiệu các giống lúa có khả năng chống chịu bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho vụ Đông Xuân 2006 – 2007 và Hè Thu 2007.

  6. Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp - Bộ NN&PTNT, 2005. Định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp và các giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất vùng ĐBSCL.

  7. Sở NN & PTNT tỉnh Đồng Tháp, 2006. Kế hoạch phát triển cây lúa tỉnh Đồng Tháp.

  8. Tạ Quốc Tuấn, 2005. Viện chính sách & chiến lược phát triển NN – NT. Hệ thống mùa vụ lúa ở các tỉnh ĐBSCL.

  9. Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng trung ương, 2006. Kết quả khảo nghiệm và kiểm nghiệm giống cây trồng năm 2005.

  10. Viện nghiên cứu Hệ thống canh tác (ĐHCT), 2006, Bộ giống lúa chống chịu rầy nâu.

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3

Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG GIỐNG LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG 5

I. Sự cần thiết của giống lúa tốt trong sản xuất 5

1. Vai trò của giống lúa 5

2. Hạt giống khỏe 7

3. Một số biện pháp cải thiện chất lượng hạt giống khi còn trên đồng ruộng và trong bảo quản 7

II. Tình hình sử dụng giống lúa trong thời gian qua


ở ĐBSCL 9

III. Định hướng cơ cấu giống lúa hiện nay và


trong thời gian tới 15

1. Sơ bộ tình hình sâu bệnh đang phát sinh


hiện nay 15

2. Giới thiệu cơ cấu giống vụ Đông Xuân


2006 – 2007 16

3. Một số giống lúa đề nghị cho vụ Hè Thu 2007 19

4. Định hướng thay đổi giống 19

IV. Tổ chức hệ thống sản xuất, cung ứng và quản lý


chất lượng giống lúa 24

1. Phân cấp hạt giống lúa 24

2. Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống lúa 25

3. Hệ thống tổ chức nhân giống 26

4. Kế hoạch sản xuất giống các cấp năm 2007 27

5. Kiểm định, kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng giống lúa 30



Phần thứ hai: THỜI VỤ SẢN XUẤT LÚAVÀ HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 31

I. Mùa vụ sản xuất ở ĐBSCL 31

1. Thực trạng thời vụ sản xuất lúa hiện nay 31

2. Những định hướng về thời vụ sản xuất lúa trong thời gian tới 37

3. Phương pháp xây dựng lịch thời vụ cho từng
địa phương 38

4. Bố trí thời vụ vụ Đông Xuân 2006 – 2007 và vụ Hè Thu 2007 nhằm hạn chế sâu bệnh hiện nay 39

II. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất trên nền đất lúa 42

1. Sự cần thiết chuyển đổi cơ cấu sản xuất trên nền đất lúa hiện nay 42

2. Một số định hướng về chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho các tiểu vùng 43

3. Giới thiệu một số mô hình chuyển đổi có


hiệu quả tốt. 47

Phần thứ ba: GIỚI THIỆU ĐẶC TÍNH MỘT SỐ GIỐNG LÚA CHỦ LỰC VÀ TRIỂN VỌNG HIỆN NAY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 53

Phụ lục 1: Quy trình canh tác lúa cao sản chất lượng cao ứng dụng “3 giảm 3 tăng”để ngăn ngừa rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá (Áp dụng cho khu vực ĐBSCL, vụ Đông Xuân 2006-2007) 79

Phụ lục 2: Qui trình sản xuất hạt giống lúa
nguyên chủng 88

Phụ lục 3: Qui trình sản xuất hạt giống lúa xác nhận 90

Phụ lục 4: Hướng dẫn xây dựng thời vụ sản xuất lúa
trong năm 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

Giống và thời vụ sản xuất lúa
ở Đồng bằng sông Cửu Long




BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỤC TRỒNG TRỌT

Chòu traùch nhieäm xuaát baûn:

Nguyeãn Cao Doanh

Baûn thaûo : Nguyeãn Phuïng Thoaïi

Bieân taäp : Nguyeãn Thò Dieãm Yeán

Trình baøy - Bìa : Anh Vuõ – Khaùnh Haø
NHAØ XUAÁT BAÛN NOÂNG NGHIEÄP

167/6 - Phöông Mai - Ñoáng Ña - Haø Noäi

ÑT: (04) 8523887 - 5760656 - 8521940

Fax: (04) 5760748. E-mail: nxbnn@hn.vnn.vn

CHI NHAÙNH NHAØ XUAÁT BAÛN NOÂNG NGHIEÄP

58 Nguyeãn Bænh Khieâm Q.1, TP. Hoà Chí Minh

ÑT: (08) 9111603 - 8297157 – 8299521

Fax: (08) 9101036. E-mail: cnnxbnn@yahoo.com.vn

In 6.030 baûn khoå 13 x 19 cm taïi Cty in Bao bì vaø XNK toång hôïp. Ñaêng kyù KHXB soá 08-2006/CXB/16-223/NN do Cuïc Xuaát baûn caáp ngaøy 15/12/2005. In xong vaø noäp löu chieåu thaùng 12/2006.






tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương